Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 178 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Thiền Tập, viết/dịch bởi Nguên Giác Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 21 of 51: Đă gửi: 13 September 2005 lúc 11:36am | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

(tiếp )
Hầu hết các bài thơ của Ikkyu được viết trong thể thơ Trung Hoa (kanshi), nhưng sư cũng làm theo thể thơ Nhật Bản (waka) và đă ảnh hưởng lớn vào Sogi (1421—1502), một khuôn mặt chính trong lịch sử thi ca Nhật, người đă học Thiền với sư và đă đón nhận phong thái của Ikkyu: tinh tế nhưng quyết liệt, trực tiếp, và thâm sâu. Ikkyu cũng có thể được xem như vị thánh tổ của các thể thơ haiku, thể thơ senryu châm biếm, và thể thơ tự do kyuka, được thiết lập về sau. Loại thơ nối nhau – các bố cục ứng biến mà một nhà thơ sẽ bắt đầu bài thơ với h́nh thức 5 âm/ 7 âm / 5 âm để được ráp vào đoạn thơ 7 âm/ 7 âm làm bởi nhà thơ khác – kiểu đă khai sinh ra thơ haiku, loại lúc đầu có thơ 5/7/5 âm được đưa ra độc lập, như một hiển lộ ngọt ngào nhất và ngắn nhất của sự thật Phật Giáo, một h́nh thức quyết liệt của “tiếng hét Thiền” mà Ikkyu luôn luôn cổ vũ. Như trường hợp Ikkyu, trong đời sống và trong văn chương, đă cho thấy nhiều tiền lệ và cảm hứng cho kiểu châm biếm cay đắng của thể thơ senryu, và kiểu lập dị của kyoka, “thơ điên khùng.”

Tại miền Viễn Đông, thư pháp được xem là bộ môn nghệ thuật tối cao, và nét cọ của Ikkyu th́ không ai ngang hàng về sự dữ dội và nét phóng túng hoang dại. Nó vạch xuống với năng lực mạnh mẽ, và lưu chảy như một loạt của những đột biến, sống động và quyến rũ. Thư pháp của Ikkyu đ̣i hỏi sự chú ư tận lực của người xem, và người ta có thể đón nhận một cảm xúc thật sự về chiều sâu Thiền của Mây Điên, khi nh́n vào nét cọ của sư.

Ikkyu cũng vẽ, và đă là người giúp h́nh thành trường phái Soga. Các tranh vẽ mực đơn giản và nghiêm túc của sư cũng thu hút người xem, mặc dù chúng thường ở khổ nhỏ hơn các bức thư pháp của sư. Ikkyu là vị đầu tiên vận dụng toàn bộ thư pháp và họa pháp để chuyên chở giáo lư Thiền. Từ Ikkyu về sau, thư pháp và họa pháp – những bài giảng qua nhăn thức – đă trở thành một h́nh thức chủ yếu của “phương tiện thiện xảo” dùng bởi tất cả các vị thầy lớn để gợi hứng và hướng dẫn các Thiền sinh.

Dưới đây là vài trường hợp về cách thư pháp có thể trở thành khí cụ cho Thiền. Một nông dân thật thà, chất phác một hôm t́m sư Ikkyu với câu hỏi: “Một số thầy nói với chúng con là khi chết, chúng con sẽ về cơi Tịnh Độ. Các thầy khác nói là chúng con sẽ tái sanh, thành người hay thú tùy theo việc thiện hay ác mà chúng con làm trong đời. Sự thật thế nào?” Ikkyu viết liền bài thơ sau trong kiểu chữ kana dễ đọc để nông dân này về treo trong pḥng:

Nếu không có ai
Trước khi người
Ra đời,
Th́ sẽ không có nơi nào
Để về khi chết.

Nông dân này về treo tấm thư pháp, và mỗi sáng ông tọa thiền trước tác phẩm này. Một hôm, ông hiểu được thông điệp: Hăy sống trong cái bây giờ và ở đây, và đừng lo ǵ khác nữa!

Một lần khác, một cửa tiệm bán quạt của một cặp vợ chồng già đột nhiên ế ẩm, và họ gặp cơ nguy thua lỗ toàn bộ, nên họ tới gặp Ikkyu để xin giúp đỡ. Sư nói với họ, “Hăy nhận ta làm con nuôi trong vài ngày đi.” Họ làm thế, và Ikkyu đặt một tấm bảng ra trước cửa tiệm của họ: “Ikkyu đă được làm con nuôi trong gia đ́nh này, và để ăn mừng, ngày mai sư sẽ kư tên vào bất kỳ cái quạt nào bán ra nơi đây.” Tin này lan mau như cháy rừng, và hôm sau cửa tiệm tràn ngập người vào mua. Cặp vợ chồng già chỉ trong một ngày bán được tương đương thương vụ trọn năm, và cửa tiệm khỏi bị đóng cửa.

Vị trụ tŕ của Núi Hiei cũng đ̣i vài tấm thư pháp từ Ikkyu cho ngôi chùa, nhưng Ikkyu thấy vị trụ tŕ khá huênh hoang, nên sư đưa vị này một mảnh giấy với các nét nguệch ngoạc không đọc nổi. Khi vị trụ tŕ lễ phép xin sư gom hết tất cả giấy mà sư có thể và dùng nét cọ nào lớn nhất có được. Ikkyu mới đem giấy dán dính vào nhau thành một tờ giấy dài kinh khủng, nối từ bờ núi bên này sang bờ núi bên kia. Sư lấy cọ nhúng mực, vẽ vào giấy một lằn dài, rồi nhúng cọ tiếp vào mực, chạy trở lại từ bờ kia.

“Có nghĩa ǵ thế?” vị trụ tŕ hỏi lúng túng.

“Dĩ nhiên, chữ shi,” Ikkyu nói với nụ cười. (Đây có lẽ là mẫu tự đơn giản nhất trong bộ mẫu tự kana Nhật Bản.)

Aûnh hưởng của Ikkyu trên sado, tức Trà Đạo, th́ sâu thẳm và bền vững. Ikkyu tin rằng hành vi sửa soạn và uống trà phải tự thân là Thiền trong hành động; và nghi lễ trà đă vượt qua một thú vui rănh rỗi hay là một cơ hội trưng bày các cổ vật đắt giá nhập cảng từ Trung Quốc. Uống trà phải đặt vào trong mỹ học Thiền: furyu (ư thức sâu thẳm về bản tánh), wabi (vẻ đẹp mộc mạc, sự hân thưởng những ǵ tự nhiên và không trang điểm), sabi (hân thưởng những ǵ già dặn và tinh khiết, cô đơn và tịch tĩnh), và shibui (sự cô đọng và tự chủ). Ikkyu c̣n đi xa hơn khi tuyên bố rằng nghi lễ trà nên ḥa hài cái đẹp nhất của phong thái Trung Hoa và Nhật Bản.

Là người đầu tiên đặt làm các bộ đồ sứ thích nghi cho Trà Đạo từ các ḷ gốm địa phương, sư Ikkyu cũng đă đẩy xa thêm nghệ thuật gốm sứ Nhật Bản. Ikkyu là thầy của Murata Shuko (1422-1502), vị Trà Sư chính thức đầu tiên của Nhật, và cuộn giấy mà Ikkyu trao tặng Shuko trong đó là thư bản của Thiền sư Trung Hoa Yuan-wu (Nhật: Engo; Việt: Viên Ngộ; 1063—1135) là tấm thư pháp treo trong buổi lễ uống trà đầu tiên của Shuko. Việc này đă mở đầu cho phong tục treo một tác phẩm của một Thiền sư trong pḥng khi làm lễ Trà Đạo. (Bức thư pháp đó vẫn c̣n được trân quư như tổ sư của tất cả nghệ thuật về trà Thiền.) Shuko và nhà sư Jotei (có người đồn sư này là con trai của Ikkyu) đă truyền các lư tưởng này sang cho Takeno Joo (1502—55), vị này lại truyền tiếp cho Sen no Rikyu (1522—91), tổ sư của các trường phái hiện đại về trà đạo ở Nhật Bản.

Nhà nghệ sĩ lừng lẫy về môn kịch Noh là Konparu Zenchiku (1405—68) đă học Thiền với Ikkyu để cải thiện tâm hồn và cách tŕnh diễn kịch. Từ đó, Thiền được gắn liền với kịch nghệ Noh: vị nghệ sĩ chính yếu phải chụp bắt sự vắng lặng tuyệt đối ngay giữa các chuyển động và phải hài ḥa tâm và thân của ḿnh với ban đồng ca và khán thính giả làm sao để tất cả trở thành một thể. Hai vở kịch Noh, Eguchi và Yamauba, cũng đă được ghi công sáng tác – mà không có chứng cớ cụ thể – cho sư Ikkyu.

Ikkyu cũng biết tới vẻ đẹp tinh tế của t́nh yêu. Mối t́nh kéo dài từ tháng Năm tới tháng Mười Hai giữa người nữ nhạc sĩ trẻ và mù tên là Mori Phu Nhân với vị sư trụ tŕ già là một trong những chuyện được biết nhiều nhất trong lịch sử Nhật Bản. Khi sư lần đầu gặp cô, Ikkyu viết:

Người đẹp nhất và chân thật nhất trong các phụ nữ;
Các bài ca của nàng là t́nh khúc trong sáng, tươi tắn.
Giọng ca và nụ cười ngọt ngào làm xé tim ta:
Ta ở trong cánh rừng táo dại yêu thương giữa mùa xuân .

Say mê trong tuyệt vọng, hai người gắn bó không rời.

Mỗi đêm, Cô Mù Mori bên ta trong tiếng hát.
Dưới màn che, hai con vịt tàu th́ thầm với nhau.
Chúng ta hứa bên nhau vĩnh viễn,
Nhưng bây giờ lăo già này vui hưởng mùa xuân vĩnh cửu.

Bên sông hay biển, hay trong núi,
Một người của Đạo xa lánh tiếng tăm và tài sản.
Đêm này qua đêm kia, chúng ta cặp t́nh nhân sát vào nhau trên thiền sàng,
Lạc vào giỡn cợt, nói thương yêu, và vui khoái lạc.

Ikkyu sau đó có một đứa con với Mori, và sư làm bài thơ này cho con gái:

Ngay giữa những vẻ đẹp, cô bé đă là viên ngọc quư,
Một công chúa bé nhỏ trong thế giới tội nghiệp này.
Bé là kết quả tất nhiên của t́nh yêu chân thật,
Và một Thiền sư không ngang hàng nổi với cô bé!

(c.t.)
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 22 of 51: Đă gửi: 13 September 2005 lúc 11:38am | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

(tiếp và HẾT )
Trong khi việc Ikkyu đóng góp cho các môn nghệ thuật mang Thiền tính đă có nhiều ảnh hưởng trong lứa tuổi 60s và 70s của sư, th́ hoàn cảnh đen tối và tuyệt vọng tại Kyoto tệ hại thêm. Trong Cuộc Chiến Onin kéo dài mười năm vô nghĩa (1467—77), Kyoto bị phá hủy và bỏ hoang cho những thây người chết. Cả hai ngôi chùa Katsuro-an và Daitoku-ji đều bị hỏa thiêu trong năm đầu chiến cuộc, và Ikkyu lúc đầu phải di tản về Shuon-an, một ngôi chùa nhỏ mà sư đă thành lập, và rồi tản cư về các am thất khác trong khu vực. Ikkyu thường xuyên bệnh trong 2 thập niên cuối đời, bị lây cả dịch tiêu chảy tệ hại.

Trong một hướng chuyển hoàn toàn cho cả Ikkyu và hệ thống tự viện, nhà sư báng thần phạm thánh “Mây Điên” được bổ nhiệm làm trụ tŕ chùa Daitoku-ji năm 1474, khi sư 80 tuổi. Bất kể việc sư căm ghét các nhà sư vờ vĩnh, cái Phật Giáo định chế và cái chủ nghĩa h́nh thức Thiền, Ikkyu vẫn trân quư các lư tưởng nguyên khởi của chùa Daitoku-ji, và sư không muốn sự hiện hữu vật lư của nó biến mất khỏi thế giới. Với toàn bộ khu vực chùa đă đổ nát, ngôi tự viện không c̣n nơi nào khác để xoay trở. Ikkyu ư thức về sự mâu thuẫn:

“Khi Trở Thành Trụ Tŕ Daitoku-ji”
Con cháu của Daito đă gần như làm tắt ngọn đèn của ngài;
Sau đêm lạnh, dài như thế, cơn giá buốt sẽ khóa tan vào với các bài t́nh ca của ta.
Trong 50 năm, một gă lang thang đội nón, mặc áo tơi rơm,
Bây giờ bị hành xác làm vị trụ tŕ mặc y tím.

Ikkyu nghiêm túc trong việc xây lại chùa Daitoku-ji, nhưng không có vẻ đổi lối sống. Sư tự cho phép trang phục tề chỉnh trong văn pḥng của sư trang hoàng cho buổi vẽ chân dung chính thức, nhưng khi xong, sư viết thêm bài thơ này vào:

Tên điên ơi, quấy động một ngọn gió cuồng;
Lang thang nhiều năm trong quán rượu và lầu xanh.
Có ai nơi đây muốn ngang cơ với ta không?
Ngươi có thể vẽ ta ở nam, ở bắc, ở đông
[ -- và ta không đổi chút xíu nào]!

Nhưng Ikkyu đă có khả năng thành tựu điều bất khả. Nhờ quen rộng, và nhờ nhiều thí chủ, và với các chư tăng và cư sĩ cùng ra sức lao động, ngôi Daitoku-ji đă được xây lại trong bảy năm.
Và nỗ lực đó đă làm mệt nhọc nhà sư 80 tuổi này, và sư yếu dần đi. Gần cuối đời, sư nói với các học tṛ, “Sau khi ta chết, một số trong các ngươi sẽ tự lui vào núi rừng để thiền định, trong khi một số khác có thể sẽ uống rượu sake và cặp kè phụ nữ. Cả hai thứ Thiền này đều tốt, nhưng nếu có ai trong các ngươi trở thành sư chuyên nghiệp, nói nhảm về ‘Thiền như là Đạo,’ th́ đó là kẻ thù của ta. Ta đă chưa bao giờ cấp ra một inka, và nếu bất kỳ ai nói là có nhận thứ ǵ như thế từ ta, th́ bắt kẻ đó liền đi.”
Ikkyu cũng kỳ dị khi chết cũng hệt như khi sống, với nhiều bài kệ thị tịch được truyền thuyết là của sư cho thấy:

Ta sẽ không chết,
Ta sẽ không đi bất kỳ đâu,
Nhưng ta sẽ không ở đây.
Nên đừng hỏi ta ǵ cả –
V́ ta sẽ không đáp!

Mờ ảo, mờ ảo, ba mươi năm;
Mơ hồ, mơ hồ, ba mươi năm;
Mờ ảo, mơ hồ, sáu mươi năm.
Ta để lại phân và hiến cúng chúng lên Phạm Thiên.

Nhưng rồi có bài thơ vĩnh biệt cảm động cho Mori Phu Nhân:

Mười năm trước, dưới hoa, chúng ta kết t́nh đầy hương hoa
Mỗi sân khấu là một niềm vui, đầy đam mê bất tận.
Buồn ơi, không bao giờ lại gối đầu ta trên đùi nàng nữa.
Yêu thương ngọt ngào bên nhau, chúng ta nguyện bên nhau măi măi.

Bài kệ thị tịch thực sự của sư Ikkyu, được sư dùng cọ viết vài giờ trước khi sư qua đời vào ngày thứ hai mươi mốt của tháng thứ mười hai của năm 1481, khi sư đang ngồi trong tư thế hoa sen, là như sau:

Trong vũ trụ vô tận này,
Ai hiểu Thiền của ta?
Ngay cả nếu chính Hư Đường trở lại
Ngài sẽ không đáng giá nửa xu!

Bokusai, học tṛ lâu năm của Ikkyu và là người đầu tiên viết tiểu sử cho sư, đă ca ngợi thầy: “Đại sư Ikkyu đă không phân biệt kẻ thấp người cao trong xă hội, và thầy vui khi ḥa với các nghệ sĩ, thương gia và trẻ em. Thiếu nhi chạy theo thầy, và chim sà xuống tay thầy để nhận thức ăn. Bất cứ thầy được cúng ǵ, thầy đều trao tặng cho người khác. Thầy nghiêm khắc và đ̣i hỏi tinh tấn, nhưng đối xử tất cả mà không thiên vị. Đại sư Ikkyu đă cười sảng khoái mỗi khi hạnh phúc, và la hét dữ dội mỗi khi nổi giận.”

(Lời Người Dịch: Khai sáng ra Trà Đạo, thơ haiku, và là vị đầu tiên dùng thư pháp, họa pháp, kịch Noh... để hiển lộ Thiền, Sư Ikkyu đă đưa Thiền vào làm một với văn hóa Nhật. Nhờ bộ áo giáp văn hóa rất phương tiện thiện xảo đó, nên gần cả ngàn năm sau, dân Nhật đă có thể đưa Thiền với các phương diện nghệ thuật đó đi xa toàn cầu. Làm được thế phải là bậc đại bồ tát, phước huệ vô lượng. Tuy nhiên, khi Sư la cà uống rượu với các nghệ sĩ, th́ nhân quả không sai chạy, trên nguyên tắc Sư sẽ bị quả báo v́ phạm giới, nhưng bù lại Sư đă v́ ḷng từ bi chịu quả ác đó để tạo nhân duyên độ cho nhiều người trong các bộ môn nghệ thuật này – đời này họ không giác ngộ, th́ cũng sẽ có một kiếp nhờ duyên lành này mà về lại với Phật Pháp. Nhưng, tại sao Sư vướng vào nữ sắc? Chỗ này, nếu Sư phạm giới để độ cho nữ nhân này (và có thể qua đây tạo thiện duyên cho cả làng kỹ nữ, cả xóm kịch Noh) th́ Sư cũng sẽ lănh quả dữ. C̣n nếu Sư nghiêm ngặt tŕ giới, để nữ nhân kia tuyệt vọng tới chỗ tự tử, hay để cả làng kỹ nữ ngụp lặn sâu thêm trong tội lỗi khó t́m cơ duyên nghe Phật pháp, th́ Sư sẽ đánh mất Bồ Đề Tâm. Chỗ naỳ rất hiểm trở, Sư sẽ cân nhắc: nên gieo nhân cứu độ cô này và cả làng Kịch Noh, cả xóm kỹ nữ... bất kể là ḿnh kiếp sau sẽ đọa địa ngục?)

HẾT
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 23 of 51: Đă gửi: 03 October 2005 lúc 10:08pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

Cầu nguyện cho tất cả những người khao khát trên đường t́m phương tiện để t́m chân lư, tu giác ngộ, giải thoát mọi thứ khổ sinh tử luân hồi ... có duyên lành với nguời dịch Nguyên Giác và các người viết .
Rất mong mỏi và tha thiết yêu cầu các đồng bào thân thương c̣n ở trong nước nếu có dịp, đủ suyên hăy trọ duyên phổ biến rộng răi đến mọi người mọi nơi trên khắp nẻo đường quê hương Việt mến yêu ... đến tay đến mắt mọi người ... để cùng nhau đi chung đường giải thoát mọi thứ khổ đau phiền năo ....
Kính,
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 24 of 51: Đă gửi: 06 October 2005 lúc 8:53pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

Cốt Tủy Đại Toàn Thiện

------------------------------------------------------------ --------------------

Dưới đây là lược dịch cuốn The Four-Themed Precious Garland — bản Anh dịch của cuốn Chos-bzhi rin-chen phreng-ba của Tổ Sư Longchen Rabjampa Drime Wozer (1308-1363), một tác phẩm quan trọng từ thế kỷ 14 ghi lại pháp môn Đại Toàn Thiện (Dzogchen). Người dịch là Tiến Sĩ Alexander Berzin, thực hiện với tham khảo từ nhiều vị sư Tây Tạng. Bản Việt ngữ nơi đây là do Nguyên Giác lược dịch và đưa vào thêm một ít chú thích (có ghi LDG).

Thư Viện Văn Khố và Tác Phẩm Tây Tạng (Library of Tibetan Works and Archives, viết tắt là LTWA) của chính phủ Tây Tạng lưu vong đă trân trọng giới thiệu cuốn The Four-Themed Precious Garland như là đă khai mở ra một trong những truyền thống lớn của Tây Tạng cho học nhân Tây Phương, và đă chọn quyển này để in vào tuyển tập của Longchen Rabjampa.

Đại Toàn Thiện và Đại Thủ Ấn (Mahamudra) là hai pháp môn Thiền Đốn Ngộ của Tây Tạng. Trong khi Đại Thủ Ấn lưu truyền từ ḍng mũ đỏ Kagyu (Hồng Mạo Phái), th́ Đại Toàn Thiện được lưu truyền từ ḍng Nyingma (Cổ Mật) và hiện cả hai pháp môn đốn siêu đốn nhập này đều được phổ biến mạnh mẽ nơi phương Tây.

Ngài Longchen Rabjampa cùng với Sakya Pandita và Je Tsongkhapa từng được công nhận như là ba hóa thân chính của Đức Văn Thù Bồ Tát để giáo hóa vùng Trung Tây Tạng. Thời tuổi trẻ, Ngài Longchen được học theo truyền thống Nyingma từ gia đ́nh, sau đó cũng theo học từ nhiều vị Thầy khác thuộc nhiều tông phái khác, thí dụ như ḍng Kadam, Sakya và Kagyu. Ngài đă viết nhiều cuốn luận, đi giáo hóa nhiều nơi và đă ở thời gian dài tại Bhutan để đặt nền móng Phật Pháp nơi đây.

Nhan đề sách có nghĩa là Ṿng Hoa Báu Bốn Đề Mục. Các phần đầu là khuyến tấn học nhân, tŕnh bày cách giải trừ chướng ngại bằng các pháp Đại Thừa và Kim Cang Thừa, sau cùng mới nói về pháp trực nhập Đại Toàn Thiện. Bản văn tóm lược như sau.




1 HƯỚNG TÂM VỀ VỚI PHÁP

Bất kỳ ai muốn vượt qua đại dương vô tận của luân hồi trước nhất phải nghĩ đến việc tận lực trong kiếp này để đạt b́nh an và hạnh phúc, đó là hiện tướng của giải thoát. Thân người, khó có và lại dễ mất, là chiếc bè để học hỏi và tu tập Giáo Pháp. Có thân người, nếu không tận lực, ngươi sẽ không bao giờ thoát được đại dương của huyễn hóa. Ngươi sẽ không bao giờ ngưng được luân hồi đầy những khổ đau. Ngươi sẽ trôi dạt trong đại dương đáng sợ, không chịu đựng nổi nơi những đợt sóng ảo vọng đẩy tới cảnh giới cao nhất, những bọt sóng của bệnh và lăo tan hợp khắp nơi và không có thể thấy được lúc nào ngưng được ḍng chảy của sinh và tử.

Nhưng bất kỳ ai nghe được giáo pháp sẽ có thể ngưng được ḍng chảy sinh và tử, và sẽ không bao giờ bị cách ĺa khỏi đại niết bàn an lạc. Do vậy, với chiếc bè quư giá của Pháp Tối Thượng Thừa, hăy tận lực vượt đại dương của ba cơi ảo hóa.

Nếu ngươi không tu tập để giải thoát bây giờ, trong tương lai ngươi sẽ không bao giờ ngay cả nghe đến tên gọi "tái sinh may mắn." Xuyên qua nhiều kiếp bất hạnh vô tận, kiếp này sau kiếp kia, ngươi sẽ không có được pháp môn để giải thoát. Do vậy, bây giờ ngươi có thân người, hăy chân thành tu tập tận lực. Với pháp môn này, ngươi sẽ có thể giải thoát cho cả ḿnh lẫn người khác.

Ngay cả nếu ngươi đă đạt tự do và thần lực, sẽ không bao giờ có sự an toàn tâm thức. Tất cả các pháp đều bất an, thay đổi và không có tự tánh. V́ tất cả các pháp đều vô thường và tan ră, ngươi nên nghĩ đến chuyện ngươi sẽ chết nhanh chóng.

Điều đó cũng y hệt như khắp cả thế giới quanh ngươi. Nó cũng sẽ tan ră bởi bảy kiếp hỏa, một kiếp lụt và gió. Sẽ không c̣n một đầu sợi tóc nào an ổn. Tất cả sẽ rồi thành trống rỗng; chỉ c̣n là hư không. Những chúng sinh sống trong đó — những chúng sinh vô thường, đó là chư thiên, ma vương, người, thú, ngạ quỷ và chúng sinh dưới địa ngục — bất kể chúng sinh nào, khi thời gian tới, sẽ phải ch́m đắm vào biển chết chóc, trung ấm và đầu thai. Những năm, những tháng, những ngày và các chia chẻ thời gian đều là khoảng khắc, vô thường; chúng tan ră và liên tục trôi qua. Khi có những chuyện buồn như bốn mùa thay đổi, hăy nghĩ tới sinh mệnh của ngươi cũng vô thường.

Cũng sẽ không có an ổn tâm thức nào hết. Chẳng bao lâu nữa, ngươi cũng sẽ chết. Do vậy, kể từ hôm nay, ngươi phải nghĩ rằng, "Hoàn toàn không có ǵ chắc chắn những ǵ sẽ xảy ra, ngày mai hay là lúc khi mà thọ mạng của ḿnh chấm dứt."

Đau khổ của sự sinh c̣n đáng sợ hơn đau khổ của sự tử. Sẽ không bao giờ có hạnh phúc nào bất kể nơi nào ngươi sinh ra, v́ bản chất của luân hồi y hệt như ngọn lửa phựt lên. Do vậy, hăy lo tu giải thoát ngay từ bây giờ.

Chúng sinh dưới địa ngục bị dày xé bởi nóng và lạnh; ngạ quỷ th́ đói và khát; loài thú th́ bị ăn nuốt lẫn nhau, ngu ngốc và vô minh; loài người th́ đau khổ v́ tám điều bất toàn (sinh, lăo, bệnh, tử, xa ĺa điều ḿnh thích, gặp điều không thích, không đạt được những điều mong muốn và t́m kiếm, và các uẩn nhơ uế — v́ nghiệp lực và ảo vọng). Ma vương đau khổ v́ tranh chấp và chiến tranh; chư thiên đau khổ v́ sự chết, chuyển thân trung ấm và rơi vào tái sinh hàng thấp hơn. Sau khi thần thức của chư thiên rời cơi trời, chúng có thể rơi vào lửa địa ngục lần nữa. Hăy nghĩ như vậy, hăy tận lực xa ĺa các cơi huyễn hóa.

Hiện tướng của kiếp này y hệt như một giấc mơ trước khi ngươi thức dậy. Chúng biến đổi và vô thường. Hăy tận lực tu tập ngay bây giờ.

Tham vọng th́ như độc dược, vũ khí hay lửa. Một khi tham vọng khởi, nỗi đau của nó th́ thường trực và ngươi sẽ không bao giờ có cơ hội hạnh phúc. Tranh chấp với mọi người, vọng tưởng của ngươi chỉ tăng nhiều thêm. Tâm của ngươi lang thang đủ chuyện tư lường và nó đe dọa thân ngươi và thọ mạng ngươi.

Nếu ngươi muốn vào pháp môn giải thoát, hăy giảm các tham vọng và phải tự thấy là đủ.

Kinh nói rằng, nếu ngươi cạn hết mọi tham vọng, ngươi là một vị Thánh chân thật, và nếu tham vọng của ngươi ít, ngươi gần với Thánh vị. Do vậy, hăy đi theo bước chân của các vị Thánh trong quá khứ. Luôn luôn thấy ḿnh đă đầy đủ và có thật ít vật sở hữu.

Giao du với người cũng gây những phiền năo vô tận. Chỉ thêm những hoạt động và lăng tâm vô ích. Giận dữ, tranh căi và tranh chấp tăng thêm, và những thu hút và xô đẩy cũng khởi dậy. Ngươi luôn luôn bị nhiễm thói xấu người khác và điều này chẳng ích ǵ. Bất kể gần gũi thế nào với người khác, thí dụ như bạn thân của ngươi, cuối cùng ngươi cũng phải xa ĺa. Do vậy, hăy bỏ hết mọi liên hệ mà ngươi tùy thuộc vào đệ tử, bạn hữu hay thân nhân. Hăy tận lực từ hôm nay về sống trong nơi vắng lặng để tu tập pháp giải thoát.

Chư Thánh trong quá khứ nói rằng sống trong nơi vắng lặng họ đă t́m gặp b́nh nước cam lồ của thắng pháp. Do vậy, ngươi hăy nên sống một ḿnh trong một khu rừng vắng để đạt được b́nh an này. (Bản văn này viết từ thế kỷ 14 tại Tây Tạng, nên đoạn này không thích hợp với thế kỷ 20, khi thật khó t́m được một khu rừng vắng thích hợp.)

Sống trong nơi vắng lặng đă được chư Phật tán thán. Không ai quấy nhiễu ngươi, định nhất tâm sẽ tăng thêm kiên cố. Với lợi ích của nếp sống này không có thể mô tả hết được, hăy tu tập suốt đời ngươi trong nơi vắng lặng hoàn toàn, đơn độc trong rừng.

Xin nguyện cho mưa Pháp dập tắt mọi vọng tưởng. Xin nguyện cho mưa Pháp làm đầy hồ sen công đức của định nhất tâm. Xin nguyện cho mưa Pháp mở rộng thành tựu của Tịnh Độ.




2 TU TẬP PHÁP GIẢI THOÁT

Hăy giả thiết rằng, nhờ ḷng tin, ngươi vào pháp môn tối thắng này, và bây giờ ngươi mong muốn đi trọn con đường giải thoát. Điều ngươi phải làm là thực sự tu tập pháp môn này như một cách sống. Đó là điều chủ yếu để điều tâm.

Có những người đă vào giáo pháp của Chư Phật như trên và đă khởi đầu bằng lắng nghe (văn), suy nghĩ (tư) và thiền định (tu). Nhưng một số vẫn chưa an ổn: họ đă khởi tâm sai. Một số theo đuổi những con đường sai lầm hoặc thấp kém hay những con đường lạc đạo. Một số lại có nhiều tham vọng, và một số bận tâm với những lo lắng cho đời này. Tất cả những sai lầm như vậy, trái nghịch với giáo pháp, khởi lên v́ không chịu tu tập giáo pháp như một cách sống. Những sai lầm đến từ kiếp này và các kiếp tương lai th́ không thể đo lường nổi. Bất kỳ ai bị vọng tưởng đánh lừa như vậy rồi sẽ ân hận khi chết và sẽ kinh hoàng lo lắng trong thân trung ấm. Hắn sẽ sinh vào cảnh giới thấp hơn trong tương lai và không bao giờ có cơ hội giải thoát khỏi luân hồi. Do vậy, hăy lấy việc tu tập pháp môn giải thoát như một cách sống.

Tu tập giáo pháp như một cách sống, trước tiên, tùy thuộc vào thầy của ngươi. Điều quan trọng là phải dựa vào một đạo sư chân thật. Bất kỳ phẩm chất tốt nào đều sẽ đến từ đây.

Đạo sư phải là một người có từ tâm và phương tiện thiện xảo, người sống trong tâm b́nh lặng, tự chế và kiên nhẫn. Lời nguyện của vị thầy này phải toàn triệt và tối thắng. Vị thầy này phải từng học nhiều giáo pháp và đă tu tập chúng đúng đắn. Những làn sóng cảm hứng từ vị thầy này phải là vô lượng, ảnh hưởng tự động tới sự xuất hiện của những kẻ khác. Vị thầy phải không bận tâm ǵ tới đời này và phải thanh tịnh như hư không. Người như vậy, người làm cho cuộc đời của bất kỳ ai liên hệ tới đều trở nên có ư nghĩa và dẫn học nhân lên con đường giải thóa, là một hiện tướng của Chư Phật được hóa thân trong thời mạt pháp. Do vậy, hăy tận tụy hiến ḿnh cho vị thầy này với trọn tôn kính.

Lợi ích của điều này th́ vô lượng. Ngươi sẽ trở thành dị ứng với huyễn hóa luân hồi và sẽ xa ĺa nó. Do đó, những suy nghĩ của người cho đời này sẽ giảm đi. Trong tâm, ngươi sẽ xua đi hết mọi bận tâm cho đời này, và những nắm giữ tin thật vào hiện tướng ảo hóa sẽ tan ră. Ngươi sẽ tự nhiên tự chế và sẽ lắng nghe, suy nghĩ và tu tập giáo pháp. Ngươi sẽ đạt nhiều phẩm chất tốt, thí dụ như ḷng tin. Kiếp này của ngươi sẽ có ư nghĩa và những kiếp tương lai của ngươi sẽ đạt kết quả. Do vậy, hăy tự dâng hiến cho một vị thánh sư.

Thêm nữa, ngươi không bao giờ nên làm sai trái ǵ với thân, khẩu và ư của ngươi. Hăy như một bệnh nhân đối với bác sĩ, như một thương gia du hành ngoài biển đối với người hoa tiêu, như một hành khách đối với người chèo thuyền, như một vị khách với người cận vệ. Hăy luôn luôn chăm sóc tôn kính vị thầy. Kinh dạy rằng, nếu ngươi có thái độ bất kính hay cách nh́n sai trái về vị thánh sư, ngươi sẽ tái sinh trong địa ngục nhiều kiếp. Do vậy, nếu có khi nào lỡ bất kính, hăy thú tội và sám hối.

Hăy tự hiến thân ḿnh trong cách này cho một vị đạo sư và điều tâm bằng cách lắng nghe, suy nghĩ và thiền định trong giáo pháp được dạy. Rồi th́ hăy chuyển hóa tất cả những công đức nào có được chỉ hồi hướng về khát vọng giải thoát. Đó là lời dạy khẩu truyền về cách tu tập giáo pháp như một cách sống.

Bất cứ khi nào ngươi lắng nghe giáo pháp, hăy suy ngẫm và đọc tụng, hăy tận lực như vậy để giải thoát. Bất cứ khi nào ngươi viết, đọc, học thuộc ḷng hay giảng dạy, hăy hồi hướng tất cả cho giải thoát. Tương tự, trong khi thiền định, lư luận và xử thế, hăy tận lực để xa ĺa thế gian huyễn hóa bằng cách luôn luôn hướng tâm về giải thoát. Không có ǵ cao quư hơn những lời dạy khẩu truyền này.

Ăn, ngủ, đi bộ, ngồi, nói, suy nghĩ và mọi thứ, bất cứ hoạt động nào ngươi làm, đừng bao giờ để tâm ngươi chệch ra khỏi ư nguyện giải thoát. Hăy coi thường và ĺa bỏ thế gian huyễn hóa, và cứ vậy thuần thục tâm ngươi. Đó là điểm cốt tủy để tu tập pháp môn này như một cách sống.

Thêm nữa, đặc biệt là để đi trên con đường Đại Thừa, ngươi hăy hồi hướng bất kỳ công đức nào ngươi làm về cho người khác. Để làm lợi ích tất cả chúng sinh, ngươi hăy toàn tâm tu dưỡng ḷng từ bi, khởi lên từ bồ đề tâm, luôn luôn hướng tâm về giải thoát và giúp đỡ người khác, dâng hiến công hạnh của ngươi, và vui với công đức của ḿnh và người khác. Ngươi hăy thấy rằng trong vô lượng kiếp về trước, tất cả chúng sinh đă từng là mẹ, là cha, là thân quyến và bạn thân của ngươi. Đó cũng là lư do ngươi phải giúp đỡ các chúng sinh.

Chính ngươi phải khởi tâm nguyện giải thoát v́ lợi ích của các chúng sinh. Rồi th́ tu tập v́ lợi ích của tất cả chúng sinh. Bởi những công đức của ngươi, những người khác sẽ hạnh phúc. Ngươi nên tu dưỡng tâm nguyện giải thoát bằng ḷng từ bi vô lượng với ư nghĩ rằng, "Nguyện cho con chịu tất cả khổ đau của chúng sinh, và nguyện cho tất cả công đức của con lợi ích tất cả chúng sinh. Xin nguyện cho tất cả chúng sinh thành tựu Phật quả."

Bất kỳ công đức nào ngươi làm hăy khởi lên v́ ư nguyện giải thoát, và khi làm th́ không v́ bất kỳ lợi ích vật chất nào, và khi kết thúc hăy hồi hướng các công đức đó cho giải thoát. Thêm nữa, ngươi phải hoàn toàn tự thanh tẩy các vọng tưởng về tánh thật của ba cảnh giới—thứ nhất, là mục tiêu của pháp môn đang tu tập; thứ nh́, là pháp môn đang tu tập; và thứ ba, là người đang tu tập. Y hệt như ảo giác, chúng chỉ là những hiện tướng dựa trên không có ǵ là thật, hệt như các huyễn hóa ảo thuật. Cho nên, thanh tẩy trong sạch bản chất của ba cảnh trên, ngươi hăy hướng mọi công đức để làm lợi ích người khác.

Phải thâm tín vào Phật, Pháp, Tăng, và vào các mục tiêu tu tập thiện pháp—trong tất cả các pháp trên, không ngoại lệ. Từ chỗ tận lực làm lợi cho ḿnh và người, rồi th́ cả ngươi lẫn người khác đều cùng sẽ được tán thán, tôn trọng và kính ngưỡng vượt xa tất cả mọi khuôn mẫu.

Hân hưởng hạnh phúc là việc thiền định về niềm vui trên tất cả những công đức chư Phật, chư Bồ Tát và tất cả chúng sinh. Đó là phương pháp tối thắng để chuyển hóa các công đức vô lượng trở thành cái Tánh Biết vô nhiễm bất khả tư lường.

Ngươi hăy đọc các bài kinh thanh tịnh để làm lợi chúng sinh. Nơi đây, lời dạy khẩu truyền về việc thanh tịnh hóa các mục tiêu tu tập cần phải được chiêm nghiệm.

Đừng bao giờ bận tâm về mục tiêu thế gian dù trong khoảnh khắc. Hăy làm việc cho người khác, và thực hiện thiện pháp bằng cả thân, khẩu, ư. Hăy điều tâm như vậy để khơi dậy khát vọng chứng ngộ, và đó là cách biến việc tu tập pháp môn này như là một con đường tới giải thoát.

Xin nguyện cho tiếng trống Pháp khơi lên những ư nghĩa thâm sâu, đánh thức tất cả chúng hữu t́nh ra khỏi ba cơi độc và xa ĺa giấc ngủ của vô minh.




3 ĐOẠN TRƯ+` CÁC CHƯỚNG NGẠI

Thêm nữa, có những phương pháp thông thường, đặc biệt và tối thắng để đoạn trừ chướng ngại.

Thứ nhất là Pháp Đại Thừa. Ngươi hăy tu tập bốn tâm vô lượng (từ vô lượng, bi vô lượng, hỉ vô lượng và xả vô lượng). Với cầu nguyện và đam mê, ngươi xóa bỏ các chướng ngại bằng cách hy sinh tận lực cho người khác. Với bồ đề tâm, trong đó bản chất là tánh không rỗng rang và từ bi, ngươi sẽ có thể thành tựu hoàn toàn các mục tiêu của ngươi và người khác.

Để làm thanh tịnh trong sạch các pháp, ngươi phải thiền định về 37 pháp trợ đạo.

Thêm nữa, ngươi phải chứng ngộ cái nh́n đúng đắn, trong sạch về 16 pháp Không (trong tận cùng vẫn chỉ là một Tánh Không), và thành tựu sáu pháp ba la mật (Bố thí ba la mật, tŕ giới ba la mật, nhẫn nhục ba la mật, tinh tấn ba la mật, thiền định ba la mật, và trí huệ ba la mật). Và, đặc biệt là với trí huệ ba la mật, ngươi phải chứng ngộ Ngă Không và Pháp Không (tức là cái vô tự tánh của ngă và pháp). Tu tập các pháp trên như đối trị, ngươi sẽ thanh tịnh chính ngươi ra khỏi các vọng tưởng. Đó là con đường của chư vị Bồ Tát.

Mặc dù vạn pháp hiện hữu như huyễn hóa, như chiêm bao, ngươi hăy tu tập đúng đắn trên đường giải thoát, tránh các pháp dữ, và làm các pháp lành.

Bởi v́ thực tánh tối hậu th́ vô sinh và vô nhiễm, nó th́ xa ĺa mọi phân biệt nhị nguyên như là luân hồi và niết bàn. Nó th́ xa ĺa cả những thêu dệt nghĩ tưởng của tâm chúng sinh.

Đây là ư nghĩa của hai sự thật (nhị đế). Con đường t́m cội nguồn lư nhân duyên (tùy thuộc lẫn nhau) là pháp Đại Thừa.

Con đường Đại Thừa của các mật pháp th́ có ngoại mật và nội mật. Đây là pháp tối thắng bất khả tư ngh́ với cách hợp nhất giữa các giai đoạn tu tập và thành tựu, nhờ đó ngươi sẽ đoạn trừ các chướng ngại qua nhiều giai đoạn.

Trong ba pháp ngoại mật, phần nhấn mạnh chính là việc thanh tịnh hóa. Trong các pháp đối trị nói trên, ngươi hăy buông bỏ và rồi tập pháp nào thấy là cần thiết, và do đây sẽ loại trừ chướng ngại. (Chú thích của Nguyên Giác: Học nhân có thể không cần tu tập ba pháp ngoại mật — kriya, chara, và yoga — bởi v́ nhiều vị Thầy thế kỷ 20, thí dụ như Ngài Namkhai Norbu Rinpoche, khi dạy pháp Đại Toàn Thiện cho Phật Tử Tây Phương đă bỏ hẳn các mật pháp phức tạp này, mà chỉ đưa thẳng vào Tánh của tâm để tu, y hệt như Ngài Huệ Năng của Thiền Trung Hoa.)

Tương tự với các pháp nội mật (mahayoga, anuyoga, và atiyoga), xuyên qua trí huệ vô nhiễm, những pháp này rồi cũng nên buông bỏ v́ chỉ là phương tiện.

Vạn pháp xuất hiện tự nhiên trên mạn đà la (ṿng tṛn tượng trưng cho vũ trụ, được vẽ lên mỗi khi cần thực hiện một mật pháp — chư cổ đức c̣n gọi là đàn pháp), nơi đó là Tánh Phật, và chỉ xuất hiện qua tâm của ngươi.

Chúng (vạn pháp) là những huyễn hóa chướng ngại, và không thực hữu. Vạn pháp trong tự tánh là không.

Như vậy, trong giai đoạn tu tập, tất cả những ǵ xuất hiện đều được hợp nhất trong một ṿng mạn đà la. Thân ngươi trở thành thân Phật, lời ngươi trở thành thần chú chư Phật, và ư ngươi là trí huệ vô nhiễm. Trong cách này, tất cả mọi hiện tướng ảo hóa đều được xem như là cảnh Phật.

Xuyên qua giai đoạn thành tựu, ngươi vào cảnh giới bất khả tư ngh́ của ánh sáng trong suốt (clear light, có thể gọi là Phật quang, hay thanh tịnh quang), trong đó vạn pháp đều ở trong tánh không chân thực của nó. Tới đây, tâm ngươi đă được điều phục thuần thục.

Cảnh giới của tánh không và trí huệ vô nhiễm trở thành một. Sự hợp nhất bất khả phân ly này là con đường của Đại Thủ Ấn (Mahamudra). Đó là pháp Kim Cang Thừa của các mật pháp.

(Sau khi dẫn giải về các pháp môn Đại Thừa và Kim Cang Thừa, tới đây th́ Ngài Longchenpa mới nói về pháp môn đốn ngộ Đại Toàn Thiện.)

Pháp môn tối thượng thừa Đại Toàn Thiện bí mật có chức năng đưa ngươi thẳng vào cảnh giới của tự nhiên nhi nhiên. Cảnh giới này, đó là nền tảng của vạn pháp, th́ bất động. Tất cả những công đức thiện pháp xuất hiện trong nó một cách tự nhiên như là mặt trời, mặt trăng, tinh tú và các v́ sao trên hư không. Nó không cần được t́m kiếm, bởi v́ nó tự nhiên hiện hữu từ vô lượng kiếp. Không cần có một cố gắng hay nỗ lực nào.

Pháp giới mạn đà la của thanh tịnh quang th́ vô điều kiện. Nó chính là Pháp thân tự thể, là cái tâm bao trùm khắp pháp giới của chư Phật. Trực ngộ nó chính là cái nh́n tối thượng của thực tại.

Trên cảnh giới thanh tịnh toàn chân này có những đám mây chướng ngại. Đó là những hiện tướng ảo hóa khởi lên từ tâm chúng sinh. Xuyên qua những hiện tướng, dựa trên những hư ảo, ba cơi và sáu loài chúng sinh liên tục hóa hiện.

Bất cứ khi nào, bất cứ những ǵ xuất hiện, bất kể đó là những ǵ, nó th́ không thực hữu trong tự tánh. Y hệt như mây trên trời, những hiện tướng đến rồi đi. Do vậy, luân hồi huyễn hóa chỉ là lượng định quá lời. Trong tánh thực, nó tan ĺa rơi rụng hết.

Mặc dù không thực hữu, vạn pháp vẫn xuất hiện. Tuy nhiên, những pháp này vẫn là không trong tự tánh. Chúng chỉ như là chiêm bao. Chúng không có nền tảng, không có hậu thuẫn, không có khởi đầu, không chặng giữa, không chặng cuối. Ngươi phải chứng ngộ rằng từ thuở xa vô lượng kiếp, vạn pháp trong tự tánh là thanh tịnh.

Do vậy, bất kể những hiện tướng ảo hóa nào, những chúng sinh nào, không gian hay bất kỳ thứ ǵ—đều không có vật nào ngoài tâm để nắm giữ. Chúng chỉ như là tṛ huyễn thuật của nhà huyễn sư. Thêm nữa, cũng cùng một cách như vậy, không hề có tâm nào ở trong để nắm giữ bất kỳ thứ ǵ. Tất cả đều thanh tịnh vô nhiễm, y hệt như hư không. Khi cả tâm và vật đều không thực hữu, luân hồi huyễn hóa chưa bao giờ là thực hữu. Bằng cách chứng ngộ rằng đó là hiện tướng ảo hóa và trong tự tánh th́ không thực hữu, ngươi sẽ được giải thoát.

Tất cả các pháp được buông bỏ hay nắm giữ, các nhân và quả đều là hiện tướng. Bởi v́ chúng tự thanh tịnh vô nhiễm, ngươi phải chứng ngộ rằng thực tánh tối hậu th́ vượt ra ngoài luật nhân quả.

Nền tảng hay là trợ pháp cho sự chứng ngộ này chính là trí huệ thanh tịnh, hay là bồ đề tâm tối hậu.

Đây là cảnh giới của niết bàn tự nhiên nhi nhiên, là tánh tự nhiên lớn khắp, là thực tánh tối hậu, là thanh tịnh tự nguyên sơ. Tự tánh của cảnh giới này th́ không có khởi đầu, cũng không có chấm dứt. Nó là thanh tịnh quang trong tự tánh—uyên áo, vắng lặng và xa ĺa mọi thêu dệt nghĩ tưởng. Nó là trí huệ thanh tịnh vô nhiễm trong ngươi từ thuở nguyên sơ, là Pháp Thân vô cấu. Nó bất động, và xa ĺa mọi chuyển dịch của ba thời (quá khứ, hiện tại và vị lai). Đây là cảnh giới của không một nền tảng, là cốt tủy kim cương của thực tại. Bất kỳ ai hiểu được nó th́ sẽ chứng ngộ được cái nh́n đúng đắn về pháp môn an trú tự nhiên trong thực tại. Với mọi tư lường vắng bặt, ngươi hiểu được tánh của thực tại tối hậu.

(Tới đây là chấm dứt lời dạy về cách nh́n Đại Toàn Thiện. Kế tiếp là lời dạy về cách tu dưỡng cái nh́n này qua thiền định.)

Thiền định vô nhiễm được thực hiện trong trạng thái thấu hiểu yếu tính thanh tịnh quang này. Nó th́ xa ĺa hôn trầm, xa ĺa loạn động và xa ĺa thêu dệt nghĩ tưởng. Nó th́ không loạn tâm và vượt ra ngoài tâm thức suy lường. Nó rộng lớn và trùm khắp, hoàn toàn thanh tịnh như hư không. Không có bờ mé hạn chế, không nghiêng về bất kỳ lựa chọn nào, nó hoàn toàn vượt ra ngoài mọi suy nghĩ, ra ngoài mọi lời nói và ra ngoài mọi khái niệm.

(Tới đây là chấm dứt lời dạy về Thiền pháp Đại Toàn Thiện. Kế tiếp là lời dạy về hành hoạt dựa trên cách nh́n đă nói.)

Về cách hành hoạt, bất kỳ những ǵ xuất hiện đều không có thực tánh, và chúng đều hoàn toàn thanh tịnh. Do vậy, bất kỳ những niệm nắm giữ nào khởi lên đều tự nhiên tan biến đi.

Những ngoại vật được nắm giữ đều như chiêm bao hay hoa đốm. Một cách tối hậu, không có niệm nghĩ tưởng nào hay là vật nào mà có thực. Do vậy, hăy hành động mà đừng nắm giữ hay gạt bỏ bất kỳ những ǵ.

Bất cứ những ǵ khởi lên — dù là vật hay là tâm niệm, hay hư vọng, hay ngưng đọng, hay khẳng nhận — đều tự nhiên tan biến đi ngay khi chúng vừa hiện ra. Đó là lời cổ đức nói, một khi đă nhận biết tánh thực của nó th́ nó biến dạng ngay. Và sự biến dạng này là vào trạng thái của Pháp Thân, cảnh giới của toàn chân từ nguyên sơ, bao trùm khắp vạn pháp một cách b́nh đẳng. Do vậy, rời bỏ huyễn hóa, mà không có chi cần phải t́m cầu niết bàn.

Bất cứ vật nào xuất hiện đều như gương phản chiếu thực tại tối hậu. Bất cứ tâm niệm nào khởi lên, đều tự nhiên tan biến ngay khi chúng được nh́n thấy. Đó là tṛ chơi của Pháp Thân. Như nước và sóng, chúng là một chuỗi liên tiến trong Pháp Thân. Đây là ư nghĩa của ư nghĩa tối hậu, là đỉnh cao của cách nh́n, là Đại Toàn Thiện (Dzogchen).

Nói ngắn gọn, bất kể ngươi tu tập thế nào, các điểm quan trọng nhất chính là sự tan ră tự nhiên của nắm giữ tự ngă, và sự thanh tịnh hóa các tṛ ảo hóa trong cảnh giới của Pháp Thân. Bất kỳ ai tu tập tất cả các phương tiện này đều sẽ đoạn trừ được chướng ngại.

Bằng việc giong lên chiếc thuyền pháp quư giá này, xin nguyện cho tất cả chúng sinh vượt qua đại dương của luân hồi huyễn hóa. Trên ngọn đảo tối thắng của giải thoát quư giá và b́nh an, xin nguyện cho chúng sinh chứng nhập lễ hội của ḥa b́nh và an vui bất tận.




4 THANH TỊNH HÓA CÁC CHƯỚNG NGẠI VÀO TRONG TRÍ TUỆ THANH TỊNH

Kế tiếp là pháp thanh tịnh hóa các chướng ngại vào trong trí huệ thanh tịnh. Có hai giai đoạn, phương tiện và tối hậu. Pháp phương tiện dùng trong khi ngươi tu tập trên đường. Bằng cách tập quen các phương pháp thâm diệu, ngươi sẽ có thể thanh tịnh hóa bất kỳ ảo hóa nào khởi lên trong cảnh giới riêng của chúng. Khởi lên trí huệ thanh tịnh, c̣n gọi là tánh sáng chiếu tự nhiên của tâm, c̣n được gọi là thanh tịnh hóa các vọng niệm vào trong cảnh giới trí huệ thanh tịnh.

Có thể chia ra theo nhiều phương pháp: thông thường, đặc biệt và tối thượng thừa. Vọng tưởng sẽ biến mất khi người dùng các pháp đối trị (LDG: như Tiểu Thừa, nơi đây gọi là pháp thông thường), pháp chuyển hóa (LDG: như Đại Thừa, nơi đây gọi là pháp đặc biệt, chuyển vọng thành chân), và pháp thanh tịnh hóa chúng vào trí huệ thanh tịnh mà không phải buông bỏ chúng bởi v́ chúng tự nhiên biến mất (LDG: như Đại Toàn Thiện, nơi đây gọi là pháp tối thượng thừa, v́ thấy được tánh thực của chúng là vô tự tánh). Bất kể ngươi dùng pháp nào, trạng thái ngưng nghỉ và thanh tịnh hóa vọng tưởng đều cùng như nhau.

Khi ngươi nhận ra cội rễ tự nhiên của sự sinh khởi ḷng tham, ḷng sân, ḷng si, kiêu hănh và ghen tị, ngươi sẽ thấy rằng chúng tự nhiên lắng xuống. Chúng tự nhiên tan ra, thanh tịnh hóa như năm phương diện của trí huệ vô cấu nhiễm.

Đó c̣n gọi là pháp phương tiện để thanh tịnh hóa ngũ độc vào trong đại trí huệ vô cấu nhiễm, c̣n gọi là cảnh giới của tâm gương sáng của tánh không, tánh b́nh đẳng và thành tựu (đại viên cảnh trí).

Vô minh là trạng thái của đen tối, trong đó ngươi không thấy được ǵ rơ ràng và không hiểu ǵ. Hệt như ḷng tham, nó cũng biến khắp bao trùm mọi vọng tưởng. Được thanh tịnh hóa, nó là trí huệ thanh tịnh của cảnh giới trống không của mọi pháp, là sự hiểu biết trần trụi vô niệm về tánh không.

(Lời dạy trên là pháp phương tiện để thanh tịnh hóa chướng ngại, để đưa vào trí huệ thanh tịnh. Kế tiếp sau là pháp thanh tịnh hóa tối hậu, c̣n gọi là cảnh giới Phật.)

Về thành tựu tối hậu, khi ngươi làm rơi rụng hết trần cấu và thấy được tánh toàn chân vô cấu nhiễm, th́ thực tánh của cảnh giới này sẽ hiển lộ như thực. Ba thân Phật, Pháp Thân, trạng thái nhất vị hay là trí huệ thanh tịnh mà ngươi khám phá c̣n được gọi là Thân của Tánh Không Giới — thân này có hai lần thanh tịnh. Đây là điều chỉ chư Phật thấy biết được.

Ba thân Phật — tức Pháp Thân (Dharmakaya), Báo Thân (Sambhogakaya), và Ứng Thân (Nirmanakaya) — cùng với trí huệ thanh tịnh đều ḥa hợp trong Tự Tánh Thân (Svabhavakaya), thân này th́ thường trụ, biến khắp, vô điều kiện và bất động. Cư trú trong cảnh giới của Pháp Thân, c̣n được gọi là ngọc như ư, Thân Công Đức Trí Huệ Thanh Tịnh sẽ ứng dụng ra các Hóa Thân để xuất hiện cho các bậc bồ tát và các chúng sinh khác. Tuy nhiên, các hóa thân chỉ xuất hiện xuyên qua nguyện lực của chư Phật để thanh tựu ước nguyện của chúng sinh như là viên ngọc như ư, c̣n được gọi là pháp thanh tịnh hóa tối hậu để đưa chướng ngại vào trí huệ vô cấu nhiễm.

Xin nguyện cho mặt trời, nơi là cốt tủy giáo pháp thâm diệu này, chiếu hàng ngàn tia sáng những lời và nghĩa vào thế giới của các học nhân, và xóa bỏ vô minh của mọi chúng sinh.
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 25 of 51: Đă gửi: 08 October 2005 lúc 1:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

Mới sang mỹ + anh-văn giở nên tôi học đạo học đời học và ôn tiếng Việt tiếng anh cùng môt lượt những khi có thể nên được nhiều lợi ích khi đọc cả bản tiếng anh và tiếng Việt của bất cứ bài nào có cả 2 ngôn ngữ . T́m được bản dịch bằng anh văn này, mong chia xẻ cùng các bạn gần xa cùng nguyện.
Kính,
Lan.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Essentials of Practice and Enlightenment for Beginners
By Master Han Shan Deqing [1546-1623]
Translation by Guo-gu Shi

I. How to Practice and Reach Enlightenment
Concerning the causes and condition of this Great Matter, [this Buddha-nature] is intrinsically within everyone; as such, it is already complete within you, lacking nothing. The difficulty is that, since time without beginning, seeds of passion, deluded thinking, emotional conceptualizations, and deep-rooted habitual tendencies have obscured this marvelous luminosity. You cannot genuinely realize it because you have being wallowing in remnant deluded thoughts of body, mind, and the world, discriminating and musing [about this and that]. For these reason you have been roaming in the cycle of birth and death [endlessly]. Yet, all Buddhas and ancestral masters have appeared in the world using countless words and expedient means to expound on Chan and to clarify the doctrine. Following and meeting different dispositions [of sentient being], all of these expedient means are like tools to crush our mind of clinging and realize that originally there is no real substantiality to "dharmas" or [the sense of] "self."



Sửa lại bởi soida : 11 October 2005 lúc 7:13pm
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
soida
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 August 2002
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 321
Msg 26 of 51: Đă gửi: 11 October 2005 lúc 7:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn soida

Kính gửi chị Lan25,

Nội qui của diễn đàn là tất cả các bài viết đều phải là tiếng Việt có dấu, trừ một số chỗ nhỏ có thể chú thích thêm bằng tiếng Anh - Dù biết chị post bản tiếng Anh để người đọc có thêm phần tham khảo, nhưng cũng nên chỉ một số chỗ khó hiểu - Vậy nên đề nghị chị tuân thủ nội qui của diễn đàn,không đăng toàn bộ bài viết bằng tiếng Anh ở đây.Nếu có thể chị có thể cho mọi người biết một số đường dẫn để tham khảo bản gốc.

Chân thành cám ơn chị đă có rất nhiều công sức đánh máy và giới thiệu bài viết này cho mọi người

Trân trọng
SD
Quay trở về đầu Xem soida's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi soida
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 27 of 51: Đă gửi: 20 October 2005 lúc 4:10pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

Lời Giảng Ngắn Gọn Về Đại Thủ Ấn

------------------------------------------------------------ --------------------

Bản văn dưới đây về Đại Thủ Ấn — thường gọi là Mahamudra, c̣n gọi là Phyag-gGya Chhen-Po — do vị đạo sư Ấn Độ Maitripa soạn thảo, và được truyền dạy trực tiếp cho Marpa, và từ Marpa truyền dạy cho Milarepa. Pháp môn Đại Thủ Ấn mặc dù được trao truyền và gắn liền với phái Hồng Mạo (Kargyudpa), nhưng vẫn được học và tu tập bởi chư tăng các tông phái khác của Phật Giáo Tây Tạng. Chữ "Đại Thủ Ấn" có nhiều nghĩa, có khi c̣n gọi là Đại Biểu Tượng, nhưng nghĩa trực tiếp nhất chính là một trực nhận về thế giới và từ đây học nhân sử dụng như một bảo ấn lớn để hợp nhất niết bàn và sinh tử — ngắn gọn, đó là trực nhận được Tánh Bất Nhị của vạn pháp. Đại Thủ Ấn, trong nghĩa trên, chính là một pháp đốn ngộ. Bản Việt dịch của Nguyên Giác dựa theo bản Anh dịch của James Low trong cuốn Simply Being: Texts in the Dzogchen Tradition, nhà xuất bản Vajra Press, London, 1998.

Thánh Sư Marpa, 1012-1097, là một đạo sư nổi tiếng miền Nam Tây Tạng, c̣n được gọi là Dịch Giả. Với ba chuyến đi Ấn Độ và bốn chuyến đi Nepal, ngài mang về Tây Tạng nhiều giáo pháp, trong đó nổi bật nhất là Đại Thủ Ấn. Marpa là thầy của Milarepa. Marpa c̣n được nh́n như là điển h́nh lư tưởng của trường hợp người tu có vợ con, vừa thành tựu Thánh Pháp vừa lo những trách nhiệm trần gian. Lần đầu tới Ấn Độ, Marpa gặp Thánh Sư Naropa và theo học suốt 16 năm. Theo lịch sử, Marpa theo học tất cả là 108 vị Thầy, nhưng hai vị Thầy chính yếu là Naropa và Maitripa. Trở về Tây Tạng, Marpa dịch các bản văn mang về ra tiếng Tây Tạng, sống đời của một nông dân và có nhiều con với vợ là Dagmema. Lần thứ nh́ từ Ấn về, Marpa nhận Milarepa (1025-11235) làm học tṛ sau khi đă thử thách thật gian nan người đệ tử mới này. Lần thứ ba đi Ấn, Marpa gặp Thánh Sư Atisha (980/90-1055) và gặp lại bổn sư Naropa lần cuối. Marpa đă tiên tri ra việc tông phái Hồng Mạo sẽ phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng, trong đó Milarepa đóng một vai tṛ rất lớn. Các sách về cuộc đời Milarepa đă được dịch ra Việt ngữ nhiều lần. Bản văn dưới đây được ghi là của Ngài Maitripa truyền trực tiếp cho Marpa.

Nội dung bản văn rất ngắn gọn, yêu cầu học nhân trực nhận Tánh Bất Nhị của vạn pháp và từ đây xa ĺa mọi nỗ lực, cứ tự nhiên để tâm an trụ trong cái nh́n Bất Nhị này. Khi ḍng sông niệm đứng lại, th́ ư nghĩa hiện ra. Và tất cả mọi hành động và nỗ lực thiền định đều không cần thiết, bởi v́ Tánh Thực của vạn pháp lúc nào cũng là Vô Tự Tánh.




(BẢN VĂN BẮT ĐẦU)

Hăy đảnh lễ trong tâm thức hoan lạc hoàn toàn, ta sẽ nói cho ngươi về dấu ấn lớn.

Tất cả những ǵ khả thể chỉ thực sự là tâm của ngươi — đi t́m sự thực ngoài tâm chỉ là việc làm của tri thức rối loạn. Tất cả những hiện tướng đều chủ yếu trống rỗng như một giấc mơ. Và tâm cũng chỉ là chuyển động của trí nhớ và ư tưởng. Với không tự tánh nào trong đó, nó th́ như năng lực của ngọn gió; và trống rỗng trong cốt tủy, nó th́ hệt như hư không.

Tất cả những ǵ khả thể đều cư trú trong b́nh đẳng, hệt như hư không — như vậy, ta nói về dấu ấn lớn.

Tự tánh của ngươi không có thể phô diễn được, và cũng vậy tánh thật của tâm không hề rời xa hay chuyển đổi trạng thái thật của dấu ấn lớn. Nếu ngươi có thể chứng ngộ chân thật điều này, th́ tất cả mọi hiện tướng đều trở thành dấu ấn lớn. Đây là trạng thái tự nhiên bao trùm toàn khắp.

Hăy thoải mái trong trạng thái tự nhiên không nỗ lực của ngươi. Đây là trạng thái tự nhiên vô niệm. Thiền pháp này tự cư trú trong chính nó, không cần t́m kiếm ǵ khác. Loại Thiền pháp nào mà đi t́m kiếm th́ chỉ là việc làm của tri thức rối loạn. Y hệt như hư không hay một ảo ảnh huyễn thuật, khi vắng bặt cả thiền định lẫn phi thiền định th́ làm sao ngươi nói về chia cách hay không chia cách?

Với những Thiền giả nào có hiểu biết này, tất cả mọi hành động đức hạnh và tội lỗi đều được giải thoát bởi trực nhận về thực tại này. Tất cả mọi tổn thương tinh thần đều trở thành việc nhận biết thuần khiết, lớn lao, và tới như người bạn của Thiền giả, y hệt như ngọn lửa cháy lan suốt cánh rừng. Vậy th́ làm sao chúng ta nói ǵ về chuyện ra đi hay ở lại?

Bất kể là ngươi có ổn định tâm ngươi bao nhiêu tại một nơi vắng lặng, nếu ngươi không trực nhận chân lư này, ngươi sẽ không giải thoát được ra khỏi các trạng thái chỉ là manh mún đó. Nhưng nếu ngươi kinh nghiệm sự thực này, rồi th́ có ǵ có thể ràng buộc được ngươi?

Khi ngươi an trụ một cách không chao động trong trạng thái này, sẽ không c̣n cần tới bất cứ loại thiền định được cấu trúc nào cho thân và khẩu của ngươi. Cho dù ngươi có vào được trong cái gọi là hợp nhất chân thật hay không, sẽ không c̣n cần tới nỗ lực thiền định liên hệ tới các pháp đối trị. Không cố tâm muốn thành tựu bất kỳ chi cả, bất cứ những ǵ khởi lên sẽ được trực nhận là không ngay trong tự tánh. Tất cả những hiện tướng đang tự giải thoát trong chiều kích mở rộng này, và tất cả các niệm đều tự giải thoát ở trong (và tự thân như là) cái nhận biết thuần khiết lớn lao. Đây là tính b́nh đẳng hoàn toàn bất nhị của trạng thái tự nhiên. Y hệt như ḍng chảy của một sông lớn, ư nghĩa chân thực sẽ hiện ra với ngươi bất cứ khi nào ngươi đứng lại. Đây là trạng thái của cảnh giới Phật đang diễn tiến, cái hạnh phúc lớn lao được giải thoát khỏi tất cả các pháp sinh tử.

Tất cả các hiện tượng tự chúng đều trống rỗng một cách tự nhiên, và cái trí tuệ nhận diện cái rỗng không đó sẽ được thanh tịnh ngay trong vị trí riêng của nó. Xa ĺa tất cả những kiến giải hóa, sẽ không c̣n liên hệ nào tới các hoạt động tâm thức nữa. Đây là con đường của tất cả các vị Phật.

Đối với những người thật sự may mắn, ta soạn ra bản văn này để tóm lược tất cả các lời dạy của ta. Nhờ vào đây, nguyện cho tất cả chúng sinh an trụ trong dấu ấn lớn.

Tới đây là hết bài giảng của Maitripa về Đại Thủ Ấn.

Bản văn được truyền trực tiếp từ Thánh Sư đó, và được dịch sang tiếng Tây Tạng bởi dịch giả Tây Tạng Marpa Chokyi Lodro
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 28 of 51: Đă gửi: 24 October 2005 lúc 9:34am | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

Kho Tàng Các Bài Ca

Theo lời Ngài Ban Thiền Lạt Ma đời thứ nhất (1570-1662) trong cuốn Bản Văn Căn Bản Cho Đại Thủ Ấn Theo Truyền Thống Gelug/Kagyu, Pháp môn Đại Thủ Ấn được truyền cho các sư Tây Tạng qua bốn vị Thánh Sư Ấn Độ Saraha, Nagarjuna, Naropa và Maitripa. Phật Tử Việt Nam thường quen thuộc với Ngài Nagarjuna qua tên gọi Long Thọ với các tác phẩm về Trung Quán Luận. Trong khi đó, Ngài Saraha, thuộc thế kỷ thứ 9, lại nổi tiếng về phương pháp truyền giảng bằng các bài ca.

Bản văn dưới đây về Đại Thủ Ấn là của Ngài Sahara, có tên là "Kho Tàng Các Bài Ca, Hay Mật Pháp Về Đại Thủ Ấn." Bản Việt dịch của Nguyên Giác dựa theo bản Anh dịch của James Low, trong cuốn Simply Being (NXB Vajra Press, London. 1998).

Theo truyền thuyết do Tsultrim Allione ghi lại trong Women of Wisdom (NXB Routledge & Kegan Paul, London. 1984), Ngài Saraha là một nhà sư đại học giả, đă rời đại học để t́m học Mật Pháp. Trên đường t́m học, Saraha gặp một thiếu nữ chế tạo các mũi tên trong chợ. Ngài tới gần và hỏi xem nàng có phải là một thợ chế mũi tên chuyên nghiệp. Nàng trả lời: "Chàng thanh niên kia ơi, ư nghĩa của Phật có thể được nhận biết xuyên qua biểu tượng và hành động, không phải xuyên qua lời và sách." Ngài bắt đầu sống chung với thiếu nữ giai cấp thấp này, nhận nàng làm Thầy. Điều này gây phẫn nộ cho cộng đồng tôn giáo, bởi v́ Ngài thuộc ḍng bà la môn chính thống. Những bài ca về chứng ngộ của Saraha là đáp ứng của Ngài cho vua, hoàng hậu và mọi người — những người đă ngờ vực về thái độ và hiểu biết tôn giáo của Ngài từ khi Ngài sống với Thiên Nữ (dakini) này. Thiên Nữ là một loại chúng sinh hiện hữu vượt qua cơi nhị nguyên, mang h́nh tướng nữ, là nguồn năng lực của trí tuệ, thường được vẽ trong tranh Tây Tạng như người nữ có vẻ mặt hung dữ.

Một hôm, Saraha yêu cầu nàng nấu cho Ngài món củ cải cà ry. Trong khi nàng nấu, Ngài ngồi Thiền và nhập định suốt 12 năm. Khi rời định, Ngài lập tức hỏi về món củ cải cà ry. Nàng đáp: "Chàng ngồi trong định suốt mười hai năm không đứng dậy và bây giờ lại muốn món củ cải cà ry, kiểu như là nó vẫn c̣n đó. Thêm nữa, lúc này trong năm không có củ cải."

Khi Ngài trả lời là muốn lên núi để ngồi Thiền, nàng trả lời: "Cứ đơn giản đem thân chàng xa khỏi thế giới này th́ không phải là xa ĺa chân thực. Xa ĺa chân thực chỉ có khi nào tâm chàng rời bỏ các tạp niệm. Nếu chàng ngồi trong định mười hai năm và không thể rời bỏ mong muốn ăn món củ cải cà ry, th́ có lên núi cũng vô ích?"



(BẢN VĂN BẮT ĐẦU)

Kính đảnh lễ Sri Vajradakini.

Kính đảng lễ tánh nhận biết thuần khiết đồng hiện hoan lạc nhất.

YÙ nghĩa của bản văn sẽ tŕnh bày làm ba phần.




PHẦN I

Trước tiên là lời dạy về điều kiện tự nhiên của Đại Thủ Ấn. Điều này có ba phương diện.

A. Thứ nhất, giải thích về cách các vật hiện hữu.

Bất cứ những ǵ chuyển động hay không chuyển động, và tất cả những ǵ ổn định hay bất ổn định, và bất cứ những ǵ là vật chất hay phi vật chất, và tất cả những ǵ tự hiện hữu như các hiện tướng và tất cả những ǵ không như vậy — vạn pháp, không loại trừ, đă chưa bao giờ và sẽ không bao giờ từng chao động ra khỏi bản tánh như hư không. Thêm nữa, mặc dù chúng ta dùng chữ 'hư không' để nói về bầu trời, hư không tự thân cũng không có tự tánh chút nào. Nó th́ hoàn toàn vượt ra khỏi việc hiện hữu như một vật có thể được nói bằng các khái niệm minh bạch như là 'là', 'không là', 'không hiện hữú, và 'không không-hiện-hữú và tất cả các khái niệm c̣n lại. Cùng một cách như vậy, hư không, tâm và thực pháp không hề khác nhau chút nào. Tất cả những tên gọi mà chỉ ra dị biệt th́ chỉ đơn giản là các nhăn hiệu t́nh cờ đột khởi. Chúng không có giá trị thực nào, và chỉ đơn giản là các chữ để mô tả. Tất cả đều là tâm của ngươi.

Vượt ngoài tâm của ngươi, không có ngay cả tới một mảy may của bất cứ ǵ khác. Bất kỳ ai nhận thức rằng, từ khởi đầu không hề có một tâm cá thể [tự ngă] nào, th́ người đó đă đạt được hiểu biết tối thắng của chư Phật ba thời.

Cái được biết đến nhiều như là sự tṛn đầy tự nhiên th́ không phải là một ư tưởng sai lạc, bởi v́ ngay tự khởi đầu, nó chính là tánh đồng hiện. Tánh đó không có thể được mô tả; nó không có thể được bày tỏ bằng lời, và không ai có thể hiểu nó trong một cách nhị nguyên. Nếu có một người chủ, th́ người này sẽ có vài sở hữu. Nhưng nếu ngay từ khởi đầu đă không hề có cái ǵ gọi là tự ngă, th́ cái vô ngă này có thể sở hữu những ǵ?

Nếu tâm là cái ǵ thật, mà người ta sở hữu được, rồi th́ tất cả hiện tượng cũng sẽ là thật và có khả năng chiếm sở hữu. Nếu không có tâm, ai sẽ hiểu được cái ǵ là cái ǵ?

Tâm và tất cả các niệm mà chúng ta có thể nhận thức không có thể được nắm bắt bằng t́m kiếm — và chính người t́m kiếm cũng không có thể được t́m ra. Không hề có người-biết nào và cũng không hề có cái-được-biết nào hiện hữu như thế, và như vậy, chúng th́ vô sanh và không ngưng nghỉ trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tâm này không dời đổi bởi v́ nó là trạng thái tự nhiên của niềm đại hoan lạc nội tại. V́ lư do đó, tất cả hiện tướng đều là trạng thái tự nhiên. Tất cả chúng sinh đều là Phật. Tất cả những dựng lập và hành động đều ở trong không gian trùm khắp này từ thuở khởi đầu. Tất cả những ǵ được nhận diện bởi ngôn ngữ và khái niệm đều y hệt như sừng thỏ.



B. Thứ nh́, để cho thấy cách chúng sinh bị mê mờ không nhận ra thực tại này.

A! Khi mặt trời không bị mây che, tia nắng chiếu mọi nơi, nhưng những ai không có mắt th́ vẫn chỉ thấy bóng tối măi măi. Tánh đồng-hiện tự-nhiên th́ đầy khắp mọi nơi, nhưng những người ngu th́ thật xa khỏi nó. Bởi v́ chúng sinh không hiểu rằng tâm không phải là một cá-thể tự-ngă, họ buộc chặt tánh tự nhiên nguyên khởi bằng cách dựa vào sự phân biệt và phán đoán khái niệm. Rồi th́, hệt như những người điên v́ ma ám, chúng sinh trở thành yếu đuối, vô nghĩa và gây đau khổ cho chính họ.

Tin rằng các vật là có thực, chúng sinh bị vây bắt bởi con đại quỷ ư niệm, và do vậy, họ chỉ tạo ra các đau khổ vô nghĩa cho chính họ. Một số những người ngu này bị trói buộc bởi sự phân biệt của tri thức họ. Họ giữ ông chủ (tức là Tâm) tại nhà và đi mọi nơi khác để t́m. Một số họ tin rằng ảnh phản chiếu là có thực. Một số họ không cắt cội rễ, nhưng chỉ cắt nhánh và lá. Bất kể họ làm ǵ, họ không biết là đang bị dối lừa.



C: Thứ ba, bày tỏ cách mà các nhà ẩn tu chứng ngộ.

Tuyệt diệu! Các chúng sinh như trẻ thơ không biết thực tánh của họ, nhưng ta (lời xưng của Đại Sư Sahara, có thể dịch là Thầy, hay Tôi. LND) chứng ngộ nó bằng cách không bao giờ chao động ra khỏi trạng thái của thực tánh đó. Ta đă hiểu biết được cái khởi đầu và cái tận cùng của tự ngă, và do vậy ta nh́n thấy chính ta, cái thực tánh của ta đang cư trú đơn độc. Nhưng mặc dù cái sự đơn độc này được kinh nghiệm, nó vẫn không được xem như là chận thực mạnh mẽ. Không có người nh́n thấy, cũng không có cái ǵ được nh́n thấy, và do vậy nó không có thể được bày tỏ. Và bởi v́ nó không có thể bày tỏ, ai có thể biết nó?

Khi ngươi tu tập tâm bất động, rồi th́ ngươi sẽ thâm nhập cái chứng ngộ mà ta, một người ẩn tu, đă thâm nhập. Sữa của một con sư tử tuyết không có thể được chứa trong một b́nh phẩm chất xấu. Khi con sư tử rống trong rừng, tất cả các con nai đều kinh sợ, nhưng các sư tử con đều hạnh phúc và chạy tới mẹ chúng. Tương tự, niềm đại hoan lạc, vốn là vô sanh từ khởi đầu, được truyền dạy, những người ngu vốn mang sẵn tà kiến sẽ kinh sợ, nhưng những người may mắn sẽ rất là hạnh phúc và râu tóc trên khắp người họ đều rung động.

(c.t.)
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 29 of 51: Đă gửi: 24 October 2005 lúc 6:04pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

PHẦN II

Trong phần thứ hai này, ba phương diện của con đường Đại Thủ Ấn sẽ được tŕnh bày.

A. Quyết định rơ ràng dựa trên căn bản của cách nh́n.

Điều này có ba phần.

1. Thứ nhất, bản chất của cái nh́n sẽ được tŕnh bày.

Tuyệt diệu! Hăy nh́n vào chính ngươi với một tâm không chao động. Nếu chính ngươi chứng ngộ thực tánh của ngươi, tâm chao động cũng sẽ khởi lên như đại thủ ấn. Trong trạng thái của đại hoan lạc, tất cả những đặc tính nhị nguyên đều tự giải thoát.

Khi một người tỉnh thức từ một giấc mơ, người này thấy rằng tất cả những niềm vui và nỗi khổ trong mơ đều không có tánh thực nào. Do vậy, hăy rời bỏ tất cả những suy nghĩ ngờ vực và hy vọng, bởi v́ ai ở đó để nghĩ ngợi về việc ngăn cấm và khuyến khích?

Bằng cách nh́n thấy thực tánh, học nhân trực nhận rằng vạn pháp ở trong luân hồi và niết bàn th́ hoàn toàn không có tự tánh cá thể, và do vậy các niệm hy vọng và nghi ngờ đều biến mất. Lúc đó, ai sẽ cần ra sức buông bỏ và chấp giữ? Tất cả hiện tướng và tất cả thanh âm th́ y hệt như ảo ảnh huyền thuật, như ảnh hiện dưới nước hay như ảnh hiện trong gương — chúng đều không có những đặc tính của những cái có vẻ như thực thể. Người nào hiểu được tánh hư ảo của các hiện tướng th́ người đó chính là tự tánh của tâm như hư không. Tánh thực này không có chặng giữa hay giới hạn, và như thế ai sẽ có thể hiểu được nó? Có nhiều ḍng sông khác nhau như Sông Hằng vân vân, nhưng khi chúng tới biển mặn, chúng đều mang cùng một vị. Tương tự, tâm phân biệt và tất cả các kiến thức và chức năng của tâm này phải được thấy là chỉ có một vị trong thực tánh.



2. Thứ nh́, để tŕnh bày phương pháp chứng ngộ.

Nếu có ai truy t́m khắp hư không, họ sẽ thấy rằng nó không có chặng giữa hay mép bờ, và do vậy họ sẽ hoàn toàn xa ĺa các khái niệm này. Tương tự, nếu chúng ta truy t́m xuyên qua tâm và vạn pháp, chúng ta sẽ không có thể t́m thấy ngay cả một mảnh nhỏ của hiện hữu thực. Cái tâm đang làm công việc đi t́m kiếm th́ không có thể được trực nhận. Do vậy, hăy thấy rằng không có ǵ có thể được thấy (như là hiện hữu thực).



3. Thứ ba, đừng xa ĺa tánh này.

Cứ hệt như một con chim quạ, được thả từ một chiếc tàu, bay ṿng quanh mọi hướng, nhưng rồi quay lại tàu (khi nó không nh́n thấy mặt đất liền), cũng vậy cái tâm đầy khát vọng có thể chạy đuổi theo các niệm nhưng rồi an trụ trong tánh bất dời đổi của tâm. Không bị ảnh hưởng bởi các hoàn cảnh, xa ĺa các hy vọng, học nhân phá hủy tất cả các ngờ vực ẩn kín — đó chính là tâm kim cương.




B: Có ba phương diện thiền định

1. Thứ nhất, phi-thiền-định của đại thủ ấn.

Tánh thực của tâm, mà đă cắt ĺa cội rễ (vô minh), th́ như là hư không. Không có thiền định nào để tu tập, do vậy hăy tránh thiền định. Ǵn giữ tâm b́nh thường trong trạng thái nguyên sơ tự nhiên, nó sẽ không bị ô nhiễm bởi bất kỳ khái niệm nhân tạo nào. Tâm thanh tịnh tự nhiên này không cần tới kỹ thuật nào. Không giữ chặt quá hay thả lỏng quá, hăy an nghỉ trong tánh tự nhiên của ngươi. Nếu không có ǵ để chứng ngộ, th́ tánh biết không cần tới ǵ để thiền định. Và học nhân, người chứng ngộ, th́ xa ĺa cả hai đối tượng của thiền định và người thiền định. Y hệt như hư không không phải là một đối tượng cho hư không, Tánh Không (sunyata) không thiền định trên Tánh Không. Sự hiểu biết bất nhị này th́ y hệt như sữa trong nước, và do vậy tất cả mọi thứ sẽ không dời đổi trong sự hoan lạc hoàn toàn của hội nhập.



2. Thứ nh́, thiền định tối thượng của việc không bao giờ xa ĺa khỏi tánh của phi-thiền-định.

Trong cách này, xuyên khắp ba thời, hăy cư trú trong trạng thái nguyên sơ vô giới hạn không-cần-thiền-định. Để duy tŕ điều này chính là cái mà truyền thông gọi là "thiền định." Đừng kềm chế các ngọn gió sinh động, đừng buộc tâm. Hăy giữ sự tỉnh thức không-tạo-tác y hệt như ngươi là một đứa trẻ. Khi các niệm và kư ức trổi dậy, hăy giữ sự hiện diện của tánh thực của ngươi — đừng tạo ra bất kỳ khác biệt nào giữa nước và sóng!



3. Thứ ba, lấy thí dụ để minh họa con đường đại thủ ấn.

Cái tánh thực, vốn xa ĺa việc uốn nắn tâm b́nh thường, th́ hoàn toàn giải phóng ba nguyên tắc của việc tương tác (LND: chủ thể, khách thể và quan hệ giữa chúng).

Trong đại thủ ấn, tâm không được dựng lập để làm việc, và không có một chút nhỏ nào của việc thực tập thiền định, và do vậy không có cái gọi là thiền định. Thiền định tối thượng th́ không bao giờ bị ngăn cách khỏi tánh của phi-thiền-định: bất nhị, đồng hiện tự nhiên, đây là hương vị của hoan lạc hoàn toàn.

Khi nước được đổ vào trong nước, nó chỉ có một vị, và tương tự khi ngươi hoàn toàn sống trong trạng thái tự nhiên, th́ tâm thức mong đợi và sự khái niệm hóa sẽ hoàn toàn được chấm dứt.



C. Có ba phương diện đối với việc giảng dạy cách hành xử



1. Thứ nhất, để tŕnh bày rằng việc hành xử đại thủ ấn không bị cố định bởi quy luật.

Tuyệt diệu! Các học nhân nào, những người cư trú trong tánh bất động của bất nhị, sẽ không có một chút mảy may nào của việc chấp giữ và gạt bỏ. Ta không nắm giữ cũng không gạt bỏ bất kỳ hiện tượng nào, và do vậy ta không bảo ngươi, các con của ta, làm bất kỳ điều ǵ. Y hệt như viên ngọc này, tâm, vốn không có thực tại căn bản nào, cũng vậy việc hành xử của người tu th́ cũng xa ĺa thực tại căn bản.

Chúng ta nói về rất nhiều, rất nhiều loại khác nhau của việc thiết lập tâm thức, nhưng người tu cư ngụ chỉ trong một nhận thức. Và đó th́ không phải là một cá thể, và do vậy người tu th́ hoàn toàn xa ĺa khỏi nhiều khả thể của việc tâm thức biến hóa. Vậy nên, với cái tự do vô giới hạn này, hăy duy tŕ cách hành xử như trẻ thơ xa ĺa khỏi mọi hành động có chủ ư.



2. Thứ nh́, giảng dạy về cách tránh ô nhiễm bởi hoàn cảnh khách quan khi hành xử trong cách đó.

Tuyệt diệu! Tâm cũng hệt như hoa sen mọc từ đám bùn sinh tử luân hồi, bất kể bao nhiêu tội lỗi học nhân đă có, tâm cũng không bao giờ bị vấy chạm bởi bất kỳ tội nào. Thức ăn và thức uống đều mang tới vui thú, nhưng tâm ngươi và thân ngươi cũng có thể bị hành hạ bởi chúng. Do vậy, bất kể những ǵ ngươi sử dụng tới, hăy đừng để bị ảnh hưởng, không bị buộc ràng mà cũng không xa ĺa bỏ chạy.



3. Thứ ba, giảng dạy về việc làm lợi người khác một cách tự nhiên qua ḷng từ bi không khát vọng.

Từ trạng thái của việc hành xử vô giới hạn của chứng ngộ, khi nh́n thấy sự đau đớn của chúng sinh, nước mắt rơi chảy từ một ḷng từ bi tràn ngập. Trao cho họ sự hạnh phúc của ngươi và xoa dịu nỗi đau của họ, ngươi dấn thân để làm lợi chúng. Nếu ngươi khảo sát thực tại, ngươi sẽ thấy rằng nó th́ xa ĺa khỏi ba khái niệm của chủ thể, đối tượng và quan hệ của chúng. Nó th́ không phải là cái ǵ có thật, bởi v́ nó hệt như mộng hay tṛ ảo thuật. Xa ĺa khỏi tất cả tham vọng và gắn bó, ngươi kinh nghiệm một niềm hoan lạc xa khỏi mọi sầu khổ, do vậy hăy hành động như một vị thầy làm tṛ ảo thuật.

(c.t.)
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 30 of 51: Đă gửi: 24 October 2005 lúc 11:59pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

PHẦN 3

Phần ba nói về thành tựu đầy đủ đại thủ ấn.

A. Giảng dạy về sự thành tựu nào đó của kết quả
Thanh tịnh nguyên sơ trong bản tánh như hư không, sẽ không có một mảy may nào để thành tựu hay buông bỏ. Đây là đại thủ ấn xa ĺa khỏi mọi hóa hiện tâm thức, do vậy đừng mong mỏi bất kỳ kết quả nào! Bởi v́ cái tâm, mà đang mong mỏi hy vọng, vốn thật vô sanh ngay từ thuở khởi đầu, làm sao c̣n có thể có một mảy may nào để được thành đạt hay buông bỏ? Bây giờ nếu có ai có thể thực sự sở hữu một thực thể nào, rồi th́ cái ǵ sẽ trở thành lời dạy về bốn pháp ấn?



B. Giảng dạy về sự mong muốn đạt một điều ǵ trong khi không có ǵ để đạt

Y hệt như một con dê núi khi bối rối v́ khát nước, phóng chạy nhanh về hướng nước nó nh́n thấy trong một ảnh chiếu, những người ngu bị phiền năo v́ khát vọng khám phá ra rằng bất kể họ nỗ lực bao nhiêu, mục tiêu của họ chỉ lại xa thêm.



C. Không t́m đạt bất cứ ǵ, đó gọi là thành đạt Kim Cương Trí

Tánh thanh tịnh tuyệt đối vốn là vô sanh ngay từ khởi đầu, và khi không có một chút mảy may phân biệt nào, th́ cái tâm thức vốn tạo ra sự phân biệt sẽ được thanh tịnh ngay trong cơi thực tại. Tên duy nhất cần được chỉ vào đây là Vajradhara ('không bao giờ đi lạc ra khỏi tánh thanh tịnh'). Cũng như trong một sa mạc khô hạn, học nhân thấy bóng nước sạch nơi mà thực sự không hề có, cũng vậy cái tâm mà gọi tên và phân biệt phải được thanh tịnh hóa ngay trên chính sự thanh tịnh nguyên sơ. Nó không có thể được diễn bày với các chữ như là không-đổi hay hoàn toàn biến mất.

Y hệt như viên ngọc như ư và cây như ư, các hy vọng của ngươi sẽ được hoàn măn bởi sức mạnh của sức tinh tấn của ngươi (để chứng ngộ pháp môn này). Thêm nữa, các nhận thức truyền thống về thế giới này chỉ tùy thuộc vào sự thật tương đối — trong thực tại, không một vật nào có bất kỳ hiện hữu riêng thực nào.

Giảng dạy bí mật về đại thủ ấn được gọi là "Kho Tàng Các Bài Ca" (Dohakosa) khởi lên từ lời của nhà ẩn tu linh thánh Saraha. Được dịch bởi học giả Ấn Độ Vairocanaraksita.


Sửa lại bởi lan25 : 25 October 2005 lúc 12:00am
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 31 of 51: Đă gửi: 27 October 2005 lúc 4:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

Cốt Tủy Đại Thủ Ấn

------------------------------------------------------------ --------------------

Dưới đây là lược dịch cuốn The Practice of the Co-Emergent Mahamudra, một bản văn Phật Giáo Tây Tạng tŕnh bày về bốn pháp du già của Đại Thủ Ấn — trong này vừa có cả Tiệm Pháp lẫn Đốn Pháp. Những hướng dẫn nơi đây sẽ giúp ích rất nhiều cho bất kỳ Phật Tử nào đang tu tập các pháp Minh Sát Thiền (Vipassana), Thiền Tông (Zen), Đại Thủ Ấn (Mahamudra) và Đại Toàn Thiện (Dzogchen) — bốn ḍng Thiền chính trong pháp giải thoát của nhà Phật.

Tác giả bản văn là Padma Karpo Ngawang Norbu; Bản Anh dịch là của Đại Sư Anzan Hoshin. Cuốn này không ghi rơ niên đại bản văn và tiểu sử tác giả. Anzan Hoshin hiện là Tu Viện Trưởng Zen Centre of Ottawa và là giám đốc tinh thần của thiền viện White Wind Zen Community, nguyên là người gốc Tây Phương, là một tăng sĩ ḍng Tào Động Nhật và là một Thiền Sư, cũng là tác giả nhiều sách và đă dịch nhiều kinh điển Thiền Tông, cũng như dịch nhiều kinh và luận từ các nguyên bản tiếng Pali và Sanskrit.

Trong lời nói đầu, Đại Sư Anzan Hoshi giải thích như sau:

"Sau khi tôi được truyền thừa từ Thiền Sư của tôi, Ngài Yasuda Joshu Dainen, với tư cách người nắm giữ giềng mối ḍng Tào Động của Ngài, tôi đă tốn nhiều năm nghiên cứu về nền văn hóa của tư tưởng Tây Phương và nhiều tông phái tại Á Châu của Phật Pháp nhằm để có một cơ hội nhận ra và rời bỏ những giả thiết ẩn tàng mà tôi có thể mang theo trong ḿnh — điều có thể ngăn trở việc giảng dạy của tôi. Trong thời kỳ này, tôi có cơ hội nghiên cứu đối chiếu với nhiều người tu Thiền và các vị Thầy. Bản dịch này được thực hiện trong nhiều năm với hướng dẫn của nhiều vị Thầy Tây Tạng và cũng thuộc các ḍng Nyingma (Cổ Mật) và Gelugpa (Hoàng Mạo Phái) trong khi tôi tu học Đại Thủ Ấn, Đại Toàn Thiện, và lo.rig của Tibetan Abhidharma (A Tỳ Đạt Ma bản Tạng ngữ). Trong thời kỳ này, tôi cũng được đặt pháp danh là Sherap Rangdrol Yeshe Dorje..."

Mahamudra có nghĩa là Dấu Ấn Lớn và là pháp môn đưa tới chứng ngộ rằng tất cả những phương diện của kinh nghiệm đă được đóng dấu ấn bởi niết bàn (tức đại an lạc) hay là tánh không. Nó c̣n được gọi là Đại Biểu Tượng, có nghĩa là tất cả các trạng thái và h́nh thức và thế giới đều là biểu tượng được hiển lộ của tánh không và niết bàn. Đại Thủ Ấn là pháp môn nh́n thẳng vào tánh của tâm.

Zasep Tulku Rinpoche đă nói rằng "Đại Thủ Ấn không có ǵ đặc biệt. Nó chỉ là nh́n tâm. Nó không thực sự là một thứ ǵ của Ấn Độ hay Tây Tạng. Nó không phải là văn hóa hay tôn giáo. Chỉ là nh́n tâm thôi."

Bản lược dịch Việt ngữ do Nguyên Giác thực hiện, trong một h́nh thức gọn gàng, dễ hiểu, có thể dùng như một cẩm nang, và cũng kèm theo một số diễn giải trong trường hợp cần thiết. Và được viết trong giả thiết rằng người đọc có một số kiến thức căn bản về Phật học, và đă từng trải qua một số năm tu tập các pháp môn khác nhau.
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 32 of 51: Đă gửi: 31 October 2005 lúc 3:08pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

HƯỚNG DẪN NHẬP MÔN

Các lời dạy nhập môn th́ có cả tổng quát và cụ thể. Những lời dạy tổng quát có sẵn trong giáo lư căn bản, thí dụ như Tứ Diệu Đế. Những lời dạy cụ thể, trước tiên là quy y Tam Bảo, sau đó khởi bồ đề tâm và phát nguyện giải thoát tất cả chúng sinh, và cuối cùng là quy phục đạo sư bởi v́ Thầy là điểm khởi đầu và là điểm cuối của con đường tu tập.

Ngồi trong tư thế hoa sen, đặt hai bàn tay giao nhau dưới rốn. Thẳng xương sống, để thư giăn ngực, bụng và vai. Mở mắt nh́n, không chớp, không nghiêng ngả. Đừng nghĩ về quá khứ. Đừng nghĩ về tương lai. Đừng nghĩ rằng bạn đang tập Thiền. Cũng đừng nghĩ rằng bạn đang nh́n vào "tánh không." Đừng phân tích bất kỳ cảm xúc hoặc cảm giác nào khởi lên, mà chỉ nhận biết nó thôi. Giữ thân thể như một em bé sơ sinh đang ngủ, để tâm an nghỉ trong trạng thái tự nhiên của nó.

Đạo Sư Tilopa đă nói:

"Đừng tưởng tượng, đừng suy nghĩ, đừng phân tích,

đừng thiền định, đừng hồi nhớ;

hăy để tâm trong chỗ tự nhiên của nó."

Đó là trạng thái tỉnh thức mà tâm không loạn.
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 33 of 51: Đă gửi: 07 November 2005 lúc 1:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

CỐT TỦY

Lời dạy cốt tủy có hai phần: các thực tập thông thường và các thực tập phi thường.

Thực tập thông thường có hai phần:

1) Kinh nghiệm trạng thái tự nhiên, nơi là gốc rễ của thiền định xuyên qua pháp môn định nhất tâm;

2) Quán sát thực tánh của "động" và "tịnh" xuyên qua cách tập "đừng thêu dệt nghĩ tưởng ǵ", và từ đây sẽ chứng ngộ được tâm giải thoát ra khỏi ṿng tṛn của các kinh nghiệm đă bị điều kiện hóa.
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 34 of 51: Đă gửi: 10 November 2005 lúc 8:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

DU GIÀ ĐỊNH NHẤT TÂM

Đi T́m Kinh Nghiệm Của Trạng Thái Tự Nhiên — Trạng Thái Này Là Cội Rễ Của Thiền Định Xuyên Qua Du Già Của Định Nhất Tâm.

Pháp này có hai phần: thực tập có phương tiện, và thực tập không phương tiện. Phương tiện có thể là phép thở hoặc là một đối tượng ngoài phép thở.

Phương tiện ngoài phép thở có hai loại: loại đối tượng thông thường, thí dụ như quả banh nhỏ hay một mẩu gỗ nhỏ; loại đối tượng thiêng liêng như là thân, khẩu, ư của Phật.

Cách dùng đối tượng thông thường như sau: Đặt một quả banh hay một cây gậy trước mặt. Đừng để tâm lang thang và cũng đừng t́m cách nhận diện đối tượng, chỉ đơn giản nh́n vào đối tượng.

Quán tưởng bổn sư như đang ngồi trên vương miện trên đầu ḿnh. Hăy nh́n bổn sư như một vị Phật chân thật. Cầu nguyện bổn sư với lời nguyện, "Xin gia tŕ thần lực để con thành tựu Đại Thủ Ấn." Rồi quán tưởng ân sủng này ngấm vào ḿnh và nghĩ rằng tâm của ḿnh ḥa lẫn bất dị với Tâm Nguyên Sơ. Giữ tâm trong trạng thái này càng lâu càng tốt.

Nếu tâm hôn trầm, nâng cao cái nh́n lên, hoặc là ngồi Thiền trong một nơi có cảnh nh́n ra cảnh miền quê. Nếu tâm loạn động, hăy ngồi trong nhà, hạ thấp cái nh́n xuống và giữ tâm b́nh tịnh với mục tiêu trước mắt.

Phương tiện thứ nh́ ngoài phép thở là quán thân, khẩu, ư Phật. Quán thân Phật: dựa vào tượng; quán khẩu Phật: dựa vào âm đọc chữ HUM; quán ư Phật: giữ tâm tỉnh thức mà không thêu dệt nghĩ tưởng ǵ.

Nếu quán thân Phật, có thể dùng tới tranh hoặc tượng, hoặc chỉ đơn giản quán tưởng Phật sắc vàng trong trang phục nhà sư xuất hiện liên tục trước mắt.

Nếu quán khẩu Phật, chỉ đơn giản quán tưởng trước mắt một mặt trăng nhỏ bằng đầu móng tay cái và trên đó là chữ HUM với nét chữ mỏng như sợi tóc.

Nếu quán tâm Phật, hăy quán tưởng một hạt giống h́nh như quả trứng kích thước như hạt đậu, chiếu sáng, và cứ chú tâm vào đây — ư thức mà không nghĩ tưởng ǵ.

Trường hợp muốn dùng phép thở, có hai cách.

Cách thứ nhất là đếm hơi thở: Giữ cho thân và tâm b́nh lặng, tập trung vào từng hơi thở vào và từng hơi thở ra, ngoài ra không nghĩ tới ǵ khác. Đếm từ "một" và "hai" cho tới 21.600 chu kỳ. Pháp này sẽ cho học nhân ư thức rơ về con số thở vào và thở ra mỗi ngày. Kế tiếp, ghi nhận khi hơi thở bắt đầu và cách nó vào và ra.

Kế tiếp, quan sát hơi thở từ đầu lỗ mũi cho tới đáy phổi, cách nó vào và xem giữ nó được bao lâu.

Rồi quán tưởng mỗi hơi thở vào là một chữ OM màu trắng, khoảng cách ngưng giữa thở vào và ra là chữ AH màu đỏ, và mỗi hơi thở ra là chữ HUM màu xanh, rồi sẽ tự biết thời gian cần cho mỗi phần chu kỳ.

Rồi tới phép thở toàn thân. Hăy đẩy hết không khí chết từ trong thân ra chỉ trong ba lần thở ra. Nhẹ nhàng hít không khí từ ngoài vào bằng lỗ mũi. Để không khí đầy trong thân và giữ càng lâu càng tốt.

Đó là những cách điều tâm.



Sửa lại bởi lan25 : 10 November 2005 lúc 8:31pm
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 35 of 51: Đă gửi: 11 November 2005 lúc 1:07pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TÂM KHÔNG DÙNG PHƯƠNG TIỆN.

Có ba phần:

1) Tức khắc cắt mọi khởi tâm.

2) Cứ để cho tâm mặc t́nh khởi.

3) Và phần chủ yếu là để cho tâm an nghỉ nơi riêng của nó.

Cắt mọi khởi tâm được thực tập như sau: Nếu thấy tâm lang thang khi nh́n vật, hăy biết ngay giây phút đó để không cho niệm khác khởi lên. Cứ tập như vậy, cắt tất cả mọi niệm ngay khi chúng vừa khởi lên. Tức là nh́n niệm trong tâm ngay khi vừa khởi lên. (Có thể gọi là, nh́n vào nơi niệm trước đă diệt, niệm sau chưa sinh.)

Các vọng niệm vẫn sẽ liên tục tăng cho tới khi chúng như là một ḍng suối liên tục. Điều này gọi là "nhận diện các niệm lang thang," c̣n gọi là "biết kẻ thù" và được gọi là giai đoạn đầu điều tâm, mà y hệt như một điểm từ đó học nhân nh́n một "thác nước đổ xuống các tảng đá nhọn."

Một khi tâm an trú cho dù một khoảnh khắc, học nhân sẽ hiểu việc khởi lên và biến mất của các niệm lang thang. Hiểu biết này tạo cảm giác như là các niệm lang thang đang tăng nhiều thêm, nhưng thực sự không như vậy. Những niệm lang thang thực sự khởi lên vô tận, và không hề có chuyện tăng thêm hay giảm bớt.

Kế tiếp, cứ để mặc cho mọi niệm khởi lên, cứ cho nó khởi tự nhiên, đừng chạy theo nó và cũng đừng t́m cách ngăn chận nó. Cứ để tâm vào việc nh́n như vậy. Rồi các niệm khởi sẽ ngưng sinh khởi và "định nhất tâm" sẽ hiện ra. Các niệm sẽ chỉ c̣n đột nhiên hiện ra và biến dạng như các v́ sao rơi trên bầu trời.

Cứ tập như vậy, học nhân sẽ có thể an trú lâu hơn. Đó gọi là "giai đoạn giữa của điều tâm," tương tự như "một ḍng sông chảy b́nh lặng." Tập thoải mái trong cách này sẽ dẫn tới trạng thái "lóng cặn."

Tổ Sư Saraha nói gọn về cách tập hai phần trên như sau:

"Khi buộc, tâm sẽ chạy ra mọi hướng;

cứ để tâm tự do và nó sẽ an trú b́nh lặng."

Đó chính là cốt tủy.

Giai đoạn thứ ba để tâm an trú nơi tự nhiên gồm có hai phần:

Trước tiên, để tâm an trú cẩn trọng như xe chỉ, đừng chặt và đừng lỏng. Để chặt quá sẽ bị khởi niệm, và lỏng quá th́ hôn trầm. Hăy cân bằng. Người mới học trước tiên nên tập cắt ngay khi tâm vừa khởi niệm, và rồi khi căng quá nên thả lỏng tâm mặc cho nó khởi lên mà không thêu dệt nghĩ tưởng ǵ.

Thứ nh́, hăy để tâm ra ngoài vọng niệm y hệt như cắt sợi dây quanh một bó rơm. Nếu nghĩ rằng "Tôi phải rời bỏ vọng niệm," th́ đây cũng chính là vọng niệm. Và cũng đừng "tỉnh thức chạy theo diệt niệm," cách này hoàn toàn hỏng. Hăy trừ bỏ loại tỉnh thức này, và hăy để tâm tự nhiên trong ḍng chảy của nó. Cách này gọi là "để tâm tự do xa ĺa mọi hoạt động y hệt như cắt dây quanh một bó rơm."

Thứ ba, hăy để tâm như một đứa trẻ nhỏ đang nh́n. Bằng cách cột con voi tâm vào cây cột tỉnh thức, những trận gió sẽ được giữ đúng chỗ đi. Từ đây, học nhân có thể khởi lên các kinh nghiệm về ảo giác của tánh không như là khói hay các h́nh dạng dị thường, một hạnh phúc làm cho học nhân có thể gần như kiệt sức, trôi nổi trong không gian và tan ra với thân và tâm trong vô-niệm và vân vân. Đừng cho những trạng thái này là tốt hay xấu, và như vậy đừng cư ngụ trong đó, và cũng đừng cho đó là có ư nghĩa ǵ. Đừng ngăn cản mà cũng đừng nắm giữ các hiện tướng, như vậy gọi là "an trú như một trẻ nhỏ nh́n trong một ngôi đền linh thánh."

Thứ tư, hăy an trú như một con voi bị các mũi giáo chĩa quanh. Khi niệm khởi lên trong khi an trú, và sự tỉnh thức nhận biết chúng đồng thời khởi lên, th́ cả hai cùng nh́n tận mặt nhau, và niệm sẽ không lang thang dẫn theo niệm khác. Khi trạng thái này xảy ra tự nhiên, mà không cần nỗ lực, th́ đó là "tỉnh thức tự nhiên." An trú mà không cần ngăn chận bất kỳ thứ ǵ khi cảm thấy có niệm khởi, được ví như là "một con voi (niệm ưa chạy như voi) bị mũi giáo chĩa quanh." Đó là trạng thái cuối cùng của an trú, và so sánh như là "một đại dương không gợn sóng."

Bởi v́ tâm tự an trú trong khi niệm khởi, nên gọi là "bỏ đi sự ngăn cách giữa tĩnh và động."

Đó là trạng thái tự nhận thức của định nhất tâm.

Trạng thái nhận diện động (niệm) và tĩnh (tâm) của lúc này gọi là "sự thông minh tự nhận biết," hay là "trí tuệ kiến chiếu."

(c.t.)

Sửa lại bởi lan25 : 11 November 2005 lúc 1:09pm
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 36 of 51: Đă gửi: 12 November 2005 lúc 12:47pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

PHÉP DU GIÀ CỦA SỰ ĐƠN GIẢN

Phần thứ nh́ của các pháp thông thường gồm có việc khảo sát thực tánh của "động" và tĩnh." Đây gọi là pháp du già của sự đơn giản, sẽ dẫn tới chứng ngộ được bản tâm xa ĺa ṿng nghiệp của kinh nghiệm đă bị điều kiện hóa. Pháp này có ba phần:

1) khảo sát về "động" và "tĩnh"

2) chứng ngộ bản tâm xa ĺa mọi huyễn hóa

3) tập pháp du già đơn giản.

Trong phần đầu tiên của việc khảo sát giữa "động" và "tĩnh," học nhân phải khảo sát như sau. Với trí tuệ kiến chiếu xuyên qua cách an trú trong vô niệm, hăy nh́n vào:

Cái ǵ là thực tánh của "tĩnh."

Cách nó vẫn duy tŕ là "tĩnh."

Cách nó "động" từ trạng thái "tĩnh" này.

Khi "động," nó có vẫn giữ phẩm chất nào của cái "tĩnh" này?

Có bất kỳ "chuyển động" nào không, khi học nhân ở trong trạng thái "tĩnh"?

Cái "động" có khác ǵ cái "tĩnh"?

Làm cách nào "động" trở thành "tĩnh"?

Như vậy, học nhân sẽ biết rằng "động" không khác ǵ "tĩnh" và "tĩnh" không khác ǵ với "động."

Nếu thực tánh của "động" và "tĩnh" chưa được trí tuệ kiến chiếu khám phá qua cách khảo sát trên, th́ học nhân nên nh́n vào: Cái trí tuệ kiến chiếu đang quán sát có khác ǵ hay không với cái "động" và "tĩnh" hoặc là nh́n xem nó có phải là bản chất thực hay không của cái "động" và "tĩnh."

Cứ khảo sát như vậy, sẽ không thấy có vật ǵ được t́m ra cả, bởi v́ chính người quan sát và vật được quan sát chính là bất nhị. (Người biết và vật được biết, cả hai cùng khởi lên từ sự nhận biết.)

Thực tánh của tính bất dị này vượt ra ngoài mọi hiểu biết, và như vậy, trạng thái này gọi là "cái thấy vượt ra ngoài tâm" và cũng gọi là "cái thấy xa ĺa mọi khái niệm."

Gyalwa Wangpo nói:

"Những mục tiêu do tâm tạo ra, bất kể cao quư ra sao, đều là ảo vọng.

Cái như thị vượt ngoài khái niệm th́ không phải là một 'mục tiêú

bởi v́ rằng người thấy th́ không tách rời ra khỏi vật bị thấy.

Đó là lời dạy mà các đạo sư trao lại cho các đệ tử."

Kinh Kashyapa-paripriccha Sutra nói với ẩn dụ về lửa và củi:

"Cọ sát hai que củi vào nhau sẽ sinh ra lửa;

nhờ vậy cả hai đều cháy hết.

Cũng cùng cách đó, trí tuệ kiến chiếu sinh khởi

từ sự hợp nhất giữa 'động' và 'tĩnh'

và cả hai đều biến dạng trong sự sinh khởi của nó."

(ct)

Sửa lại bởi lan25 : 12 November 2005 lúc 12:48pm
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 37 of 51: Đă gửi: 14 November 2005 lúc 1:08pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

Thứ nh́, cách tập để chứng ngộ bản tâm xa ĺa ṿng tṛn kinh nghiệm điều kiện hóa như sau: Đừng tránh né mà cũng đừng vượt thắng bất cứ niệm nào sinh khởi, đừng ngăn cản cũng đừng nắm giữ. Cứ mặc cho chúng khởi lên, mà đừng vận dụng ǵ. Hăy nhận diện ra chúng ngay nơi chúng sinh khởi và cứ tiếp tục như vậy, và rồi tánh thật của chúng sẽ hiện ra xuyên qua pháp môn không tránh né các niệm. Với pháp này, tất cả những ǵ trông có vẻ như là trở ngại đều có thể dùng như pháp trợ đạo. Do vậy, phương pháp này được gọi là "dùng các chướng ngại như là các pháp trợ đạo." Với cách để tâm tự do mà chỉ cần nhận diện các niệm, học nhân sẽ hiểu về bản tánh bất dị giữa "người tránh né" và "các niệm được tránh né."

Đó gọi là "cốt tủy của việc thực tập thắng pháp."

Khi hiểu được thực sự chúng ta trước giờ vẫn luôn luôn an trú trong (tâm) giải thoát, th́ sẽ khởi lên ḷng từ bi đối với các chúng sinh chưa thấy được thật tánh của tâm họ. Mặc dù học nhân luôn luôn nguyện hiến thân, khẩu và ư cho lợi ích của tất cả chúng sinh, xuyên qua việc khảo sát bản tánh của các pháp, cái nh́n của học nhân có thể bị ô nhiễm bởi chính ḿnh hay người khác. Điều này như là có năng lực để thay đổi và uống độc dược.

Cách tập này được mô tả là "Bất cứ ǵ khởi lên trên con đường, xin cho con đừng tránh né mà cũng đừng nắm giữ."

Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 38 of 51: Đă gửi: 15 November 2005 lúc 12:57pm | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

Thứ ba là pháp du già của sự đơn giản. Pháp này có ba phần:

1) khảo sát về ba thời

2) khảo sát vật và không-vật

3) khảo sát một hay là nhiều.

Thứ nhất, khảo sát về ba thời cho thấy rằng niệm quá khứ đă diệt, niệm tương lai chưa khởi và như vậy th́ không hiện hữu, niệm hiện tại không có thể giữ được. Quán sát như vậy, sẽ nhận thức rằng mọi pháp đều có cùng bản chất như ba thời. Tất cả mọi pháp chỉ được nhận biết trong sự nhận biết.

Việc chứng ngộ rằng sinh, trụ và hoại không tự hữu đă được diễn tả bởi Tổ Sư Saraha như sau:

"Việc sinh khởi các tướng th́ như hư không;

loại các tướng ra,

th́ cái ǵ có thể sinh khởi?

Tánh tự nhiên

th́ vô sinh và không khởi đầu."

Khảo sát sẽ thấy được như vậy.

(ct )

Sửa lại bởi lan25 : 15 November 2005 lúc 12:59pm
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 39 of 51: Đă gửi: 17 November 2005 lúc 10:37am | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

Pháp thứ nh́ là khảo sát về vật và không-vật, như sau:

Tánh của tâm có phải là một vật?

Hay là nếu nó không-vật, th́ nó có hiện hữu?

Nếu nó là vật, th́ nó có h́nh tướng ǵ?

Tánh có h́nh dạng ǵ và màu ǵ?

Nếu nó chỉ là sự thông minh, nó có vô thường như niệm?

Nếu nó không là vật ǵ hết, làm sao nó có thể làm được chuyện ǵ?

Ai tạo ra nó?

Nếu tâm là vật chất, xuyên qua khảo sát học nhân sẽ có thể thấy một vài tính chất, nhưng trí huệ kiến chiếu thấy rằng nó là cái mà không có thể được mệnh danh hay xếp loại như một vật. Qua khảo sát này, nó không có thể được xếp loại như là không-vật hay là không-hiện-hữu. Bởi v́ nó không-vật mà cũng không phải không-vật, nên nó không rơi vào cực đoan nào (chữ nhà Thiền thường gọi: không rơi vào hai đầu). Đó gọi là Trung Đạo.

Kết luận này không đến từ tranh luận hay luận lư, nhưng chỉ là từ lời dạy của bổn sư — và lời này được cho thấy như là viên kim cương vô giá trong ḷng bàn tay. Do vậy, các lời dạy này cũng được gọi là "Đại Toàn Thiện."
(ct)

Sửa lại bởi lan25 : 17 November 2005 lúc 11:27am
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 
lan25
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 137
Msg 40 of 51: Đă gửi: 21 November 2005 lúc 8:27am | Đă lưu IP Trích dẫn lan25

Cách thứ ba là khảo sát một và nhiều, như sau:

Tánh Biết là một? Hay nó là nhiều?

Nếu nó là một, th́ làm sao nó lại là Biết trong nhiều cách?

Nếu nó là nhiều, làm sao nó có thể như vậy bởi v́ chúng đều là Sự Biết?

Nh́n vào như vậy, học nhân thấy rằng tâm không phải là một mà cũng không phải là nhiều. Bởi v́ nó xa ĺa mọi cực đoan, nó là Đại Thủ Ấn không an trụ nơi nào. Vào đại định này, học nhân chứng ngộ được cái thông minh nguyên sơ. Không có ǵ khác khởi lên nữa. Do vậy, Đại Thủ Ấn là "cái hoàn toàn không đặc tính nào hết."

Qua cách tập như vậy, tất cả mọi niềm tin đều được sáng tỏ, và vạn pháp như dường một giấc mơ hay là các tṛ huyễn thuật của một nhà huyễn sư.

Do vậy, văn kinh viết:

"Trước, sau và ở cả mười phương hướng,

bất cứ nơi đâu con nh́n, con thấy chỉ có nó.

Hôm nay, tất cả ảo hóa đă chấm dứt

và con không cần hỏi bất kỳ ai ǵ nữa."

(ct)

Sửa lại bởi lan25 : 21 November 2005 lúc 8:28am
Quay trở về đầu Xem lan25's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lan25
 

<< Trước Trang of 3 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.8984 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO