Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 176 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: TÂM LƯ ĐẠO ĐỨC hay những bài học về ĐẠO ĐỨC! Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 41 of 349: Đă gửi: 12 January 2005 lúc 11:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

Điều ǵ làm cho chúng ta hết phước?

Lúc mới vào chùa công quả tu hành, chúng ta tích lũy phước bằng cách tôn trọng sư trưởng, nhu thuận huynh đệ, siêng năng công quả, tinh cần lễ bái. Nhờ nhiều công hạnh đó mà chúng ta tăng trưởng được phước duyên tu hành, giới lạp bước lên. Nhưng ngày nào đó mà những công hạnh đó yếu dần, nghĩa là không c̣n sư trưởng cho ta tôn kính, không c̣n sư huynh cho ta nhu thuận, không siêng làm các việc công đức Phật sự, thờ ơ với việc lễ bái kính Phật, thêm vào đó là hưởng thụ sung sướng, thích được cung kính, kiêu căng tự đại vân vân… th́ phước xưa đang từ từ cạn dần.

Ngày nào đó mà phước làm tăng đă hết th́ chúng ta bị hoàn tục. Trước khi hoàn tục người này bỗng nhiên cảm thấy không c̣n ưa thích đời sống xuất gia, ư nghĩ rời bỏ đời sống xuất gia khởi lên trước.

Giống như Chư Thiên ở cơi trời khi sắp bị hết phước cơi trời để sinh xuống cơi người cũng có những dấu hiệu hiện ra như ṿng hoa trang sức bị héo, hương thơm nơi người hết, hào quang nơi thân mất, thân cảm nghe bệnh, đặc biệt là cảm thấy chán thiên giới, muốn đi về một nơi khác. Chính ư nghĩ chán thiên giới thúc đẩy vị đó mất thọ mạng cơi trời và sinh về cơi người.

Người xuất gia cũng vậy, khi phước làm Tăng sắp hết, sắp sửa hoàn tục, tự nhiên trong ḷng cảm thấy chán làm người xuất gia. Trước kia khi phước c̣n th́ thấy màu áo này thiêng liêng, dù chết cũng bảo vệ màu áo này tới cùng, dù chết cũng sẽ mang màu áo này mà chết. Đến khi phước làm Tăng hết th́ lại nghĩ khác, cho rằng người đă thông hiểu đạo lư th́ đâu chấp ǵ màu áo, để tóc hay cạo trọc cũng vậy thôi, ăn mặn ăn chay cũng vậy thôi. Thế là trở thành cư sĩ hồi nào không hay.

Người như thế dù trong tâm cứ cho rằng ḿnh tự tại theo Chân tâm Phật tánh vốn không h́nh không tướng, không tới không lui, nhưng trên h́nh thức th́ người này đă hết phước làm Tăng. Bây giờ người này có bướng bỉnh căi rằng phước tội cũng là không th́ lập tức mắc thêm một lỗi nặng nữa là bài bác Nhân quả! Tội bài bác Nhân quả th́ dễ đọa làm súc sinh.



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 42 of 349: Đă gửi: 12 January 2005 lúc 11:40pm | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

V́ vậy chúng ta hăy siêng năng lễ kính Phật, chúng ta hăy hiểu rằng tâm Phật luôn luôn phủ trùm che chở chúng ta trong từng giây từng phút. Mỗi ngày chúng ta lễ Mười Phương Phật, nhưng đừng nghĩ là Phật ở rất xa trong mười phương cơi nước nào đó. Ngay khi ta hướng tâm tôn kính Phật th́ lập tức sự cảm ứng đă xuất hiện tận trong sâu thẳm của tâm hồn ta, trong từng hơi thở của ta. Ngay khi chúng ta thành tâm cầu nguyện th́ luôn luôn được Phật gia hộ. Dĩ nhiên sự gia hộ của Phật cũng tương thích với Nghiệp duyên của chúng ta. Nếu chúng ta cầu được quả báo tiền bạc th́ khó v́ c̣n phải lệ thuộc Nhân quả của ḿnh, nhưng nếu cầu Phật gia hộ để dựng lập đạo đức, để có cơ hội giúp người, làm việc từ thiện th́ rất dễ đạt được.



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 43 of 349: Đă gửi: 12 January 2005 lúc 11:40pm | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

Ví dụ như chúng ta cảm thấy tâm ḿnh thiếu từ bi; hăy lễ Phật và cầu sự gia hộ thi 2tự nhiên tâm từ bi dễ xuất hiện hơn. Hoặc khi ta chí thành làm một Phật sự lợi ích cho mọi người nhưng gặp trở ngại; hăy lễ Phật cầu nguyện và ta sẽ thấy sự gia hộcủa Phật giúp ḿnh vượt qua khó khăn.

Chúng ta hăy thấy một cách xác quyết rằng cuộc đời của ḿnh, thân tâm của ḿnh xin cúng dường Phật, là thuộc về Phật. Hăy thấy rằng từng bước đi, từng ư nghĩ, từng lời nói này là của Phật, từ nay không có ǵ là của ḿnh hết. Nếu ai đạt được điều này th́ duyên phước đối với Phật Pháp là bất thoái chuyển.

Đa số chúng ta vẫn c̣n hời hợt, ít có cảm nhận được Phật luôn hiện diện bên cạnh ḿnh trong từng phút giây ccủa cuộc sống. Sự nỗ lực của bản thân là điều lành để gây nhân, nhưng chấp vào bản thân hoàn toàn cũng là kiêu mạn. Phải biết rằng sự cảm ứng của Phật luôn phủ trùm cho chúng ta.



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 44 of 349: Đă gửi: 12 January 2005 lúc 11:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

3. Thực hành lễ kính Phật

Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 45 of 349: Đă gửi: 12 January 2005 lúc 11:53pm | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

a. Lễ Phật

Nội dung nào rồi cũng phải biểu hiện ra h́nh thức; tấm ḷng nào rồi cũng phải biểu lộ ra hành động. Cũng vậy, ḷng tôn kính Phật phăi được bày tỏ bằng công hạnh lễ kính mỗi ngày. Hạnh lễ kính Phật phải được duy tŕ suốt đời suốt kiếp, và sẽ tạo thành công đức cho chúng ta hết kiếp này sang kiếp khác.

Mỗi ngày chúng ta nên có thời lễ Phật cá nhân. V́ sao? Bởi v́, khi lễ Phật chung với đại chúng ta dễ bị phân tâm do phải để ư ḥa theo mọi người trong lời tụng và cử động nên không dồn hết tâm thành. C̣n khi lễ Phật một ḿnh, không bận tâm v́ nghi thức, chúng ta dễ dàng dồn hết tâm thành để tôn kính Phật vô lượng vô biên. Cũng có thể nhiều người cùng lạy chung trong chánh điện rộng, nhưng mạnh ai nấy lạy, không bận tâm ḥa theo nhau, để dành trọn tâm thành. C̣n khi vào khóa tụng niệm chung th́ vẫn theo chúng để lễ tụng như thường.



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 46 of 349: Đă gửi: 12 January 2005 lúc 11:53pm | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

Ngay cả cư sĩ cũng phải có thời lễ Phật mỗi ngày để tăng trưởng phước duyên. Cư sĩ cũng phải siêng năng lễ Phật chứ không được coi thường. Nhà cư sĩ cũng phải thiết trí bàn Phật nơi mà ḿnh có thể lễ lạy được; chứ đừng để bàn thờ ở trên cửa buồng đi ra vào phía dưới. Góc thờ Phật phải tương đối tách rời với sinh hoạt hoặc tiếp khách để việc thờ cúng được trang nghiêm và việc lễ bái được thanh tịnh. Không nên chỉ thắp nhang rồi gơ chuông vài tiếng là coi như xong bổn phận.

Chẳng những người cư sĩ biết tu mà c̣n phải cưỡng bách con ḿnh cùng tu theo để gieo duyên với Phật Pháp cho nó. Tại sao chúng ta phải bắt buộc con cái ḿnh tu theo? V́ con trẻ không hề tự biết điều ǵ đúng điều ǵ sai. Ngay cả như việc học văn hóa khi đến tuổi đi học cũng vậy, nếu để cho con trẻ tự giác th́ chắc chắn chẳng đứa trẻ nào chịu đến trường. Cha mẹ cũng phải dỗ ngọt, răn đe, cưỡng bách rồi mới đưa trẻ đến trường được.


__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 47 of 349: Đă gửi: 12 January 2005 lúc 11:54pm | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

Phật Pháp cũng vậy, nếu không bắt buộc th́ con trẻ cũng chẳng biết đạo đức nhân quả là ǵ. Và đó sẽ là cái tội của cha mẹ đă không hết trách nhiệm đối với con cái. Sau này lớn lên chúng hư hỏng th́ cha mẹ cũng phải chịu tội một phần. Do đó một gia đ́nh đạo Phật gương mẫu phải có nề nếp chặt chẽ chứ không để lơng lẻo được .

Khi lễ Phật với lời tán thán công hạnh nào, chúng ta dần dần sẽ thành tựu công hạnh đó.

             Núi có thể lung lay

             Nhưng Người là bất động

             Tâm b́nh an của Người

             C̣n hơn cả hư không

             Rất nhỏ nhiệm sâu mầu

             Đến tận cùng tuyệt đối

             Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật (1 lạy)



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
thaicuc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 119
Msg 48 of 349: Đă gửi: 13 January 2005 lúc 6:08am | Đă lưu IP Trích dẫn thaicuc

        Thân chào !!
    Nhũng bài viết của bạn rất là hay về mặt đạo đức nhưng ....!Trong bài viết của bạn có nói chúng ta lấy cây phật học làm đạo đức mọi pháp môn của phật giáo cũng phải dựa vào cây đạo đức này .Điều này th́ rất đúng nhưng xin bạn hăy giải thích với tôi dùm
Tại sao bạn nói Mật tông là đạo dâm ô ? V́ tôi đă đọc bài viết của ngài Chơn quang . Tôi nghĩ nếu đă là tu sĩ th́ ḿnh đừng có đă kích các pháp môn khác !Bởi v́ tôi thấy bạn viết về bài đạo đức rất hay nên tôi mới mạo muội tham vấn bạn . Và cám ơn bạn về bài viết đạo đức của bạn .
Quay trở về đầu Xem thaicuc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thaicuc
 
amduong05
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 10 December 2004
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 52
Msg 49 of 349: Đă gửi: 13 January 2005 lúc 6:17am | Đă lưu IP Trích dẫn amduong05

      Tôi là một phật tử rất thích những bài viết của Ngoclinhtu những bài về Mật tông ấy . Nhưng tôi không hiểu tại sao các pháp môn khác đă kích mật tông dữ vậy ?
có lẽ tôi cũng đồng ư như thái cực .Và xin các bác trả lời giúp cho .Thành thật cám ơn các bác !!

__________________
Trên đời này tất cả đều trở về cội nguồn của nó
Quay trở về đầu Xem amduong05's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi amduong05
 
ngocnguyet
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 11 December 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 32
Msg 50 of 349: Đă gửi: 13 January 2005 lúc 6:31am | Đă lưu IP Trích dẫn ngocnguyet

       Chào tất cả !!
Bài viết rất là hay về đạo đức nhưng nhung tôi nghĩ trong xă hội không đơn giản chút nào. Bởi v́ trong bài viết của thái cực làm tôi thấy cũng có lư đấy .Có người trước mặt làm ra vẻ đạo đức lắm nhưng sau lưng nói xấu nhau không ? Làm sao lấy thước mà đo ḷng người "
. Và cám ơn bạn đă cho tôi về bài học về đạo đức rất là hay .        Mến chào !!
Quay trở về đầu Xem ngocnguyet's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ngocnguyet
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 51 of 349: Đă gửi: 14 January 2005 lúc 2:29am | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

Không có từ nào trong các bài viết trên đả kích mật tông cả. Bản thân tôi cũng đang t́m hiểu mật tông, đặc biệt các bài viết căn bản về mật tông của bác PhapVan.

Về các chuyện khác có liên quan đến tỳ kheo Thích Chơn Quang có lần tôi đă đưa quan điểm và giải thích theo hiểu biết của tôi trên Mục Mạn Đàm Nhân Sinh của trang www.chanthuyen.org . Bản thân chúng ta là người ngoài khó hiểu biết hết nội t́nh sự việc th́ không nên a dua làm ǵ. Để đánh giá một con người cứ từ từ t́m hiểu về những ǵ người đó viết sẽ dần hiểu.

Xin không b́nh luận thêm ǵ!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 52 of 349: Đă gửi: 14 January 2005 lúc 2:45am | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

Cứ chí thành lễ bái như vậy tự nhiên một thời gian sau tâm chúng ta trở nên bất động vững vàng trước ngoại cảnh. Ca ngợi Phật điều ǵ, ta sẽ thành tựu điều đó nơi chính ḿnh. Nhiều gia đ́nh cư sĩ cùng nhau lễ lạy như vậy rồi cũng thấy có nhiều điều tốt đẹp xảy đến cho họ. Đó là những kết quả phụ ngoài mục tiêu chính là thành tựu đức hạnh.

Có những đứa trẻ vốn là học sinh kém, nhưng sau một thời gian chuyên cần lạy Phật như thế bỗng trở nên học sinh khá hơn, làm toán làm văn dễ dàng hơn khiến cho cha mẹ rất vui mừng. Chúng cũng bớt nghịch ngợm quậy phá làm cho cha mẹ vui mừng hơn mong đợi. Chư Phật quả thật rất nhiệm mầu, rất từ bi. Chỉ v́ chúng ta không đủ ḷng tôn kính, không làm tṛn bổn phận nên không nhận được những điều tốt đẹp. Nếu chúng ta siêng năng lạy Phật th́ điều tốt lành chắc chắn sẽ đến với chúng ta.

Khi lạy Phật chúng ta nên phát những lời nguyện kèm theo chứ đừng lạy suông. Ví dụ, nếu thấy ḿnh kém tinh tấn, hay vin vào cớ này cớ kia để bỏ một thời ngồi thiền, chúng ta nên lạy Phật phát nguyện cầu tinh tấn: Xin cho con được dũng mănh tinh tấn, dù gặp khó khăn trở ngại cũng không bao giờ thối tâm, dù trong hoàn cảnh nào con vẫn siêng năng tu tập để thành tựu được đạo quả. Rồi một thời gian sau tự nhiên ta tinh tấn rơ rệt không ngờ. Chúng ta phát nguyện chừng 3 năm như vậy th́ lời nguyện đó đă trở thành xương thành tủy, thành chủng tử cho nhiều kiếp về sau. Sau đó ta không phát lời nguyện đó nữa để phát qua lời nguyện khác, nhưng lời nguyện tinh tấn vẫn tồn tại măi không hết.

Trừ một trường hợp xảy ra làm chúng ta mất thiện nhân tinh tấn là sau này chúng ta có chê bai ai không tinh tấn, chê với ḷng khinh ghét thiếu từ bi th́ cái nhân tinh tấn của ta mới từ từ mất dần. Chê ai cái ǵ, chúng ta sẽ giống như thế.

Thế th́ phát những lời nguyện khác là làm sao?

Đó là do có tu hành chúng ta mới phát hiện ra những nhược điểm c̣n tồn tại nơi chính ḿnh. Nếu không chịu khó tu hành, chúng ta chẳng thấy ḿnh có lỗi lầm ǵ cả. Càng tinh tấn tu hành, chúng ta sẽ càng thấy ra nhiều lỗi mà trước đây ḿnh không thấy.

Ví dụ như một hôm chúng ta chợt phát hiện ra ḿnh thiếu ḷng từ bi nên phát nguyện từ bi: con nguyện trải ḷng thương yêu đến tất cả chúng sinh, kể cả kẻ oán thù; xin cho con thương yêu cả những người tội lỗi, những người xúc phạm đến con… Cứ cầu nguyện như vậy măi th́ khoảng 3 năm sau chúng ta tự nhiên sẽ trở nên người rất từ ái. Có những người trước kia ta ghét, bây giờ không ghét nữa; có những người trước kia ta khinh, bây giờ không khinh nữa. Bây giờ với ḷng từ bi, chúng ta nh́n những người thiếu phước hay thiếu nhân cách bằng con mắt khác, không khắt khe hẹp ḥi như trước nữa. Chúng ta biết những người đó cũng đă gây nghiệp không lành nên bây giờ kém giá trị như thế, dễ bị người khác khinh thường. Nhưng nhờ có ḷng từ bi, chúng ta vẫn thoát khỏi cái nghiệp của họ để vẫn thương họ.

             Một người đàn ông nghèo khổ đến xin cơm ăn lúc quư thầy đang ăn cơm. Có thầy bực ḿnh v́ biết người đàn ông này kém nhân cách, bê tha rượu chè nên lâm vào hoàn cảnh ngày nay. Một thầy khác vẫn bảo chú điệu xới cơm cho ông, và quay lại bảo các thầy khác rằng: “Ḿnh tu ở chùa th́ sẽ có nhiều chúng sinh đến làm phiền ḿnh lắm. Nhưng dù sao th́ cũng phải ráng b́nh tĩnh mà thương họ.”

Thật ra người đă thiếu phước th́ thế nào cũng có nhược điểm này nọ. Nếu không có nhược điểm th́ đă không thiếu phước. Nhiều đoàn cứu trợ ủy lạo của các chùa đến tặng quà cho những đồng bào nghèo, than rằng có những người đă nhận quà rồi nhưng vẫn t́m cách đi ṿng lại để nhận thêm làm thiếu phần của người khác. Chúng ta phải hiểu những điều đó để mà đừng bao giờ khởi tâm ghét họ.



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 53 of 349: Đă gửi: 14 January 2005 lúc 2:46am | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai


Muốn thương được những người gian người xấu th́ tâm từ bi phải lớn lắm, mà muốn tâm từ bi lớn th́ chúng ta phải lễ kính Phật, ca ngợi ḷng từ bi của Phật.

             Chúng con sống yên vui

             trong từ bi của Người

             ngập tràn như không khí

             trùm phủ khắp muôn loài

vị tha và độ lượng

             bao la và gần gũi…

             Người cao cả thiêng liêng

             Người bao la vời vợi

             Mà chúng con nhỏ bé

             Tầm thường và tội lỗi

Thật ra ḷng từ bi không phải dễ khởi. Chúng ta phải nương vào công đức, sự gia hộ và uy lực của Phật mới có thể khởi lên tâm từ bi lớn. Chúng ta vừa chân thành phát nguyện, vừa chí thành lễ kính Phật th́ tâm từ bi sẽ dần dần xuất hiện. Một vị Bồtát cũng phải trải qua rất nhiều kiếp huân tập đại nguyện chứ không phải vài ba mươi năm có thể thành tựu được.

Trong suốt đời tu hành, một người phải phát dần dần rất nhiều lời nguyện. Một số lời nguyện được phát qua vài ba năm, đến khi thấm sâu rồi tự nhiên những tâm nguyện khác lại hiện ra để được phát tiếp. Những lời nguyện đó chính là sự định hướng cho sự tu hành của chúng ta trong vô lượng kiếp sắp tới.



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 54 of 349: Đă gửi: 14 January 2005 lúc 2:48am | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

b. Khi tọa thiền

Khi bắt chân lên ngồi Thiền cũng vậy, trước hết chúng ta chắp tay tác ư tâm nguyện tôn kính Phật vô lượng vô biên. Kế đến cầu Phật giữ ǵn cho ḿnh đi đúng đến mục tiêu vô ngă.

Chúng ta nói thêm một chút về mục tiêu vô ngă này. Ai tu thiền cũng mong nhiếp được tâm vào định. Nhưng tâm có định rồi, hết vọng tưởng rồi, vô niệm rồi vẫn c̣n là si định v́ cái định đó không có định hướng. Khi có định, tâm người này rất rỗng rang sáng tỏ; nhưng vẫn bị gọi là si định v́ thiếu định hướng. Tại sao? Tại v́ nếu không có định hướng rơ rệt về mục tiêu vô ngă, định lực sẽ tự nhiên làm phát sinh thần thông, kiến giải. Lúc đó hành giả âm thầm tự cho ḿnh tài giỏi hơn người. Tuy có định mà tâm kiêu mạn vẫn phát triển, và c̣n phát triễn mạnh hơn cả người thường. Rồi chính sự kiêu mạn thái quá này lại làm phát sinh những quan điểm kỳ cục sai lầm nối tiếp, khiến hành giả trở thành tà lúc nào không hay.

Nếu ngày nào đó chúng ta tu thiền và nhiếp được tâm vào an định rỗng rang sáng tỏ, rồi cứ nắm giữ, an trú trong cái trạng thái đó măi th́ vẫn bị gọi là si định v́ không biết hướng về mục tiêu vô ngă. Chúng ta phải hiểu rằng dù một người có chứng được đại định phi phi tưởng có thần thông đi xuyên qua vách vẫn c̣n bản ngă. Bản ngă c̣n th́ một trong hai trường hợp có thể xảy ra, hoặc vị này tích lũy tiếp công hạnh để chứng tiếp diệt tận định để chấm dứt hoàn toàn chấp ngă, hoặc vị này tự măn kiêu mạn để lúc nào đó thoái đọa trở lại.

V́ vậy, để tránh sai lầm đáng tiếc, dù đang an trú trong định, chúng ta phải biết bản ngă chưa hết, chúng ta vẫn phải nhắm đến mục tiêu vô ngă. Định với mục tiêu vô ngă, đó là chánh định. Và chánh định th́ chắc chắn sẽ đưa đến giải thoát.

Chúng ta cũng phải cẩn thận với quan điểm tự tôn vinh cái tâm an định, rỗng rang sáng tỏ đó là cao siêu, là đồng với Phật, là tự tánh vân vân, v́ như vậy vô t́nh tôn vinh luôn bản ngă nằm ẩn núp trong đó. Và bản ngă sẽ phát triển. Chúng ta nên nhớ rằng bản ngă ẩn núp rất sâu kín, niệm tưởng không c̣n mà bản ngă vẫn c̣n. Phải hết sức cẩn thận không được chủ quan.

Khi ngồi thiền, ta phải xác định mục tiêu vô ngă rơ ràng, phải cầu Phật gia hộ cho ta đi đúng hướng vô ngă như thế.



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 55 of 349: Đă gửi: 14 January 2005 lúc 2:49am | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

c. Trong mọi công việc

Có 2 cực đoan mà người tu chân chính phải tránh. Một là chỉ cho tự sức ḿnh là đủ, rồi đi dần đến chủ quan kiêu mạn; hai là lúc nào cũng cầu xin lệ thuộc vào thần thánh mà không biết nỗ lực tinh cần, rồi đi dần vào mê tín bạc nhược.

Trung đạo đúng nghĩa là vừa nỗ lực bản thân nhưng vẫn khiêm hạ nương nhờ công đức của Phật. Và trung đạo th́ luôn luôn đem lại kết quả tốt đẹp. Khi nỗ lực làm việc thiện, chúng ta cũng cần phải biết cầu nguyện sự gia hộ của Phật, phải nhớ đến tâm từ bi của Phật. Đừng nghĩ ḿnh làm điều tốt rồi cho ḿnh là tốt và ai cũng phải lo cho ḿnh. Đó là ư nghĩ kiêu mạn và sai lầm.

Người ngoại đạo cầu xin Thần Thánh để được hưởng quả, ví dụ như cầu được giàu sang, đỗ đạt, may mắn. C̣n người đệ tử Phật cầu nguyện Phật gia hộ cho ḿnh gieo nhân, ví dụ như cầu cho có cơ hội để giúp người, để đắp đường, để khuyên bảo người khó bảo… Đây là chỗ khác nhau giữa người tin Thần Thánh mà không tin Nhân quả, với người tin Phật và tin Nhân quả.

Như b́nh thường một vị giảng sư trước khi lên pháp ṭa phải thầm cầu nguyện Phật gia hộ. Nhưng thật ra như vậy cũng là muộn rồi. Phải cầu nguyện Phật gia hộ ngay khi soạn bài; như vậy cũng c̣n muộn, phải cầu nguyện Phật gia hộ từ khi nh́n thấy Phật Pháp chưa hưng thịnh, lúc mới bắt đầu biết tu. Chúng ta phải cầu Phật gia hộ cho ḿnh giảng đúng ư Phật để chúng sinh được lợi ích.



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 56 of 349: Đă gửi: 14 January 2005 lúc 2:50am | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

d. Nguyện giữ ǵn và phát triển Phật Pháp

V́ tôn kính Phật, chúng ta phải phát lời nguyện quan trọng là bảo tồn và phát triển Phật Pháp. Chúng ta đă nói đến đạo Phật đang bị yếu thế, hoặc bị lui bước trước các tôn giáo khác, hoặc bị lu mờ trước sự tiến bộ của khoa học. Hôm nay chúng ta không để cho t́nh trạng đó kéo dài nữa. Chúng ta phải sao để cho đạo Phật được phục hưng trở lại, mạnh mẽ lại, lan tràn trở lại, phải làm sao để nhiều người biết được Chánh pháp.

Chúng ta đă khẳng định đạo Phật là chân lư, là lợi ích vô lượng cho chúng sinh th́ chúng ta không có quyền thụ động để cho đạo Phật suy yếu, mà ngược lại, chúng ta phải nỗ lực bằng mọi cách làm cho mọi người biết tới Phật Pháp, làm cho Phật Pháp đến với mọi người.

Chính sự nhu nhược thụ động của quư Thầy Cô lây lan sang các Phật tử khiến cho Phật tử cũng chỉ biết lo tu hành cho bản thân ḿnh mà không hề lo giáo hóa cả nhà cùng theo Phật. Công đức Phật hóa gia đ́nh của cư sĩ rất là yếu. Một người biết đạo thường không đủ mạnh mẽ khiến mọi người trong gia đ́nh biết đạo theo. Sự nhu nhược thụ động đó phải được hiểu là xuất phát từ quư Thầy Cô. Cứ mỗi người thụ động một chút là đủ để Phật Pháp suy tàn. Thái độ đó bây giờ không được phép tồn tại nữa.



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 57 of 349: Đă gửi: 14 January 2005 lúc 2:53am | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

Trong thời đại mới này, người tu sĩ phải vừa tinh tấn hành thiền tu tập cho chính ḿnh, vừa nỗ lực giáo hóa chúng sinh. Cả hai công hạnh đều phải được thực hiện nhiệt thành như nhau, không được thiên lệch bên nào, cũng nhưb không được lười nhác cả hai.

Chúng ta cũng hay nghe ca ngợi sự thực hành thiền định trong cô tịch của những ẩn sĩ dấu ḿnh trong rừng sâu núi thẳm hay khép cửa một ḿnh trong am vắng. Những h́nh ảnh đó quả thật đáng kính, v́ chỉ có một nội tâm rất b́nh an mới chịu đựng được cái cô đơn vây phủ. Nhưng chúng ta hiểu lầm để cho rằng hễ là tu theo đạo Phật th́ phải tránh mọi người để ở yên một ḿnh.

Thật ra Phật hay các thiền sư ca ngợi các ẩn sĩ độc cư là để tôn vinh khả năng thiền định của vị đó đă đạt được mức độ lắng sâu đủ để thắng được cảm giác cô độc chứ không phải Phật và các thiền sư chủ trương một đạo Phật trốn tránh cuộc đời. Chúng ta phải hiểu rằng luật Nhân quả chi phối mọi điều hết sức công bằng và kỹ lưỡng. Khi ở một ḿnh, lo cho bản thân ḿnh, không bận tâm lo cho ai th́ đương nhiên chúng ta sẽ không có phước, không tạo thêm được phước mới, cũng có nghĩa là mất phước từ từ.

Đó là lư do tại sao có nhiều vị nhập thất 20 năm ra rồi tâm hạnh tầm thường hơn hồi mới vào thất, đời sống cũng khó khăn chật vật hơn, tâm linh cũng chẳng có ǵ khả quan, đôi khi c̣n kém hơn ngày trước. Chỉ v́ người như vậy không có phước tích lũy đời trước nhiều, đời này không khéo léo tạo thêm phước mà lại trốn trong thất vắng hưởng thọ sự dâng cúng nuôi nấng của người trong thời gian quá dài, nên cuối cùng phước cạn!

Tâm linh có thể tiến được là do sự đóng góp quan trọng của phước, bên cạnh nhiều yếu tố khác như tinh tấn, phương pháp vân vân… Hiểu được điều này chúng ta phải vừa siêng tu vừa lo làm lợi ích chúng sinh. Hai điều đó sẽ hỗ trợ nhau rất kỳ diệu. Chúng ta cứ tưởng việc gây tạo công đức khiến chúng ta bận tâm và bất an khó nhiếp tâm. Không ngờ rằng càng bận tâm làm phước chừng nào th́ khi ngồi thiền tâm lại yên nhiều hơn chừng nấy.



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 58 of 349: Đă gửi: 14 January 2005 lúc 2:54am | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

Nếu chúng ta chỉ lo tu mà không lo giúp người th́ không có phước để tiến xa. Nếu chúng ta chỉ lo giúp người mà không lo tu th́ sẽ không có đạo lực để ứng xử mọi điều, nhất là khi gặp rắc rối nghịch cảnh. V́ vậy, muốn tu giỏi th́ phải lo giáo hóa chúng sinh; muốn giáo hóa chúng sinh th́ cũng phải lo tu cho giỏi.

Thế kỷ tới nhân loại cạnh tranh kinh khủng. Mọi giá trị lư thuyết đều bị đem ra đối chiếu so sánh lẫn nhau để xem cái nào hợp lư nhất. V́ vậy người đệ tử Phật phải nỗ lực nhiều hơn bao giờ hết để phát huy Phật Pháp. Chúng ta phải xét trong 24 giờ của một ngày chúng ta làm và tu như thế nào, giờ nào tu, giờ nào giúp người; có giờ nào bị bỏ trống lăng quên hay không. Nếu có giờ bị bỏ trống là ta có tội với Phật Pháp đó.

Nghiệp duyên cho chúng ta cuộc đời với những tháng ngày rộng dài như thế để ta sử dụng thật đúng. Nếu bỏ trống thời gian, chúng ta cũng sẽ mang tội giống như chúng ta đă phí phạm đổ bát cơm vào thùng rác, hay phí phạm xé bỏ quần áo lành lặn cho vui. Phí phạm cơm áo th́ sau này chúng ta mắc quả báo là không có cơm ăn áo mặc; phí phạm thời gian th́ sau này chúng ta mắc quả báo là không có thời gian nữa, nghĩa là không được quyền sống lâu nữa.

Người biết quư thời gian th́ ngay cả lúc mệt mơi nằm nghỉ cũng lặng lẽ nhiếp tâm chứ không suy nghĩ vẩn vơ bậy bạ. C̣n khi khỏe khoắn th́ ngồi dậy bắt chân ngồi thiền; buông chân xả thiền ra th́ đi làm việc cho đại chúng, thừa sự Sư trưởng, phpụ giúp huynh đệ. Có những huynh đệ đă được thầy cho phép đi ra ngoài làm việc sớm th́ ḿnh ở chùa cũng t́m cách hỗ trợ ngấm ngầm để Phật sự của huynh đệ thuận lợi hơn.

Việc ăn uống cũng không được coi thường, phải tương đối đủ chất để có sức khỏe làm việc đạo. Aên uống thiếu thốn khiến cho thân thể yếu đuối cũng là có lỗi với Phật Pháp. Chúng ta cần một thân thể khỏe mạnh để tu hành và lo cho Phật Pháp mai sau.

Mong sao 20 năm sau, mỗi người chúng ta đều đă góp phần làm cho Phật Pháp đến với rất nhiều người trên Trái đất này.


__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 59 of 349: Đă gửi: 14 January 2005 lúc 2:56am | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

4. DẤU HIỆU CỦA CÔNG ĐỨC

Sau một thời gian dài chịu khó lễ kính Phật, chắc chắn chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều dấu hiệu tốt lành của công đức. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên chú ư đến một dấu hiệu thuộc về đạo đức , đó là trí tuệ thấy được lỗi của ḿnh.

Tại sao trí tuệ thấy được lỗi là công đức?

Từ trước đến giờ chúng ta ít nhận ra lỗi của ḿnh, thường tự cho ḿnh là đúng, thường tự bênh vực ư nghĩ và việc làm của ḿnh. Chính v́ không thấy được cái sai của ḿnh nên chúng ta đă gây rất nhiều nghiệp bất thiện mà không hay biết. Hạnh phúc lớn của người hiểu đạo là thấy được lỗi của ḿnh để dừng lại. Các vị cổ đức đă nói, Bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả. Bồ tát có trí tuệ nên tránh sai lầm ngay từ đầu; c̣n chúng sinh phải đợi khi quả báo hiện ra khổ sở mới biết sợ.

Nhờ công đức lễ Phật nên chúng ta mỗi ngày tránh xa dần lầm lỗi và nhân cách cao vời lên rơ rệt.

Ví dụ khi trông thấy một huynh đệ phạm lỗi, nếu như trước đây th́ chúng ta sẽ mắng người đó một trận nên thân; nhưng bây giờ có trí tuệ, chúng ta nhanh chóng thấy như vậy là không hay, phải nói một cách khác, cũng nghiêm khắc, nhưng từ bi, và giữ được phong cách đàng hoàng của ḿnh.


__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 
tranngocai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 October 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 607
Msg 60 of 349: Đă gửi: 14 January 2005 lúc 2:57am | Đă lưu IP Trích dẫn tranngocai

C̣n vô số điều hay khác trong cuộc sống mà khi có công đức và trí tuệ, chúng ta sẽ thấy được từng chút điều sai và đúng trong từng đường tơ kẻ tóc. Sự tinh tế đó giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc đời tu hành, và cực kỳ đặc biệt là sẽ giúp chúng ta trong việc thuyết pháp độ sinh. Một bài pháp hay là bài pháp tinh tế, kỹ lưỡng, cặn kẽ, thực tế, dễ áp dụng, mới lạ bất ngờ. Mới lạ không phải v́ chúng ta nêu ra vấn đề mới, mà v́ chúng ta phát hiện ra những điều sâu kín dấu trong những vấn đề rất cũ.

Chắc chắn không có ai hoàn toàn đúng khi chưa chứng đạo rốt ráo. Chỉ có Phật mới thật sự không có một chút sơ hở nhỏ như Phật đă tuyên bố: Không một chúng sinh nào từ cơi trời đến súc sinh có thể t́m thấy lỗi của Như Lai.

C̣n những vị Thánh, những thiền sư… đều vẫn c̣n chưa thông suốt hết chuyện của Tam giới. V́ vậy, nếu chúng ta tu đă lâu mà thấy ḿnh h́nh như không có lỗi lầm ǵ cả, th́ xin thưa rằng chúng ta đang thiếu công đức trầm trọng.

Nếu chúng ta siêng năng lạy Phật th́ cứ từng ngày trôi qua, chúng ta lại phát hiện được những lỗi mới của ḿnh. Sáu năm sau nh́n lại bây giờ chúng ta sẽ ngạc nhiên v́ sao bây giờ ḿnh sai lầm nhiều như vậy. Ngay cả một giảng sư giỏi cũng sẽ phát hiện ra trước đây ḿnh giảng chưa hay lắm, nếu giảng sư đó có lạy Phật đều đặn. Và dĩ nhiên khi biết như vậy th́ sẽ giảng hay hơn nữa.

Kết thúc bài này, chúng ta chắp tay nguyện cầu cho tất cả chúng sinh đều biết tôn kính Phật chí thành để có công đức ban đầu cho việc thoát khổ về sau.



__________________
Nhân quả là gốc của số mệnh!
Quay trở về đầu Xem tranngocai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tranngocai
 

<< Trước Trang of 18 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.3359 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO