Tác giả |
|
NgocLinhTu Hội viên

Đă tham gia: 12 July 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 203
|
Msg 41 of 63: Đă gửi: 22 July 2004 lúc 9:00am | Đă lưu IP
|
|
|
Chào DaoTran,
Người hiểu đọc vào tất nhiên sẽ hiểu, người hỏng hiểu th́ đọc vào sẽ hỏng hiểụ :)
Khi đă nói tới nó th́ nó đă có rồi, làm sao phân biệt có với không đâỷ Một khi tâm bắt đầu phân biệt nó mới chia ra có không.
Ngọc Linh Tử
|
Quay trở về đầu |
|
|
KYLAN1 Hội viên


Đă tham gia: 20 July 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 140
|
Msg 42 of 63: Đă gửi: 22 July 2004 lúc 9:18am | Đă lưu IP
|
|
|
Chào các bạn!
Ngọc Linh Tử viết:
"-Người hiểu đọc vào tất nhiên sẽ hiểu, người hỏng hiểu th́ đọc vào sẽ hỏng hiểụ :)
Khi đă nói tới nó th́ nó đă có rồi, làm sao phân biệt có với không đâỷ Một khi tâm bắt đầu phân biệt nó mới chia ra có không."
hihihi!!! Tuổi trẻ tài cao .
__________________ T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
|
Quay trở về đầu |
|
|
KYLAN1 Hội viên


Đă tham gia: 20 July 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 140
|
Msg 43 of 63: Đă gửi: 22 July 2004 lúc 9:20am | Đă lưu IP
|
|
|
KÍnh mời Pháp sư đăng đàn thuyết pháp ... hiihi!!!
__________________ T́m em ngược lối ḍng sông,
Luân hồi bao kiếp đợi mong đến giờ!
|
Quay trở về đầu |
|
|
NgocLinhTu Hội viên

Đă tham gia: 12 July 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 203
|
Msg 44 of 63: Đă gửi: 22 July 2004 lúc 9:30am | Đă lưu IP
|
|
|
KYLAN1 đă viết:
KÍnh mời Pháp sư đăng đàn thuyết pháp ... hiihi!!! |
|
|
Dạ không dám.
NLT nói bâng quơ tầm bậy tầm bạ vậy í mà :)
Ngọc Linh Tử
|
Quay trở về đầu |
|
|
daoky Hội viên


Đă tham gia: 06 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 502
|
Msg 45 of 63: Đă gửi: 23 July 2004 lúc 12:09am | Đă lưu IP
|
|
|
Hi all!
Đáng lẻ ra DaoKy sẽ viết phần THIỀN, TỊNH, MẬT, vào phần cuối của bài này, nhưng v́ nhu cầu của các vị nên DaoKy xin viết lên đốt bỏ giai đọan vậy!
Kính thưa quư vị!
Trong các Tôn Giáo chia làm Ba khối lập trường như sau:
1- Tôn Giáo căn cứ theo đức tin Cúng kiến lễ lạc cầu giải thoát.
2- Tôn Giáo căn cứ theo sự thanh tịnh, và tin tưởng vào sự giải thoát là niềm tin mảnh liệt.
3- Tôn Giáo căn cứ Đức tin vào sự Cúng kiến lễ lạc và Thanh tịnh tinh thần cũng cầu giải thoát.
Cả ba trường phái này với mục đích như nhau không sai khác, nhưng có điều đạt được phần tối hậu của việc tu tŕ giải thoát được hay không đó là một chuyện đáng nói.
Việc thanh tịnh tinh thần cần phải có, khi thanh tịnh tất nhiên con người sẽ có trí tuệ, không cho những tư tưởng sai lầm là chân lư. Nếu chỉ có đức tin không có trí tuệ th́ chúng ta dể bị vướn vào hoài nghi, ngộ nhận những phương pháp giả tướng trong việc tu tŕ rốt cuộc bỏ cả cuộc đời mà không thể đạt được giải thoát.
Có người chỉ mới đọc vài cuốn sách về Đạo Lư, về Thiền hay chỉ biết Thiền qua sách vở, rồi tự cho ḿnh có đầy kinh nghiệm, mang kinh nghiệm này đi dạy lại kẻ khác!!! Kinh nghiệm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay tất cả các bậc đạo sư khác chỉ cho chúng ta thấy được mặt trăng, mặt trăng ấy chính là chân lư, và bổn phận chúng ta phải đi đến chân lư bằng tự lực và bằng kinh nghiệm xương máu của ḿnh ,chứ không phải bằng những kinh nghiệm viết trong kinh điển của các bậc Đạo sư!
Kính thưa quư vị! Cánh cổng Thiền nửa kín nửa hở,không kín hết mà cũng không hở hết! mặc dù nó chỉ là phương tiện cho con người đi tới sự giác ngộ. Ngày xưa trong thời Trung Cổ các vị Đạo sư truyền pháp theo căn cơ từng đệ tử chứ không phải truyền hết cho tất cả mọi người, nên Đức Phật cũng phải diệu dụng tám vạn bốn ngh́n pháp môn mà độ chúng, tuỳ theo nhân duyên và căn cơ của chúng sanh.
Sau khi trao Khẩu Quyết cho đệ tử rồi, th́ hành giả phải hành tŕ măi khi nào đạt ấn chứng th́ mới có thể gọi là đắc pháp, chỉ đắc pháp thôi chứ chưa đắc Đạo quư vị nhớ rỏ chổ này.
Khi truyền khẩu Quyết cho Đệ tử, các Ngài cũng không hề nói rỏ những kinh nghiệm ấn chứng của ḿnh cho đệ tử biết là v́ sao ? Là v́ các bậc Đạo sư sợ: Nếu nói ra ấn chứng th́ cũng như chúng ta đây, không tu mà biết th́ chuyện này rất lạ? Hoặc giả phóng đại những kinh nghiệm của những hành giả đi trước, thố lộ thông tin trong lúc vị đó ấn chứng! V́ muốn ngăn chận những lời nói phiếm luật xem vô tội vạ này mà các bậc Đạo sư đưa ra câu nói :
-Một tất lông rùa nặng chín cân.
Rùa làm ǵ có lông mà một tất lông nặng đến chín cân? (ư nói là ảo thôi !)
Hoặc nói trấn áp kẻ thố lộ ấn chứng :
-Ngưoi bị ám chướng rồi đó!
Thế là khi bị Tổ hay Thầy quở trách, hành giả không hiểu thâm ư từ ấy khi đạt được ấn chứng cũng không hề dám thố lộ ra, hoặc giả có thấy biết th́ cũng không c̣n chấp vào thấy biết ấy nửa! Và cũng từ đây xem vấn đề này là tối kỵ
không ai dám nói kinh nghiệm ấy ra nửa! V́ nếu nói ra những kẻ không tu lại biết, kẻ không từng trải nghiệm lại hiểu quá tŕnh Tu Thiền và những cảnh giới Thiền, đó là chướng ngại cho những kẻ ấy suốt đời không thể nào tu Thiền được bởi những tư tưởng đầy "hiểu biết mà không cần hành Thiền" của những kẻ ham bàn chuyện phiếm và kẻ nào nghe th́ bị "thuốc" chết ngay lúc ấy!
Khi tu tất cả cái ǵ cũng phải hành, phải trải nghiệm và quán tưởng từ không đến có từ có đến không mới liểu nghĩa vạn pháp, thí dụ :
-Trước mặt chúng ta thấy có "Cái Bàn" th́ phải thấy cái "Không Bàn" rồi đi đến cái "Hoại Bàn"!
Thấy như thế mới gọi là thấy tường tận, mới có kinh nghiệm, chứ nghe người nói rồi ta cứ nghe theo, trong khi trí tuệ không có v́ không trải nghiệm th́ gọi đó là " Mê Tín" v́ niềm tin mà không có hành tŕ không kinh nghiệm th́ làm thế nào gọi là chứng ?
Ngày xưa khi Đức Thích ca Mâu Ni giáo pháp cho các tăng chúng Ngài dạy:
BA PHƯƠNG PHÁP ĐƠN GIẢN (THREE SIMPLE METHODS)
-Bố Thí, Tŕ Giới, Thiền Định. ( Dana, Sila,Bhavana )
Ba phương pháp này rất đơn giản mà chúng ta gọi là Phật
Pháp:
-Bố thí tức từ bỏ mọi mọi sự tham luyến, đóng góp hay hy sanh giúp ích làm lợi cho cộng đồng, việc Bố thí không có ẩn ư vọng cầu báo đáp.
-Giới là rào chắn không để chúng ta bị ô nhiểm bởi những hành động do Tham dục lôi kéo, nhằm nâng cao đức hạnh của người tu lên măi không giới hạng.
-Thiền định nhằm Thanh tịnh tâm để tăng trưởng trí tuệ, co trí tuệ th́ nhận chân được vạn pháp, không c̣n ngộ nhận trong bất kỳ cảnh giới nào và công việc độ sanh sau này trí tuệ giúp hành giả làm việc chính xác hơn mà không c̣n bị dính mắc vào nhân quả...
C̣n tiếp
__________________ Chốn hư không Trời vô ngôn quán đảnh, Pháp hiện tiền vi tiếu một cành hoa
|
Quay trở về đầu |
|
|
CDMT Hội viên


Đă tham gia: 12 June 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 142
|
Msg 46 of 63: Đă gửi: 23 July 2004 lúc 3:53am | Đă lưu IP
|
|
|
Thưa bác Daoky. Theo như bác nói thì như vậy bác theo sáu Ba la mật của nhà Phật. Tuy nhiên sao cháu thấy bác chỉ nói có 3 trong 6 vậy. Xin bác giải thích rõ dùm.Theo cháu biết thì 6 Ba la mật gồm có:
- Thiền định Ba La mật
- Bố thí Ba la mật
- Trì giới Ba la mật
- Nhẫn nhịn ba la mật
- Tinh tấn Ba la mật
- Trí hụê Ba la mật
-----------------------
Ba la mật đường tu Trung đạo
Thành hay không còn ở duyên trời
Đợi duyên thì biết bao giờ tới
Thà rằng Tinh tấn mãi không thôi.
|
Quay trở về đầu |
|
|
xinchao Hội viên


Đă tham gia: 18 July 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 99
|
Msg 47 of 63: Đă gửi: 23 July 2004 lúc 5:01pm | Đă lưu IP
|
|
|
Cám ơn Bác Daoky đă đề cập đến những vấn đề rất hay và uyên thâm! Bà con luôn thích thú, say sưa được đọc các bài viết của bác. Mong bác viết tiếp!
Thân chao.
|
Quay trở về đầu |
|
|
DaoTran Hội viên


Đă tham gia: 30 June 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 102
|
Msg 48 of 63: Đă gửi: 23 July 2004 lúc 11:54pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chào các bạn!
DaoTran cũng ngứa miệng đóng góp một chút
Hành Lục Độ Ba La Mật, khi đã thuần thành thì phải bố thí luôn cả 6 phap Ba La Mật, cho đến mãi về sao này hành giả sẽ không còn thấy Lục độ Ba La mật. Vì chính nó là "phương tịên" Qua sông chớ vác đò theo! Ý nghĩa là thế ! Nên lúc bấy giờ Hửu học thành vô học.
-Nhẫn Nhục là hạnh của người tu, vi họ không con tranh chấp với đời, kiên trì thực hiện cho hoàn mản công đức.
-Tinh Tấn là thanh loc sàn sảy tinh chất trong tư tưởng cho chí bản thân hoàn toàn thanh sạch như những bông hoa dâng Phật. Và mỗi ngày tiến đến hoàn mỹ hơn .
-Trí Huệ là những Kinh nghiệm hành trì đúc kết mà thành. Khi con người hoàn toàn thanh tịnh thì trí huệ sẽ khởi phát đó là hiện tượng gạn đục lắng trong, khi ấy tư tưởng không còn bám trụ vào tư kỷ, nên nhìn thấy khắp nhân gian biết được vạn pháp trong 1% sécnạ
Qua quá trình thành tựu của hành giả trong 6 pháp Ba La Mật rồi phải đi đến bố thí cả 6 pháp ấy, tưởng và hành không còn trụ danh tự, mà chỉ làm theo giác tánh đó là con người đi vào Thánh Quả .
Vài hàng lạm bàn, chúc quý bạn vui vẻ trên diển đàn. Trân tro.ng.
DaoTran
__________________ Đường Trần thong thả dạo mà chơi.
Học lấy đau thương để biết
đời!
Mỗi cuộc vô thư
|
Quay trở về đầu |
|
|
daoky Hội viên


Đă tham gia: 06 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 502
|
Msg 49 of 63: Đă gửi: 26 July 2004 lúc 1:53am | Đă lưu IP
|
|
|
Hi all!
Ý NGHĨA CỦA VIỆC HÀNH THIỀN:
Pháp Đạo là một thể loại hình tư tưởng nhằm cụ thể hoá trong quá trình tu luyện tạo năng lực cho Thân Tâm, nó có ý nghĩa thay thế và loại trừ những nghiệp tưởng trọng trược, thay vào đó bằng những tư tưởng trong sạch lợi tha, vong ngã, vả lại pháp nào cũng lấy tư tưởng làm gốc, sự giao cảm nào mà chăng do tư tưởng ? Khi chúng ta thực hành pháp tức là tập trung phát huy những niệm tưởng ấy, cũng chính nhờ vào năng lực này mà các nghiệp Tham sân si dần dần được thăng hoá, giải thoát mọi sự ràng buộc của tham dục thế trần, như giòng nước tẩy rửa bợn nhơ và từ đây năng lực kết tựu khai mở phần trí tuệ cao cấp.
Khi đã thấy tất cả các pháp đều là huyển hoặc là giả tướng, thì bấy giờ hành giả sẽ nhìn cảnh giới chân thật chung quanh một cách minh triết không còn bị lầm lạc. Tâm lý hành giả sẽ thấy nhàm chán mọi hiện tượng đối đải của nhị nguyên, không còn bị kích thích bởi những tư tưởng dục vọng, tâm trở nên bình thản sinh lòng thân thiện yêu thương tất cả mọi chúng sanh rồi phát hạnh nguyện độ sanh, hành giả sẽ giúp chúng sanh một cách chân thật, đồng thời bản thân của hành giả có đầy đủ năng lực và trí huệ thị hiện qua những công hạnh như tất cả chư Phật Tiên. Đó là “ Kim Thân Thị Hiện “. Đạo không có gì huyển hoặc mà là chân thiện mỹ nó là tính cách để hiệp nhất cùng Thượng Đế vậy !
2-/ TOẠ THIÊN.
Toạ thiền không phải là môn thể dục, cũng không phải cách tạo ra khổ hạnh hay là một phương pháp kỷ luật hay là hành xác thân, nhằm để tạo một đẳng cấp trong tôn giáo, không phải toạ thiền để trở nên một cái gì, hay chính hành giả có vọng tưởng trở nên Thần Thánh Tiên Phật, mà điều này chính hành giả cũng chẳng hiểu biết sáng suốt !
Toạ thiền là sự khai mỡ cánh cổng lớn đi vào cõi giải thoát mọi sự buộc ràng thân tâm, nhận biết thế nào là tự tại, thế nào là sự bình yên tâm trí . Toạ thiện là thâu liễm tinh tuý năng lực và đạt trí huệ để sau cùng đi đến sự sáng suốt giác ngộ, vì sự giác ngộ không phức tạp, không vọng tưởng, không phiền nảo mà là trực chỉ tạo năng lực để “ Kiến Tánh” trở thành sự kiện vĩnh cửu rộng khắp càn khôn , một nguyên lý bất biến, một trí tuệ tốt thượng hay còn gọi là “ Tâm Hư “.
Toạ thiền trong sự im lặng cùng với những đức hạnh của nó thì sẽ đưa hành giả đạt năng khiếu:
-Tinh thần sáng suốt nhạy bén hơn trước.
-Mở cánh cửa của thế giới mới, do sự hiểu biết hơn.
-Hiểu rỏ ngôn ngữ thông tin của tạo hoá vũ trụ.
-Khám phá được tiểu vũ trụ trong ta, nghe được tiếng nói bên trong.
-Trực giác có cơ hội chấp cánh bay.
-Thấy rỏ những cảnh giới xung quanh một cách chân thật hơn.
-Sự an lạc sau khi nắm rỏ quy luật sinh tử vũ trụ.
-Khả năng tự tại không còn bị ràng buộc .
-Giác ngộ sự giải thoát.
3-/ TAM BỬU HAY THỐNG TAM TÀI.
Phương pháp tu luyện chỉ xoay quanh ba món báu đó là TINH, KHÍ, THẦN.
-Tinh là tinh ba khí huyết trong châu thân.
-Khí là Hạo nhiên chi khí trong Tam Tài (Trời, Đất, Người.)
-Thần là sự cảm ứng của Thân Tâm.
Sự rèn luyện kết hợp được ba thành phần ấy đúc kết nên một thể vật chất siêu tế vi , có thể tạm gọi là Pháp Thân.
4-/ HÀNH CÔNG
Khi đã chuẩn trang bước vào hành công có ba điều căn bản là :
-Điều Thân: là thân thể được tắm gội mát mẻ, ngồi ngay ngắn, tư thế oai nghiêm, mắt khép hờ, không căng thẳng sống lưng phải thẳng gốc với mặt bồ đoàn hay ghế 90 độ.
-Điều Tức : Là hơi thở nhẹ nhàn ra vô ổn định không nhanh không chậm.
-Điều Tâm: Là tập trung tư tưởng thanh lọc các tạp niệm ( buông bỏ những niệm tưởng khác chỉ biết hiện tại đang hành công những bài pháp nguyên ).
Khi vận hành Tinh Khí Thần nhằm quy hiệp Aâm Dương ( hai mạch Nhâm và Đốc )sinh dòng điện nội thể. Sau giờ hành công đến giai đọan thiền quán nội thể ( Mật Tâm ). Một pháp đầy đủ gồm 3 điểm quan trọng : Thiền, Tịnh, Mật nhằm tăng trưởng công lực khi khai mở và liên kết các trung tâm khí lực hay những huyệt vị thân thể của con người chia làm ba phần trong đơn đạo gọi tên như sau:
-Tiền Tam Điền = H ậu Tam Quan.
Thượng Điền = & nbsp; Ngọc Chẩm Quan
Trung Điền = & nbsp; Giáp Tích Quan
Hạ Điền &n bsp; = Vĩ Lư Quan
THƯỢNG ĐIỀN
7-/-Bách Hội (Mạch Đốc) còn gọi là Nê Hoàn . Từ mí tóc trán đo ra sau 5 thốn. Ơû trên đỉnh sọ, chức năng của nó có liên quan đến xúc cảm, chu kỳ tính dục, nó điều khiển nảo sau và thính giác, sự thăng bằng, nhận thức ánh sáng bằng mắt và bằng da.
5-/-Ngọc Chẩm là phần của Tiểu Não từ trung tâm huyệt Bách Hội đo xuống phía sau 7 thốn đó là huyệt, phần não bộ này điều khiển hô hấp, nhịp tim và một số chức năng liên quan đến hệ thần kinh phản ứng. Khi đến Ngọc Chẩm tạo ra nhiều hiệu quả , hành giả sẽ có những phát hiện các cảnh giới hồn nhiên và sáng tạo. Nơi đây là một khu lưu trử điển quang thuần khiết, nơi đây còn được gọi là “Sinh Tử Huyền Quan Thượng “
6-/-Huê Quang (Mạch Đốc) còn gọi là Huyệt Aán Đường, nơi đây chính là Tuyến Yên các nhà Đơn Đạo gọi là Ngọc Đảnh tức là Chảo Ngọc, nội tuyến có nhiệm vụ điều hoà sự phát triển tuyến sinh dục, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng.
Nó điều khiển não trước, là cơ quan hiển thị hình ảnh của trí huệ, và thị giác, là nơi ngự trị của tình thương và lòng trắc ần, căn bằng các trạng thái của cơ thể, ý thức thời gian.
4-/-Giáp Tích Quan (Mạch Đốc) nằm trên Tuyến Thượng Thận kích thích chất tuỷ trong não tạo ra những phãn ứng miễn dịch cho cơ thể, nó điều khiển tuyến thượng thận quân bình Natri và đường trong máu. Làm hưng phấn những cơ thể bạc nhược, làm trẻ lại quả tim bệnh hoạn. ( Không nên tập trung quá nhiều vào nơi đây vào buổi chiều sẽ làm khó ngủ ).
2-/-Vĩ Lư Quan (Mạch Đốc nằm ngang rốn ở cột sống hay còn gọi là Mệnh môn là cánh cửa của “cuộc sống”. Huyệt này phát ra Thận khí , thận trái là Aâm , Thận phải là Dương. Vĩ Lư nằm chính giửa hai quả thận tạo quân bình khí lực, nơi đây là “Lò luyện đan” và chảo là “Ngọc Đảnh” là phần “Chiết Khảm Điền Ly” của bản thể.
1-/-Trường Cường (Mạch Đốc) là cánh cửa sinh tử vì nó cho khí vào tuỷ sống lên não đến hệ thần kinh trung ương, nơi đây tập trung nhiều dây thần kinh của các bộ phận trong thân thể nên trong đơn đạo gọi nó là “Sinh Tử Huyền Quan Hạ” . trong phần khai thông Tiểu Châu Thiên, nó dẩn các tinh lực từ Huyệt Hội Aâm sang nuôi dưởng các tế bào và thanh lọc các cơ quan, làm khí vận hành lên tuyến trên. Có hai ống bơm khí quan trọng một là nơi xương cụt, hai là nơi đáy hộp sọ ( Ngọc Chẩm ) cho nên gọi chúng là ( Thượng Hạ Sinh Tử Huyền Quan ). Làm tuần hoàn máu nhiều hơn, lượng Oxy càng tăng cung cấp cho não bộ tạo cho cơ thểâ thêm sinh lực.
1-/-Hội Aâm ( Mạch Nhâm ) nó nằm dưới thân giửa lổ tiểu và lổ đại, nơi chấm dứt nhiều dây thần kinh và mạch máu, nên thường có khuynh hướng bị mất khí nơi đây, tất cả sinh lực được khuyếch đại rồi theo dòng bắn sang Trường Cường theo cột sống mà lên đỉnh đầu rồi xuống giửa hai chân mày ( huyệt Huê Quang ) và rồi lại tuần hoàn đến Nhâm Mạch như trước.
2-/-Hạ Đơn Điền, Thần Khuyết ( Nhâm Mạch ) còn gọi huyệt Khí Hải dưới rốn 3 thốn nơi đây tích chứa khí lực khi hấp thu vào và nén khí để dẫn khí đi theo ý muốn của Hành Giả, trong đơn đạo xem nơi đây là “gốc rể” của cơ thể. chúng mang những chất sống còn đi khắp nơi bản thể nhu cầu. Nơi đây là nơi đơn dược được hình thành trong giai đọan đầu, sau đó dần chuyễn lên Trung Điền và sau cùng là Thượng Điền điểm cuối thành tựu đơn đạo.
3-/-Trung Điền, Trung Khuyết ( Nhâm Mạch ) còn gọi là huyệt Chiên Trung là trung tâm của tim mang đến tình thương khi hành thiền đến đây sẽ phát ra ánh sáng xanh dương như một ngôi sao rất đẹp, làm mạnh cơ tim năng lực thiết yếu cho sự vận hành tuần hoàn máu trong cơ thể, làm Phổi hấp thu nhịp nhàng, khí sẽ tràn ngập nơi đây làm hành giả cảm thấy dễ chịu vì “Tâm bào lạc” thu hút khí mạnh, nhưng không nên tập trung quá lâu sẽ làm khó thở.
4-/-Toàn Cơ ( Nhâm Mạch ) còn gọi là Yết Hầu nơi đây là Tuyến Giáp Trạng và cũng liên hệ các tuyến khác, khi vạch đường khí từ Huê Quang qua nóc giọng xuống Toàn Cơ . . . tạo những hoá chất cần thiết cho cơ thể.
5-/-Lưởi ( Nhâm Mạch ) là cơ quan cầu nối liền giửa hai mạch Nhâm và Đốc gọi là Thượng Thước Kều .Đặt đầu lưởi lên vòm họng ta có` ba vị thế : Ngoài cùng sau 2 răng cửa đó là “ Gió”, kế đó chính giửa nóc giọng là vị thế của “ Lửa “ trong cùng là “ Nước “, nên vì thế lúc mới bắt đầu hành công hành giả để lưởi ở vị thế “ Nước “ để có tân dịch chảy ra. Khí chảy trong mạch kín nối liền Nhâm Đốc ( các hài nhi cũng co lưởi như thế trong lúc nằm ngủ ).
VẬN HÀNH TIỂU CHÂU THIÊN
1-/ Tựu Thần tại Huê Quang hít vô dẫn khí xuống Đốc giọng co lưởi ở vị thế “Nước” (nối Thượng Thước Kiều) rồi dẫn khí xuống Trung Khuyết đến Thần Khuyết ( Hạ Đơn Điền ) rồi nhíu hậu môn ( nối Hạ Thước Kiều) qua Vĩ Lư rồi lên Giáp Tích chia khí làm 2 ra hai tay ra hai ngón cái rồi thở ra. Hít vào dẫn khí từ 2 ngón tay cái vào lại Giáp Tích rồi dẫn lên Ngọc Chẫm , đến Nê Hoàn rồi xuống Huê Quang thở ra
2-/ Tựu Thần nơi Huê Quang hít vô dẫn khí lên Nê Hoàn rồi xuống Ngọc Chẫm dẫn xuống Giáp Tích phân khí làm 2 ra hai tay ra hai ngón tay cái rồi thở nhẹ ra. Hít vào dẫn khí đến Giáp Tích rồi dẫn xuống Vĩ Lư (nhíu hậu môn ) dẫn sang Hạ Đơn Điền lên Trung Khuyết lên Yết Hầu đến Huyệt Thừa Tương dưới môi thở ra bằng miệng. Xong một vòng Tiểu Châu Thiên.
VẬN HÀNH ĐẠI CHÂU THIÊN THUẬN
1- Định Thần nơi Huê Quang hít khí từ mũi xuống Nhân Trung co lưởi ở vị thế “ Nước “, khí vận hành xuyên đốc giọng xuống Toàn Cơ (Yết Hầu ), rồi đi qua Chiên Trung xuống Thần Khuyết (Khí Hải), khí hội tựu nơi Hội Aâm đáy xương chậu rồi khí phân làm 2 đi xuống phía trong của đôi chân đến huyệt Dũng Tuyền ( nơi đây là khởi điểm của Kinh Thận lấy khí của đất lên bàn chân ), rồi dẫn khí lên đầu ngón chân cái sau đó thở nhẹ ra.
2- Hít vô cảm thấy luồn khí mát lạnh đi vào 2 ngón chân cái dẫn khí ấy đi theo bên ngoài 2 chân lên huyệt Trường Cường qua huyệt Vĩ Lư rồi lên Giáp Tích ( Tích Trung ) lại chia hai đường khí vào phía trong cánh tay rồi ra ngón tay cái thở ra. Hít vào từ 2 ngón tay cái dẫn đến Giáp Tích như trước rồi sau đo ù dẫn lên Ngọc Chẫm khí đi xuyên qua Nê Hoàn xuống Huê Quang thở ra. (kết thúc một vòng Đại Châu Thiên).
Tiếp theo mời các bạn tham khảo một vài bài luận của các bậc Tiên Nhân:
---------------------------------------------------------
KIM TIÊN CHỨNG LUẬN
Lời tưạ I
Sách kinh của Tiên Phật nhiều vô số, bậc sơ học làm sao thông suốt hết. Chư đồng Đạo thương đời phát tâm cầu Chánh đạo cũng khơng biết cửa vào!
Đã không Chân sư lại ít bí kinh, nên Tu sĩ lầm theo khổ hạnh tịch diệt, và bị rơi vào tà thuật. Tình trạng này khắp nơi đều có. Do đó nên lòng ta bùi ngùi, mới phát lên ý chí chuẩn cứu. Nhờ đĩ chẳng bao lâu ta được gặp Chân truyền thực dụng, chẳng đợi khẩu truyền diện thọ mới minh. Dĩ là Kim Tiên chứng luận, là Huệ mạng kinh.
Tiếp sau kỷ thuật một nhà ấn lóat, muốn góp phần phát huy Chân truyền, nên đến gặp ta để xin lời tựa, và đề nghị phân ra điều mục, cùng góp phần tham nghị.
Ta nghĩ sức mình có hạn, sao dám luận bàn về cơ ảo diệu của Phật Tiên.
Chứng Luận và Huệ mạng thật là một loại Chân kinh thuần đốc, đi sâu vào Tánh Mạng.
Tiến tới một tấc được một tấc, tiến lên một thước được một thước.
Tâm noi theo, sức thực hành, đều chân thực tế.
lòng ta vô cùng hoan hỷ. Là con đường tu luyện, ngày nay được rõ ràng và rất tốt đẹp.
Hoa Dương Thiền sư cách nay chưa lâu, lại thường cùng môn đệ trong nhóm "Quỳnh Ngọc", ngao du nơi các danh sơn thắng cảnh, nếu người có duyên ắt sớm chiều cũng được gặp. Há đâu phải hư vô cao viễn, chỉ khen ngợi mà chẳng được học sao.
Nếu được Chứng luận mà chẳng được Huệ mạng, thì sẽ có sự sai lầm ở Đại Châu thiên. Còn nếu được Huệ mạng mà chẳng được Chứng luận, thì Tiểu Châu Thiên không rõ thấu.
Nay hai kinh hiệp đính, Tiên Thích giúp nhau được rõ ràng, cụ thể là một viên ngọc Bích tuyệt mỹ.
Theo dõi từng lời này, đều là lấy Mạng làm Thể, lấy Tánh làm Dụng, lấy Dược làm Kinh, lấy Hoả làm Vỹ.
Mạng tại nhất thời, tánh ở bình nhật. Kinh tại thân ta, vĩ tại tâm ta, Kinh vĩ hiệp thì Thân Tâm thái. Thời nhật tu tánh Mạng tồn. Chẳng mượn ở người, vì trọn nơi ta đều đủ, đều bẩm thụ nơi trời. Theo dĩ mà nắm lấy cơ vận chuyển của Trời để làm tín phù.
Trước lấy phần Nhơn đạo để sửa trị lấy mình. Gốc tự sanh thành, vốn vẫn chưa từng mãy lông gắng gượng.
Vã lại tình đời nồng thắm thì mãi mê, nên chẳng biết: Mạng quý nghịch, Tánh quý thuận, dược để bảo trì Tánh Mạng, Hỏa để chiến thối quần Âm.
Nếu chẳng biết Mạng lấy gì đắc Dược. Nếu không biết Tánh lấy gì đắc Hỏa.
Trong nhiều thiên có nói, đó là Nguyên tinh, Nguyên khí, Nguyên thần, và hội hiệp ngưng tập. Cùng các thuyết: Tiền hậu thăng giáng, thâu phản, huân chưng, cần phải đáo để cứu xét.
Thể Dược, hành Hỏa hầu, quan độ, cần phải xương minh đến cùng tột.
Tổ sư còn vẽ hai bức đồ hình Nhâm Đốc lục quy, cho tu sĩ nương theo đó để luyện thành Chơn đơn chí bửu.
Chân kinh này sáng tợ như đèn lớn. Trí tuệ chẳng cần hơn Nhan Hồi, Mẫn Tử Khiên cũng có thể tâm lĩnh Thần hội.
Còn luận về phần áo lý, thì lời lời tợ như Chân kim rực sáng, rọi khắp bảy tầng Văn đạo, còn ở thường thiệt, thì tiết tiết đều nêu rõ Thiên nhơn nhất lý, nhất khí.
Tham khảo thật thuần thục hai quyển kinh này, tợ như đã đọc hết sách nơi chốn Lương hồn phúc địa.
Một loại Chân kinh đại nhất, theo đúng với chính đạo. Nếu ai được thấu triệt khác gì Chân hồn ngao du nơi Tây thiên Bồng đảo.
Tám trăm Địa Tiên, ba ngàn Phật sống, chẳng hó trùng phùng diện kiến.
Giờ đây chỉ cần xem ở người tu luyện siêng năng hay giải đải mà thôi.
Các ngươi muốn gặp phần công đức, tốt hơn là nên phổ biến rộng rãi hai quyển kinh này, khỏi cần thêm lời phụ ngữ.
Nguyên Niên Đạo Quang, năm Bính Ngọ, tiết Mạnh Đơng, ngày vọng, tỉnh Mân, Trung Chánh Thanh Sơn nhơn, Lương Tịnh
LỜI TỰA II
Nền Chánh đạo đã bị thất truyền từ lâu!
Từ khi Thế Tôn khai hóa, trí ngu đồng độ, nhưng Tánh Mạng lại riêng truyền.
Về tánh thì xuyển phát, khai mê mà tiệm tu. Về Mạng thì theo linh giải mà chứng quả.
Từ Tây Thiên 28 Tổ, đến Đông độ sáu đời, đều dùng huệ đăng Tâm khẩu thọ thọ. Tất cả đều lấy Tánh đạo và Huệ mạng kiêm tu.
Từ Lục Tổ về sau, tánh pháp thì rộng truyền, còn Huệ mạng lại trong diễn bí. Người thông minh thì được tư phụ mật ngữ, rồi riêng tu mà vượt lên ngôi Tổ, nên gọi: "Giáo ngoại biệt truyền."
Ngày nay người tu học, không đắc được cái Chân chỉ của Huệ mạng, nên chỉ xuyển dương tánh pháp, cuối cùng Tánh cũng chẳng được Chân, lại là thức tánh, tợ như mụi mê che khuất, khiến bị sai ngoa, tiếp nhận sai lầm, hoặc lấy Linh giác làm Chân tánh, hoặc lấy Chánh niệm làm Chân tánh. Chạy theo sai quấy, mê mờ lẽ Chân. Mất cả Chân chỉ của Như Lai, nên bị manh tu hạt luyện! Thân căn không đuợc kiên cố, để thành Chân thể của Như Lai. Mãi bị hạ lậu, nên mắc sai lầm về chuyển kiếp, mê thất.
còn chi nói đến người tọa niệm!
Chỉ có Hoa Dương Thiền sư, được thông suốt về cơ tiêu tức, lại được Chân sư trao truyền Chân chỉ, hội đồng Tiên Thích, thổ lộ Huệ mạng Chân truyền, tiết lậu minh tinh của Chân Tánh, cứu vớt mê vọng, khai thông trí huệ. Khiến cho những người ngộ được lập tức thành Phật ở hiện kiếp, khỏi đoạ tha sinh.
Còn phải tu luyện pháp nào, môn nào, bậc nào?
Phương pháp tu luyện này rất giản dị. Chỉ vì người quá mê nên chẳng minh. Chánh lý song tu, và phân biệt Giáo tướng. Chỉ có bậc Trí huệ mới tham thấu nguồn gốc Tánh Mạng, rồi dung hội Pháp Môn và chẳng phân bỉ thử.
Tại Thích giáo, nếu có duyên gặp đuợc bậc Chân Tiên, mà đắc được Chân chỉ Tánh Mạng, tu thành Chân tánh mạng, tức Chân Tiên đó là Phật.
Tại tiền, nếu có duyên gặp được Chân tăng rồi đắc được Chân chỉ của Tánh Mạng, tu thành Chân tánh thì Chân Tăng cũng là Chân Tiên.
Tiên Thích vốn cùng một Pháp, đại thì đồng, tiểu thì khác, vốn thanh tinh tự nhiên.
Giác Vương, Như Lai, Bồ tát là do Ngọc Đế tự xưng. Đại Tiên, Phật Tiên. Chứng Kim Tiên cũng do Thế Tôn tự mệnh.
Một đường bằng phẳng, nào có phân biệt hà bỉ, hà thử.
Chỉ vì ta thích theo tông Chân giác, nên mới lội núi, băng sông, đến khấu cầu Tịnh Lâm trí thức, không còn điều chi thiếu sót. Cuối cùng cũng chỉ là đề công án, là tham cứu thoại đầu, là đả thất, và đàm luận tọa thiền. Trải qua vài mươi năm đều thành hư thọ!
Chỉ vì không gặp được Chân sư Huệ mạng nên quên ăn, mất ngủ, niệm niệm không dừng, nên cảm đến trời xanh.
Đến năm Tân Hợi. May được gặp Thiền sư. Thiền sư thấy ta tâm chí khổ thiết, mới khải Thị tâm can, quyết phá nghi vọng cho ta. Thiền sư tuy có ý muốn chỉ truyền, nhưng lại chưa lộ .
Ta nghĩ Chánh pháp này quá quan trọng, hay là điều cấm bí của chư Phật, chứ chẳng phải Thầy ta chẳng từ bi. Nên mới thành tâm phàn hương lập thệ, khẩn cầu chí thiết mới được quyết phá căn do. Một lời của thầy ban, ta liền ngộ tồn Chân ý.
Nguyên lai cái đạo thành Phật tác Tổ, đều ở trong cơ động tịnh thuận nghịch. Có gì khó đâu.
Bởi thiền sư 30 năm dư, đã khổ chí tầm Đạo, nay mới từ bi chép ra kinh này. Phật xưa chẳng lộ, chính nay mới lộ.Tổ xưa chưa truyền, chính nay mới truyền.
Đem Huệ mạng, Thọ mạng, Phật Tánh, Chân Tánh, hồ lẫn nhau rồi mới nêu ra.
Là nguyện cho người thành bậc Chánh giác vượt lên Phật địa.
Cũng chẳng muốn để cho người đời sau phiền nhọc.
Còn làm cho cha mẹ người kia được thành tựu, công há nhỏ sao?
Nguyên Niên Càn Long năm Tân Hợi, tháng Trùng Dương, am Linh Đài, tăng Diệu Ngộ cẩn tự.
LỜI TỰA III
Đại đạo vốn không phải ở lời nói. Nếu dùng lời nói để giải thích thì bị dễ rơi vào lầm chấp .
Cho nên, người hiểu được rõ ràng thì rất ít mà những người lầm lẫn nói ra những lời thất tuyền thì nhiều! Há sao họ không bị lạc vào ngõ hẻm.
Cổ nhân xảo dụ nhiều danh từ khác nhau, nên hậu học tìm mãi mà chẳng thấy. Chẳng chỉ riêng một việc khó, là dòm ngó vào cửa Đại Đạo, lại còn ở ví dụ mà chấp danh, hay bị mất cả căn nguyên Tánh Mạng.
Thấy tình trạng đó mà Tâm ta đâm lo nghĩ, mới phát Tâm lấy kinh để độ người và giải thích thẳng.
Chỉ có Hoa Dương Thiền sư, từ thuở nhỏ đã hiếu học, lại còn bẩm thụ đuợc linh căn, nuôi chí vài mươi năm mà lòng không dụng độ tha. Khổ chí chẳng hề giải đải, mới đuợc chân chỉ của Hồng và Xung Hư hai vị Chân nhân, mới trước tác ra kinh này. Thật là một phương tiện tốt để gọt sạch da lông, tồn lưu lại cốt tủy, đem những dị danh xưa tảo trừ rửa sạch, và trực thuyết Tiểu Châu thiên, lập bàn hạ thủ công phu, phát huy những gì tiền Thánh chưa phát, khải thị những gì mà Chư tổ chưa khải. Khiến cho những người khổ chí hiếu Đạo được thăng đường rồi lại nhập thất, và sau được siêu thăng lên bỉ ngạn, phục hườn vô cực, há chẳng sung sướng sao?
Sách này tuy xuất phát từ một người trước tác, mà là quy tắc cho vạn thế sư giáo.
Đọc hết quyển này, khác nào được chiếu từ Thuyền của Tiên Phật sắp chở người qua bên kia bờ Giác.
Một phương án tu luyện đơn giản mà vắn tắt.
Thật là điều hạnh phúc cho muôn đời.
Người thông suốt được quyển kinh này rồi thì có gì là chẳng hiểu, và sẽ được thốt nhiên quán thông, đức tin từ đây cũng sẽ đến tột.
Ta từ thuở nhỏ rất mộ đạo, đã sưu tập quần thư nhưng chưa được ngộ nhập.
Đến năm Canh tuất mùa xuân, may gặp được Thiền sư, chỉ trao nửa lời, và trao cho ta quyển này.
Ta mở ra đọc hết, tự nhiên Tâm mục minh thông, chẳng ngờ tay muá chân quơ, tẩm thấm vậy như giá tan nơi trong, điều lý thú tợ như gần miệng trao truyền.
Phần luận về công pháp của Tiểu Châu thiên, chẳng hề xen lẫn một chữ. Chân ý thì quán suốt cốt tủy của chân kinh. Lão sư còn chẳng tự lấy đó làm phải, và sợ người đời sau nghi hoặc mà không được triệt giải, nên phải dẫn chứng chánh văn ở trước để làm bằng. Thật là một quyển sách rất độc đáo, làm sáng tỏ phần thực tế của Chân nhất.
Chẳng trừ sự sai quấy của bàng môn, thật là bậc công thần của Tiên Phật. Có ai dám nói: Chẳng phải.
Trước có 5 điều khái nhiên xuất phát từ trực thuyết. Sau vài điều cũng trong xác thực.
Thiên Phong Hỏa Kinh, là tập họp những bài chánh văn dụng công theo thứ tự của chư Thánh, rồi mới cước chú.
Thiên Tổng Thuyết tiết lộ hết Thiên cơ, khiến cho người hạ thủ điều dược, và công phu Thể thủ chẳng bị lỗi lầm vì trì tảo.
Lư đảnh, Hỏa hầu cũng đều phát minh, và vẽ đồ hình nói về khiếu diệu hạ thủ, và thể thủ huân chưng cũng ở trong đó.
Thuyết cố mạng, mục đích khải thị cho người: Tánh mạng chẳng được giây phút lìa.
Bài Phú ca, làm sáng tỏ chỗ sở đắc của Chân ý, và Đại Tiểu Châu Thiên cũng có ở trong đó.
Tâm dụng có vẻ khó khăn, là tiết lộ với thái độ bình thản và không là chí muốn cho các Tu sĩ đồng thành Chánh giác.
Sách này chẳng những có ích lợi đuơng thời, mà cả giúp cho vạn thế hậu học, nếu có duyên gặp được, khác nào mây tan lộ rõ Thái Dương, há chẳng hân hoan và tán thưởng sao?
Ta lấy làm xấu hỗ vì tài năng ví như dùng ống quảng dịm Trời, chỉ mong đẹp lòng các chư sĩ, đạt thành chí nguyện chứng công.
Vì lẽ đĩ nên viết ra bài tựa này.
Thời Càn Long, năm Canh Tuất Hồng Đô hậu học Võ hà Đạo nhân Cao Song Cảnh cẩn tự.
NGHĨA LỆ
Đinh Tuất Sơn Nhơn tham đỉnh.
Trong những người Trùng Sang Chứng luận, có đề nghị tu chỉnh tự, để lại cho đời sau. Nhưng Đơn kinh chẳng phải dựa vào văn tự mà thấy Chân ý của Thánh nhân, hà tất phải thêm búa rìu. Vã lại mỗi khi đến chỗ ngật khẩn, thì cổ Thánh nói đi nói lại ba bốn lần.
Còn trùng ngơn, phục cú, có chỗ nào chưa được xương minh chính là để chờ hậu học theo đó mà ngộ nhập, hà tất phải biến dịch nguyên văn, để làm thức ăn khai khẩu cho người, khiến cho đợc giả bồi hồi quá khứ.
Nếu muốn ra công tao nhã văn chương thì đương thời chư môn "Quỳnh ngọc", danh liệt thông Nho, chẳng khó nhuận sắc.
Nay quyển này đều chiếu theo cựu bản, tuy có chỗ bị lầm lẫn nhưng vẫn để y, không hề canh cải.
Chứng luận một quyển, là bí quyết tồn Chân. Bình nhật nếu đã hạ thủ Luyện tâm, tức nên điều Dược. Tình cờ nếu được gặp thời chí, cũng chưa nên vội hành công theo Tứ tự quyết, mà chỉ: Ngưng Thần nhập Khí huyệt, tức tức qui căn.
Lúc nầy không đảnh khí, không Hỏa hầu, dược vật có trong đó. Trong tám chữ, nếu điều hành đã lâu thì Thần minh thanh tráng, mới có thể hành công theo Tứ tự quyết (Hấp, Đễ, Tốt, Bế), rồi lần lần vận tam bách thăng giáng Diệu Châu. Như đã được Nguyên quan hiện nơi Đảnh khí thì tự thấy rõ Chính Tý thời lai, trong ngồi phù ứng. Lúc bấy giờ mới có thể nói Dược, nói Hỏa nói Đảnh.
Chỗ đã bị hư hao, thì có công phu Trúc cơ.
Trong quyển nầy đã phân tách từng đệ từng thiên là chủ trương hoằng dương quảng duyệt. Chỉ vì sợ Tu Sĩ lãng xao nên phải nêu lên.
Phàm tạo Đơn, dưỡng Xá lợi, phải nên tuân theo thứ đệ cong phu, chớ nên phân biệt rời rạc.
Từ xưa đến nay, về Lý về Pháp của kinh thư, đều bao gồm giải thích, đầu cuối lăn xăn phiền phức, danh mục thảy đều khác lạ. Chánh văn và thí dụ thì cặp nhau mà giải thích, nên khó phân thứ đệ, hóa nên mờ mắt. Do đó nên các Hiền sĩ ngày xưa có lời than: “Chẳng biết theo chổ nào mà hạ thủ!”
Có người thơng minh nhạy bén, thì vượt ra ngồi quy củ chuẩn thằng, nên có cái lo tẩu lậu. Là do cái lỗi chẳng tuân theo thứ đệ.
Ta đã từng quán tập chân kinh, chia ra mười tiết, kết thành một khối, nếu rành cương lĩnh, chép đủ tỏa vị, khẩu quyết theo từng tiết, kết thành guồng máy, tên gọi: Nhập thất. Lại chia từng khoản hành công, tuần tự tiệm tiến, chẳng hề lấn bước.
Huệ mạng một quyển, từ xưa đến nay ít truyền, nay lại phổ biến cộng đồng, tức là thiêu mất bến Trời.
Nếu Tu sĩ nào dụng công nghiêm túc, nhất định sẽ có chứng nghiệm, vì có Long Thần hộ.
Có được quyển kinh này là do hai nhà Tăng là Vân Du và Ngộ Minh, năm xưa thường đến tỉnh Mân Đoan tọa bảy ngày đêm chẳng ăn, chẳng ngủ. Rồi một ngày kia bỏ cả hành trang mà ra đi. Vương Tử đến kịp và xin được quyển kinh này, được Thích Tử và các đồng môn quý trọng, vì thấy rất bổ ích cho công phu Thiền Định, nên chẳng sợ khiển trách, cứ theo lẽ công bình mà phát tâm quản bá.
Ngày nay Thích giáo gần như quên mất hạt giống Bồ đề cuả Như Lai đã lâu. Còn đạo Huệ mạng lại ít Sư Thầy nói đến.
Sở dĩ mệnh danh hai chữ này, mục đích chính là để đánh thức người tu học.
Nếu được kinh này mà đọc, khác nào trong đêm tối gặp được Thần đăng. Có được kinh này phải nên trân trọng.
Thù đồ mà đồng nguyên. Tam giáo chung một nguồn. Tam nguyên cùng một cội. Nam Bắc sao chia hai nẽo?
Có duyên sẽ được gặp, nhập thất ắt có ngày.
Tất cả đều chỉ cầu, một Tiên Thiên Chân khí, cùng một biển Càn Kim, cùng chủ trương khuếch sung Tánh Mạng song tu. Nội ngoại nhất quán chủ yếu là đến chỗ cùng tột mà thơi.
Huệ mạng thâu quang hóa khí, nếu chẳng phải Kim dịch thì lấy vật gì?
Cho đến Chứng Luận, khác gì túy trúc Huỳnh hoa, lập tức nội tiếp chưa hề buông bỏ.
Thanh tịnh vun bồi, không hề chống đối.
Muốn học đạo, phải học Chân đạo, Chân đạo nếu bất thành cũng nên được người có nhân phẩm cao thượng, và có thể trường sinh bất lão.
Còn học giả đạo, chẳng những được hồi đầu theo nẽo dại, mà cuối cùng có thể mất đi kiếp làm người.
Nếu quyết tâm theo học Chân đạo, tự nhiên biết Tánh biết Mạng, đắc Dược đắc Hỏa. Gặp cơ duyên có thể kết Đơn thành Xá lợi.
Còn học giả đạo dù cho biết Tánh biết Mạng, đắc Dược đắc Hỏa, cuối cùng cũng chẳng thành công.
Vô niệm hay khắc chế niệm đều tại nhất Tâm.
Công phu chính yếu của Nho bao gồm Tam giáo, Thánh nhân lâm phàm chẳng đổi lời ta.
Cho nên công phu học vấn về: Siêu phàm nhập Thánh là: "Đệ nhất yếu khắc kỷ khử tự, tiêm hào vụ tận. Sở vi tổn chí hựu tổn, nhất chí ư vơ, thân vị Thuần dương, tâm dĩ Thuần dương. Thân chơn vị phản thiên chân dĩ phản. Tại Dục vơ dục, cư trần xuất trần. Xứ xứ bồi Thổ sanh kim.
Thời thời thiên Diên ích Hống, tự nhiên Chân sư ám trung điểm đầu, nhi nhất đán hốt nhiên quán thông."
Huống chi nơi kinh này, chỉ bày đã rõ hạ thủ cũng dễ, dầu không Tài, Lữ, Địa, một mình cũng áo thể tu luyện được. Tạm mượn của Hậu Thiên để sống, mà chờ năm tháng.
Giữ được chiếc thuyền lại, cuối cùng cũng được vượt qua bể khổ.
Được kinh này khác gì được nước Cực lạc hiện ở thân ta, trong gối có bí quyết.
Chỗ hkó khăn là việc: khắc kỷ khử tư.
Sự tôn trọng nền Chánh đạo là do đó.
Bảo phát tử nói: Muốn luyện đơn trước phải học Y. thật là phương tiện thiện dụ.
Muốn luyện đơn trước phải học về quan, về kinh, về mạch khắp cả Châu thân. Cùng hiểu rõ về đạo lộ âm dương khí huyết. Cùng diệu phương của tạo hóa thơng nhau.
Trong sách Nội kinh có vẽ tượng bằng đồng, đều đầy đủ kinh huyệt.
Pháp luyện Đơn cũng khơng có bí quyết nào khác. Cũng chỉ có ba: Dược vật, Hỏa hầu, Đảnh khí mà thôi.
Ba vật ấy có Chân có Giả, có Hậu có Tiên.
Thân người đã bị phá, thì phải tá giả phục Chân, cầu Tiên nơi Hậu.
Thiên kinh vạn luận cũng chỉ phân tách thật rõ ràng ba việc này.
Độc giả giữ điều đó để cầu nơi trong ba việc, phân biệt Chân nghĩa của Tiên Thiên và Hậu Thiên, cùng giả tá Chân nguyên, thì mi mục cương lĩnh tự thanh.
Tu sĩ tu luyện qúy trọng ở vong ngôn, thủ nhất. Nhất đây chẳng phải là hư danh, mà là thái cực, là nguyên quan, thánh nhân ẩn ngôn nói: Huyền quan nhất khiếu. Gọi là Bảo Nhất. Tu hành Huỳnh đình ở trong Nhất.
Người tráng kiện thì Nhất này linh. Người đã suy nhược thì Nhất này bị che khuất.
Diên Hống đều theo Nhất này mà sinh.
Thủ cực tịnh nơi hư vơ, thì một khí Tiên Thiên từ hư vô lại.
Mượn cái hình của Nhất mà luyện cái khí của Nhất. Đắc được Nhất thì vạn sự cũng hồn tất. Đều ám chỉ Nhất là Nguyên quan.
Nguyên quan khẩu quyết trọn đủ ở đây.
Người chẳng ôm ấp lấy một niệm này, để thủ tụ thành Chân là: Dĩ Hỏa luyện dược nhi kết Đơn, dĩ Thần ngự Khí nhi thành Đạo.
Cho nên Phong hỏa kinh gọi đạo này chí giản, chí dị. Chỉ là giáng Chân hỏa đầu nhập vào khí huyệt.
Thần khí giao hiệp được lâu, tức siêu nhiên xuất hiện. Nhất này nếu gặp lúc dương sinh thì khai, dương tán thì liễm.
Thiên cơ mới bắt đầu phát động, dùng Chân ý trụ tại Tổ khiếu mà chờ. Chờ cho nguyên tinh triền động thì dẫn về bản sở.
Trong thời chánh khai, là lúc Cửu hầu dụng công, là thời Nhị hầu thể Mâu ni.
Điều dược Đồ thuyết nói: Khí phát tắc thành khiếu. Cơ tức (dừng) tắc diếu man (mờ mịt).
Lại còn nói: Hỏa tức là dược, dược tức là hỏa, Dược hỏa tức đảnh khí. Theo chi Lưu là ba, theo nguồn cội chỉ có một.
Một là khiếu này, là Yển nguyệt Lư, là mậu kỷ Thổ, là Tây Nam hương. Tên tuy khác nhau, nhưng cũng chỉ là Cốc thần. Cốc thần là căn cội của trời đất, là Tổ của hô hấp vãng lai, là tông của âm dương hạp tịch, là đại quan khiếu tu luyện.
Muốn thấy được khiếu này ngày ngày phải dụng công đến cực tịnh. Chỉ có Dược Lư Hỏa hầu mới là Chân đích. Cướp lấy Thiên cơ đoạt quyền Tạo hóa, hóa sinh các cõi Trời, khai minh ba cõi Ta bà, đều tại chỗ này. Vô hạn Tiên giới đều theo từng cấp này mà lên.
Các sách nói về nguyên quan có trên trăm tên, đều chẳng khiến trực chỉ nguyên ủy.
Nay được lời Thầy dạy rõ, nên chép thẳng ra đây, để được dung thông Chân ý với Hoa dương Thiền sư, và thuyết Điều dược, cùng tham chiếu ý chỉ vong ngôn thủ Nhất.
Chỗ rất thích nghi của chánh Đạo là trước phải lo luyện kỷ.
Luyện kỷ trong Chứng luận đã nêu hết những gì trọng yếu phải luyện. Còn những chỗ khác thì xương thuyết Chân ngôn rất rõ.
Chỗ tối nghi là cơ tiếp mạng cấp thiết.
Chứng luận, Huệ mạng mở đầu đã nói rõ về thủ thuật. Còn bao nhiêu nữa thì khác gì kim tứ bửu lục (hộp vàng chứa vật báu), như Tu thân chánh ấn cũng nói thẳng về chỗ Chân, như Tiếp mạng thể dược thì không quên lão nói.
Tóm lại, đều lấy hào cửu Nhị làm đích, gọi là nhị hầu thể Mâu ni.
Có dược thì phải quy nơi về đảnh. Đảnh này ở dưới rún một tấc hai phân. Lấy người bằng đồng của y khoa đặt nằm ngữa mà đo. Đó là thuyết “Tiền thất hậu tam”.
Thước đo thì dùng ngón tay giữa của người cần đo. Lóng giữa của ngón giữa là một tấc.
Vị trí của khiếu này cao hay thấp là tùy theo người lớn hay bé.
Thuốc đã đưa vào đảnh phải lo phong cố.
Phong là đóng kín các cửa khẩu. Cố là làm cho thận bền cố, tức vô lậu.
Bên ngoại đạo dùng loại muối bùn bít kín cái hỏa tiêu tức là Châu thiên, cần phải theo đúng quy tắc tỉ mỉ, để vận hành theo cơ tuần hườn tấn thối.
Huệ mạng có Lục hầu đồ, đã tiết tân Thiên cơ.
Còn các phần khác thì Ngũ Thủ Dương Chân Nhân đã chú thích nơi hai kinh. Lời lẽ biện biệt tinh vi, chúng ta cần nên trịnh trọng. Còn về cơ diệu dụng nhuận dư ở Mộc dục, cũng là trọng yếu.
Nhâm đốc hai mạch là đường đạo lộ của Thủy Hỏa. Chỉ có Hoa Dương Thiền Sư mới xuyển nổi về Chân đồ này.
Theo trong kinh thì chưa giải phẩu minh bạch.
Nhưng cũng chẳng nên chấp đồ mà hại y, mới là đắt quyết. Đó là quan tiết khả thủ khẩn yếu.
Còn như pháp Quá quan mới là rất bí mật.
Các pháp khác thì phẩm Tiên Phật hiệp tông có nói rõ. Nếu lúc bình nhật giữ Tâm cho thật thuần nhiên, thì lúc lâm thời ít có việc đáng tiếc.
Lúc này trăm khiếu trong thân đều mở, đau đớn tợ như dao cắt, ngàn âm tà đều chấn động tạo thành âm thanh. Cơ thể tợ như rối loạn. Tâm khả chủ trì trong lúc hổn độn. Tợ như muốn chết.
Nguyên châu đã có nơi trong, nên phải làm thế nào để Châu khỏi thuận đường mà ra.
Tất phải công phu và lập công đức cho lưỡng tồn.
Cả sáng đến tối, Thần linh hằng hổ trợ mới có thể khởi hành Thất nhật đại công.
Chỉ riêng hỏa hầu cổ nhân có nhiều phân biệt.
Còn bình nhật hỏa hầu là lúc dùng cái Lửa mà không lửa, dùng cái Hầu mà không Hầu, ít có nói đến, tu sĩ cần phải phân định.
Trong thân ta có Tí Ngọ, Mẹo, Dậu là ngôi tứ chánh. Trong đó có hai giờ Mộc dục tức là tắm rửa rất chí yếu. Lấy Diên Hống, Văn,Võ làm bí cơ.
Qua được bảy ngày này mới quét sạch được quần âm. Chỉ có một cuộc chiến mà thiên hạ thái bình, chứng phẩm, Nhơn Tiên. Cĩ thể gọi là đã thành Chánh quả.
Chánh Thanh Sơn nhơn lại ghi tựa.
KIM TIÊN CHỨNG LUẬN
Mục lục
~ o ~
1.Tựa luyện đơn.
2.Chánh đạo thiển thuyết
3.Luyện kỷ trực luận.
4.Tiểu châu Thiên Dược vật trực luận.
5.Tiểu châu Thiên đảnh khí trực luận.
6.Phong hỏa kinh.
7.Hiệu nghiệm thuyết.
8.Tổng thuyết.
9.Đồ thức.
10. Đồ thuyết.
11.Cố mạng thuyết.
12. Phong hỏa luyện tinh phú.
13. Thiền cơ phú.
14. Diệu quyết ca.
15. Luận Đạo đức xung hịa.
16.Hỏa hầu thứ tự.
17. Nhâm đốc nhị mạch đồ
18. Quyết nghị
19. Nguy hiểm thuyết.
20. Hậu nguy hiểm thuyết.
1- TỰA LUYỆN ĐƠN
Hoa Dương viết : Dục tu đại đạo giả lý vơ biệt quyết, vơ phi Thần khí nhi dĩ. Tiên tu cùng kỳ Tạo hóa, cứu kỳ thanh trượt, tắc tinh sanh phương khả thám nhiếp. Thứ sát kỳ hơ hấp, minh kỳ tiết tự, tắc thần ngưng phương tự luyến hấp, nhiên hậu khả thi, khả thọ, nhi tinh khả hóa.
Thần là Nguyên thần trong Tâm. khí là Nguyên khí trong Thận. Lúc luyện Tinh thì khí ở trong tinh. Tinh Khí vốn là một vật. Cho nên Tào Tổ sư nói: Đại Đạo giản dị, chỉ có Thần với Khí mà thôi. Tu sĩ cần phải biết rành cái Đạo Thần Khí, tức là cái Đạo tánh Mạng âm dương, cho nên nói: Lý vô biệt quyết, chỉ có Thần khí mà thôi.
Tạo Hóa: Là sanh cơ trong thân ta. Người do cơ này mà sanh hình. Tiên phật do cơ này mà thành Đạo.
Tu sĩ trước phải hiểu cho tận cùng cơ Tạo hóa này mới có thể hạ thủ.
Thanh : Là không còn tuớng nhơn, ngã, thiên, địa, hồn nhiên, nguyên vẹn như thuở Thái hư mờ mờ hỗn độn. Lúc bấy giờ một dịng khí Tiên Thiên chưa phát. Ta phải hư tâm mà chờ, cho đến lúc tinh cực thì có Nguyên khí phát động. Nguyên khí này rất thanh.
Trược : Là do tu sĩ khởi tâm tồn tưởng tư Lự, kiến văn tri giác, mà sau đĩ khí vi dương mới động và sanh ra trược khí.
Hơ hấp : Là nĩi về cơ vận chuyển của Chân khí phát xuất từ nơi của Tốn. Dụng công thì có thứ tự chuyển biến, chẳng phải chỉ có một. Như lúc tinh sanh thì phải dùng cơ hô hấp để nhiếp tinh. Lúc Dược sinh thì dùng hô hấp để thể dược. Lúc dược đã quy Lư thì dùng hô hấp để phong cố, lúc khởi hỏa thì dùng hô hấp để khởi. Lúc Mộc dục thì dùng hô hấp để tắm rửa. Cho nên gọi: Tiết tự.
Thần đã ngưng nhập khí huyệt, thì Thần tự nhiên Luyến Khí.
Thi: Là khí Hậu Thiên, còn gọi là mẫu khí.
Thọ: Là khí Tiên Thiên, còn gọi là khí con.
Tử khí đã thọ mẫu khí, thì Tinh tự hóa Khí.
Nếu chẳng minh cơ tiêu tức của Mẫu khí, thì tử khí tán phát ra ngoại cảnh, nên tinh khơng thể nào hóa ra Khí được.
"Dự kiến thế nhân diệt tri Dương sinh, nhi luyện tinh bất trụ, Kim Đơn bất thành giả, giai nhân bất tri kỳ tự nhiên nhi nhiên, dĩ hỗn thể hỗn luyện chi quá dả. Thả quan cổ thơ chi sở tát dụ danh Lư Đảnh, đạo lộ, tắc nhơn bị Lư đảnh, đạo lộ chi sở hoặc. Du danh Diên Hống Dược vật, tắc nhơn nhơn bị diên Hống Dược vật chi sở ngộ. Cố quả đạo dũ hiển, Nhi Chân đạo dũ hối! Thế nhơn dụ nhi hoặc nhơn cuống nhơn giả chúng hỉ.
Do thử quan chi: Trí giả đắc Sư nhi minh, ngu giả bị sư nhi ngộ, giai nhân bất ngơ quần thư giản dị chi diệu, nhi chánh thất Chánh Lý."
Ta thấy người đời học Đạo cũng biết dương sinh, nhưng luyện Tinh cũng khơng trụ, cũng bị tẩu lậu mãi, như vậy làm sao thành Kim đơn được. Lý do là chẳng biết quy luật tự nhiên như nhiên của Thiền công, nên Thể dược, Luyện dược lộn xộn.
Dược sản thì có thời. Phong cố thì có Lư, Châu Thiên có độ số. Nhưng đều chẳng biết nên dụng công lộn xộn, Thể chẳng ra Thể, luyện không ra luyện. Chẳng biết lúc nào Dược sản. Chẳng biết Lư ở chỗ nào để Phong. Chẳng biết Châu Thiên độ số là bao nhiêu. Chẳng biết lúc nào dụng văn, lúc nào dụng Võ, lúc nào Văn Võ kiêm dụng v.v…
Cổ thư có ví dụ Lư đảnh, là cơ sở luyện tinh hóa khí. Phương sĩ mượn đó mà nói: Nữ đảnh mà nói Thiêu luyện. Sơ học vì chưa đắc Chân truyền nên tin theo mà bị lầm lẫn!. Tu sĩ, dù cho cổ Chân chí cũng không tránh được sự ngộ nhận.
Đạo lộ: Là hai đường mạch âm dương. Nhâm Đốc trong người, dùng để Thể nội dược, để điều hiệp âm dương, để luyện trường sinh, để vận Châu Thiên, để nối liền hai mạch. Chủ yếu là khai thông con đường này để dẫn Xá lợi quá quan.
Dẫn Khí:
Đốc mạch khởi hành vào giờ Tí, bắt đầu từ huyệt Ngân xỉ lên Sơn căn, lên Thiên môn, ra ngọc Chẩm, xuống Giáp tích, rồi xuống Trường cường là chấm dứt cơ hiển hành của đốc mạch, theo đường rỗng của cột sống. Đến đây thì nó vi hành vào con đường bên trong.
Nhâm mạch khởi hành vào giờ Ngọ, bắt đầu từ huyệt Hội âm lên quang nguyên, lên Thập Nhị trùng lầu, lên Thừa tương, đến Ngân xỉ, rồi trở xuống theo đường trong mà về ngôi cũ.
Chúng ta nên biết: Hai mạch này vận hành như trên đã nói, là vận hành theo cơ vận chuyển của âm dương Hậu Thiên nên con người có sanh tử.
Hai mạch vận hành như trên là tà cơ, nên Thủy Hỏa đều tà. Do đó Càn cung bị tà thủy ô nhiễm gây cho trí tuệ con người bị mất dần dần!.
Còn Tà hỏa thì xuống thiêu đốt tạng thận, làm cho tuổi thọ con người dần dần giảm thiểu!
Thánh nhân vì thương người mới dạy: Phải nghịch chuyển Hà xa, là dạy ta con đường vận Châu Thiên, mục đích cao tột là đạt chứng chánh quả trường sinh bất tử.
Nghịch chuyển hà xa còn gọi là cơ vận chuyển của Trung Thiên giáo phát.
Thể thủ do cơ nghịch chuyển mà vận.
Châu thiên do cơ nghịch hành mà chuyển.
Suốt thơng được lý này, pháp này, thì Kim đơn sẽ thành.
Cổ nhân luyện đơn, lấy Diên Hống thí dụ cho thần khí, lấy được vật ví dụ cho Nguyên tinh.
Cũng do ví dụ đó mà có nhiều người bị ngộ nhận!.
Người mê nghe nói Diên hống bèn lấy phàm diên phàm hống thiêu luyện làm dược vật, rồi cho người uống, gọi đó là thuốc trường sinh, cầu phú quý!
Có người bị phá gia, bị tán mạng, thật tội nghiệp!
Các kinh sách tuy có nhiều danh từ thí dụ, nhưng xét về cội nguồn cũng chỉ có; tâm với Thận, Thần và khí mà thôi.
Những kẻ có tà tâm mới lấy dụ để làm dụ, gọi là mê dẫn mê. Sở dĩ trong thế giới hiện nay có vô số người mê, nên mới có nhiều tà sư nổi lên dựng thành tà đạo. Tà đạo vốn có nhiều pháp thuật khá hấp dẫn, khá lôi cuốn đuợc số đông người theo.
Tà đạo càng thịnh hành bao nhiêu thì Thánh đạo càng bị mờ tối bấy nhiêu.
Tà đạo hay ngoại đạo, chẳng phải chuyên chú mê hoặc Lừa đời, mà còn cái lầm ở chấp thiên.
Thí dụ: như chuyên tánh chuyên dương, mà bỏ mạng bỏ âm. Cơ dương hay cơ âm đều bất thành vạn vật.
Vậy thì Thánh đạo há được thành sao?.
Con người sống ở thế giới này quan trọng hơn hết là giác ngộ hay không giác ngộ.
Giác ngộ là người trí. Chẳng giác ngộ là kẻ ngu.
Chủ yếu của trí là biết được lẽ sơng Chân lý của con người.Thí dụ như khi mình lỡ phạm phải điều lầm lỗi, thì biết và lập tức đổi liền. Phât, Thánh, Thần, Tiên cũng theo phương pháp này.
Có một chủ đích rất quan trọng của đời người là phải học, phải tu. Tu học thì phải có Chân sư.
Người gặp được Chân sư chẳng chỉ là có Trí, mà phải có Túc duyên, có Thiện căn, có Chí lớn.
Chỉ có bậc Chân sư mới hướng dẩn cho ta hiểu rành Chánh lý, Chánh pháp và Chánh đạo, mới giúp ta chánh quả trường sinh bất tử.
Còn những người, cũng chẳng chỉ là ngu, mà chẳng có Túc duyên, chẳng có Thiên căn, chẳng có chí lớn, nên phải lầm gặp tà sư! Lại còn một nguyên nhân là chẳng hiểu chỗ chí diệu giản dị của quần thư, nên không tầm ra Chánh lý. Có lời nói: Có người đọc hết năm xe sách, mà còn có một chữ nhất không hiểu được hết Chân ý.
"-Cố dư dục chánh nhi trực luận. Phú Thiên đạo giả nguyên hồ Tiên thiên chi Thần Khí. Luyện Tinh giả tắc Khí tại hồ kỳ trung. Luyện hình giả tắc Thần tại hồ kỳ nội. Luyện thời tất minh kỳ Hỏa. Dụng Hỏa tất kiêm kỳ phong. Tồn hồ kỳ Thành, nhập hồ kỳ Khiếu, hiệp hồ Tự nhiên. Nhược năng như thử, y thời nhi luyện, tắc Dược vật tự nhiên sanh hỉ. Sanh cảnh du kỳ thục lộ hữu chi. Nhược bất khởi hỏa quy Lư, nan miễn tẩu thất chi hoạn dã. Nhiên Dược vật ký qui Lư, hựu đương tốc khởi Hỏa bứt hành kỳ Châu Thiên. Thoảng bất minh kỳ Hỏa hầu chi tinh vi, tuy hữu Dược nhi Dược bất năng thành Đơn. Bất tri Thái thược chi Tiều tức. Bất minh thăng giáng chi pháp độ.
Bất thức Mộc dục chi hầu. Bất hiểu quy Căn chi sở. Như thử không luyện, hà đắc thành kỳ đạo xả."
Thần là nguyên Thần, Khí là nguyên Khí.
Tiên thiên: Là thời Vô cực, thời Hồng mông vị phán, thái cực chưa chia. Tức là trước cơ hổn loạn trời đất.
Nguyên thần và Nguyên khí là hai thành phần thuộc lãnh vực, thuộc tinh thần của Tiên Thiên.
Tiên Thiên trong lãnh vực Thần khí, cụ thể Thần là Chân ý, Khí là Chân dược.
Chân ý là kết quả của Cùng lý. Chân dược là kết quả của công phu Điều dược.
Nếu chưa đạt được kết quả Cùng lý thì không có Chân ý. Chân ý là vị Chân sư trong người của ta.
Có được Chân sư, có được Chân dược, thì lo gì Chánh quả không thành.
Tinh là do khí thuận hóa. Khí là do Tinh nghịch luyện. Có được Chân tinh là do tâm cực tịnh mà Thận động nên sinh ra, còn gọi là Chơn đơn. Còn nếu Tâm và Thận đều động thì sinh ảo đơn.
Có Tinh và có Khí, là do ở cơ thuận hóa và nghịch luyện. Tinh với khí là một. Cũng như nước và hơi nước vốn không hai. Nước bốc lên thành khí, khí ngưng tụ lại thành nước. Còn nước và Tinh thì còn lậu. Tinh và nước đã tận huân hóa, thì lấy đâu mà lậu. Thánh nhân dạy ta dùng Chân hỏa để huân hóa thành phần Tinh cho trọn vẹn, thì thành Sơ chứng.
Luyện hình là luyện thành phần Khí đã hóa ra hữu hình, hay Khí này có mang phần âm. Tức là luyện phần hữu hình đó thành vô hình, và luyện phần âm đó trở nên dương và thành Thuần dương.
Sở dĩ thành phần Khí này hóa ra hữu hình là do Thần thuận hóa theo cơ biến hóa âm dương của Hậu Thiên. Thần vốn thuộc dương. Khí vốn thuộc âm. Trong âm có dương. Như vậy thì trong Thần cũng có Khí, trong khí cũng có Thần.
Luyện thần: là cái thời kỳ hạ thủ công phu. Thí dụ như thời Thể thủ có bốn thời: Là thời Thể thủ, thời huân chưn, thời Phong cố và thời vận hành.
Còn vận Châu Thiên thì có thời Hành thời Trụ, thời Khởi thời Chỉ.
Thời Châu Thiên còn chia ra Đại châu Thiên và thời Tiểu Châu Thiên.
Thời còn có thời Tịnh chiếu, thời Mộc dục. Tóm lại mỗi một công phu trong cơ Tiền định đều có thời. Chủ yếu là Chân thời, là thời nội bất động mà ngoại động.
Thời còn có Thời hượt Tí thời cố định, và huợt tí thời bất định.
Mỗi một thời công phu có cơ dụng Hỏa khác nhau. Thí dụ như thời Tiểu Châu Thiên, có văn hỏa và Võ hỏa, có Văn Võ đơn dụng, có Văn hỏa kiêm dụng.
Hỏa còn có Quân hỏa, Tướng hỏa và Dân hỏa. Lại Còn có Chân hỏa, tà hỏa.
Có Chân hỏa mới huân hóa tất cả các phần âm trong người hóa ra dương, rồi huân hóa cho thành Thuần dương, thì thành Đạo, Dịch lý gọi: Càn Càn bất tức.
Thành phần Hỏa đĩnh một vai trò trọng yếu trong công phu Thiền định, nên Tu sĩ cần phải Cùng lý ở Hỏa. Chẳng nên xem thường sẽ có nguy cơ.
Dùng Hỏa phải có cơ tiêu tức Tốn phong. Thí dụ như người thợ rèn dùng hai ống bể để tạo ra gió, quạt thổi cho lửa bùng lên.
Công phu dùng Hỏa ở đây phải dùng khí hơ hấp làm gió, lửa và gió bức Chân khí vận chuyển. Nhưng dùng cơ hô hấp trong công phu Thiền định, Chân ý không được nghĩ về hô hấp, nếu nghĩ đến thì mắc Tướng hữu vi.
Công phu Thiền định phải đặt trọn lòng Chí thành. Tu sĩ phải trọn đời giữ đức chí thành. Tức là trong lòng không còn một hào li hư ngụỵ, thì công phu tu luyện mới mong thành công.
Thần phải thường trụ nơi Tổ khiếu. Lâu ngày thì Thái cực hiện, gọi là Huyền quan xuất hiện.
Đức Lão Tử nói: Cốc Thần bất tử. Là nói về chỗ này, chỗ nhập hồ kỳ Khiếu.
Dịch Lý cĩ nĩi: Vô cực Nhi thái cực. Là nói về Tổ khiếu Huyền quan xuất hiện nơi cung
KIM TIÊN CHỨNG LUÂN CHỨNG
Học cũng chẳng đúng pháp độ của Hỏa, đâu được thành Đơn, cho nên phải hiểu rõ tất cả.
Thái thược là cơ hô hấp vãng lai. Cổ nhân thí dụ Tốn phong. Thăng giáng do đây mà vận. Chẳng được gío này thì vận chuyển không đúng pháp.
Tiểu Châu Thiên đều nương theo Tốn Phong của Thái thược, để làm quyền bĩnh cho Kim đơn.
Thăng giáng là cơ vận hành cho Châu Thiên có độ số. Thường thường người tu học chẳng biết độ số của thăng giáng nên Đơn không kết.
Mộc dục là cơ sanh sát của Mẹo Dậu, cho nên Đình tức cũng là hầu Mộc dục.
Quy căn là quy về khí huyệt, về bản vị.
Không luyện là chẳng hiểu rõ Chân quyết của Chánh đạo. Chánh đạo là đạo Tánh mạng.
Không luyện là chỉ tu Tánh mà không luyện Mạng, do đó nên có lời nói: Hiền khổ tịnh không hay ngột tọa ngoan không. Tu cĩ tu cũng vô ích.
Đại phàm lâm cơ chi thời tất tu sướng minh kỳ Thần, mãnh dũng kỳ chí, lập đinh Thiên tâm chi chủ tể, bồi hồi bức tấu chi vận chuyển, nội cổ Thác thược chi tiêu tức, ngoại y đẩu bỉnh chi tuần hồn. Như thử Thần Khí tương y nhi hành, tương y nhi trụ, Tắc Châu Thiên chi tạo hĩa vơ bất nghi.
Thời: Càn Long Canh Tuất xuân, Truyền Lô Liễu Hoa Dương Tự, ư Quán thành chi, Khiết Vương cổ miếu trung.
Lâm cơ chi thời: Là đến lúc hạ thủ cơng phu, như Thể thủ, huân chưng… Tối kỵ hôn mê tán loạn.
Lúc lâm thời hạ thủ công phu, tinh thần phải tinh tấn và dũng mãnh. Tự mình tu, tự mình thành, không thể nương tha hay nhờ người khác tu giùm. Lập tâm kiên cố như kim cương mới vượt qua 81 cơ khảo thí.
Thiên tâm là Trung huỳnh, ở chính trung của trời đất. Còn một tên nữa là Thiên can, là đẩu bỉnh. Tại nơi trời là Thiên tâm, ở nơi người là Chân ý. Trung can nếu thất Chân ý, cũng như thân bị mất quân.
Bức tấu: Là Chân ý bồi hồi vãng lai, tợ như trục xe chuyển vận. Lão Tử gọi: Tam thập lục, cọng nhất cốc.
Thác thược: Là thí dụ cơ hô hấp, tợ như hai ống bể của thợ rèn. Trong cơ thác thược có cơ vi vi hô hấp, gọi là Tiêu tức. Châu Thiên Hỏa hầu đều nuơng theo Chân tức, lấy hô hấp
THÍCH NGHĨA CHÍNH VĂN
Tu theo Đại đạo, nhớ một bí quyết: Chỉ có Thần Khí mà thôi.
Trước phải hiểu về cơ tạo hóa và biết có đục có trong, thì Tinh sanh mới có thể hạ công Thể thủ.
Tiếp đến phải minh về cơ hô hấp, lại phải suốt thông ở tiết tự công phu, thì Thần ngưng Khí mới tự luyến hấp.
Sau đó hai khí Tiên Thiên và Hậu Thiên phải khế hợp, thì tinh mới hóa thành Khí.
Ta thấy người đời cũng biết dương sinh, nhưng luyện Tinh mà Tinh chẳng trụ, Kim đơn chẳng thành, đều do chẳng biết quy luật Tự nhiên phải như vậy. Cũng đều do cái lỗi Thể lầm Luyện lộn!
Còn về cổ thư, vốn đã tạo ra nhiều tên thí dụ, như Lư đảnh, như Đạo lộ, rồi có kẻ mượn Lư đảnh, đạo lộ mà mê hoặc người. Thí dụ Hống, Diên, Dược vật, cũng có kẻ mượn đó mà phĩnh phờ người.
Cho nên hễ giả đạo càng sáng, thì Chân đạo càng tối.
Người đời mượn thí dụ mà mê hoặc người, lôi cuốn kẻ mê để trục lợi đồ danh, kể ra cũng vô số!
Theo đó mà quán xét: Bậc Trí thì được gặp, Chân sư thì hiểu rành Chánh đạo.
Còn kẻ mê si, phải gặp tà sư, mà bị lỗi lầm. Đều do chẳng hiểu được phần dạ lý của quần thư giản dị mà phải mất đi phần Chánh lý.
Cho nên chính ta muốn nói thẳng lên, gọi là Trực luận.
Tiên đạo nguyên cơ là Tiên Thiên Thần Khí. Lúc luyện Tinh thì khí ở trong Tinh. Lúc luyện hình Khí thì Thần ở trong hình khí.
Lúc luyện phải rành về Hỏa, dùng Hỏa phải dùng lấy Gió.
Chủ yếu là phải bảo tồn đức Chí thành, mới có thể quy nhập về Tổ khiếu, và khế hạp với luật Tự nhiên.
Nếu được như vậy, rồi nương theo thời mà luyện thì Chân dược tự nhiên phát sinh.
Chân dược đã sinh, Tu sĩ phải nhớ nó có con đường thực lộ. Nếu chẳng khởi Chân hỏa mà đưa nó về Lư, thì khởi khỏi có cái lo tẩu thất.
Lúc Chân dược đã quy Lư, phải nên gấp khởi Chân hỏa, mà bức hành Châu Thiên. Thoảng như chẳng minh tận tinh vi của Hỏa hầu, tuy có Chân dược cũng chẳng tận tinh vi của Hỏa hầu, tuy có Chân dược cũng chẳng thành Kim đơn. Chẳng biết cơ Thác Thược và Tiêu tức Chẳng minh pháp độ thăng giáng! Chẳng biết rành hầu Mộc dục! Chẳng hiểu chổ sở tại để quy căn.
Nếu như vậy thì phải bị không luyện, làm sao thành đạo được.
Đại phàm lúc lâm cơ, tất nên thơ sướng ở Thần, dũng mãnh ở Chí. Lập định Chân ý ( Thiên Tâm) làm chủ tể.
Luận hành cơ vận chuyển như trục xe. Trong thì cổ vũ cơ Tiêu tức của Thái Thược. Ngồi thì nương theo chuổi Sao mà tuần hồn. Được như vậy thì Thần khí nương nhau mà hành, nương nhau mà trụ, làm sao cơ Tạo hóa chẳng được khế nghi./.
CHÁNH ĐẠO THIỂN THUYẾT
Tận Ngôn Tiểu Châu Thiên
Hoa Dương viết : Tiên đạo luyện Nguyên tinh vi đơn. Phục thực tắc xuất thần hiển hóa, thế gian vô bất hỉ nhi nguyện cầu.
Nại hà Thiên cơ bí mật, học giả vị tất cùng kỳ căn nguyên, cố đa tại trung đồ nhi phế. Sở dỉ dư kim thiển thuyết, sử học giả khái nhi chứng chi.
Phù, tinh vi vạn vật chi mỹ, tức dưỡng thân lập mạng chi chí bửu.
Như tinh dĩ bại giả dĩ tinh nhi bổ Tinh, bảo nhi hườn sơ, sở vị đắc sinh chi do.
Vị bại giả, tức dĩ thử nhi siêu thốt, dưỡng thai hĩa Thần tắc diệu dị vi, dị tu, dị thành chi quả.
Tiên cơ về hạ thủ luyện Đơn, tức là nguyện nguyên Tinh trong Thận. Tinh sung mãn thì khí tự phát sinh, và luyện cho khí này trở thành Nguyên khí. Lại luyện cái Nguyên khí này để bồi bổ Chân khí Tiên thiên. Bổ cho đến khi nào Chân khí được sung túc thì sanh cơ bất động.
Sanh cơ bất động còn gọi là Tru bạch hổ (Nam) hay Trãm xích long (Nữ), hay gọi Lặt dương quan. Là quả Sơ chứng Trường sinh bất tử của phẩm Nhơn Tiên
Phục thực: Còn gọi là Quá quan Phục thực. Quá quan là đi qua ba cửa Tam quan và Thiên mÔn quan, Thượng Thước kiều quan, Thập nhị trùng quan.
Phục thực: Tuy nói Xá lợi về Trung đơn điền, mà có pháp kiêm điền, nên có Hạ đơn điền, chỗ cũ của Xá lợi thành, nên gọi Phục thực.
Quá quan phục thực là một pháp môn rất bí mật. Chỉ truyền cho hàng Thượng căn.
Sau mười tháng hồi thai tại Trung Điền viên mản có tên ví dụ là Ngọc Mâu ni rồi lên Thượng điền để luyện xuất Thần hiển hóa, biến thiên ức hóa thân. Người thế gian nào lại không thích.
Thiên cơ bí mật : Là thời dương đọng trong thân ta, còn gọi là Huợt Tí thời. Là cơ tâm mật của Tiên Chân Thượng Thánh, chẳng chép ra tre lụa, nên Tu sĩ làm sao Cùng lý đến tận căn nguyên, cho nên nữa đường phải bỏ cuộc.
Tinh là vật tối mỹ cuả con người và vạn vật. Người còn tinh này thì sống và là điều kiện phải có thể bước lên bậc Thượng thừa. Người đã khánh kiệt Tinh này thì xem như đã chết đi một kiếp người, nên muốn bước lên bậc Thượng thừa phải chờ kiếp sau!
Tinh này là căn nguyên của Tánh Mạng.
Cổ nhân có nói: Lưu đắc dương tinh Thần Tiên hiện thành. Há chẳng báu sao?
Các thành phần Tinh đã hao tán, phải dùng pháp bổ tinh mà hổ trợ.
Hán Chung Ly Chân Nhân nói: Vãn niên tu trì, Tiên luận cứu hộ.
Vị bại là Chân đồng, thì Tinh mãn Khí túc, nên khơng cần phải trúc cơ bổ Tinh, Cứ hạ thủ trong một thời gian ngắn là kết Xá lợi.Nhược dĩ Thần thử Tinh, do Tự nhiên chi Tạo hóa, tắc Nhơn đạo tồn. Nhược dĩ Thần nghịch thử Tinh, tu Tự nhiên chi Tạo hoá, tắc Tiên đạo thành. Cố: Tinh giả nải thị nhập tử nhập sanh chi quan tỏa. Kỳ danh tuy nhiên xưng chi viết: Tinh. Ky lý bổn tự vơ hình.
Nhân tịnh trung động nhi ngơn chi viết: Nguyên tinh. Đương kỳ vị động chi tiền, hồn nhiên khơng tịch, thị chi bất kiến, thính chi vơ thinh, diệt phi Tinh dã, diệt phi vật dã.
Vô khả danh nhi danh, cố danh chi viết: Tiên Thiên. Dịch viết: Vô cực thời dã.
Tự thời tắc Thần tịch, Cơ tích, vạn vật quy căn. Thử chánh vị chi hư cực tinh đốc.
Tinh trung hoảng hốt, ngẫu hiểu dung hội chi diệu ý, tiện khả danh nhi hữu kỳ danh, cố danh chi viết: Đạo. Dịch viết: Thái cực thời dã.
Người đời gặp lúc tinh sanh, chẳng biết tu luyện, là không biết cách thu nó về, nên thuận theo cơ Tạo hóa, là nam nữ giao cấu rồi sanh người, nên gọi Thần thuận thử tinh.
Tu sĩ nhờ có bậc Chân sư chỉ truyền pháp Thể thủ, biết cơ Tạo hóa của tinh này, biết nghịch quy Khí huyệt, rồi dùng Chân hỏa hà huyệt cho tinh hóa thành khí, mà thốt thai để thành Tiên hóa Phật. Theo đó mà đắc, là do tinh nghịch cảnh hóa.
Tinh là căn do phân Thánh phân phàm.
Còn tinh thì sống. Tinh kiệt thì chết, nên gọi: Quan tỏa. Tinh này trước khi chưa động, trong ấy vốn hư vô, có tinh đâu mà gọi tên. nhân được tích cực, dương theo tinh mà phát động, nên gọi tên là Nguyên tinh.
Trong lúc chưa động là thời Hồng mông chưa chia. Huyền môn gọi là Tiên thiên. Thích gia gọi là oai âm. Nho gia gọi là Vô cực. Tổng thuộc hư vô nên khí cũng không.
Lúc bấy giờ là thời Hồng mông vị phán vốn một khối, chẳng thấy tướng của: Thiên , Địa, Nhơn, Ngã, như mùa Đông, vạn vật Quy căn, dương khí tiềm tàng, nên gọi Cơ tức lại có khí sinh.
Hoảng hốt là trạng thái âm dương mới bắt đầu biến hóa, gọi là Thiên cơ gần manh nha chứ chưa thiệt động. Thiệu Khương Tiết Tiên Sinh nói:
Hoảng hốt âm dương sơ biến hóa.
Nhân ơn Thiên Địa sa hồi triền.
Thái cực khí gần phát động thì khí Nguyên dương (Nguyên khí) sắp phát sinh. Sau khi khí này sinh rồi thì chuyển thành trạng thái hồi truyền và có Nguyên tinh phát sinh. Thể thủ là thể cái Tinh này.
Thời Vô cực chưa có gì cả nên làm gì có danh. Trong con người gọi là cung Vô cực tức là Tử cung. Khi một điểm dương tinh của cha điểm vào cung này gọi là Vô cực nhi Thái cực.
Còn luận về người tu luyện thì Vô cực là Cốc Thần, Thái cực là Huyền quan Tổ khiếu.
Luận về vũ trụ bên ngồi, thì vô cực là cảnh đại hư phong, còn Thái cực là Tử vi tinh.
Từ khi Thái cực hiện ra là có danh, tức Thái cực là Thái Cực Thánh Hoàng là Thượng Đế, là Đức chúa trời, là Đạo.
Nhân thử Cơ nhất manh viết: Nguyên khí, Khí ký dĩ manh nhi hậu triền động viết: Nguyên tinh. Tu Tiên tác Phật chi tạo hóa, tùng thử nhi hạ thủ. Nhược phù trần niệm kiêm phỉ, tất hóa dâm tinh thuận dương quan nhi xuất.
Tu sĩ chánh đương thử thời, chánh niệm vi chủ, dĩ Thần ngự Khí, sử hô hấp chi khí lưu luyến Nguyên tinh, khả vi hườn nguyên chi đạo. Chân tinh ký đắc hườn nguyên, sử kỳ Thần Khí hỗn hợp lưỡng bất tương li. Sử kỳ nhi vật dung hóa, hiệp nhi vi nhất. Như Dịch sở vị: Thiên địa, nhân ơn, vạn vật hóa sinh. Nhiên hậu Tiên Thiên Chân nhất chi khí, nhưng cựu tùng khiếu trung phát xuất, nhi vi Kim đơn chi chủ tể. Sở dĩ cổ vân: Vị hữu bất giao cấu, nhi khả năng thành tạo hóa giả hồ?
Đoạn văn này Thiền sư đã tiếp tận Thiên cơ, tu sĩ cần phải cùng lý để ứng dụng cho cơ Thiền định. Thánh nhân có nói: Nhược vô chí tu Tiên tu Phật, hà năng tham cứu Thiên cơ.
Chỉ có hàng Tu sĩ phát tâm chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mới quyết tâm tham cứu Thiên cơ.
Thiên cơ là khí Chân dương trong người phát động. Chân dương khí bắt đầu phát động gọi là Cơ nhất manh. Thì có Chân khí phát sinh.
Chân khí sau khi đã sinh và bắt đầu triền động thì có Chân tinh phát sinh.
Lúc khí Chân dương bắt đầu manh nha, ta lập tức hồi quan phản chiếu, ngưng Thần Tại Tổ khiếu mà chờ. Chờ đến khi Chân tinh phát sinh thì lập tức thu nhiếp quy Lư.
Tất cả Phật Thánh Thần Tiên được chứng quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều dụng công thể thủ Chân tinh này. Nếu bỏ Chân tinh này thì vạn vô nhất thành.
Chân khí triền động rồi sinh Chân tinh này, là thuốc không già không non, đúng là Chân được nên thể nhập quy Lư.
Thời gian dụng công Thể thủ, phải giữ cho Tâm thật hư tinh, nếu có trần niệm dấy lên, tất sẽ hóa thành dâm tinh, thuận theo đường Thục lộ mà ra.
Công phu Luyện kỹ còn gọi là Trúc cơ. Là xây nền đắp móng cho thật kiên cố, là Luyện kỹ thật thuần thục, là luyện tâm đã thuần nhất.
Tu luyện được như vậy mới có Chân dược, mới biết dùng Chánh niệm làm chủ cho công phu thể thủ, mới dụng công dĩ Thần ngự Khí đúng pháp, và mới làm cho Chân khí trong cơ Tiêu tức lưu luyến Chân tinh. Có được như vậy mới đúng cái đạo hườn nguyên, là Thể dược quy Lư.
Chân tinh khi đã quy Lư, tự nhiên có sự huyền diệu, như Vô cực mà có Thái cực. Nếu như không có Chân tinh, thì Lư này không có huyền diệu gì cả. Cũng như Vô cực mà khơng có Thái cực, thì Vô cực này khơng có cơ linh diệu biến hóa.
Nhờ có cơ linh diệu của Lư này mà Thần với Khí trộn trạo nhau, tợ như Thủy ngân với chì hòa lẫn nhau khiến nên hai thành phần không hề lià nhau, dung hòa làm một.
Khí của trời, khí của đất nếu chẳng giao mhau thì không thể nào sanh ra vạn vật, và vạn vật cũng không thể nào nối tiếp sự sống còn.
Như trong một ngày đêm khơng có hai giờ Tuất, Hợi Thái cực thì vạn vật sẽ khơng co cơ Tạo hóa tiếp nối sự sống còn trong ngày mai.
Trong một tháng có 5 ngày, từ 26 đến 30 âm lịch, trong một năm có 2 tháng Tuất Hợi, trong một đại nguyên 129.600 có hai hội Tuất Hợi… Là thời gian Thái cực tạo nên cơ Tạo hóa tiếp nối sự sống cón.
Con người mới bắt chước theo đĩ mà dụng công Thiền định, là tạo nên trạng thái Thái cực miên miên mà Cốc thần bất tử, mà siêu phàm nhập Thánh.
Thái cực miên miên tại Cốc thần, thì có Tiên Thiên Chân nhất từ trong Cốc phát xuất và làm chủ tể của Kim đơn.
Cho nên Cổ nhân có nói: Nếu chẳng có cơ giao cấu thì làm sao có cơ Tạo hóa?
Cơ giao cấu đĩ là: Thái dương nhập Thái âm, là Tây trạch nữ xuống kết cấu với chàng Đông xá lang, là: Thủy tắc Hống đầu Diên quật, trung tắc Diên nhập Hống gia.
Phù ký tri thử khí chi sanh cơ, tức khả dĩ hành hỏa bổ khí nhi luyện đơn. Cố hữu biện thời thể thủ Châu Thiên chi biện thời hầu.
Cổ vân: Thời chí Thần tri. Chánh ngơn thử dược sản Tiên Thiên Chân khí.
Tu sĩ tu đương thử thời, tu dụng ngưng Thần hiệp Khí chi phát, thâu phĩ ư bản cung, tắc thị vi ngã sở hữu chi diệu dược. Dược khí ký thừa thọ dĩ quy Lư, tu đương bồi hồi ư Tý Ngọ, vận động thân trung chi triền cơ, hựu tất tu giả hơ hấp chi khí, nhi xuy khư chi, phương đắc Càn Khơn ư Nguyên quan hiệp nhi vi nhất, tuần hườn ư câu quản.
Cố Thần khí thừa hơ hấp chi năng, tài đắc tương y đồng hành nhi bất ngoại du.
Thả khí chi hành trụ, hựu phạ hữu thải quá bất cập chi tệ. Cố tất y Châu Thiên chi hạn pháp. Ngơn thập nhị thời như nhất nhật nhất Châu. Cố Khơn hư vân: Tí hành tam thập lục, tích đắc dương hào nhất bách bát thập số. Ngọ hành nhì thập tứ, hiệp đắc âm hào nhất bách nhị thập số. Ngoại kiêm Mẹo Dậu chi pháp. Trung đồ hành Mộc dục hồn thành Châu Thiên. Sở dĩ cổ vân: Khí hữu hành trụ khởi chỉ đa thiểu chi hạn pháp.
Đoạn văn này Tiên gia gọi là Châu Thiên vận. Thích gia gọi: Pháp luân thường chuyển. Nho gia gọi là Hành đình.
Châu Thiên vận cĩ định kỳ là từ thời cơng phu. Có bất định kỳ là sanh cơ của Chân khí.
Cả hai thời kỳ dụng công Châu Thiên vận đều nhằm mục đích hành hỏa bổ khí. Hỏa có đặt tính là dương, nên hành hỏa là lấy dương khí để bồi bổ cho dương khí, rồi dụng công huân chưn cho dương này hóa thành Thuần dương. Vậy hành hỏa cũng là công phu Càn Càn bất tức của Dịch lý, cùng công phu Tấn dương hỏa để dưỡng hỏa, để bổ hỏa của Tiên gia.
Tiên gia còn có Bổ âm vơ song pháp môn. Pháp này dùng Kim dịch để tạo Kim đơn.
Thể thủ Chân dược phải phân biệt lúc nào Thuốc già lúc nào Thuốc non. Thuốc già non đều chẳng kết Đơn, nên phải hái thuốc cho đúng. Thuốc đúng là lúc Chân khí triền động mà sanh Chân tinh. Chỉ có Chân tinh này mới là Chân dược, mới thể thủ quy Lư.
Tu sĩ nếu chẳng biện thời, tất nhiên Chân dược sẽ bị tẫu thất.
Châu Thiên hầu có 5 Thời hầu. Thời hầu của giờ Tý và giờ Ngọ, thì vận hành là chính Mộc dục là phụ. Thời hầu của giờ Mẹo và giờ Dậu, thì Mộc dục là chính vận hành là phụ. Còn một Thời hầu nữa là Thời hầu Thể dược.
Sanh cơ có sanh cơ của Trung Thiên là Chân dược phát sinh. Còn sanh cơ của Hậu Thiên là Tâm khởi niệm và Thận lậu tinh. Hai cơ sanh này nên diệt trừ.
Thời chí Thần trị: Thánh nhân có nói: Bất phạ niệm khỉ, Chỉ khủng giác trì.
Thời chí là lúc thân tinh phát sanh, Thần phải biết để thu nhiếp qui Lư. Nếu chẳng biết thì tinh lậu!
Tu sĩ phải biết lúc Chân tinh sanh, liền dùng pháp ngưng thần nhập khí huyệt để thâu thủ về bản cung, đó là một loại thuốc linh diệu sở hữu của ta.
Thuốc đã qui Lư phải dùng Chân hỏa mà huân chưn, dùng Chân ý mà phong cố, dùng bồi hồi mà vận hành.
Triền cơ: Là cơ tiêu tức nơi đường Huỳnh đạo. Là cơ vận chuyển âm dương trong thân ta. Là cơ tuần hồn cuả nhâm Đốc đạo lộ .
Châu thiên triền cơ tuy là vận hành Chân tức, còn gọi là Trung thiên vận, nhưng trong đĩ vốn cơ sở hô hấp Hậu thiên để hổ trợ và dung hố thành Tiên Thiên Chân khí: Nhờ mượn khí hơ hấp để xuy động cơ Tiêu tức mới bức trục được khí Chân dương thơng hành nơi đường đạo lộ âm dương, để thơng đạt với Càn Khôn mà làm đại tổng khiếu nơi thân ta.
Tử Dương Chân nhân nói: Nhất Khổng Nguyên quan khiếu. Càn Khôn cọng hiệp thành.
Thần hành thì Khí hành. Thần trụ thì Khí trụ, mà tạo ra cơ tương y. Thần khí còn phải nương theo năng lực của hô hấp, mới đúng với cơ khắc lậu mà chẳng bị ngoại trì. Vậy hơ hấp cũng là quyền bĩnh của Thần khí.
Châu thiên vận phải đúng hạn số. Nếu thái quá thì có thể bị Tẩu hỏa nhập ma. Nếu bất cập thì Chơn đơn chẳng kết.
Châu Thiên hạn số là 384 châu.
Tí: 180 châu. Ngọ :120 châu. Mẹo: 48 châu. Dậu:36 châu.
Thời gian 180 châu độ 20 phút. Cứ theo đó mà phân cho 3 giờ kia, cộng với thời gian Tịch chiếu mỗi giờ là 2 tiếng đồng hồ, chẳng được nhanh, cũng không được chậm. Chẳng được mạnh mà cũng không được yếu. Tấn mạnh thì Thượng bộ bệnh. Thối mạnh thì hạ bộ bệnh. Tức là phi Văn phi Võ.
Bạch Ngọc Thiềm Chân nhân có nói : Khỏi tại Hư Nguy, Chỉ tại Hư Nguy.
Tu sĩ nên chú ý: Đơn kinh óo phân giờ âm giờ dương. Nhưng lúc cơng phu thì không phân âm dương.
Học giả bất khả bất sát.
Phù ký đắc châu Thiên chi diệu dụng, tích lũy động khí, thời lai thời luyện, bổ hồn Chân khí, tắc Tinh khiếu bất lậu, tiện khả vị chi Trường sinh.
Như hữu Tinh khí lậu giả, tắc vị cập chứng bất tử chi quả. Tất gia tinh tu, dĩ Nguyên tinh tận phải hườn Chân khí, nhi ngoại hình diệc vơ manh động chi cơ, tắc thị danh vi Đại dược thành, Tiện khả tác Đại châu Thiên chi công pháp.
Tích lũy động khí: Tích lũy động khí ở trong Chân động mới là Chân tinh. Chân động là nội bất động mà ngoại động. Chân tinh đã sanh thì, lập tức thu về Lư rồi huân hóa cho thành Chân khí.
Cứ như vậy mà Thể mà Luyện mãi thì Chân khí nơi bản cung được sung mãn. Lâu ngày sẽ thành Đại dược.
Trong mỗi thời Thể Chân dược, nên vận vài mươi Châu Thiên, vận cho đến khi nào ngoại thận (Dương Vật) rút vào thấy nhẹ nhõm mới thơi.
Lý Chân Nhân nói: Dương quan nhất bế, cá cá Trường sinh.
Còn lậu tinh tức còn phàm phu tục tử.
Tinh không còn lậu, là Chân nhân bất tử.
Người đời cũng co số khơng lậu tinh, cũng có số chưa kinh quá Hỏa pháp mà cũng chẳng lậu. Đó chẳng phải là Chân nhân vô lậu, mà là phàm phu tinh kiệt. Chớ nên ngộ nhận là tu chứng.
Chẳng có tinh thì ngoại Thận không cữ động.
Có tinh và nhờ Luyện tinh mà như ý bỗng không cữ, mới là Đơn thành.
Nếu còn một ý vi manh, tất chưa chứng quả.Tất phải gia công huân luyện.
Lúc Đại dược thành, lập tức dùng pháp Quá quan phục thực đưa Xá lợi về Trung điền, phối hợp với hạ điền để dụng công phu mười tháng hồi thai, gọi là thời Đại Châu Thiên. Thời hầu này phải tuyệt dứt Võ hỏa, mà chỉ dùng Văn hỏa mà thôi.
THÍCH NGHĨA CHÍNH VĂN
Hoa Dương Thiền sư nói: Chủ đích của Tiên đạo là thu Nhiếp Chân tinh quy Lư, để huân luyện cho thành Kim đơn.
Tiếp theo cơng phu trên là Quá quan phục thực, mười tháng nuôi dưỡng "Thánh Thai", rồi ba năm luyện xuất Thần Hiển hóa, biến thiên ức hóa thân, người trong thế gian có ai là chẳng nguyện cầu.
Nhưng về Thiên cơ bí mật, học giả khởi cùng đến tận căn nguyên, nên có nhiều người nữa đường bỏ cuộc! Cũng vì lẽ đó nên nay ta mới nói hết, để cho học giả tiếp thu trọn vẹn mà chứng quả. Chủ yếu là tinh. Tinh là thành phần rất quý của vạn vật, là vật chí bửu để dưỡng thân lập mạng. Nếu như người nào tinh đã bị bại, thì phải lấy tinh để bổ tinh để bảo mạng và được trở lại như thời thơ ấu. Đó là cái hướng luyện đắc Trường sinh.
Còn người nào Tinh chưa bại, thì lấy Tinh khí đó mà tu mà luyện, mà đoạt cơ Siêu thoát, mà dưỡng thai, mà hóa Thần, đó là cách dễ tu, dễ làm, dể làm Chánh quả.
Nếu Thần đi thuận theo cơ tinh sanh, rồi nương theo lý tự nhiên của tạo hóa, mà thành tồn Nhơn đạo.
Còn nếu Thần mà đi nghịch lại cơ tinh sanh này, mà tu theo Tự nhiên của tạo hóa, thì Tiên đạo thành. Cho nên gọi: Tinh là cửa quan ải nhập tử nhập sanh.
Tên nó tuy gọi là Chân tinh nhưng trong Chân tinh ấy vốn tự vơ hình, chỉ nhân cơ động trong tịnh mà nói là Chân tinh.
Trước khi khí Chân dương chưa động vốn hồn nhiên khơng tịch, nên ngĩng xem cũng khơng thấy hình sắc, nên lòng nghe cũng chẳng thấy âm thanh.
Cũng chẳng phải là Tinh, cũng khơng phải là vật. Chẳng biết gọi danh gì mà lại có danh, cho nên gọi là Tiên Thiên. Dịch gọi: Vô cực chi thời.
Lúc bấy giờ thì Thần vốn tịch tịnh, chẳng có cơ động, vạn vật đều quy căn. Đó là cảnh trí Trí hư cực thủ tịnh đốc của Thái cực.
Trong trạng thái Thái cực có cơ hoảng hốt, tợ như người nữa thức nữa ngủ, tình cờ có cái diệu ý dung hội, nên mới mệnh danh mà nay có danh, cho nên gượng gọi là Đạo. Dịch gọi là thời của Thái cực.
Nhân ở khí Chân dương mống khởi, mà gọi là Chân khí. Chân khí lại mống khởi và triền động, mà có Chân tinh. Đó là cơ Tạo hóa, tu Tiên tác Phật cũng theo đây mà hạ thủ công phu.
Nếu như trần niệm cùng dấy lên, tức hóa dâm tinh, thuận dương quan( Niệu Đạo) mà ra! Chính lúc này Tu sĩ phải lấy chánh niệm làm chủ, lấy Thần để chế ngự Khí, dùng khí Hơ hấp mà lưu luyến Nguyên tinh. óo thể gọi đó là cái đạo hườn nguyên.
Thâu thủ lấy cái Thần Khí hổn hợp, là lúc hai thành phần đó chẳng lià nhau, mà dung hoà hiệp làm một, như Dịch gọi: Thiên địa nhân ơn vạn vật hóa sanh.
Sau đó, khí Chân nhất của Tiên Thiên còn Lưu tồn lại rồi từ trong khiếu phát ra, và làm chủ tể cho Kim đơn. Cho nên Cổ nhân mới nói: Chưa có người nào chưa dùng pháp giao cấu, mà thành cơ Tạo hóa.
Đã biết về sinh cơ của Chân khí, liền nên hành hỏa bổ khí mà luyện đơn, cho nên mới có sự phân biệt về hầu Thể thủ Châu Thiên.
Cổ nhân nói: Thời chí Thần tri. Chính là lời nói: Chân dược sinh Tiên Thiên Chân khí.
Tu sĩ đúng lúc này, nên dùng pháp ngưng Thần hiệp Khí mà thu gởi về bản cung, đó là diệu dược sở hữu của ta.
Chân dược, Chân khí đã thừa thọ quy Lư, nên dùng cơ thăng giáng như Tý Ngọ, mà vận động triền cơ trong thân ta. Lại còn phải mượn cái khí hơ hấp để thổi lùa, thì Càn Khôn mới Nguyên quan mới hiệp làm một, và tuần hồn nơi đạo lộ Tào khê. Cho nên Thần khí thuận theo khí hô hấp, mới nương nhau vận hành, mà không bị ngoại du.
Chân khí lúc hành lúc trụ, còn sợ cái tệ thái quá và bất cập. Cho nên phải theo đúng hạn số của Châu Thiên. Châu Thiên hạn số là ví như 12 trong một ngày đêm.
Khôn Hư Thiền sư nói: Tý thời vận 36 hệ tích dương hào thành 36 x 5: 180 châu. Ngọ thời vận 24 hiệp tích với âm hào thành 24 x 5: 120 châu.
Còn phải kiêm gồm pháp Mộc dục, mới hồn thành Châu Thiên..
Cho nên cổ nhân có nói: Chân khí cĩ hành trụ, khởi chỉ, và hạn số ớo nhiều ít.
Học giả cần phải xét cho thật kỹ.
Đã đắc được cơ diệu dụng của Châu Thiên, là tích lũy Chân khí trong cơ động của khí Chân dương, hễ thời lại thì theo thời đó mà luyện, để bổ hồn Chân khí, thì Tinh khiếu bất lậu, cũng có thể đạt được trường sinh.
Nếu như tinh khiếu còn lậu, là chưa chứng được quả bất tử.
Tất cần phải gia công tinh tu, luyện Nguyên tinh trở thành Nguyên khí, mà ngoại hình khơng có cơ động, tức là Đại dược thành, và có thể tiến lên cơng pháp Đại Châu Thiên.
3. LUYỆN KỶ TRỰC LUẬN
Hoa Dương viết: Tích nhật Lữ Tổ vân: Thất phản đơn thành tại nhân Tiên tu luyện kỷ đải thời.
Cái kỷ giả tức bản lai linh giác. Đơng giả vi ý, tịnh giả vi Tảnh, diệu dụng vi Thần. Kim đơn Thần tuy hữu quy nhất, tắc hữu, song phát chi chỉ. Tiên nhật bất luyện kỷ hườn hư, tắc lâm thời thục cảnh nan vong, Thần kỳ Khí tán, an năng đạt Tạo hĩa chi cơ, hườn ngã Thần nhất nhi vi Kim đơn sanh phát chi bản.
Kỷ là Chân niệm trong Tâm ta. Nếu muốn thành Kim đơn, trước nhất phải lo Luyện kỷ
Nếu Luyện kỷ chưa được thuần thục, làm sao Luyện Chân tinh hĩa thành Chân khí được, Chân khí hườn làm Chơn thần.
Thất là con số Thiên thất thành chi. Trước lấy Hỏa nhập vào trong Thủy, gọi là Phản. Sau lấy Thủy thăng lên Hỏa gọi là hườn.
Đải: Là hầu , là chờ, là một tiết tự cơng phu. Nếu hữu tâm mà chờ tức bị thuộc vào cấu trệ, mà Chân Khí lại chẳng sinh. Nếu vơ Tâm mà chờ thì bị lạc vào nẽo ngoan khơng, gây ra lỗi lầm Chân cơ. ốo là hữu vơ đều lưởng thất!
Như vậy phải làm sao?
Lại có hườn ở vơ, mà nội linh tợ như hữu. Cho nên thiên Ly Tảo viễn du nĩi: Vơ hượt (hời hợt) nhi hồn (hồn nhiên) hề, bỉ tượng (gần) tự nhiên. Nhất khí khổng (thơng suốt), Thần hề, ư trung dạ (đêm) tồn. Hư dĩ đãi chi hề, vơ vi chi Tiên.
Các thành phần này trước khi chưa phát, vốn hồn nhiên trống khơng. Lặng lẽ như thái hư, nên làm gì có danh mục, nhân cơ manh nha mà nói Thần, ý và Tánh.
Lúc luyện Đơn, trước phải vơ vi, tịch nhiên bất động, hồn nhiên khơng khơng lộng lộng, chẳng hề có niệm hữu vơ. Chờ đến lúc cơ động, phát Chân ý mà Thể thủ.
Lúc vận Châu Thiên lại lập Chánh niệm, chủ đẩu tiêu và cán triền cơ Tiêu tức của hai khí nơi thác thược, Thần lại theo Chân khí mà tuần hườn.
Hườn hư: Là thuần hồ dĩ tịnh, tịnh để hóa, thảy khơng hình tích, trở lại hồng mông, phục quy Vô cực.
Đó là bản lai Tánh thể.
Lâm thời: Là đến lúc Chân dược sản.
Nếu trước Luyện kỷ chưa được thuần thục, thì trong thời gian Thể dược, luyện dược ắt có cái niệm phân hóa, và Thần chẳng được chủ trương, khí phải bị tán phát.
Đoạt: Là thâu thủ, là cướp lấy. Tạo hóa: Là khí dương sinh. Thần thất: Là Hạ đơn điền.
Thần thất có ba cái nồi luyện kim, lấy Hạ điền làm chủ. Cho nên Thần khí khởi hành cũng tại đó, quy tàng cũng ở đó, nên gọi là Thần thất.
Thần thất là nhà u linh của Thần khí ở.
Sanh phát: Có hai nguyên nhân tạo nên cơ sanh phát. Sanh phát là khí Chân dương phát sanh ra Chân khí.
Nguyên nhân thứ nhất: Là do hiện tượng Thái cực tự nhiên là giờ Tý thì có Chân khí phát sinh.
Nguyên nhân thứ hai: Là do tu sĩ dụng cơng Thiền định đến trạng thái Thái cực, thì cũng có Chân khí phát sinh.
Đó là căn bản của cơng phu luyện đơn.
Cố Cổ nhân Luyện kỷ giả: Tịch đạm trực thiệp, Thuần nhất bất nhị, dĩ tịnh nhi hồn, dỉ hư nhi linh. Thường phiêu phiêu hồ, tuỳ xứ tùy duyên nhi an chỉ. Bất cứu kỳ sở tại. Bất cầu kỳ vị chí, Bất hỉ kỳ hiện tại. Tĩnh tĩnh tịch tịch. Tịch tịch tĩnh tĩnh. Hình thể bất câu bất trệ. Hư linh giả bất hữu bất vơ. Bất sinh tha nghi. Liễu triệt nhất Tâm, trực nhập ư Vơ vi chi hĩa cảnh Thử nải trí giả Thượng căn chi luyện pháp.
Tịch đạm trực thiệp: Tâm lặng lẻ thanh hư, cương nghị, có sức dũng mảnh thẳng tiến trên đường tu học.
Thuần nhất bất nhị: Tâm chẳng cịn cái niệm hữu vơ, thiện ác, hay bất cứ một đối tượng nào.
Tịnh nhi hồn: Là trạng thái Thái cực, tợ như cảnh hồng mơng chưa chia, như người nữa tỉnh nữa mê.
Hư nhi linh: Suốt cả ngày đêm, cao hơn là năm tháng, tâm địa hồn tồn trống rỗng, nhờ đó mà được sáng suốt linh diệu, nên gọi: Tâm hư linh bất muội.
Thường phiêu phiêu: Tâm chẳng dính mắc một điểm hình tích, âm thinh sắc tướng hữu vi. Cho đến Tứ Tướng cũng hồn tồn khơng mắc vào Tâm.
Tùy xứ tùy duyên nhi an chỉ: Tâm hằng thường còn đạo Trung, chẳng hề thiên chấp. Đây cũng là trạng thái của Tu sĩ đã khắc kỷ đến trình độ cao tột Địa Thiên Thái, là Tâm là Tánh của bậc Chân nhân.
Bất cứu kỳ sở tại: Tâm đã trống rỗng như cỏi Thái hư, thì tất cả những gì hiện tại cũng hóa thành hư khơng, nên còn có gì mà suy mà xét.
Bất cầu kỳ vị chí: Lịng đã dứt sạch cái duyên trần tục, đã cắt đứt dây luyến ái phàm tình, phú quý vinh hoa xem như mây khói, danh và lợi coi như chiếc dép rách, nhơn dục chẳng còn, thì cầu ở tương lai cái gì.
Bất hỉ kỳ hiện tại: Lòng đã rữa sạch mùi trần, nên những gì đã có như giàu sang tột đỉnh, cũng tợ như một giấc chiêm bao. Có gì mà mừng.
Tịch tịch tĩnh tĩnh: Là hiện tượng tịnh trước mà động sau, tịch trước mà chiếu sau, đó là cơng phu Thiền định ở trạng thái tự nhiên, như lúc Chân tinh chưa sinh.
Tĩnh tĩnh tịch tịch: Là lúc Chân tinh đã sinh, nên Tu sĩ trước phải lập tức “Hồi quang phản chiếu” Là chiếu là tĩnh trước. sau đó mới “Tịnh Định”
Hình thể bất câu bất trệ: Cơng phu Thiền định tối kỵ: Thân Tâm lao lục. Nếu lao lực thì phải bị hôn trầm, khiến cho giờ công phu vô hiệu.
Hư linh bất hữu bất vô: Tâm đã đạt được hư linh bất muội, thì còn gì là hữu, còn gì là vô.
Bất sinh tha nghi: Chỉ có cơng phu học vấn đã đạt đến Cùng lý rồi, thì tất cả đều biết, nên tất cả cũng chẳng có gì là nghi ngờ nữa .
Liễu triệt nhất tâm: Tâm này đã được Linh giác trọn vẹn, đã thượng thơng Thiên văn, hạ đạt Địa lý, trung quán nhơn sự. Tợ như Thái dương treo giữa hư khơng, mười phương sáng chói.
Trực nhập hóa cảnh Vô vi: Cảnh này là cảnh tự nhiên Vô cực. Chẳng có cảnh nào bằng. Tu sĩ đã đạt được tất cả những gì về cổ nhân luyện kỷ như trên đã nói, thì tâm hồn đã đạt đến cảnh Trí Tự nhiên vơ cực, là vô cùng cao tột.
Tâm hồn đã đạt được cảnh trí Tự nhiên vơ cực, có khác gì bậc Chân Nhân đã khắc kỷ đến trạng thái Địa Thiên Thái.
Lời Thốn từ của quỷ:… Nội dương nhi ngoại âm. Nội kiện nhi ngoại thuận. Nội cương nhi ngoại nhu.
Tức ngồi Tánh thì Thuần âm, thì thuận, thì nhu. Còn nội tâm thì Thuần dương, thì kiện, thì cương.
Luyện được Tâm Tánh như quỷ Thái là phương Luyện kỷ đã cao tột, như phần Luyện kỷ của bậc Trí giả Thượng căn đã nói ở trên.
Nhược phù trung hạ chi lưu tất vị nhiên.
Đương vị luyện chi Tiên, mỗi bị Thức thần sở quyền, bất giác hiện Tạo hóa chi cơ nhi thuận hóa, dục luyện tinh giả bất đắc kỳ tinh trụ, dục luyện khí giả bất đắc kỳ khí lai.
Cổ Vân: Bất hiệp hư vơ bất đắc Tiên. Cái vị thử dả. Cố dụng Tiệm pháp nhi luyện chi. Thả vị luyện giả đoạn dục, li ái, bất khỉ tà kiến, phùng đại ma nhi bất loạn giả, viết: Luyện, Vị ngộ, khổ hạnh cần cầu lệ chí, cửu nhi bất thối giả, viết: Luyện, Hư tâm lợi nhơn, bất chấp văn tự, cung nghinh nhi ai khẩn gia,û viết: Luyện. Nhãn tuy kiến sắc nhi nội bất thọ nạp giả, viết: Luyện. Nhỉ tuy văn thinh nhi nội bất thọ âm giả viết: Luyện. Thần tuy cảm giao nhi nội bất khỉ tư giả viết: Luyện. Kiến vật nội tĩnh nhi bất mê giả viết: Luyện. Nhật dụng bình thường như như, nhi tiên Luyện kỷ thuần thục tắc điều dược nhi đắc kỳ sở điều, biện Chân thời tắc đắc kỳ Chân thời, vận Châu Thiên thủy chung như pháp thăng giáng.
Kỷ hữu bất đắc kỳ tiên luyện, tắc thi pháp chi tế bị cựu tập sở lộng, thát loạn tiết tự.
Cố bất đắc chung kỳ hầu.
Thuộc hàng trung hạ là hạng người hồn tồn chưa hề Luyện kỷ, chứ chưa phải là hàng trung hạ của thế tục.
Còn những người đã bước vào Tiên đạo thì khơng cịn phân biệt đẳng cấp.
Lúc người chưa Luyện kỷ, chưa ra công Cầu lý đến Cùng lý tức chưa có Chân ý, tợ như chưa có Chân sư điều hành, nên bị Thức thần, tức là Thần tư lự dụng sự. Thần này vốn thuộc âm, tức là tâm âm Li Hỏa Hậu Thiên.
Bất giác nhiệm Tạo hóa chi cơ nhi thuận hóa.
Người đời, mỗi khi khí Chân dương sơ động trong người, vì chẳng biết phương tu luyện, nên hành theo Thế pháp mà thành tồn Nhơn đạo. Lại cón có lúc khơng vì giao cấu mà tinh khí cũng bị hao tán. Cớ sao chẳng biết lúc khí Chân dương phát động, lại chẳng biết pháp Thể thủ qui Lư, nên đành phải thuận theo cơ thuận hóa.
Luyện tinh bất đắc kỳ tinh trụ: Luyện tinh tức là luyện Chân tinh hóa thành Chân khí. Có người khơng biết Chân tinh, nên phải lấy ảo tinh để luyện, như vậy làm sao hóa thành Chân khí được, nên Chân tinh cũng khơng trụ được.
Luyện khí bất đắc kỳ khí lai: Luyện khí tức là luyện Chân khí hóa thành Chơn thần. Có nhiều người cũng khơng biết Chân khí là gì, nên phải dùng trược khí để luyện, nên làm sao hóa thành Chơn thần được, và Chân khí cũng khơng lại.
Bất hiệp hư vô bất đắc Tiên: Luyện cho Tâm thật trống khơng, mới có thể luyện thành Chơn đơn, mới có thể đắc Tiên vị.
Tiệm pháp: Là pháp tu lần lần từng cấp, là tu từ thấp lên cao, từ cạn đến sâu.
Luyện là đoạn sạch lòng tham, lòng dục, đoạn cho đến còn một, rồi một đến khơng. Cắt đứt lòng luyến ái tục tình, như luyến ái thê tử, luyến ái cơng danh phú quý, luyến ái sự nghiệp. Cắt và đoạn sạch hai lòng ái và dục, là Luyện kỷ đã có lực.
Tà kiến: Tình cờ mắt trơng thấy cảnh sắc kỳ dị, hoặc thấy hào quang, hoặc thấy trong hào quang có hiện ra Thần vật, hoặc bình nhật chưa thấy mà nay mới thấy, đó là ngoại ma. Nếu tin theo đó thì bị ma dụ. Gọi là: Thiên ma, tà ma, yêu ma, mắt thấy hoặc Tâm thấy, hoặc mắt chẳng thấy mà tâm thấy, đó là âm ma. Thấy mà lòng mừng ý đẹp, lại còn ham thích trơng thấy, đó là dính mắc với ma. Thấy mà tự chẳng thấy, nghe mà tự chẳng nghe, biết mà tự chẳng biết. Cứ nương theo mà chánh niệm: Ta với ma chẳng tương can.
Bất loạn: Thủy, hỏa, đao binh , kiếp sát, đả mạ, mà Tâm chẳng hề loạn động.
Chư ma cũng chẳng sợ sệt loạn tâm.
Chưa đắc quyết phải lập Chân chí cầu Chân sư.
Trong thế gian này, phú quý vinh hoa, thê tử đều có định phận, nhưng Đại Đạo thì chẳng phải như vậy, chỉ có khổ chí mà đắc. Cổ nhân có nói: Có chí thì nên.
Thành cơng trong sự tu hành, chẳng phải lúc sanh ra đã có phận định.
Người đời học Đạo chẳng ngộâ Đắc Chân truyền, là do Tâm còn giả dối. Lại còn gây chướng ngại cho người Chân tu. Cho nên họ chẳng bao giờ được thành cơng.
Nếu đuợc Tâm hư và khẩn thiết, chấp đệ tử lễ, hành đệ tử sự, há chẳng đắc sao.
Người đã luyện được tai, mắt và Thần, tức là Chân luyện.
Kiến vật bất mê: Là đối cảnh vơ Tâm, kiến vật nhi tâm bất động.
Nhật dụng bình thường… :Luyện kỷ đã thuần thục, sau đó mới có thể luyện Chơn đơn. Vương Trùng Duơng nói: Trạm nhiên bất động, hơn hơn mặc mặc, vơ ti hào niệm tưởng. Thử do Luyện kỷ thuần thục nhi đắc.
Thiêu Khương Tiết nói: Tư Lự vi khởi, quỷ thần mạc tri, bất do hồ ngã, cánh do hồ thùy?
Tắc điều dược…: Điều dược tức là luyện cho Chân tinh hóa thành Chân khí.
Chân thời: Là Tâm chẳng động mà Thận động, đó là Chân thời, tức Chân cơ và có Chân dược sản.
Vận châu Thiên…: Châu Thiên là Cơ vãng hành và phản phục. Thăng giáng thì có cơng phu Tấn thối. Luyện kỷ đã thuần thục thì khơng có hôn trầm tán loạn.
Cựu tập: Là các thời quen từ lâu đã tiềm tàng trong người. Nếu luyện kỷ đã thuần thục thì cựu tập biến mất, khơng cịn gây bát loạn Quân tâm.
Thát loạn tiết tự: Cũng là do Luyện kỷ chưa thuần, rồi hoặc biết thể thủ mà khơng biết Huân chưn, hay khơng biết Phong cố, Vận hành. Lại biết thăng mà khơng biết giáng, hoặc biết thăng mà khơng biết Mộc dục, hoặc biết Tiên Thiên khí mà chẳng biết Hậu thiên khí, hoặc khí hành mà Thần chẳng hành, hoặc biết Châu Thiên mà chẳng biết quy căn.
Tây Vương Mẫu nói:
Thinh sắc bất chỉ, Thần bất thanh.
Tư lự bất chỉ, Tâm bất ninh
Tâm bất ninh hề, Thần bất linh
Thần bất linh hề, Đạo bất thành.
Luyện kỷ giả tại ư cần, nhược bất cần tắc Đạo diêu dả. Tích nhật Lữ Tổ bị Chánh Dương Ơng thập thí, chánh niệm nghi bất nghi. Hựu Khưu tổ thọ bá nạn ư Trùng Dương, Khổ chí nhi bất giải. Bí Trường Phịng thịnh tọa, ngẫu thị đại thạch trụy đĩnh bất kinh bất động. Thử đắc Luyện kỷ định tâm chi hiển án dả. Tinh thư dĩ cáo đồng chí.
Chủ yếu của cơ Luyện kỷ là siêng năng, chuyên cần từng phút từng giờ, nếu buơng lung giải đải, thì sẽ có cái lo về Chơn đơn tẫu tiết.
Xưa Lữ Tổ bị Chánh Dương Ơng mười phen khảo thí, hằng đưa ma lại thử thách, mà tâm chẳng hề nghi động, vẫn kiên quyết độc lập Chánh niệm.
Sau 64 tuổi theo Chánh Dương Ơng tu luyện. Cuối cùng được thành chánh quả.
Khưu tổ lúc mới đến gặp Vương Trùng Dương. Vương tổ bảo Khưu ăn cháo lõng. Khưu tự biết mình phúc nhỏ, nên khổ hạnh bảy năm, liên tục gặp ma nạn, phải qua hai phen tử ma, hai lần phi thạch đánh gẫy ba xương sườn. Lại tự hiểm tử ba phen, gánh chịu nhiều ma nạn, khổ chí mà chẳng động tâm, tự năng quyết liệt tinh tu.
Khưu Trường Xuân đương tịnh tọa, tình cờ thấy một khối đá lớn rơi xuống đầu, nhưng Tâm chẳng kinh chẳng động.
Cũng như xưa đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn ngồi dưới cây Bồ đề, Ma vương Ba tuần lãnh ba vạn ma chúng, dùng binh qua dọa Phật, mà chẳng động, dùng ma nữ dâm sự dụ phật, cũng chẳng động. Phật vẫn ngồi, ngồi mãi thật kiên cường vững chắc. Ngài tự nghĩ: Ta quyết định ngồi mãi nơi đây cho đến ngày thành Phật.
Còn tiếp....
__________________ Chốn hư không Trời vô ngôn quán đảnh, Pháp hiện tiền vi tiếu một cành hoa
|
Quay trở về đầu |
|
|
xinchao Hội viên


Đă tham gia: 18 July 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 99
|
Msg 50 of 63: Đă gửi: 26 July 2004 lúc 2:49am | Đă lưu IP
|
|
|
Xin chào Bác Daoky và các Bác, Anh Em!
Cám ơn Bác Daoky đă bỏ nhiều thời gian để giúp chúng ta hiểu thêm nhiều về Thế giới Bí Ẩn. Phần về Thiền bác Daoky đề cập đến gần đây thật Tuyệt!!! Những điều tổng kết, phân tích về Ư nghĩa, Vận Hành, .... gắn liền với y học cũng như tâm lư cua Bác rất sâu sắc cho những người muốn t́m hiểu Thiền và theo đuổi những lời giải thích!
Hơn thế nữa, văn phong của bác Daoky giúp chúng ta - ít nhất là những người ít hiểu biết về lĩnh vực này như tôi - dễ cảm nhận và dễ hiểu hơn. Bạn có thể cũng sẽ tâm đắc với một câu trích đoạn từ bài viết vừa qua của bác Daoky (phần tham khảo một vài bài luận của các bậc Tiên Nhân):
"... Cổ nhân xảo dụ nhiều danh từ khác nhau, nên hậu học t́m măi mà chẳng thấy ..."
Một lần nữa xin có lời cám ơn Bác Daoky và mong được tiếp tục đọc nhiều bài viết của Bác.
Chúc tất cả các bạn một tuần mới nhiều niềm vui.
Thân chào!
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên

Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 51 of 63: Đă gửi: 28 July 2004 lúc 12:10pm | Đă lưu IP
|
|
|
Huynh Daoky kính thân,
Cho đệ xin hỏi nhỏ một câu: Nếu ngồi Thiền không dùng Ư dẫn Khí theo ṿng Tiểu - Đại chu thiên, nhưng chỉ quán sát hơi thở một cách tự nhiên th́ có sao không và tác dụng so với dùng Ư chủ động dẫn Khí ?
Rất mong Huynh giúp Đệ.
Kính !
Pháp Vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
CDMT Hội viên


Đă tham gia: 12 June 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 142
|
Msg 52 of 63: Đă gửi: 28 July 2004 lúc 8:46pm | Đă lưu IP
|
|
|
Em thì hiểu biết không nhiều chủ yếu được nghe người khác truyền kinh nghiệm cho, lại chưa có thực tế. Em chỉ có vài ý kiến thế này.
* Nếu theo quan điểm của Nhân điện.
- Khi bắt đầu ngồi Thiền thì Ý dẫn Khí. Có nghĩa là dùng ý nghĩ để điều dẫn khí trong cơ thể theo Tiểu - Đại chu thiên
- Sau khi ngồi Thiền đã vững vàng(thời gian khá lâu) rồi thì chuyển sang giai đoạn Khí dẫn Ý. Lúc đấy cứ luồng khí trong cơ thể đã đi theo 1 đường mòn nhất định khi đó người luyện Thiền không cần phải chú ý đến hơi thở mà ngồi tĩnh tại. Khí vận chuyển theo Tiểu - Đại Chu Thiên làm cho ý nghĩ con người được giản đơn, làm cho con người sảng khoái và minh mẫn hơn.
* Nếu theo Phật gia
- Lúc bắt đầu ngồi chỉ là thiền Thân, nghĩa là ngồi tĩnh tại
- Tiếp đến là bỏ hết ý nghĩ trong đầu, lúc này chỉ có hơi thở là tác động đến sự tĩnh tại của người ngồi Thiền. Nếu thiền Thân mà tốt có nghĩ là Thân tĩnh thì hơi thở sẽ điều hoà, thở không mạnh cũng không nhẹ. Người ngồi Thiền đến giai đoạn này là bỏ lại những ý nghĩ đời thường hàng ngày, đầu óc trống rỗng.
- Cuối cùng là hơi thở gần như không có lúc đó người ngồi Thiền không còn vương vấn gì cả, hoà mình vào vũ trụ bao la
Mong các cao thủ bỏ qua nếu có gì sơ sót. Em chỉ trích lại kinh nghiệm của nhiều người đã ngồi Thiền nhiều năm thôi ạ. Hic xấu hổ quá
|
Quay trở về đầu |
|
|
daoky Hội viên


Đă tham gia: 06 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 502
|
Msg 53 of 63: Đă gửi: 29 July 2004 lúc 2:26am | Đă lưu IP
|
|
|
Hi all!
Cha`o Pha'p Va^n & CDMT !
Phương pháp th́ có nhiều phương pháp chứ không phải có Thiển Tỉnh, Thiền Động mà thôi, có nhiều Tông phái họ chỉ day cho các môn đệ cách quán chiếu tư tưởng, có tông phái lại dụng tư tưởng quán đến các vị Thiêng Liêng Tiên Phật, Thánh Thần .v.v., Có tông phái lại dụng Thoại Đầu để đánh thức giác tánh. v.v.
Tuy Nhiên ở đây DaoKy nói đến Thiền Động vận hành Tiểu Đại Châu Thiên, mục đích làm khởi phát năng lực, khi có năng lực th́ việc hành tŕ dài theo thời gian sẽ không bị trở ngại do bệnh tật, hơn nửa chúng ta cần năng lực để khai mởi các năng khiếu trong bản thể.
Nên một pháp thiền đầy đủ cần có THiền , Tịnh, Mật, có đủ ba điều này th́ hành giả thực hiện trong một thời gian nhất định thi dụ :
-Thiền động 45 phút
-Mật Tâm 20 phút.
-Tịnh 25 phút.
( Cộng chung là 90 phút )
Toàn bộ Tu Luyện hành tŕ của chúng ta trong thời kỳ Bế Quan Đại Tịnh Trúc Cơ ( Đấp nền) là 81 ngày hay 100 ngày.
Sau đó chỉ mỗi ngày công phu vun bồi 4 thời : Tư, Ngọ : Mẹo ,Dậu.
Mỗi năm phải có 81 ngày bế quan tỉnh toạ, có Lịch tŕnh hành tŕ các bài pháp theo từng giờ, và 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mổi mùa tu chỉ có 15 ngày . Ngày thường thi cứ giử 4 thời mà thôi!
Cho nên chúng ta phải hiều thời nào Tấn Dương Hoả, giờ nào Thối Âm Phù. Khi con cơ bản trúc cơ th́ biết thế nào lấy đơn dược, để phong cố để tịnh luyện thành Kim Đơn.
Khi " Nhất hào Dương sơ động" là lúc nào, để lấy thuốc ? Cho nên cần phải có chân sư dẫn dắt rèn luyện, trong thời gian này có những bạn đạo sẽ Hộ Tịnh cho các bạn không phải làm ǵ cả, chi ngồi tu mà thôi!
Nếu các bạn nào muốn tu tiến Đơn Đạo mời gặp DaoKy để t́m hiểu thêm về phương cách tu luyện. V́ trong Pháp Đạo có Mật Chỉ nên không thể tŕnh bày ra đây mong các bạn thông cảm!
Những phương pháp các bạn vừa nêu lên đó chỉ là tỉnh tâm mà thôi, chưa phải gọi là Tu Luyện Thiền Định. những điều này không hại ǵ cả, nhưng không đạt tiến hoá tâm linh thâm sâu, v́ tướng, tâm.
Vài hàng gửi đến các bạn. Chúc các bạn An Lạc. Thân.
DaoKy
__________________ Chốn hư không Trời vô ngôn quán đảnh, Pháp hiện tiền vi tiếu một cành hoa
|
Quay trở về đầu |
|
|
Thai Hien Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp

Đă tham gia: 10 November 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 182
|
Msg 54 of 63: Đă gửi: 29 July 2004 lúc 3:56am | Đă lưu IP
|
|
|
Cám ơn Anh Đạo Kỳ, các bài viết của Anh tuy không nói là pháp thuyết nhưng bản chất vẫn là pháp thuyết, một pháp thuyết phù hợp, có tính chất hướng thiện cho mọi Người chưa hiểu nhiều về PHẬT PHÁP, cám ơn Anh nhiều.
ThaiHien.
|
Quay trở về đầu |
|
|
daoky Hội viên


Đă tham gia: 06 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 502
|
Msg 55 of 63: Đă gửi: 30 July 2004 lúc 4:26am | Đă lưu IP
|
|
|
HẬU NGUY HIỂM THUYẾT
Từ xưa các cổ thư đă có nhiều dẫn giải nhưng chưa nói hết về thuyết nguy hiểm. Cho nên hàng Tu sĩ hậu học muốn cầu về chỗ toàn quyết, toàn hỏa, càng là sự khó khăn trong việc học! Rồi dẫu có theo dơi đến bước cuối cùng cũng chẳng thành công, há chẳng than thở sao?
Cho nên ta mới làm ra thuyết nguy hiểm ở trước, là để bổ túc những chỗ mà Kim Tiên Chứng Luận và Huệ mạng chưa nói đến để giúp cho những người đă khổ chí đắc được công pháp hạ thủ điều dược và Tiểu Châu Thiên.
Trong thiên đó có nói về “ Ngưng Thần” là ngưng nơi chỗ “Đạo tâm”. Đạo tâm mà được cơ hấp tụ của Nhơn tâm, th́ Nguyên khí tụ mà chẳng tán, làm công phu cho “ Vựng dược” ( Kết Thánh thai), là cốt tủy của song tu Tánh Mạng.
Thần đă ngưng trụ nơi Khí huyệt, mà Thần của Khí huyêt lại chẳng biết sao.
Biết được cơ hô hấp của văng lai, đó là Phong hỏa luyện tinh.
Thần lại không được buông linh ra ngoài, hơi thở cũng chẳng được đứt đoạn. Thần với tức (Hơi thở) cùng nhau luyện, động tịnh cùng nhau nương, chẳng ra khỏi phạm vi, chẳng chấp ở vô hữu, đó là Chân quyết hóa tinh.
Lại c̣n phải biết về Thần an nơi chỗ dương động để phối hợp với Thiên cơ.
Thần không được ĺa khí. Chỗ sở tại của khí hóa, cũng là chỗ sở tại của Thần an.
Trong Thiên lại nói: Vơ hỏa là diệu quyết để thể dược, luyện dược luyện âm tinh và dâm tinh, là bí cơ hô hấp cả trong lẫn ngoài, cho nên gọi là hạp tịch.
Cơ huyền diệu là ở tại hai khí.
Công phu nghịch dụng gọi là: Thể ngoại dược.
Luyện là luyện hóa Chân tinh đă có thành Chân khí. Là trong huyền quan, theo huyền cơ lấy Chân ư mà cổ động hơi thở để thổi gọi là Hạp tịch. Tức gọi: Cổ động gió Tốn để vận lửa Khôn.
Lại nói: Phong luân kích động sản Châu Diên. Là do âm tinh trong Khảm Thận khó chế phục, mới dùng Phong hỏa để thuần dương hóa.
Thần với Khí cùng ma sát và kích thích nhau, tợ như hai vật ma sát nhau mà ra lửa.
Ngô nhất Tử nói: Muốn lóng xuống cho thanh tịnh, trước phải kích tích ở cơ động. Thật là lời diệu quyết, là chỉ hướng nơi Huyền quan có cơ màu nhiệm của Tinh khí Thần tưong động tương kích.
Lư nội Thần vời Khí đă nung nấu với nhau không được ngưng nghĩ. Về gió th́ chẳng được ra ngoài, cũng không được ĺa khí. Thần với Khí đồng hút nhau, như thư hùng giao hợp. Theo lúc này hai thành phần âm dương cũng tận quy chỗ này.
Nếu như đắc được pháp Điều dược th́ lo ǵ tinh chẳng hóa, dâm dục chẳng chết, Chân chủng chẳng sản.
Lại nói: Sở dĩ phải luyện âm tinh v́: Con người ăn ngũ cốc và hàng trăm mùi vị nên hóa thành âm tinh.
Thiền sư Hoa dương nói: Tân dịch là vật Hậu Thiên tư dưỡng ngũ tạng, đều thuộc loại cặn bă, ngày đêm tư nhuận châu thân. Lúc đến Đơn điền th́ hóa thành âm tinh. Tinh này hằng tác quái gây bát loạn Tâm quân, dẫn đông Nguyên khí tán tiết!
Sở dĩ có chủ trương Luyện , là do biết trước có hoại cảnh đến. Trước nên lấy Thần hỏa hậu Thiên an trụ nơi Lư trung, gọi là hỏa chủng dẫn hỏa. Sau đó khiến Thác thược cổ động gió Tốn. Lấy gió quạt lửa, lấy lửa này mà cổ động Chân hỏa Tiên Thiên. Hai Lửa củng ma sát với nhau cùng kích động nhau mà dương hỏa thắng âm tinh, dung hóa khắp châu thân. Như vậy c̣n lo ǵ âm tinh chẳng hóa ra, ma quái chẳng diệt, Đạo chẳng thành.
Lại nói: văn hỏa là Thần Với khí đồng cùng định và bất động,.
Chân nhâ n nói: Công việc đầu Tiên của sự tu luyện là lặng thấu nơi vựcsâu, giấu kín cái ánh sánh để nuôi duỡng cái tối. Sau đó mới có thiên dụng.
Đă nói: Chẳng động mà lại c̣n nói: văn hỏa. Tại sao vậy?
Thần khí tuy nói; Chẳng động mà cái khí hô hấp tại chỗ xuy khư miên miên bất động.
Cổ nhân nói: xuy khư, nói: Oân dưỡnglà Chân ư phải định mà c̣n có xuy khư.
Cái chỗ mà Lửa được gió, là do công phu thổi Lửa khong ngừng. Thuốc đă lạnh hơi Lửa dung hóa mà ôn noăn lại. Cho nên gọi: Văn hỏa và Vơ hỏa là đích chỉ điều dược.
Thuốc đă được điều lá có tự sản, chẳng nên bỏ Vơ mà dụng văn sao?
Chẳng biết lúc duợc sản, th́ cơ hô hấp của Văn Vơ hỏa vô sở dụng. Cho nên nói: Dịnh hơi thở để chờ khí Chân Diên sanh.
C̣n đă nói: Chẳng dùng cái Lửa hô hấp, mà dược lại phát sinh, há không bị tá thất sao?
Cơ mầu nhiêm là tại Thần khí trong ư chỉ, tương tựu, tương chiếu, tương cố.
Đúng lúc này là phải biết thuốc già hay thuốc non, và khí Chân diên phát sinh chậm hay mau.
Lại c̣n phải ai khấu nơi Chân sư về cơ bí truyền tương hiệp tương ly.
Cơ Thể Thủ đâu dám vọng khinh tiết lộ.
Nhưng về Chân quyết của Thể thủ là nếu chẳng dùng Vơ hỏa th́ Chân dược làm sao quy Lư.
C̣n cái hỏa thăng giáng, là kiêm dụng Văn Vơ nên nói: Nhu hi biến cương. Cương nhu nải đơn đạo chi diệu chỉ.
Cũng như về thời Lục dương, hễ cơ hấp vào th́ Chân khí thăng, gọi là Vơ. Nhưng cơ hấp trở về mà định th́ gọi là văn.
C̣n thời lục âm, hễ cơ hô ra th́ Chân khí tối và giáng xuống, gọi là Vơ.nhưng cơ hấp vào gọi là định, tức thuộc văn.
Cho nên nói: Thời thời hữu Mộc dục.
Hai giờ mẹo Dậu đều bỏ Vơ mà dụng toàn Văn liên tục. Trong hơi thở có hơi thở ngầm.
Hơi thở là cái cơ nuôi dưỡng sanh và sát.
C̣n giờ Tí và giờ Ngọ th́ cơ huyền diệu ở cung thăng giáng.
Lại nói: Có cơ Mộc dục, gọi là một giờ tám khắc, mà một ngày có trăm khắc, gọi bốn khắc này tức thuộc về pháp Mộc dục.
C̣n Văn hỏa huân chưng bổ trợ, là đích chỉ dưỡng Đơn, là công phu phản chiếu.
Lúc Đơn đă thành thỉ bỏ Vơ hỏa mà chỉ dùng văn hỏa gọi là pháp huân chưn dưỡng Đơn.
Gia Khánh năm thứ tư, trước tiết đoan dương 5 ngày.
Hoa Dương Thiền sư viết tại bắc kinh chùa Nhân Thọ.
TĂNG CHÚ THUYẾT
Sách mà c̣n phải chú tích, về chính sách đó chưa chưa nói hết phần Chân chỉ tàng mật.
C̣n về sự khai phá từng chương và lập thuyết, tất trước đó đă đưọc Chân sư trao truyền, nên sự và lư đă thấu triết, công phu của ta có chỗ thành, sau đó mới dám phát biểu hiển nhiên minh bạch, đối với tiền thư không mảy sai lệch, tức gọi là chú. Nếu sự và lư chẳng thấu triệt, công phu không có chỗ thành, rồi lát thời Văn sáo ngữ, mạo vọng biên soạn, rồi kinh riêng kinh, chú riêng chú, th́ sao gọi là Chân chú
Cũng có loại kinh thư chẳng cần chú thích nữa, v́ chính bản đă hiển nhiên, đă rơ ràng, nào phiền vẽ rắn thêm Chân, là tái chú.
Đạo hiệp với Chân cơ của Tiên Phật, đem công dụng đă có hiệu nghiệm, thật là Lưong phương của cả hai Giáo môn về đăng đuờng ( Sơ nhập) và nhập thất ( vào tâm phát).
Chẳng phải do ta hiểu sự, là làm trái ư về sự vọng chú của hậu nhơn.
Lời quyết được phản phúc minh bạch, lập đi lập lại về Chân cọng của hiển tu, là thiệt sự vi tế của Tiên Phật, không một chữ, một sự chẳng tận tiết, đó là nói về hai quyển kinh này.
Sách này được bảo toàn hai nhà Tiên và Thích.
Thấu triệt tận căn nguyên, chẳng ra ngoài Đại Đạo mà là đồng quy cứu cánh lấy tánh mạng con người.
Danh tuy là Tiên là phật, mà Chân công sơ dụng chỉ có một mà thôi.
Sở dĩ tôn sư đă tập thành Chân kinh này, nguyên là muốn cho những người đồng tông đuọc nương theo con đường tốt đẹp, mà chẳng mất Tánh Mạng, khỏi bị lạc rơi vào nẻo kiến tập thiên khô và chỉ trong kiếp này mới được thành Đại Đạo.
Cảm tạ ơ chûỗ là chẳng c̣n phiền muộn là thiếu Thầy mà bị thêm tăng vọng chú.
Lấy đó mà răng vây, chớ nhọc tái chú.
HOA DƯƠNG THIỀN SƯ
(luợc bỏ) &nb sp; &nb sp;
HUỆ MẠNG KINH
(luợc bỏ)
TẬN NGÔN ĐẠI CHÂU THIÊN
DỊCH GIẢ : Huệ Từ ( Nguyên Bảo Pháp Hội Thánh Cao Đài Cầu Kho Tam Quan B́nh Định )
LỜI TỰA
Hoa Dương Thiền người làng Hồng Đô, mộ Phật từ lúc c̣n nhỏ. Nguyện vào chốn Phật cho nên măi bảo hoài, tức được thất Tăng ḷng mừng hớn hở.
Một hôm được nghe Trưởng lăo nói: Xưa đức Ngũ tổ vào lúc canh ba riêng trao bí pháp cho Lục Tổ. Có người ở pḥng bên cạnh được nghe. Ḷng rất hân hoan v́ được nghe rơ, tợ n hư nằm mộng mà biết sự thật. Từ đó mới biết các bậc tu luyện đều nhờ Thầy truyền rồi quyết taq6m măi măi.Chân dày gai góc, nơi nào cũng đến mà chưa được gặp! Sau đó mới vào Ḥan Thủy, tới chùa Song Liên. Ḷng buồn vô hạn, tóc rụng càng tăng, mới hỏi lấy ḷng: các vị Thầy trong tam giáo, là ai là chẳng tham cứu kinh thơ, đều không ngoài Chân chỉ của Huệ mạng.
Nhân đó mới than rằng: Thân người khó được,m sao nỡ luống không! Thoạyt phát một niệmvào những buổi chiều, hai gối 5 thể đều gieo xuống đất, minh thê chí thành, khấu đầu cầu đấng Thương Xanh mong cầu cho được toại nguyện.
Sau đó nữa năm, may gặp đực Hồng xung hư Tổ sư, truyền cho ta í chỉ, ta mới hoát nhiên thông ngộ, mới biết cái đạo Huệ mạng và linh vật sở hữu của ta.
Tiếp đến Khuông lô, lại gặp Hồ Vân Lăo sư, trộm nghe người đàm luận mối mang, mới biết là bậc phi thuờng, mới quyết chí siêng năng khẩn cầu nghe chịu.tiếp đó là sự khẩn cầu ai thiết, do đó Thầy ta mới động ḷng đại phát hồng từ, khai ngộ vi mật bên trong ác khiếu, thảy thảy ta đều thống triệt.
Rồi một ngày kia ta phải ra đi, Thầy ta có dặn: Phật giáo song tu nay đă mất rồi!. Con nên tiếp tục theo pháp mạng mạch để lộ những người có duyên.
Ta đến ẩn tích ở Giang Tả cùng với ba người bạn, theo đó mà tinhb tu và khẩn truơng tham cứu.
Lại nhân được gặp Bích Thiềm, Liễu Nhiên, Quỳnh Ngọc,và Chân Nguyên, khổ tu đă thành Xá Lợi, mặc khế sư truyền, tập nhóm sách này mệnh danh là: “Huệ mạng kinh”. Trong kinh có vẻ ra một số đồ h́nh gọi là Tương pháp để minh thị phần bí mật của Thien cơ, kinh nầy nhằm khải thị về phần huyền cơ bí yếu, tiết lộ nguyên cơ của Tổ sư để làm phương tiện cứu vớt hậu họa khỏi bị rơi vào tà đạo.
Ta thấy ngày nay người mong cầu Chánh đạo, lại gặp ở phần tông ngữ lục, có Chân tiệt, có vọng ngữ, lại v́ hạ học nên chẳng biết cái đạo Huệ mạng của Như lai, khiến phải ngộ nhậpsáo ngữ!. Cửa khẩu thiền, cuối cùng cũng bị cái hạ của kẻ hạ ngu chuyển trao ngữ lục!.
Ta đă ra công duyệt khảo các loại Chân kinh. Với sưb truyền ấn chứng, với Lăng nghiêm kinh, Hoa nghiêm kinh, Pháp bảo đàn kinh, đều là thiệt ngữ, đều là Chân tryền.
C̣n về các loại, như Thiền sư ngữ lục, Ḥa thượng ngữ lục, đều là vọng ngữ.
Luyện tu theo Chánh đạo, nếu chẳng phải thiệt ngữ, tgh́ lấy ǵ để chứnh mimnh là Chân lư.
Chẳng phải thiệt ngữ th́ lấy ǵ tịch trừ hư vong. Hư vong thắng th́ ma chướng sinh. Tuy là người Trí hiền cũng không biết chỗ nào để tung nhập.
Như vậy, trăm ngàn năm sau, cái đạo thânm bí riêng truyền khó mà ḍm thấy!
Nay là dùng lời trót lọt, đem của báu của Phật tự truyền, hoàn toàn nêu ra, khiến cho người tu học khi xem đến Huệ mạng kinh, tợ như thân khẩu tương truyền.
Chỉ cần gắng chí tinh cần, bất tất tha sơn cầu trợ, Phật quả cũng có thể chứng.
Đây là sự khổ tâm của ta đối với bản nguyện, cầu Chân sư hiểu thông Chánh đạo.
Càn long, Giáp dần, mùa Hè, tại Hồ trung, Truyền Lô, Liểu Hoa Dương viết tựa, nơi Hoàn Thành, Trung khiết am tự.
MỤC LỤC
Lậu tận đồ
Lục hầu đồ
Nhâm Đốc mạch lạc đồ
Đạo, thai đồ
Xuất định đồ
Hóa thân đồ
Diện bích đồ
Hườn hư đồ
Tập thuyết Huệ mạng kinh
10-Chánh đạo tu luyện trực luận
11-Chánh đạo công phu trực luận
12- Chánh đạo Thiền cơ trực luận
13- Tạp loại thuyết
14- Quyết nghi.
TỐI THƯỢNG NHẤT THỪA HUỆ MẠNG KINH
-Giang Hữu, Chu Lâm Kiều, Truyền lô Lư, Liểu Hoa Dương soạn và chú.
-Sơn âm hậu học Nhất dương tham đính.
LẬU TẬN ĐỒ
Dục thành Lậu tận Kim cang thể
Đinh chiếu mạc li hoan hỉ địa.
Cần tu phanh luyện Huệ mạng căn
Thời tương Chân ngă ẩn tàng cư.
Cơ tinh vi của nền Chánh đạo, không ǵ bằng tánh mạng Tánh mạng.Tu luyện về tánh mạng không ǵ bằng quy nhất.
Cổ chánh, cao hiền đem cái Chân chỉ Tánh mạng quy nhất xảo dụ là ngoại vật, chẳngkhứn minh thi th́ trực luận. Cho nên đời sau không biết Song tu.
Ta lập ra đồ h́h này chẳng phải dám vọng tiết.
Chính đồ h́nh này là Cơ lậu tậnTôn Lăng nghiêm kinh, là nêu ái áo chỉ của Hoa nghiêm, là tập nhóm lời răi rác của chư kinh, mới tập quy thành Chánh đồ này.
Do vậy mới biết huệ mạng chẳng ngoài Tổ khiếu huyền quan.
Lư do thàn lập ra đồ kinh này, là mong cho cái Đồng chí, cái Chí sĩ, hiểu rơ được Thiên cơ song tu này, chẳng bi đọa lạc bàng môn.
Từ đó mới biết: Chân chủng do đây mà được bảo hoài, lậu tận do đây mà thành, Xá lợi do đâymà luyện, Đại đạo do đây mà nên.
Tổ khiếu này vốn là cái hạng hư vô, vô h́nh vô ảnh. Chân khí phát ra th́ thành khiếu. Thiên cơ dừng lại th́ mờ mịt. Là chỗ tàng Chân. Là nềnmóng của Huệ mạng, tên gọi: Hải để, Long cung,tuyết sơn giới địa, Tây phương, Nguyên quan, cựu lạc quố,, vô cực hương…
Tên tuy có niều, chung quy cũng là một Tổ khiếu huyền quan.
Tu sĩ nếu chẳng minh được Tổ khiếu này, dầu cho ngàn sanh muôn kiếp, huệ mạng cũng không tầm được, Tổ khiéu này n lao.
Cha mẹ chưa sanh thân này, lúc mới thọ vựng truớc Tiên là sanh khiếu này, tánh mạng cũng thiệt ngụ trong đó. Lúc này hai thàn phần này vốn dung hiệp lam mọt, sáng chói rực rỡ tợ như loại Lửa trong ḷ. Tượng nên một khối thái ḥa thiên lư, cho nên gọi: Tiên Thiên hữu vô vùng chi Tiêu tức. C̣n nói: Trước khi cha mẹ sinh ra thân này, th́ Chân khí sung măn, thai vựng viên dung.
Đến lú c thoát thai mà ra, thân h́nh cử động xé rách bào thai, tợ như người leo lên núi cao bị trượt Chân , th́nh ĺnh ré lê một tiếng, th́ Tánh và mạng đến đây bị phân làm hai. Từ đây về sau, Tánh chẳng được thấy mạng, Mạng không được thấy tánh. Rthiếu niên rồi tráng niên, rồi lăo thành. Lăo rồi ô hô!.
Cho nên Như lai mới phát đạin từ bi mà tiết lậu pháp môn Tu luyện. Dạy người trở lại bào thai, cùng thẳng tới Cjhân tánh mạng của ta, đem Thần Khí ta quy nhập về Tổ khiếu hiệp lại làm một, để thànhChân chủng, tỉ như tinh khí của cha mẹ nhập vào khiếu này, hiệp lại làm một để thành thai vựng, Lư vốn có một.
Trong khiếu th́ có Quân hỏa, ngôi đầu có Tướng hỏa, châu thân là Dân hỏa.
Quân hỏa phát th́ Tướng hỏa thừa. Tướng hỏa động th́ Dân hỏa tùng.m tam hỏa thuận hành th́ thành người. Tam hỏa đi nghịch th́ thành Đạo. Thánh phàm do đây dấy lên. Chẳng tu theo Đạo này,, mà tu theo nẽo khác th́ vô ích.
Cũng v́ Thiên môn vạn hộ không biết khiếu này, trong có Huệ mạng chủ tể, nên tầm bên ngoài, tận phí tâm cơ cũng vô thành./.
LỤC HẬU ĐỒ
Thiếu thời thành Lục hầu
Đại đạo tùng trung xuất
Nhất khắc hội nguyên đầu
Nguyên cơ mạc ngoạin cầu.
Phân minh Phật tổ nguyên đầu lộ.
Pháp luân hấp chuyển triều Thiên giá
Hiện xuất Tây phưiơng Cực lạc thành
Tiêu tức hô lai văng địch quy
Cơ diệu dụng của Chánh đạo không ǵ sánh bằng pháp luân. Châu thiên vận hành theo đường tắt,không đường nào bằng đại lộ. Châm hay nhanh chẳng theo cấp bậc, không ǵ bằng quy tắc. Số hạn chẳng sai thất, chẳng ǵ bằng Hầu pháp.
Cả đầy đủ pháp môn, mới nương theo đó mà từ tây lai. ( Tây trạch). Chân diện mục hoàn toàn ở tại nới này.
Cơ huyèn diệu ở nơi rong, lúc hành tŕnh phải lấy hô hấp làm chủ. Cơ tiêu tức văng lai chính là hạp tịch. Chẳng đi ngoài đạo lộ là do Chân ư làm chủ.
Có chỗ khỉ chỉ,đó chính là giới địa.
Chẳng v́ cá ngă mà là vị tha, nên mới toàn bị đồ nầy, toàn tiết thiên cơ. Tục nhiơn phàm phu mà đạt ngộ được,tất sẽ thành công. Giả như có người c̣n thiếu đức, mà được gặp, Trời cũng không phụ.
Đức đối với Đạo như chim có cánh, Thiếu một tức vô dụng. Tất phải Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa…
Ngũ giới tinh tấn, sau đó mới có chỗ hy vọng.
C̣n trong Tinh vi áo diệu, trọng đủ trong kinh Huệ mạng, và kim Tiên Chứng luận.
Tham học cho suốt thông hai quyển kinh nàyth́ nhất định sẽ nắm đợc Chân truyền.
3/NHÂM ĐỐC NHỊ MẠCH ĐỒ
hiện xuất Nguyên quan tiêu tức lộ
Thườ giao hỏa dưỡng trường sinh quậc
Hưu vong bạch mạch Pháp luân hành
Kiểm điểm minh châu bất tử môn.
Đồ h́nh này với hai đồ h́nh truớc nguyên là một.
Tại sao lại vẽ thêm đồ h́nh này?
Là sợ người tu học không biết được đuờng đạo lộ, trong thân ḿnh là đường Pháp luân, cho nênmới vẽ thêm đồ h́h này để các đồng cjhí được thấu hiểu.
Người nào thông hiểu đuợc hai mạch này th́ trăm mạch cũng đều thông.
Con Lộc lúc ngủ thở đến gian môn. Con Hạc, con Qui ngủ th́ thở đến tận gốc của mạch Nhâm. Do đó chúng sống đến ngàn tuổi. C̣n con ngườilại…?.
Tu sĩ tu luyện phải chuyển Pháp luân để vận Huệ mạng, lo ǵ chẳng được trường thọ và thành Chánh quả.
ĐẠO THAI ĐỒ
Thập ngoạt đạo thai hỏa.
Nhất niên Mộc dục ôn
Hữu pháp vô công cần chiếu triệt.
Vong h́nh cố lư trợ Chân linh.
Đồ h́nh này biểu thị cái diệu chỉ của kinh Lăng nghiêm.
Tục tăng chẳng biết Đạo thai, do cái lỗi lúc đầu chưa tiếp nối với đồ h́nh.
Nay mới xuyển dương, tu sĩ tất biết được Như lai có công phu Đạo thai Chân thật ở tại đây.
Thai đây chẳng có h́nh có tượng, mà do một bửu vật mà thàh ra thạt. Tức là Thần khí của ta.
Trước vận Thần nhập vào khí huệt. Sau đó mới dùng Chân khí mà bao lấy Thần. Thần khí tương kết, mà ư th́ Tịch nhiên bất động, nên gọi là Thai.
Chân khí có ngưng tgh́ dau đó Thần mới linh.
Cho nên lời kinh nói: Thân pụng giác ứng.
Hai khí bồi dưỡng nên nói: Nhật ích tăng trưởng.
Khí túc thai viên, th́ theo thương điền là Nê, hườn cung mà ra, nên nói: H́nh thành xuất thai thân vi phật tử.
5 XUẤT THAI ĐỒ
Thân ngoại hữu thân danh Phật tướng &n bsp; Niệm linh vô niệm tức Bồ đề
Thiên diệp Liên hoa xuất khí hóa
Bá quang cản diệu giả thần ngưng.
6/ HOÁ THAN ĐỒ
DIỆN BÍCH ĐỒ
HƯ KHÔNG PHÂ TOÁI ĐỒ
DIỆN BÍCH ĐỒ
Tánh quang phản chiếu phục nguyên Chân
Thần hỏa hóa h́nh không sắc tướng.
Tâm ấnhuyền không nguyệt ảnh tịnh.
Phiệt châu đáo ngạn nhật quang thanh.
HƯ KHÔNG PHẤN TOÁI ĐỒ
Bất sanh bất diệt vơ khứ vô lai
Nhất phiến quang huy châu thế giới.
Song vong tịnh tịnh tối linh hư
Hư không lăng triệt Thiên tâm diệu.
Hải thủy trùng thanh đàm nguyệt dung.
Vân tán bích không sơn sắc tịnh.
Huệ quy thiền dịnh nguyệ luân cô
HÓA THÂN ĐỒ
Phân niệm thành h́nh khuy sắc tướng.
Cong linh hiển tích hóa hư vô.
Xuất hữu nhập vô thừa Diệu đạo .
Phân h́nh lộ thể cọng Chân nguyên.
XUẤT THAI ĐỒ.
Lăng nghiêm chú: Lúc bấy giờ, đức Thế tôn từ Thượng đơn điền phóng ra trăm báu hào quang, ánh quang phóng xuất ngàn lá sen báu, có Như Lai tọa trong bửu hoa. C̣n trên đỉnh đầu th́ phóng mười đường bá bửu quang minh, thị hiện khắp cả. Đại chúng ngửa xem. Phóng quang Như lai tuyên thuyết thần chú, tức là dương thần xuất hiện, cho nên gọi: Phật tử.
Chỉ v́ chẳng đắc được cái đạo huệ mạng, nên bị khô tịch khẩu Thiền, làm sao có được cái tự thân của Như lai ngồi trên bửu hoa này, và phóng ra pháp quang rực rỡ xuất hiện.
C̣n có kẻ nói: duơng thần thuộc Tiểu đạo, th́ cái đạo của đức Thế Tôn cũng là Tiểu đạo sao?
Đồ h́nh này tiết lộ bí mật của lăng nghiêm để hậu họa được rơ cái đạo này, lập tức siêu phàm nhập Thánh, măi măi chẳng bị đọa lạc nơi chốn phàm trần.
HUỆ MẠNG KINH
Giang hữu, Lâm lâmKiều, truyền Lô, Liểu Hoa Dương soạn, chú.
TẬP THUYẾT HUỆ MẠNG KINH
Hoa dương viết:thành Phật tác Tổ thị bảntánh linh quang, bất ắc huệ mạng lậu tận, bất đắc liễu đạo, trực nhập ư Như lai chi thái không.
Bản tánh, linh quang, danh tuy hai nhưng nguyên đầu là một.
Tại tịnh định th́ gọi là tánh. Huệ chiéu vào trong tịnh định th́ gọi là Linh quang.
Huệ mạn g là diêu pháp thể thủ đầu Tiên của Như lai, là mượn đan để khải thị cho người tu học.
Là phạn ngữ cũa Tây phương. Trung Hoa gọi là cái Bổn nguyên của con người. ho gọi Tiên thiên Chân khí.
Đó là phưong tiện tu Phât, là quyền bĩnh tác Tổ. Thầy mạnh Tử gọi: Thiện dưỡng Hạo nhiên chi khí.
Lậu tận là cái danh, do đức Thế Tôn dùng để khải thị cho A Nan, cũng là Phạn ngữ của Tây phương. Trung Hoa gọi là tẩu lậu. Nho gọi là tẩu tinh. y học gọi Tiết Nguyên khí.
Lậu tận là cơ bién hóa của Huệ mạng.
Thiên cơ trong người lúc chưa phát động, vốn là Chân mạng. Cho đến lúc Thiên cơ phát động mà không biết, nên nó hóa thành hữu h́nh tinh mà xuất quan, gọi là lậu tân.
T́nh huống đó, nhà Nho gọi là khí hóa tinh.
Trong thuở đồng că mạng vốn kiên cố, vốn không có t́nh trạng lậu tận, Thập quang vốn viên dung rực rỡ. Lúc này nếu gặp được Chân sư, chẳng cần dùng pháp Thể thủ lậu tận mà chỉ vận khối viên dung sáng rỡ đó thâu quy trung cung với công phu: Thời thời tỉnh ngộ, khắc khắc giác chiếu, hộ tŕ mười tháng Đạo thai, tức lăng nghiêm kinh gọi: KƯ du đạo thai, thân phụng giác ứng.
Công phu siêng năng, Chân kí sung túc,tự nhiên sẽ được xuất thai.
Đạt đến pháp thân quảng đại, lăng nghiêm gọi h́nh thành xuất thai, thân vi phật tử.
Đó gọi là Đốn pháp.
Nếu những người đă đến Lứa tuổi 16 trở lên,.
Lúc mới 16 tuổi th́ mạng báu măn túc.Túc măn th́ có lậu! Từ dó về sau, lậu lậu không dừng! Cho nên đức Như lai gọi là lậu tận.
Người đời họa phật, nếu chằng hư tâm cầu cho được bậc Chân sư chỉ điểm Chân quyêt hỏa hóa mà cứ theo: Tham thiền , đả thất, trường tọa hành tŕ, th́ vạn vô nhất bảo.! Đă vạn vô sở bảo t́ làm sao thành công trên đường tu học được.
Cho nên Hoa Nghiêm kinh nói: Chẳng cầu pháp huyền diệu này, cuối cùng cũng kính giử không chứng quả Bồ đề. Cho nên đấng Như Lai mới phát quả đại Từ bi, khải thị cho người hạ thủ, tiếp tục pháp Thiêm du, để bổ túc cho khốiThần quang viên dung sáng rực thuở xưa của Huệ mạng, trở lại quy về Trung cang.
Đó gọi là Tiệm pháp.
Cho nên đưc quang minh như lai mới nói:
Lăo căn hội tiếp vô căn thọ
Năng tục vô du hải để trừng.
Lại phải thật siêng năng tu luyện, v́ chẳng phải một sớm một chiều mà thành Chánh đạo.
Cho nên đức Thế tôn mới bảo A Nan: Đệ nhất lậu tân nan thành!.
Lậu tận là biệt danh do Phật thí dụ, là pháp song tu Tánh mạng.
Nếu chỉ tu Tánh mà không luyện Mạng th́ tập khí khó tiêu. Dẫu cho có đạt được cái Tướng đồ sộ cũng chỉ thành Quỷ ngũ thông, chẳng được khế hạp với Lục thông của Như Lai.
Cho nên Đại Phật phương đẳng Đại Tập kinh mới nói: Chỉ tu tập theo ngũ thông, làm sao đắc được Lậu tận. Là lư do làm sao?.
Cũng v́ ḷng bi mẫn của Như Lai đối với chúng sanh, nên mới đem pháp Lậu tận thông ra khải thị, để người được thoát ra khỏi cơi phàm phu tục địa.
Thái không: Là Pháp tánh viên dụng hư cực.
Cho nên Liên Hoa kinh c̣ nói: Thánh như hư không. Tức Thiệu khuơng Tiết Tiên sinh nói: Sở vị Đạo thông thiên địa hữu h́nh ngoại. Tu nhập phong vân biến thái trung.
Nhi Huệ mạng lậu tận bất đắc Phong hỏa luyện pháp, bất năng ḥa hiệp ngưng tập nho thành Đại Đạo.
Phong là gió, là năng Lực hổ trợ cho Lửa hừng lên là Lửa, là công năng huân hóa âm khí cho đạt đến Thuần dương.
Cho nên Đức Như lai nói: hỏa hóa di hậu thâu thủ Xá lợi. Lại nói: vi phong xuy động.
Phong hỏa với Lậu tận phải kiêm dụng,th́ tự nhiên được ḥa hiệp ngưng tập mà thành Chánh Đạo.
Thị dĩ phật pháp thứ đệ dụng công chi Chân truyền khởi vô bằng chứng.
Cái đạo Chân thiệt th́ có Chân thiệt thứ đệ công phu. Nếu như tiền hậu hỗn tạp, tức chẳng phải là Chánh đạo của Như lai, mà là bàn môn tả đạo mà thôi.
Thứ đệ ông phu như: lúc hạ thủ, có công phu ḥa hiệp Chân chủng lúc chuyển thủ(chuyển bá nhật lên muời tháng) có công phu luyện Xá lợi. Lúc đă thành Xá lợi, có công phu ôn dưỡng Thánh thai..
Lúc đă tản thư (buông tay) th́ có công phu xuất thần hiển hóa và cửu niên diên bích.
Nhưng về thứ lệ công phu, chẳng dám vọng luân,chỉ là hội tập bí cơ về thứ đệ dụng công của Phật, của Tổ , lại phóng đại ra để làm bằng chứng cho sự phân chia tiết đệ.
Cứ sau mỗi câu chính văn thêm chú cước, để dụ hiểu Đồng chí chứng thành chánh giác và không c̣n mê ngộ.
Vọng dĩ nhất ngôn, bán cú, nhi vi Đạo tai.
Như trong thiền môn ngày nay, bản thân vốn chưa đắc Chân truyền,mà chỉ dùng hư vọng ngữ gọi là để cảm hóa người. có kẻ nói: trước khi cha mẹ sanh. Có kẻ nói niệm Phật…Tất cả đều là hư vọng, chẳng có chi để đem ra thực dụng thực tế cho con người, mà chỉ là điều hoặc thế vu nhơn! Phỉnh gạt kẻ mê để đồ danh trục lợi, mua lấy địa vị riêng ḿnh. Chẳng khác nào kẻ đạo tặc trong cửa tu hành.
Lại phóng lên chủ trương: Đông vấn Tây tầm để tham cầu Phật pháp. Cối cùng cũng là nhất trường không lăo, làm sao đủ gọi là Chánh Đạo.
Ngườo có chí hăy quán xét lẽ mà đề cùng được lư mới thật là Chân lăo bà thiền.
Thiền khẩu đầu chẳng phải là Chân Thiền, màlà Thiền hổ b́, hổ tử, y phục!.
Thả hựu Thả kư thiên cổ chí kim, mạc bất dĩ manh dẫn manh, khanh hăm vô số chi Thiện tín thâm nhập cửu trùng, cánh bất năng xuất đầu kiến Phật chi quang hoa.
Phật pháp từ đời hán minh đế mới nhập vàoTrung Hoa.
Trước Tần Thủy Hoàng đă có Phạn Tăng đến nhưng tần Vương không tiếp nhận.
Từ đó cho đến lúc Phật pháp du nhập, số người lầm lạc xa rời Chánh đạo vô số.
Có cơ duyên tốy\t là nhờ Tổ sư Đạt Ma đến đất này mới chứng minh được chánh tà, Chân ngụy.
Thiền Tông truyền ở đây được sáu đời.
Sau Lục Tổ một thời gian, ngựi Trung Hoa trở lại con đường lầm lạc, nên có 96 ngoại đạo và 24 pháp quán bàn môn. Chỉ có môn đă thất, tợ như thuốc độc hại người, chôn người trong hầm Lửa.
Thích giáo từ Tây phương 28 Tổ, Đông độ 6 đời, vốn không có môn này. Đó là nhóm Cao phong Sơn vu tạo. Công phu của nhóm này chuyên bế tức bàn môn, chẳng phải Chánh đạo của Như Lai.
Có kẻ hỏi: làm sao để thấy rơ?
Đáp: Cao phong môn chuyên dùng pháp bế tức, lá ngưng hẳn hơi thở. Công phu như vậy lâu ngày sẽ bị chứng thổ huyết, mười người chết chín.
Lại c̣n dùng phương đả thất,là đánh vào tích lạc,lâu ngày sinh ra chứng lao, khổ nảo mà chết, há không đau xót sao?
Người không biét được khí huyết mạch lạc trong người th́ làm sao biết được Đạo.
Thân người suốt ngày lao luyện, đêm đến chỉ c̣n chở tâm thân hậu Thiên giao ḥa, để tư nhuận phần căn bản của thân này. Nếu dạy người 49 ngày đêm không ngủ, lại gọi là pháp môn của Đại Đạo. lại bị lao chứng, khổ nảo mà chết, là điều vu hoặc.
Y học có nói: Người mà suốt 49 ngày đêm liền không ngủ, th́ Tâm và Thân không giao tiếp với nhau, tất sinh chứng lao.
Lại thêm việc đan ùn vào tích lạc, gây sự tổn thưong cho tạng phủ
Than ôi!H́nh phạt này đến Vua Đường mới giải tỏa.Từ đó về sau chẳng ai dám dùng nữa.
Lúc đầu nhà vua thấy h́nh pháp này mười người chết hết chín. Vua mới khảo duyệt lại các y thư, thấy trong ngũ tạng con nguời có mạch lạc, có sự liên hệ của tích (xương sống) với tổng lạc, mới thông khí huyết, mới vận hành để nuôi dưỡng phần căn bản của thân h́nh.
Nếu cứ đánh vào giá trị của cột sống này, tức là cản trở khí huyết phải đi ngược trở lên. Cuối cùng Lương y, Biển Thước cũng vô phương khả cứu!.
Cho nên nhà vua mới nghiêm giải cái h́nh phạt này là trách nhiệm theo đúng y học.
Lại c̣n dùng cái danh mổ tăng trên tấm vải vàng, gọi là y trượng truyền pháp, để hư truyền mà mê hoặc thế nhân, khanh hăm hàng sơ học. Lại c̣n dùng Thiền ngữ thoại đầu lục truyền khắp thế giới. Dù có người nào gắng chí, cũng không biết chỗ Chân cầu.
Lại c̣n cho Phật, cho Tổ, là những đấng Thiên sinh, cũng trong lư thuyết không đâu. Như vậy là biến cái ánh sáng huy hoàng của diệu hoa như lai trở thành hắc ám.
Cái đại tạng chi pháp bửu, bổn thị chỉ. Nại hà đương sơ học giả, hữu thiển thâm căn, hữu lợi đốn ngộ. Thử tiền hậu hỗn tạp, thiệt bất kính khả thành kỳ trục tiết chi thứ đệ.
Đại tạng giáo có Quyết, có thiệt pháp, có pháp vô vi, có pháp hữu vi, há đâu phải chỉ một khái luận. Chính ở tại ở nguời có học hay không học, dĩ nhiên là học cái Đạo Tánh mạng.
Nhi hậu lai chư Tổ sở dĩ đắc dĩ thành quả, diệc bất khả tịnhtiết nhi đồng luận.
Chư tổ hậu lai có chỗ được trao, hoặc là chẳng có thể trao cho công đồng đại chúng. Đại chúng chỉ lấy quyền pháp chế phục
Tục Tăng gọi ngộ Tăng, chỉ tránh khỏi ở đa sự, và sinh biệt niệm là đủ, thật là sai lầm.
Thiệt pháp đắc ngộ là do ở tư phụ mật ngữ, nên gọi: giáo ngoại biệt truyền, riêng thông Tiêu tức. Thí dụ: Như Đức Thế Tôn không truyền cho đường đệ A Nan, mà tư phụ cho Ca Diếp thành Nhị Tổ. Ngũ Tổ chẳng truyền cho thủ tọa Thần Tú, mà tư phụ cho Huệ Năng truyền làm Lục Tổ.
Cho nên cái đại bửu để thành Phật, thành Tổ, há truyền cho người vô trí sao. Tất yếu là phải Lực người có chí khí lớn làm Phật, làm Tổ.Thông suốt được Chân lư này mới có thể tự phụ. Cho nên bí ngữ của Phật pháp rất khó được nghe.
Hoặc hiển ư vô vi, nhi ẩn ư hữu vi vô vi là diệu pháp dụng công từ mười tháng dưỡng Thánh thai, đến nữa thời gian Cửu niên diện bích. Chẳng phải như ngày nay tục tăng lấy khô tọa làm vô vi.
C̣n hữu vi là nữa Công pháp ở ngưng tập ḥa hiệp của Huệ mạng trước Tiên.
Có bằng có cớ, là cơ diệu dụng của Tiên Thiên Chân khí. Chẳng phải như hữu vi của thế gian.
Bửu tích kinh nói: Nhất thiết chư pháp, thị như ảo hóa.
Chính trong đó có một pháplà: Ḥa hiệp ngungtập, quyết định thành tựu.
Trong kinh tụng có câu :
Đại sĩ tu hành giăi thoát môn.
Chuyển ích từ bi cầu Phật pháp,
Tri chi hữu vi, ḥa hiệp tác.
Chí lạc quyết định cần hành Đạo.
Lời kinh c̣n nói: Chỉ v́ nhi thừa bị đọa lạc vào vô vi, chôn sâu cái tinh thần quảng đại, nên chẳng được ấn chứng quả siêu thoát.
Cổ Đức nói: hữu vi tuy là hư ngụy, nhưng nếu bỏ đi th́ công phu chẳng thành. Vô vi tuy Chân thiệt, nhưng nếu đem ḷng thích thú, th́ Thánh quả khó chứng.
Thiền môn ngày nay nghe đến hữu vi, gọi là trước tướng, nên bỏ đi mà chẳng dùng. Thù bất trị, hữu vi này là trong cơ định tịnh, lá Diệu đạo hữu vi.
Thí dụ: Như trời đất vốn ở tinh thần Vô vi, mà sinh ra vạn vật là hữu vi, đó là tốt thượng nhất thừa của Phật pháp.
Cũng như tâm con người lúc đă đạt được trạng thái Vô vi, th́ trong đó có một bửu vật siêu nhiên xuất hiện. Nếu chẳng dùng Chân ư thâu thủ lấy vật đó há chẳng bị tán phát ra ngoại cảnh sao.
Tức chẳng c̣n là bửu vật của ta, do đó mà có pháp Thủ quy, nên gọi là pháp Hữu vi.lục tổ gọi:văng bắc tiếp độ.
Hoặc hiển ư vô vật, nhi ẩn ư hữu vật.
Vô vật là nói về một nữa sau Tánh công.
Có vật là nói về một nữa trước của mạng công.
Giả Thiền đạo ngày nay nghe đến hữu vật, liền sanh tâm nhàm chán. Thù bất tri, vật đó là căn bản của Đạo, là rường cột của Pháp, người người đều có. Cái có đó chẳng phải là vật do tư Lự niệm tưởng mà có. Cái có đó là một bửu vật nơi Tổ khiếu Huyền quan.
Lục Tổ nói: ngộ hữu nhất vật, vô đầu vô vỹ, vô danh vô tự, vô bối vô diện.
Phó Thái sư nói:
Hữu vật Tiên Thiên Địa
Vô h́nh bổn tịch liêu
Năng vi vạn vật chủ
Bất trục tứ thời điêu.
Đó là bửu vật của Tiên Thiên, làm chủ tể và dưỡng dục Hậu Thiên. tán phát ra th́ không có h́nh có ảnh. Lúc tu lại th́ thành Xá lợi
Viên ngộ Thiền sư nói: hà vật cao vu thiên, sanh Thien giả thị. Hà vật hậu vu địa, dục địa giả thị. Hà vật khoan vu hư không, bao hư không giả thị. Hà vật siêu Phật việt Tổ, thực (gieo trồng), Phật tổ giả thị. Nải hóa dục chi bản. Vật ngă đồng đồ.
Cho nên nói:ta và vật đồng một Đại phụ mẫu. Thuận theo đó th́ sanh người, sanh vật. Nghịch lại đó th́ thành Phật, thành Tổ. Thuận theo đó th́ ta và người đều biét. Ngịch lại lẽ dó, nếu không nhờ Chân sư chỉ truyền, th́ không thể nào hiểu được.
Vân Phong Thiền sư nói: có một bửu vật cứu người rất bí mật nhưng ít nguời được biết.
Đó là Tiên Thiên Thuần dương chí cương khí.
Chân khí này lúc tán phát ra th́ châu Lưu khắp cơ thể con người. lúc rút lại th́ quy tụ về Tổ khiếu huyền quan.
Hà Tử nói: Khả quư thiên nhiên vật. Độc nhất vô bạn Lữ. Mích(tầm) tha bất khả kiến. Xuất ngoại vô môn hộ.Xúc (thu lại), chi tại phương tốn, Duyên (kéo dài ra), chi nhất thiết (tất cả) xứ. Nể (người) nhược bất tín thọ.
Tương phùng (gặp mặt)bất tưong ngộ (gặp ḷng).
Đại tắc bao tàng pháp giới. Tế (thu nhỏ lại) lật mể (hạt gạo) vi trần.
Tuyết phong thiền sư nói:Trời đất mà t1om thau lại th́ nhỏ như hạt gạo. Tuy là như vậy, nhưng trước phải ngưng ḥa hiệp ngưng tập, sau đó mới có báu vật, đức Thế` Tôn gọi là Bồ đề chủng tử,là báu vật mà Pháp hoa hội thượng Long nữ đă hiến. Hoặc hiển ư vô sự, nhi ẩn ư hữu sự.
vô sự là pháp của Tổ sư để chế phục chúng nhơn.
Có sự là pháp Thượng thừa của tổ sư ấn tàng mật thọ.
Kẻ phàm phu không có Thiện căn, không bao giờ tin. Cho nên đức Thế tôn mới nói:Ta giáng sanh vào đời ngũ trược ác thế, nhờ có việc khó đó mà chứng quả, Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Các thuyết của thế gian đối với pháp này th́ pháp này thực rất khó khăn.
Lại nói: Sự việc của đức Thế tôn như vậy, nên đời khó tin.
Tổ sư nếu cùng lớp người hạ căn mà thuyết, tất gặp sự phản đối, cho là lời nói không phải.
Cho nên Pháp Hoa kinh mới nói: Lúc đó Phật bảo Xá Lợi Phất, hăy dừng lại, đừng nói thuyết đó nữa. Nếu thuyết việc đó th́ tất cả các cơi người, các cơi trời đều kinh nghi.
Lại c̣n nói: Chỉ môt việc này mà thôi, c̣n ngoài ra đều chẳng phải Chân.
Có việc ở đay, chẳng phải là việc của bàng môn, mà là việc do báu vật phát động nơi ải Huyền quan, lấy Chân ư của ta mà chủ tể báu vật này, dùng hô hấp để thâu thủ và ḥa hiệp Chân củng để vận chuyển Pháp luân. Thể thủ huân chưn, đều là Chân ư lồng hô hấp dụng công của huệ mạng, cho nên có danh là hữu sự.
Huệ mạng là tên riêng của nguyên khí.
Lúc Chân dược phát sinh mà không Thể thủ, há không bị tán thất sao?
Cho nên Hưng Duơng Thiền sư mới nói: tiến tới một bước, về lư được phải sáng suốt (được). Lui một bước th́ việc phải sai lầm.
Hoặc hiển ư tiểu thừa, nhi ẩn ư Đại thừa.
Tiểu thừa pháp là pháp của Thiền sư thực thi về Quyền pháp.hư tham Thiền ,đả tọa, niệm kinh, tụng kinh, xem kinh… Là để gieo nhân quả cho Thiện căn
Đại thừa pháp là do Tổ sư mật ngữ. Như Huệ mạng, Thọ Mạng, lậu tận, Quy tức, và cái quả siêu phàm nhập thánh.
Trên đây là những lờ luận đại khái về Đạo.
Hoặc hữu ngôn chi dị, nhi dụ chi thiển, đương trục tiết dĩ thục ngoạn, bất khả mạo thị.
Tham ngộ vô nghi, tái cầu ấn chứng, sử đồ chấp kỳ thiên kiến, thủ tông ư vọng nhơn chi khẩu, hà kỳ vu da.
Lời nói thiển cận dễ hiểu, tứ là Chân phuơng của Tánh mạng. Chưa đắc được Chân quyết th́ khó mà hiểu rơ. Tấ phải trước sau dung hiệp vá quán xét cho tận cùng từng thứ đệ, rồi phải cầu Chân sư ấn chứng, để khỏi bị cái lỗi một kiếp tu luyện không ra ǵ.
Như nay phái ṭng lâm sở truyền, sở đắc, sở chứng, đều chẳng phải Chánh pháp của Như Lai mà là giả danh truyền trên tấm vải vàng, Bửu Trượng mà gọi là Phau nh́n nhận theo đó là lầm.
Đó là hiện trạng sau thiời Lục tổ, là không đắc Chân truyền, là kế ư vọng tạo sự của Phương truợng, lấy hư non dồi nguời hậu học, nên có ít nhiều thiện tín lầm theo. Chẳng phải là Phật pháp mà là mối man của sự tranh tụng.
====Dư Cố viết:
Thoát tục li trần mích quá trị
` đoạn dâm ngộ Đạo quư Chân sư,
nhẩm tha chỉ thuyết vạn ban pháp.
Dử ngă thân tâm nan tự quy
Cách ngoại cao đàm phi Chí đạo
Phiến ngôn ám điểm thi Lương y
Đắc lai tạm thí tùng đầu khán.
Nmhất kắc công phu quả tự hi.
Tạm dịch:
Thoát tục ĺa trần hỏi quá tri.
Đoạn dâm đúng đạo thật Chân sư.
C̣n ra chỉ thuyết bao la pháp
Đối với than tâm có ích ǵ
Lời nói mông lung đâu phải Đạo
Nữa lời bí mật thật Lương y.
Được rồi nên theo từ đầu tập.
Một khắc công phu tự mĩm cừơi.===
Cổ nhân nói: Dục đăng sơn thượng đănh, tu vấn văng lai nhơn.
Quá tri:là người đă đắc hân quyết, hoặc đă thành, hoặc chưa thành hay chưa hạ thủ, đều là nguời đă đắc được Chân quyết tu luyện.
Đoạn dâm là giới đầu Tiên của Thủ Lăng nghiêm. Là rường cột thành Phật tác tổ.
Dầu cho những người ḿnh mặc cà sa, tay cầm tích trượng mà chẳng đoạn dâm, lại xưng tu hành, há chẳng làm tṛ cười cho các bậc Cao nhân sao?.
Ngoài h́nh tướng tuy uy nghi, mà bên trong chằng khác phàm phu tục tử. Thật lấy làm xấu hổ vậy.
Chỉ có một việc đoạn dâm, nếu chẳng cầu Chân sư th́ làm sao đoạn được.
Cầu Chân sư, trước Tiên là hỏi về pháp này. C̣n những pháp khác đều là bàng môn.
Thích giáo ngày nay chỉ là khán kinh, niệm kinh,tụng kinh, tham khảo Thiền, đánh vào cột sống, hỏi ngữ (Thoại dầu) đầu…C̣n những ǵ chủ yếu của Thiền gia th́ không hề nghĩ đến. T́nh huống đó có khác ǵ cái tên phù thủy dùng lá vàng để cấm em bé khóc đêm, nên đối với thân tâm ta chẳng có ích lợi ǵ cả.
Người nay họa Phật chẳng đặng Chân truyền, mà dám tự xưng ta là Bồ tát, ta là Thiền sư!. C̣n bao lư thuyết đều là ngữ lục, đều là hư ngụy ngôn!. lại c̣n nói:Tăng ta lúc chết sẽ thành chánh quả!
Nếu nói như vậy th́ tất cả những người trong thiên hạ đều thành Phật hết sao.
Thù bất tri, người đă đắc Chân truyền của nền Chánh đạo, th́ lúc c̣n sống vẫn thực tthi những ǵ như Bồ Tát đă thực thi hoặc nói những ǵ đều là tinh hoa của tam giáo.
Phiến ngôn là Chân thiệt ngữ, chứ không phải là lời nói văn hoa phù phiếm, thi phú , trường Tiên.Tức là những lời nói hao ngôn xảo ngữ.
Cho nên Ngũ Tổ mới nói:Su sư mật phụ bản âm.
Ám điểm: Như lúc canh ba Ngũ Tổ ám điểm cho Lục Tổ, như Thế Tôn ám điểm cho ca Diếp.( Thuyết Niêm Hoa Vi tiếu )
Đắc được Chân đạo th́ bệnh nghi ngờ mới tận, tuyệt,và suốt thông tất cả kinh văn của Tạng giáo, cho nên gọi:Lương y.
Đă đắc Chân qyét t́ lập tức hạ thủ tu khỉ.nếu quả thiẹ là Chân đạo th́ biết rơ lúc dâm căn mới bắt đầu manh nha, lập tức hồi quang phản chiếu, ngưng Thần tại khí huyệt mà chờ. Chờ tới lúc Nguyên tinh triền động th́ dùng hô hấp mà thổi vào, và phải theo đung pháp thể dược quy Lư., trong khoảnh khắc dâm căn tự rút, Chân khí và Chân ư tự hiệp, Tâm tịnh và Thận săn, nên tự mĩm cười.
Ức văn chi Tâm viết:Quán tự tại Bồ Tát.
Hoa Dương thiền sư nói: Đây là một cảnh giới rất quan trọng thiết yếu của Như lai rũ Thiên ân dạy người về Chánh pháp khởi thủ Song tu tánh Mạng.
Chỉ vỉ kẻ phàm phu chẳng đằng đuợc Chân truyền bèn gọi lây niệm quán niệm, tức là quán tự tại Bồ Tát.
Thật là diều đáng lầm lẫn.
Thù bất tri, cái niệm này có năng Lự duyên tập hữu Thức chủng kết lại, chẳng phải là bản nguyên của Đạo.
Tŕnh Tử nói: Chánh đạo định lư, quả thị tâm hồ, ứt phi Tâm hồ.
Đó là để khải thị cho tu sĩ riêng thông về cơ Tiêu tức đến cùng tột.
Quán với Bồ Tát là đích chỉ diệu dụ của hai bửu vật song tu của Như lai.
Sao gọi là một vật được, tức gọi niệm là Đạo th́ là sự xa vời vậy.
Cho nên kinh Viên Giác : Tất cả chúng sanh quấy nhận tứ đại là tự thân của ḿnh, và đem lục trần làm giềng mối của tâm ḿnh.
Huyền diệu tông lại nói:Linh đài, Trí tánh, không phải là cội nguồn của sanh tử. Nếu vọng nhận duyên khí chỉ nhân tiền trần mà có phân biệt là chẳng phải. cho nên truyền pháp Như Lai có nói: Không vương điện nội vô tông tích..
Nếu nhận niệm là thân thiệt, th́ Bồ Tát phải nương theo đường cũ và bị chôn dấu nơi cửu địa,chẳng được xuất đầu biến hóa để thành diệu tướng của như lai, rồi không phí thân sanh này trong một đại kiếp nhân duyên.
Niệm này là do thành phần âm trong Tâm Hậu Thiên, là Thức Tánh biến hóa, vạn kiếp ngàn sanh đều do thành phàn này nhiếp lư, khiến cho Bồ tát mê lộng, rồi rơi vào nẽo tham trần biến dục, chẳng được giải thoát, cũng chẳng được chứng quả.
Sự chuyển kiếp mê thất này là do chẳng biết được chỗ xuất xứ của bồ Tát, và do sự quấy nhận thành phần hức này.
Cho nên Cảnh Dương Thiền sư mới nói:
Học đạo chi nhơn bất thức Chân!
Chỉ v́ tùng tiền nhận Thức thần!
Vô thủy kiếp lai sanh tử bản.
Sơ nhơn hóan (gọi) tác bản lai thân.
Nam Tuyền Thiền sư nói: tâm bất thị Phật Trí bất thị Đạo. khởi bất lạc không vong, mang nhiên vô chủ tai?
Có kẻ hỏi: lấy ǵ để tu luyện.
Đáp: Quán này là Chánh niêm trong Linh Quang của ta. Chưa đắc Chân truyền. Sao gọi là Bản tánh được. Chính là Bồ tát trụ cư Tịnh độ, hai báu vật là Thần với Khí ở cách nhau tám tấc bốn phân nếu chẳng Quán nhất th́ làm sao hai bửu vật đó tương hội được. Cho nên phần hạ văn Sĩ nói về ḥa hiệp, ngưng tập , quyết định, thành tựu.
Bồ tát tức là Huệ Mạng, gọi là Phật tánh.
Từ lúc ĺa khỏi bụng mẹ, nơi ḷng đất phất lên một tiếng, lúc đó Quán và Bồ Tát hai thành phần phải ĺa nhau. Bồ tát thí ấn vào nơi thâm mật. Nếu chẳng cầu Chân sư thân chỉ, dù có thông minh linh ngộ cũng không thấy được.
Chỉ v́ Đạo tâm duy vi. từ đó về sau những ǵ mà ngày đêm mưu Lự, dù là thông minh trí tuệ cũng do Thức thần dụng sư6.
Tổ sư có nói: Các người đều có Phật tánh. Đó là Như Lai phát đại từ bi dạy chúng sanh nơi đại địa: Thời thời khắc khắc quán chiếu lấy bố tát này.
Bồ Tát mà thọ được Linh Quang của Huệ Lực, lâu ngày th́ đạt được trạng thái Thái cực, như nửa giác nửa mộng, dung hóa khắp châu thân tợ như huân chưn, linh động hoạt bát tợ như viên ngọc Châu nằm trong bồn nước, hoát nhiên linh tỉnh,phóng đại quang minh. Thần Lực đă đủ th́ thời đến.
Chợt vậy, tợ như có một làn thủy triều dâng lên, cùng với Thức tánh của ta hiệp lại làm một.
Đến đây thí thức tánh chết, Phật tánh linh hiển. Linh linh như lúc cũ. Đó là chủ nhơn có ánh hào quang chiếu soi khắp cơi Sa bà. lục thông toàn vẹn, hết vươn trần cấu. Chỉ c̣n một Tánh dung như Thái không. Cho nên mới gọi: Cả thảy hàm linh đếu có Phập tính.
Tuy nhiên, nếu sống thuận theo quy luật diễm biến âm dương Hậu thiên th́ sinh người sanh vật nếu sống nghịch lại là theo cơ biến hoá một chiều của Trung Thiên th́ thành Phật thành Tổ. Thánh phàm hai nẽo cũng do chỗ này. Đó là một bửu vật, một thái cực.
Có được Thái cực này, th́ trị giác, ngôn ngữ đều thị hiện đúng với đăc tính Thái cực.
Lúc này mắt khép miệng khóa, y gia gọi là Chân hỏa.Chân hỏa thiệt vô h́nh vô ảnh, ẩn tàng sau rún, trước hai quả Thận,ở dưới một tí, treo Lững lờ một huyệt, Cổ nhân gọi là Tinh độ gia hương,Cực lạc quốc,Diệu hữu, Chân không.
Có được Chân hỏa này mới Huân chưn toàn thể âm khí, dâm khí trong người, hóa thành Thuần không có Chân hỏa này, th́ Chân tức sẽ bị gián đoạn hoặc bị chấm dứt,th́ thân hữu h́nh sẽ bị hủy hoại.
Lục Tổ nói: tâm th́ địa tánh thị vuơng.Vương cư tâm địa thượng. Vương tại Thân Tâm tại. Vương khí Thân Tâm hoại.
Tâm này chẳng phải là quả tim thịt mà là Đạo tâm. Cho nên mới nói:Đạo tâm cư ư Bắc cực,nhi chúng tinh triều củng.
Người trong thiên hạ họa Phật, nếu chẳng tu lất Bồ Tát nàymà tu theo nẻo khác th́ vô ích. Tu theo nẻo khác tức hệ thuộc bàng môn ngoại đạo.
Chẳng phải là Chánh pháp Quán tự tại Bồ Tát
====bửu tích kinh vân: Ḥa hiệp, ngừng tập., quyết định, thành tựu.
Đây là lời mật ngữ của đức Thế Tôn, là bí văn của đại tạng nhất giáo, là Pháp bửu tánh mạng song tu. Cho nên nói:quyết định thành tựu.
Đạo này, từ Hán minh đế đến nay chưa có một người hiển bị. Chỉ riêng có Bồ Đề Đạt Mạ và Tịch Vô Tổ Sư, 2 tổ sư mật truyền bí pháp, nên nhục thân của người tu sĩ mới được biến hóa và thẳng lên cỏi thái không mà doăn chứng kim thân.
Tổ sư Đạt Ma về cơ nhiệm màu chỉ mới hé lộ.
C̣n Tịch vô Tổ sư lại nói rỏ trong kinh điển, xuyển dương cái đạo này.Nhưng v́ môn nhân lại tàng bế kinh thơ, chẳng để tiết lộ ra ngoài.
Nay ta giải thích minh bạch đầy đủ, là mong đồng chí khái thông để đạt chánh qủa, hầu khỏi bị rơi lạc vào nẽo bàng môn, hay bị tật bệnh mà bị yểu tử, và sớm đạt thành chánh qủa.
Ḥa là khí âm trong tâm hạ ḥa với khídương trong thận. Khí âm mà đắc được khí dương này, mới có cơ sở an tâm, lập mạng, nên gọi là Ḥa.
Hiệp, là khí dương trong thận thừa thọ khí âm trong tâm. Khí dương được thọ nhận lấy âm khí này, th́ được liểm thu thành cái thể kiên cố, nên gọi là Hiệp.dịch kinh gọi:nhất âm nhất dương chi vị đạo.chí âm chí dương chi vị tật.
Từ xưa đến nay, chư phật chư tổ đều theo đích hướng tánh mạng song tu!
Ngưng: là pháp ngưng thần.
Tập là phương gom góp Chân khí lại.
Chân khí nếu không tập tụ lại, làm sao thành bồ đề. Mạnh tử gọi: tập nghiă nhi sanh.
Đó là tánh mạng đều tu, là dưỡng thần, dưỡng khí, giản dị mà dễ thành.
Chỉ và người chẳng biết Song tu, nên đức Như Lai mới nói: Ḥa hiệp.
Con người từ khi lia khỏi bụng mẹ th́ thần chẳng hề cố đoái đến Thần. Thần ẩn tàng nơi Tâm tồi pháp hiện ra hai mắt mà bản khiếu kia đồng cọng dụng, tồi theo ban ngày tháng mà thượng hao.
Mạng th́ ẩn tàng nơi Thận, rồi phát hiện ra dâm căn rồi theo ban đêm mà hạo hao., Cứ hạ hao măi th́ bẩm thọ con người như thế nào?
Tiêu hao đến cùng, tức sẽ ô hô ai tai!
Nếu chẳng cầu Chân sư chỉ đâm ngừng tập, dầu cho có tu cũng chỉ tu một điểm âm thầm mà thôi. Thù bất tri, thần này là thần của hậu thiên,nên không thành thánh đaọ được. Cho nên đức thế tôn mơỉ dạy: trong 12 giờ, hành trụ tọa ngọa, đều dùng thánh niện mà thu liễm cái
Thần vi tế ngưng nhập vạ trong thận mạng. Thận mạng mà đắc được thần này, chẳng khác trung thần gặp được thánh quân. Thần khí cùng nhau cũng phục, cũng chẵng dám riêng ḿnh thiên ngụy ngoại hao.
Cứ như vậy mà dụng công, lại thêm công phu cùng lư, th́ sau đó dùng pháp thể thủ nguyên tinh sẽ thành công. Lứa tuổi thiếu niên chẳng tṛn một tháng, trung niên không quá 5 tháng, th́ tổ khiếu huyền quan th́nh ĺnh không trở nên có, không biết từ đâu lại. Thoạt vậy Chân cơ phát động,hết sức vui sướng, đối với sự mầu nhiệm chẳng biết dùng ngôn ngữ ǵ mà diễn tả được.
Đến đây phải lo bảo thủ, và nhanh chóng chuyển bánh pháp luân. Cho nên đức thế tôn mới dạy: Tứ y theo pháp Ngưng tập mà tu luyện,th́ quyết định sẽ được thành tựu.
Lục tổ, Đàn kinh viết:Hưủ t́nh lai hạ chủng.
T́nh: t́nh ở đây là sự hí lộ thiên cơ về công phu hạ thủ huệ mạng. Nếu không có t́nh nầy th́ không thể nào thành phật.Thí dụ như nông dân không có giống thóc, nếu muốn thu hoạch, có phải là việc kỳ lạ không.
Thiền tăng ngày nay chẳng được thành phật, là do cái lỗi không biết được t́nh nầy.
Ngày xưa, ngũ tổ là cái ḷng đạo nhơn (đời trước) đến cầu đạo nơi tứ tổ. Tứ tổ trong thấy Ngũ Tổ h́nh hài đă già, và không c̣n t́nh, bèn nói: Ngươi haỹ chờ chuyển hết kiếp Đạo nhơn nầy đă. Kết quả là Ngài đă viên tịch và nhập vạ Châu thị và đạt được thánh đạo.theo việc nầy mà nói, là chẳng cần đến cha mà tự đầu vạ hoài thai, cũng là do cái lư hữu t́nh nầy.
Lục Tổ nói: Dâm tánh thị thật tính.
Mă Tổ nói: Cũng chỉ có một báu vật nầy.
Đó là hai v́ tổ đă tiết lộ thiên cơ.
Long Nha Thuyền Sư nói:
Nhơn t́nh nồng hậu,Đạo t́nh vi.
Đạo dụng nhơn t́nh thế hản tri.
Không hữu nhơn t́nh vô đạo dụng.
Nhơn t́nh năng đắc kỷ đa th́ (thời).
Chỉ có một chữ t́nh nầy, mà Từ Hán Minh Đế đế nay khiến học giả phân tách lăn xăn vẫn chưa được minh bạch.
Nếu chẳng đắc được pháp Huệ mạng mà gọi là t́nh, th́ đó là thế t́nh.
Có kẻ mới học vài câu sáo ngữ cơ phong "thoại đầu" mà đă tự cho ta đă suốt thông thánh đạo. Lại lấy thế mà hoặc thế vu dân, sao khỏi để lại tṛ cười cho các bậc cao nhân hậu thế.
Ngũ Tổ và Lục Tổ mới là đích thống của Như Lai, là đích truyền cái đạo Huệ mạng.
Có cái lư cấm bế, là chẳng truyền cho kẻ vô đức vốn là sự thật, mà từ xưa đến nay đă có.
Kẻ hỏi:Cái t́nh này là t́nh ǵ?
Đáp: T́nh này là cơ hóa dục của Huệ mạng, là guồng máy đốn khai nguyên quan, Huệ mạng tuy ẩn tàng nơi Huyền quan, lúc tinh cực th́ sẽ phát sinh, rồi y phụ ngoại h́nh mà dậy lên, rồi khởi hứng cái ư trong Tâm ta như có sự t́nh cờ mà biết. T́nh đó đă đến tột th́ ngoại h́nh ngưng động, đó gọi là t́nh.
Cho nên nói về pháp bế dương quan, Như Lai có nói; bất thức động tinh, học đạo vô ích.
Có người lại hỏi:Thế nào là hạ chủng?
Hoa Dương đáp; T́n này là cơ thuận nghịch sah người và sanh Tiên Phật.
Cái đoạn đích của cơ tạo hóa, nếu chẳng phải Chân ư th́ làm sao nghịch quy được.
Tu sĩ học Phật, nều đă hiểu được cơ h́nh động th́ đem cái Chân ư vào trong cơ tịnh của ta ngưng nhập nơi Trung cung. Lúc t́nh lai là lúc phải ngưng. Lâu ngày th́ Thiên cơ phát động, th́nh ĺnh, mạng cung sẽ sản xuất bồ đề, nên gọi: Hạ chủng.
Có kẻ hỏi:Tu luyện ở chỗ nào?
Đáp: đă biết Ngưng pháp th́ phải biết Luyện pháp. Luyện là nung nấu. Nung nấu phải dùng Lửa.Lửa chẳng có gióth́ không n hừng lên, cũng chẳng được huân hóa vật sản.. Cho nên Đức Thế Tôn mới nói:Vi phong xuy động. lại nói: hỏa hóa dĩ hậu, thâu thủ Xá lợi.
Tu sĩ cần phải sai sử cái gió hô hấp,mà nghịch xuy cái Chân hỏa nơi mạng cung, là từ chỗ phát sinh ra ngoại căn của Huệ mạng, rồi dùng hô hấp mà nhiếp hồi bản địa mà ngưng tụ,đoạn lấy cái Lửa trong Lư để huân để luyện, cho đến khi nào hữu h́nh hóa thành vô h́nh. Tu luyện được như vậy, chẳng chỉ huệ mạng nơi bản cung không bị ngoại hao, lại c̣n đem cái động cơ này bổ trợ chỗ bất túc của Huệ mạng. Tức gọi Tạo hóa ssanh sanh vô cùng. Lâu ngày th́ mạng cơ mản túc. Lại gọi là Huệ mạng bất tử. Cho nên Đức Như lai độ ca Diếp gọi bất tử a la hán.
====hựu ma ha bát nhả ba la mật đa tâm kinh viết:Thời.===.
Trong các kinh thư, hầu hết cứ mỗi câu có vài ư, tối thiểu là có vài chữ, đặc biệt ở đây lại chỉ có một vài chữ Thời, há chẳng lạ sao.
Đây là lời nhắc nhơở của Như lai, dặn ḍ hâu nhơn nên nhớ: Thời là chí thiết, chí thiết.
Thời đây chẳng phải là thời hầu, thời gian mà lại cái Thời của dương đông trong lúc tu sĩ dụng công Thiến định cực tịnh.Cổ Đức nói;
Nhược môn kỳ thời vô định thời.
Thanh phong minh nguyệt tự gia tri.
Nho giáo có nói:
Nguyệt đáo thiên Tâm xứ. Phong lai thủy diện thời.
Chư công tuy nhiên diệu. Dụ phát kỳ Thiên cơ.
Khước tổng bất khẩn thiết. Xuất thị cá thậm ma.
Thời lai thả giáo nhơn. Tuong hà sở dụng hồ?
Dư bất tích tội quá. Dự chử nhơn thông nhất tuyến, miễn đọa bàng môn, tảo chứng Đạo quả, khởi bất diệu tai.
Thích nghĩa:
Trăng kia đă đến Cốc thần,
Gió về mặt nước trong ngần Thời lai.
Là cơ Tạo hoá an bài.
Nhiệm màu hiển hiện không ngoài Thiên cơ.
Từ xưa lới măi lặng tờ.
Cũng là Chân duợc, Chân cơ nới người.
Thời lai chới khá dễ ngưoi,
Lấy chi thể dụng vẹn mười mới nên.
Tám câu trên là lời tiết tận Thiên cơ của ta, mà không sợ tội lỗi, là muốn cùng tu sĩ đồng theo Chánh pháp, để khỏi đọa bàng môn, sớm thành Chánh quả, há chẳng huyền diệu sao?.
Thời đây là lúc Huệ mạng trong thân ta tự đông. Cổ đức gọi là hượt Tí thời.
Cái cơ phát sanh của khí Chơn duơng tợ như Lửa phựt, manh tợ gió Lửa. Nếu không có Chân sư truyền trao về Chân ư và Chân tức th́ lấy ǵ để chế phục.
Nó có biệt danh là mănh hổ, chuyện nuốt Tánh mạng, hút lấy cốt tủy người.
Có biết bao anh hùng hào kiệt trong tam giáo, v́ chưa đắc Chân truyền, nên bị nó gây hại.
Các vị cao nhơn, Chí sĩ ngày xưa, trước hất đều lo chế phục con mănh hổ này mới đắc thành Chánh quả.
Lúc nó phát dộng ra h́nh dung, th́ cơ thể ta như vui vui, như lặng ḿnh tắm trong bồn nước ấm, Đơn điền hừng hừng như Lửa muốn phát,. Có một tín hiệu như một mạch tráng vượng cường liệt. Chân dược đuợc huân chưn thấu tận dâm căn, tức hóa thành Tinh hoa, oai trấn độc lập khắp châu thân, tất cà đều th́nh ĺnh theo nó. Y gia gọi ngoại thận hưng, Là diệu quyết thành Phật tác Tổ, đều do ở công phu hạ thủ này.
Nếu đă đắc Chân truyền,hà tất phải c̣n nghi hoặc.
Thời đây là bí cơ của Thích giáo.
====Thế tôn viết: ư kiệt đà Long cung thuyết pháp===.
Thượng văn một tiết, nói về chỗ Thiệt xứ của THỜI. Tất cả đế tại chỗ Thiệt xứ này. Lại sợ người đời sau rơi vào nẻo không, nên ở đây chuyên nói về chỗ Chân thiệt đó, khiến cho người tu không bị lạc vào nẽo không.
Long cung: là phạn ngữ của Tây phương, thí dụ Trung Hoa gọi là đơn diền, Khí huyệt.y gia gọi Tinh khiếu. Tây An thiên gọi là Tinh độ, khổ hải Hải đề, Cực lạc quốc, ưu đà na. Tuy tên có nhiều, nhưng chỉ có một chỗ là Chân chủng sở sản.
Thiên thai Chỉ quán tap nói: Tiếng Phạn là Ưu đà Na, tức là Đơn điền.
Cận đại những bậc đắc Đạo sợ nguời không hiểu nên lại nói: Lư.
Đó là do ḷng từ bi của các vị Tổ sư nên thí dụ thiết cận nhất,để cho người biết được chỗ Chân thiệt.thí dụ như người thợ rèn muốn làm ra vật dụng khéo phải nhờ cái Ḷ mới thành công. Sự tu luyện cũng phải như vậy.
Lư là ǵ? Là nơi huân hóa vật hữu h́nh thành bửu vật. Là luyện nguyên tinh thành Xá lợi.
Tâm kinh giải có nói: thâu lai phóng tại Đơn Lư nội.
Luyện đắc kim ô nhất dạng hồng.
Quang inh Như lai nói: Lư trung hỏa phát. Lại nói: ư trung phàt hỏa tết thiên cơ.
Bất ngộ tay lai tức thị mê.
====viên Thông thiến sư viết: bắc đẩu lư tàng thân.
Bắc đầu là Long cunbg. Tàng thân là ngng tập. Tổ sư thường dạy ta phải đem cái Chân n iệm trí tàng nơi long cungth́ Tâm tự hư không, m Mạng tự kiên cố.
Phó đại sĩ nói: tâm khôn g cực địa quy.
======tịch Vô Thiến sư viết: Ngưng thần thâu nhập thử khiếu chi trung, tắc Khí tuỳ Thần vảng,, tự nhiên quy ư thử xứ.
Tịch Vô thiền sư đắc được toàn chỉ của Như Lai, của đạt ma Tổ sư, là đích truyền của huệ mạng. Cho nên ngài mới được ẩn hiển mạc trắc,biến hóa vô cùng. Vào thời vua Ung Chánh, thường đến Thái ấp, hóa dương thân vài mươi, nhà nhà đều có tịch vô đàm tiếu, ẩm thực,ẩn hiển không có tung tích, hoặc có người kim ngân, mỹ nữ,hoặc hiện hổ báo, thuỷ hỏa.
C̣n những người tu nhọc, mà phàm tâm cứ măi vọng niệm về t́nh dục, th́ làm sao đắc Đạo được.
Ngưng; là Thần ngưng, là Chân ư an trụ nơi Tổ Khiếu,c̣n gọi là Tịch là Chỉ, là Trụ.
Thần ngưng để Thể dược quy Lư. Thần ngưng để Tịch chiếu, để huân chưn, để phong cố để thâu thủ Tiên Thiên Chân khí về Trung cung.
Chân khí này, Thích gia gọi là: Trụ trượng, Tích trượng, Thiến na,Trích lô, bạch Tuyết, Kim liên,Tây giang thủy, tào khê thủy, Lư trung Hỏa…Tên tuy nhiiều nhung chỉ có mộtlà Tiên Thiên Chân khí.
Cho nên Huỳnh Tiết Thiền sư, sau khi tham cầu nơi Lục Tổ được đắc Đạo, là sy lúc công phutu luyện được viên măn mới nói: Cũng chỉ là Tiên Thiên Chân khí mà thôi. Lời nói này đă tiết tận Thiên cơ.
======hửu viết: Công phu bất gián đọan, tức tức quy căn. Hoặc Nhât nguyệt, nhị nguyệt, tiện năng tự giác,khiếu trung dung dung, noăn khí triền động.
tức là khí hô hấp, Phật thí dụ là gió. C̣n có tên là trụ trượng, như vị lăo thành chống gậy đi.
Tu Huệ mạng, nếu không có khí hô hấp này để hà để thổi, th́ Lậu tận chẳng hóa,Xá lợi chẳng thành.có một Thiền sư nói;
Vị đạo thủy cùng sơn tận xứ, thà thượng tác bạn, quá thời quang.
Khí hô hấp của con n gười, nguyên căn vốn tại Đơn điền, ch́ỉ v́ người chỉ biết xuất mà chẳng biết tận.
Người đắc được Chân truyền, th́ thần của Đơn điền mới hay tiếp thu lấy hơi thở. Cho nên Thiền sư nói:vô khổng định (ống sáo trống), điên đảo Lưởng đẩu hề xuy, cảnh đắc thần khí tương hiệp, cửu tắc tự noăn (ấm), Pháp luân tự chuyển,.Niên lăo niên tiếu chi phân biệt. Thiếu niên nguyệt nội, Lư trung tự hữu hiệu nghiệm chi cơ xâm. Niên lăo,hoặc sổ ngoạt phương hữu hồn hiệp chi tín chí, noăn khí tự hữu động cơ.
==tịnh quang Như lai viết:
kim đồng nhất tỉnh khí hoàng cung.
Bất giác trỉ ngưu pháp haỉ trung.
Dục yếu, mích tha quy cố lư
Linh sơn tháp hạ thủy tri tông.
Tạm dịch:
Kim đồng mới tỉnh bỏ hoàng cung
Chẳng ngờ Chân kh́ đến hải trung
Muốn được Thần về nơi xóm cũ
Linh sơn Tháp hạ mới rành công
Kim đồng là thái tử, là đức Thế Tôn.
Thái tử vừa phát tâm xuất gia tu hành, Thiên Thần liền biến h́nh Bạch mă, đưa ra khỏi hoàng cung, đằng không lên núi tyuết sơn rồi tự lấy đao vàng cắt tóc.
Lúc đầu chưa đắc được Chân truyền nên tu theo bàn môn, cho nên Lậu tận không thành, mà h́nh hài th́ gầy ốm! Sau đó mới được a Tư Đà rao truyền Chánh pháp tu mới thành Phật vị.
Cho nên pháp hoa kinh mới nói:Tiên trưởng trao cho Phật diệu pháp, nên Thái tử mới thành Phật.
Thích gia phổ có nói: Tư đà thấy Thái Tử h́nh hài ốm gầy mới bảo Thái tử :Có thể thực ngưu nhủ ,th́ sẽ được phản phục lại như ngày trứơc.
Thái tử sau khi phục ngưu nhủ rồi , th́ tự nhiên phát hiện ra 32 Phật tướng ,đạo quả viên măn. Ngài mới cầu Đức Phật Nhiên Đăng thọ kư cho .
Thế Tôn sơ hạ công phu, tu luyện theo Chánh đạo ,chỉ trong 49 ngày th́ có minh chiếu hiện ,mới tự than rằng :Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.
Chỉ v́ ngừơi chẳng đắc được Cái Đạo này mới bị lỗi lầm, và lạc theo nẻo ngoại đạo bàng môn .
Thế tôn nói: Phật tánh tức huệ mạng.
Trĩ ngưu hay ngưu nhũ: là Tiên Thiên Chân khí.
Hải trung: là đơn điền.
Như lai dạy người tu kuyện, phải tu tại Linh sơn tháp hạ, sau đó mới có hiệu nghiệm là trĩ ngưu quy cố lư.
Cho nên trong tạng kinh có ghi:
Nhơ nhơn hữu cá Linh sơn tháp.
Hảo hướng liunh san tháp hạ tu
Tri tông: trong đơn điền, hốt nhiên vô trung sanh hữu. Chẳng chờ ǵ cả, từ trong ư niệm giác với tri dung hoà làm một, tợ như quan cảnh mùa xuân, vui sướng không cùng.
Mă Tổ mới nói: suốt cả b́ mao, sướng đến tứ chi.
Cố Lư: là Đơn điền, Tâm điền mới do trung hạ quyên thượng, hoac tính thành Phật tánh, đốt tập niệm thành Chánh niệm, rạng ngời một Chủ nhân ống, nên gọi: quy cố lư.
== Viên Thông Thiền Sư viết: quần âm bát tận, nhất dương phục sinh. dục kiến thiên địa chi tâm, tu thức thưà âm chi pháp.
Quần âm bác tận: theo dịch lư, con người Hậu Thiên có nhâbn phẩm thấp nhất, Thánh nhân tượng, quỷ, Sơn Địa Bác. Quỷ này trong có năm âm, ngoài có một dương. Cón một dương tức c̣n kiếp sống con người, nếu kẻ nào đă toàn âm, tuy c̣n mang h́nh vóc con người, nhưng tâm hồn là cầm thú.
V́ lẽ con người c̣n 5 âm nên phải ra công quân hóa từng một âm trong năm âm, nên mới gọi ngũ thiền.
C̣n một lư nữa là vũ trụ bên trong con người, và vũ trụ bên ngoài thế giới Hậu Thiên đều có một thời âm cực, đó là thời Tuất Hợi thái cực.
Thế giới bên ngoài, như trong một ngày đêm có hai giờ Tuất Hợi Thái cực, là thời Thuần âm, rồi âm đến cực th́ có nhất dương phục sinh. Nhờ có một duơng này trở lại sinh nên có cơ tạo hoá tiếp nối sự sống c̣n của vạn hữu vũ trụ trong thời gian kế tiếp.
Trong một tháng có 5 ngày thái cực là từ 26 đến 30 âm lịch. Trong một năm có hai tháng Tuất Hợi thái cực. Nhớ có thời thái cực này mà thế giới ậu Thiên được tiếp nối sự sống c̣n.
Thời thái cực này chỉ thị hiện có ba thời kỳ là: Thành, trụ, và Hoại. Cuối cùng đến thời kỳ Không có thời Thái Cực thị hiện nữa, rồi đến cực thời thế giới này sẽ nổ tung thành vô số đơn vị cực vi tế. Số đơn vị cực vi ế nàyphải chờ đến thời kỳ Thành tiếp nối mới họp thành một thế giới mới. cứ như vậy mà tạo mà hóa măi.
Con người lại có hai thời kỳ Thái cực: là thời Thái cực thiên nhiên và thời Thái cực tự tạo.
Thời thái cực thiên nhiên là hia giờ Tuất Hợi.
Thời Thái cực tự tạo klà do công phu thiền định.
Thiên địa chi tâm: là đơn điền, là Tổ khiếu.
Thiệu khương Tiết nói: Đông chí Tư chi bán, Thiên tâm vô cải di.
Muốn thấy đưiợc tâm này phải dụng công Thiền định th́ thấy được, đó là huyền quan Tổ khiếu xuất hiện và Chân chủng tử sẽ phát sinh.
Đó là phát thừa âm cuả chủ đích Thuần Dương.
Cơ tạo Phật tác Tiên cũng không ngoài chủ đích Thuần dương hay c̣n gọi là Cao Đài hóa.
==== Lăng nghiên kinh vân: nguyên lập đạo tràn Tiên thủ Tuyết sơn đại Lực bach ngưu, khả thủ kỳ, phấn dĩ nê kỳ địa.===.
Thú dụ đạotràng là nói về chỗ khợi thủ cuả công phu tu luyện.
Ngưu phấn: Là nói về căn bản tu Huệ mạng.
Thế tôn dạy người tu luyện, trước phải tu huệ mạng. Là thuần duơng hóa lấy Tánh mạng của kiếp người hậu Tiên để trờ thành Càn Khôn tánh mạng Tiên Thiên bất sanh tử.
Nếu chỉ tu đơn độc mỗt thành phần âm trong Tâm Ly Hỏa của Hậu Thiên, Lăng nghiêm kinh cho rằng: Chỉ thành âm ma mà thôi.
Thiền Môn ngày nay không hiểu, nên chỉ tu tánh mà không biế tu Huệ mạngrồi thường thưong điên đảo biến thành tật bệnh! Đến chết!.
Lại c̣n nói đến ngộ thập địa, tam thừa, cuối cùng cũng thành hun lăo.
Chẳng biết chỗ đẹp của Tuyết sơn, đại Lực bạch ngưu phấn, mà nói tu nói luyện, th́ có khác ǵ kẻ mài gạch mà nói để làm gưong. Lại c̣n quấy lây sự nhóm tuyết làm gạo, gây cho hiều người ngộ nhận.
Đă không tạo lập căn bản của mạng, th́ đâu có cái lư sẽ thành Tánh đạo .
Tuyết là chỉ cho màu trắng, là chính sắc của Tây phương, là thí dụ về Chân khí trong Thận mạng. Cho nên mới nói: Như lai tu luyệnlà tu Tây phương cực lạc.
Lưong y lại nói rơ:Lưởng thân chi tiền, không huyền nhất bạc quyện.
Tiên Thiên Chân tánh mạng và thủy hỏa đều ởtrong đó, vốn vô ́n vô tuớng, không thông lộng lộng có Huệ mạng ở trong đó. nếu chẳng gấp tự tu luyện làm sao kéo dài tuổi thọ được.
Rồi cư măi, buông danh lợi nên hao tán, theo sắc dục mà Thất Chân.
C̣n người xuaất gia cứ măi niệm tụng, khô tọa phân ly! Oâ hô!, dầu khô đèn tắt, chẳng đến nữa trăm mà đă mạng vong.
Cho nên Thánh nhân mới lấy Tuyết sơn để ví dụ, cho Tiên thiên Chân khí là c Trường sanh của con người. Thuốc này vốn không tướng, không sắc, trong ngần như tuyết, nên gọi: đại Lực bạch ngưu.
Chân khí này lúc ẩn lú hiện, bao hàm trờ đất, chuyên chở muôn vật. Quảng đại th́ vốn vô biên. Tế vi th́ nhỏ hơn hạt bụi, ́m nó th́ không thấy h́nh hảnh. Tu lấy n nó th́ kết quả hiện tiền.
Siêu Phật, vượt Tổ, đều do Chân khí này.
Mạnh tử gọi: Chí đại chí cương, há lại lầm sao.
Chân khí này có cơ biến hóa, tuổi niên quán th́ lại mong chầu ài quan. Lúc tinh cực th́n nó tự sanh. Chẳng biết bảo thủ th́ nó tự hao tán! Nên gọi Phẩn. Cứ để hao tán măi, mà chẳng trúc cơ, cố mạng, th́ tuổi thọ sẽ được là bao.
Nho gia nói: Nếu biết dụng công để nuôi lấy Chân khí này , khác ǵ kẻ dùng đất đắp thành đường, nếu chẳng dụng công th́ chẳng có` đường đi, lại bị gai tranh lấp kín.
Chân khí( phẩn) là loại đao chém chết quần ma mà c̣n là bệ, là cấp, để lên Tiên , lên Phất.
Chẳng giữ lấy Chân khí này mà nóI tu, nói luyện, ngàn đời cũng hóa thành không!. Thí dụ như người muốn kiến tạo một ngôi nhà, mà chẳng có nền móng , th́ lấy chỗ nào để ở, và kiến thiết có được không.
Các bậc chí nhân ngày xưa biết được chỗ xuất xứ của Chân khí , rồi lúc tịnh th́ dưiỡng, lúc động th́ thể thủ, là thâu nhiếp Chân duợc vể bản địa, rồi dùng Chân hỏa hà luyện trúc cơ. Tự hoàn cơ chỉ nên gọi Nê đạo tràng.
Đă có được Tràng cơ, lại không thể thiếu Thiện trí thức. Thời thời , khắc khắc đem Chân ư của ta tọa cư nơi trong. Một niệm chẳng dấy lên, th́ bát phong làm sao diêu động được. Cho nên Thiệu Khuơng Tiết mới nói: Nhất niệm bất khỉ, Quỷ Thần mạc tri, bất do hổ ngă, cánh do hồ thùy.Độc dộc duy duy,nhậm tha thiên ma bá quái.
Ngă tại giá lư, ẩn thân an nhiên tự tại, cho nên gọi Ḥa thượng đạo tràng, và chẳng c̣n gặp ma loại nữa, tức A nan gọi: Tọa nmơi trung Lưu thủy diện, kiết dà mà nhập diệt.
===lăng nghiem kinh hựu viết: Tất sử dâm cờ thâm tâm cu đoạn đoạn. Tánh diệt vô ư Phật, Bồ đề tư khả hi kư.
Từ xưu đến nay, những vị đă thành Chánh quả,không vị nào trước cbhẳng lo đoạn diệt dâm cơ và sau đó mới siêu Phật việt tổ.
Thích tử gày nay không hể biết đến pháp đoạn dâm. Chỉ có một chữ dâm cơ, mà đời ít có người biết. Chẳng những chẳng biết pháp tu luyện , là việc sở dĩ nhiên, mà Tâm với Thân cũng không thiệt kiến chẳng dâm. Tại sao vậy?.
Dâm cơ khi phát ra h́nh tướng tợ như cục lửa đỏ rực, nhanh tợ con gió Lửa!. Nếu chẳng đắc pháp th́ lấy ǵ để thâu lấy cục Lửa đỏ này về, màc c̣n cái lo nguy hiểm cho thân tâm.c̣n nếu không có dâm cơ này phát động th́ có ǵ lo lắng nữa.
Cho nên Đức Thế` Tôn đă biết về sự lợi hại của dâm cơ này, khó tự ḿh hoàn tất được mà phải cầu Chân sư chỉ truyền cho Chân thiệt pháp,mới đoạn được dâm cơ trọn vẹn.
Cho nên , Sát Thiền sư mới nói:
Tồ ư Như Không thị bất không.
Linh cơ tranh đoạt hữu vi công.
Pháp này rất giản dị,nếu có túc duyên về Thiện căn, dù đă đối diện với Chân sư cũng không nghe được Chánh pháp. Đă không nghe được Chánh pháp th́ dâm cơ làm sao đoạn được!.
Nếu không tiến tới luyện hư Tâm, cầu Chân sư chỉ truyền, dù cho có thiên tu vạn luyện, cũng không tránh khỏi cái hoạn tẩu thất.
Cho nên phái Ṭng lâm ngày nay, v́ đa mang nghiệp chướng , nên chẳng đắc pháp và không có một người được thành tựu,.
Tăng sung Quân hỏi: Dâm cơ là vật ǵ vậy?
Đáp: dâm cơ là h́nh ở trong, dâm căn là h́nh bên ngoài.Chẳng biết pháp tu luyện th́ Thân và tâm đều bị kéo lôi theo cơ dâm đó. Cho nên mạnh Tử mới nói:Khí cũng hay làm dao động đến chí
.
hỏi: Có pháp gỉ để chế phục.
Đáp: Neếu đắc được Chân quyết, lập tức lấy Thầnchủ sử th́ dâm cơ tự dừng, Mạnh Tử mới nói: Chí là một vị Tướng sóai. Lấy hô hấp thu nhiếp th́ khí tự quy, Đạt Ma tổ sư gọi là Thể thủ. Thần tức là Lửa, hơi thở là gió.
Cơ pháp tuy nói là khí, mà bên trong thực có vật tư của Lậu tận. Nếu chẳng tại đây hà luyện th́ Thân và Tâm sẽ bị dẫn theo dâm cơ.
Lất Đơn điền làm ḷ, lấy hạp tịch làm ống bể, lấy Lửa mà luyện, lấy gió mà thổi, lấy hơi ấm làm hiệu nghiệm, lấy sương khói làm vô sự.
Lâu lâu hà luyện th́ dâm cơ tự chết, dâm tính tự đoạn,. Đoạn cho đến c̣n một rồi không th́ thân tâm thái b́nh, ba giống dâm sự chẳng c̣ntập nhóm nơi BỒ đề, có khó ǵ đâu.
Đây là bí pháp, ngàn đời Phật và Tổ chẳng truyền, mà nay ta đă tận hết lậu.
Là con nhà Thích, mà chẳng tu đoạn dâm sự, lại gọi là Thiện trí thức, lăng nghiêm kinh gọi đó là 53 giống ma vậy.
==tịch Vô Thiền sư viết: Kỳ cơ kư phát, ngưng Thần nhập ư Đơn điền, đương dụng Vơ hỏa thâu nhiếp nhi quy, dĩ huân dĩ luyện. Cơ chi vị phát, dĩ thần chiếu chio Đơn điền, đương điện Văn hỏa bất li nhi thủ, dỉ phanh, dĩ luyện. Tợ thử nộ nhập, tài đắc Chân chủng phát sinh===.
Cơ tức là thận động. Thận động là Chân khí. Chân khí đă động lập tức hồi quang phản chiếu, ngưng thần nhập khÍ HUYỆT, T̀ Thần với Khí chẳng ĺa nhau, tợ như đá nam châm hút sắt, rồi vượt qua chướng ngại vật và giấu kín rồi hanh thông, hiệp lại làm một.
Tổ sư lại c̣n sợ lúc lâm thời Chân dược sinh tợ như con mănh hổ khó chế phục,nên phải dùng Vơ hỏa, đó là Tiết tận Thiên cơ, với ḷng đầy đức Từ bi vị chúng. Tu sĩ đời sau họa Phật đều nhờ cái ân mưa móc này.
Vơ hỏa là mật pháp tu luyện, là bí cơ thành Phật. Phật Phật tâm thọ,Tổ Tổ khẩu rtruyền, hiểu thẳng thật khó.Cho nên ngũ tổ mới nói:Sư Sư mật phụ bản âm.
Thế Tôn và Đạt Ma tuy nêu hỏa hóa phong xuy nhưng Văn hỏa và Vơ hỏa chưa chép rơ nơi tre lụa.. Cho nên người trong giới tu hành đă không Song tu mà cũng không tin tưởng.
Từ sau Đạt ma và Tịch Vô là những bậc Cao Tăng đă được được h́nh Thần cu diệu.
Có người hỏi: Sao gọi là Vơ hỏa nhiếp quy?
Đáp: là dùng khí hô hấp mạnh thu nhiếp Chân dược quy Lư và chẳng hề xa rời Chân ư, lấy Chân ư làm chủ tể. Cho nên nói: Chân khí theo duổi hai khí, rồi cổ vũ,rổi nhiếp quy, ciũng đều tại Chân ư, năng lực của Chân ư.
Chân dược sau khi sanh ra có đặc tính hạ Lưu thuận xuất, nên mượn khí hố hấp mà nhiếp thu. Nếu chẳng dùng kinh nghiệm hô hấp mà cổ vũ, th́ một thần khó nhiếp mà Chân dược cũng khó quy. Hai khí nguyên có kiêm dụng, cho nên Thiền sư mới nói: Nhà ngươi có cái tri\ụ trượng tử. Ta và ngươi cũng đồng có một cái Trụ tượng tử. Đó là thí dụ hai khí ở cơ đồng dụng.
Theo đúng cơ hô hấp. Chân ư của ta ra từ ngoài âm kiều mà nghinh nhiếp Chân dược quy Lư. Đạt ma gọi Thể thủ. Thể thủ hoặc mươi nghinh, hoặc vài mươi nghinh, nghinh cho đến khi nào ngoại h́nh đảo thế mới nghỉ.Tiên gia gọi quy túc Suốt thông được hai khí này về cơ hạp tịch và tiêu tứcth́ Chân tinh tự quy Lư.
Lúc vận dụng hai khí, Chân ư nới Lư trung không được chấp trước ở hô hấp mà chỉ nưong theo Chân dược để Thể thủ. Chẳng qua cũng chỉ là mượn cơ hô hấp công cụ Thể thủ. Lục tổ gọi: văng bắc tiếp độ.
Chân dược đă quy Lư, c̣n phải huân chưn,lấy Chân ư tịnh định mà làm hỏa, lấy hới thở để th́ làm gió, nung nấu một lúc th́ vật tư của lậu tận hóa thành Chân khí. Công phu này phải dùng sức mạnh của Chân ư với dạng tŕ trọng, gọi là Vơ hỏa.
Hỏi: Sao gọi là văn hỏa?.
Đáp: là bất tồn nhi thủ, bất tức nhi khư. Thời thời khắ khắc bất muội tỉnh ngộ, miên miên bất đoạn, tức tức qui Lư. Cồ đức có nói:
Trượng văng truợng lai vô gián đoạn
Xá lợi thành toàn hiệp bản sơ.
Tối kỵ hôn mê tán loạn, một niệm chẳng khởi,một khí chẳng tán, tợ như giống Lưa trong ḷ.
Tu luyẹn được nhu vậy, lo ǵ Chân chủng chẳng sinh, Xá lợi chẳng hết, Chánh giác chẳng thành.
====thích gia phổ Thế Tôn viết: Đối đẩu minh tinh nhi ngộ Đạo.
đối Trung Hoa gọi là Phản quán.
Đẩu: là bắc đẩu, là thí dụ Đơn diền.
Minh tinh:là Chân khí nơi Đơn điền phát sinh. Chính là cảnh Chân chủng sở sản.
Hưng Dương Thiền sư nói: tạp (một ṿng) địa hồng luân (bánh xe)tú. Hải để tức khai hoa.
===viên Thông Thiền sư viết:
bắc đảu tàng thân tuy hữu ngộ.
Xuất trần tiêu tức thiểu nhơn tri==.
Tàng thân: là Chân khí ẩn tàng nơi Đơn điền. Chân khí ần tàng nơi nào th́ Chơn thần củng ẩn tàng nơi đó. Đó là cách dụng công như vậy, nếu chẳng như vậy thià làm sao xuất li cơi trần được. Xuất trấn là quá quan phục thực, là một bí quyết thâm mật, không được khinh truyền.
Nếu chẳng quá quan hay không biết pháp Quá quan, th́ Xá lợi phải bị hao tán, tận phế tiền công. cho nên Hưng Dương Thiền sư mới nói: Thối nhất bộ tắc thất sự. Nên nói: Xuất trần tiêu tức thiểu nhơn tri.
====thử thượng số giả, Huệ mạng kinh chi diệu pháp, ḥa hiệp Chân chủng chi Thiên cơ,thà tại tư dư, I kỳ phong hỏa chi công,diệc bất ngoại thị hỉ.=======
đây là tiết tổng kêt phần văn trên nói về pháp nḥa hiệp Chân chủng nới phong hỏa, Có Thánh chẳng khứng toàn lộ, nên nguời tu luyện đà rơi vào nẻo vạy.
Ta nay lại nói cạn lời, phân tích tỏ rơ, hầu mng đồng chí được suốt thông,trước khỏi lạc nẻo bàng môn, sau thành Chánh giác. C̣n người đời,nếu có ai thích Phật,t́ tiềm tâm nơi kinh này, rồi tự tu, tự cứng, để thánh Chánh quả, há chẳng vui sao?.
====dư cố viết: Tự thủy ngưng Thần, phản chiéu Long cung, hồn nhiên nhi định tịnh.Dĩ song vong nhi đải động. Dĩ ư khí nhi đồng dụng. Dĩ thần hỏa nhi hóa. Dĩ tức phong nhi xuy; dĩ vơ nhi luyện, dĩ văn nhi thủ. Cửu cửu huân chưn, khắ khắc vô gián. Yù khí Lưởng bất tương li. Tắc ḥa hệp ngưng tập chi phap đắc hỉ.
Đoạn văn này tổng kết về pháp ḥa hiệp ở Chân chủng Phong hỏa, mà Cổ thánh chẳng khứn toàn lộ.
Long cung; lá Đơn điền,trong đó có nước,. Long cung có nước. Nước có đặc tính trầm trọng và luôn luôn hạ Lưu.
Thần tức là hỏa, hỏa có đặc tính kinh phù, thường thường thuợng xung..
Cũng như người đời tâm hỏa th́ thượng xung,, Thân thủy th́ hạ lậu. Hai thành phần đó hằng li cách nhau, hằng phân tán,nên không thành Đạo. Thánh nhân mới dạy lất tâm hỏa giáng nhập vào Thận thủy, th́ tâm tự hư không, mà hỏa cũng không c̣n thượng lậu. C̣n thủy đắc được hỏa, thủy cũng không c̣n hạ lậu và hóa thành Chân khí. Chân khí sẽ được thượng thăng.
Trong lúc ngưng Thần th́ nội niệm bất xuất, ngoại niệm bất nhập, không không ,lộng lộng chẳng trước chẳng trệ. Lúc Chân dược sản lập hồi quang phản chiếu th́ quên h́nh quên ư.
Nếu dụng ư tức là chẳng quên nếu quên th́ không được lấy ư mà chiếu. Tâm đă hư không mới gọi là chiếu. Ḷng dục đă mất hết mới gọi là vong. Chiếu với vong tuy hai mà một, tuy một mà hai.
Lúc đánh quên th́ tâm phải thật thanh tịnh , mà luôn luôn phải chiếu. Lúc đương chiếu th́ một mảy h́nh tướng cũng không taọ lập, luôn luôn là quên.
Chiếu với vong đă thuần nhất định tịnh, thiênđịa nhơn ngă chẳng cần biết sẽ đi về đâu.
C̣n trạng thái công phu chờ động phải thật cực tịnh. Th́nh ĺnh trong người có trạng thái dung dung, ḥa ḥa, ngoại h́nh vũ cử, lập tức dùng Chân ư mà nghinh Chân dược qui Lư, rồi lấy Thần trụ định nơi trong, lấy hô hấp mà thổi.Lại phải nhớ là chớ trợ Lực,và chớ nên quên.hành trụ tọa ngọa cũng không được ĺa báu vật, lo ǵ Chân chưng chẳng sản.
===bất văn đắc Đạo cổ Nho chi ngôn hồ:
hoảng hốt âm dương sơ biến hóa
nhân ôn Thiên địa sạ hồi triền.====
từ đây trở xuống nói về thời Chân chuủng sở sản.
Cổ nho tức iên sinh thiệu khương Tiết.
Chúng ta là con nhà thích giáo, thề mà không hiểu không biết về điều Thiên cơ bí mật này, lại cho môn đệ của Nho giáo, không biết Chân truyền của nền Đại đạo. c̣n bản thân ḿnh cư măi ù lo đả thất, quỳ hương, tham Thoại đầu, luận công án… và gọi là Đắc đạó Thật là tṛ cười vậy!.
Hoảng hốt: là trong cơ tịnh định đă đạt thành một khối hồn nhiên, ngoài chẳng thấy có thân, trong không thấy có Tâm. Là trạng thái Thái cực cực tịnh, người như nửa thức nửa ngủ. Công phu đến trạng tháinầy th́ khí Chon duơng bắt đầu động và phát sinh nguyên khí. Cho đến lúc Chân dương khí bắt đầu triền động th́ sinh nguyên tinh.
Nếu người nào đắc được Chân truyền, lập tức Thể Chân dược này thâu quy về Lư.
Thường nhơn không biết, nên Chân dược này biến thành hữu h́nh tinh rồi tẩu xuất.
==lục tổ Đàn kinh viết: Nhân địa quả hườn sinh==.
Địa; là đơn điền, là Thần thất, lá Linh địa, lá nơi quả sinh.
Quả hựn sinh: Tiết trước đả nói; Hữu t́nh lai hạ chủng là do cơ ḥa hiệp mà có. Công phu đến đây mới có quà sinh.
Quả tức Bồ đề chủng tử, là Xá lợi tử.
==vô Lượng Quang Minh Như Lai viết:
phân minh động tịnh ưng vô tướng.
Bất giác long cung hộng Nhât tinh.
Vô tướng: Thính giác gọi là oai âm,, Nho giáo gọi là vô cực.
Bửu vật này nguyên từ đầu vốn không có h́nh tướng do tịnh định mới sinh.
Long cung: Là đơn điền, là Tổ khiếu, là Nhân địa, là Cốc Thần.
Hộng Nhất thinh: Là quả sinh. Nho gọi: Đổ vũ nhất thinh Xuân hữu. Là dương khí sinh.
Biết được cơ hộng nhât thinh, th́ nước động thủy (Khảm cung) có thể nối ḍng, nuớc tây giang (Ly cung) có thể thu hút, nước bể (khảm thủy), có thể gội đầu.
Lại nói: Địa lôi chấn động tốn môn khai.
Lại nói: lôi tùng địa hướng (gầm).
==tử ma Kim Lai viết: Hải để nê tự lộ bán h́nh.
hải để: là Đơn điền,Hoa Dương thiền sưb cũng nói: Hải để là Nguyên quật tàng chứa Huệ mạng. Thế Tôn gọi: Ma ni. Là nơi thần khí ḥa hiệp để luyện thành Chân chủng tử.
Lộ bán h́nh: Là pháp tượng Chân chủng gần sản.
Lúc Chân củng tử mới lộ nửa h́nh. Tu sĩ phải tịnh, Thần trụ nơi Cốc Thần để chờ, không được gấp Thể thủ. Chờ cho châu nọ lộ toàn h́nh mới hạ công Thể thủ.nếu gấp và luyện động th́ trâu nọ kinh hoảng rồi ẩn tàng vô tông tích.
Viên Thông Thiền sư gọ là bất sah.
Tích Vô Thiền sư nói: Tất tu nguyên khiếu sinh vật. Tư khà duơng Lư phát hỏa. Cố mạc vi chi Tiên, diệc mạc vi chi hậu.Nhuợc thiên cơ vị chí nhi Tiên trợ tưởng, tắc ngoại tướng tuy hành, nhi nội phù nhị ứng. Thích tự phủ phàn khu chi hung!, nghĩa là:
Cần phải tạo cho huyền quan khiếu sinh bửu vật, Lúc đó th́ dương Lư mới phát hỏa, cho nên chẳng được thể trước, mà cũng không đuợc Thể thủ sau. Nếu Thiên cơ chưa đến mà lo phát hỏa,dù ngoại tướng tuy có vận hành, nhưng nội phù cũng không ứng theo.
Ngoại tướng là nói vể đường đốc Mạch.
Nội phù là nói về đường Nhâm mạch.
Như vậy chỉ là thiêu đốt cơ thể mà thôi!.
` Viên Thông Thiền sư viết:
mai Hoa vị phát thái tảo sanh
mai Hoa dĩ phát thái tŕ sanh.
Mai Hoa là tín hiệu bápo thời Xuân dương sắp đến. C̣n trong người th́ thí dụ cái cảnh khí Chơn dương sắp phát sinh.
Vị phát: Là khí Chân dương mới gần phát động, chứ chưa phát động. Lúc nầy nếu vội thể thủ là sai lầm, v́ Chân dược c̣n non, không kết Đơn, nên gọi: Thái tảo sanh.
Dĩ phát: là khí Chân dương đă phát hiện toàn h́nh, gọi là triền động, lập tức thể thủ quy Lư. Nếu Chân dược đă lộ toàn h́nh mà không thể thủ, đem về trung cung , th́ nó sẽ biến thành hữu h́nh tinh, gọi là Thuốc già sẽ không kết Xá Lợi, nên gọi thái trừ sanh,
Viên Ngộ Thiền sư nói:
Tấn nhất bộ tắc hữu mê lư.
Thối nhất bộ tắc sự tất thành.
Hựu viết: Nhẩm ma tắc phong xương đo khiết tận độc chiếm phổ Thiên xuân.
Nhẩm ma : là thí dụ về thời cơ đúng lệ.
Phong xương khiết tận: là thí dụ âm khí đă tận tuyệt.
Xuân dương là thí dụ khí Thuần dương nơi Đơn điền. Cảnh tượng này. Cơ thể ta tợ như tắm như gọi châu thân dung ḥa sướng khoái, chẳng có ǵ sánh bằng. Trong ngoài thảy đều Thiên Thái, đố là Chân cảnh của Chân chủng.
Hựu viết: Thiết tu đạo trước.
Đây là lới của tô sư dặn ḍ TU sỉ, nếu thỉ cảnh naỳ đến, tức phải hưng công thâu thủ, nếu chẳng tâu thâu thủ ắt có lỗi lầm trước mắt, là trử vật này sẽ theo đường thục lộ mà ra ngoài.
Hưng Duơng Thiền su nói:Thối hậu tắc thất sự.
Công phu Thể thiủ Chân dược tợ như kẻ rộm cưỡng đoạt bửu vật nên gọi là: Thiết tu đạo trước.
Lúc này Chân ư phải thật dũng mănh, dùng hơi thở để thu niếp, đem Chân chủng này trở về Đn Lư. Sau đó phải dụng công Pháp luân.
Tích vô thiền sư viết: chí ư lục hiệp đồng Xuân, vật vật đắc sở.
Lục hiệp: là châu thân con nguời.
Xuân: Là nói về dạng âm ấm trong con người.
Vật : là tên riêng biệt của Thích giáo.
Nho giáo gọi là Nguyên khí.
Công đáo rthời chí: là lúc Chân dược sản, hốt nhiên Đơn điền tợ nhu âm dương ḥa hiệp thấm thấu, mạch sống trong người khoái sướng, tất cà tám vạn bốn ngàn khiếu nhỏ có dạng ngứa ngáy. Thân tâm dườngnhư vô chủ, Đơn điền lần lần mờ ở, ngoại thạn đột nhiên cất lên.Long cung hốt nhiên có một tiếng gầm, hô hấp tự nhiên ngắt đoạn, Tâm và bửu vật hút nhau tợ như có đá Nam châm hút sắt. Chân ư và hơi thở bao hàm với nhau như loài trùng ần trốn. Th́nh ĺnh Tâm hồn nhập vào trạng thái Thái cực, như nửa tỉnh nửa mê. Thiên địa nhơn ngă chẳng biết về đâu. Thần với Khí như xen lẫn ch́m ngấm.
Chẳng phải như Thiền khô tịch ngày nay, tâm hồn tợ như hoản hoản hốt hốt. Tâm chẳng khún ĺa bỏ linh vật. Linh vật chẳng khứn ĺa bỏ tâm.Tuơng thân , tương luyến kết thành một khối. Cảnh tượnh nơi tronhg tợ như khí Tiên Thiên và Hậu thiên cùng nhau thở hút, nhưng thiệt chưa thấy thở thấy hút.Tợ tiế, tợ lậu, mà thiệt cũng chưa thất tiết lậu, cơ huyền diệu không thể lấy ngôn ngữ để h́nh dung.
Cho nên tâm kinh giải mới nói:một khí Chân duơng mới động, trong đó vốn có vô số hơi thở vi vi, rồi chỉ rong giây lát hóa thành trạng thái Tghái cực, Tâm này trở thành linh diệu. Cơ hô hấp dấy lên từ Chân khí nơi Đơn diền, tại giánhg hạ rồi ra sau đến vỹ Lư, lên Giáp tích, lên Ngọc Chẩm.
Lúc nào Chân khí thật sung măn th́ Nhâm Đốc tụ khai. Khi tấn th́ nhanhm thể thủ quy nguyên chuyển đại Pháp luân.
Nếu chẳng dụng công như vậy th́ Nguyên tinhsẽ tràn đầy và tiết lậu ra ngoài, ắt tiền công tận phế.
Thiên này toàn thiết thiên cơ.
Ta đă trải qua 30 năm mới đắc Diệu đạo. Tu sĩ đời sau hành công đến chỗ này phải nên nhớ kỹ, nhiớ kỹ, chẳng nên coi thuờng lúc có cảnh tượng tín báo. chỉ được Duong quang tam hiệp, tức là Chân chủng sở sản. Chẳng cần phải theo quy tắc nào khác, lại c̣n phân biệt bẩm thọ, h́nh thể đồng nhau hay khác biệt.
===đạt ma Tổ sư viết: nhị hầu hể mâu ni.
Tiền Hượt Tí thời là một hầu.Chân chủng sở sản là một hầu. Là nhị hầu Thề mâu ni.
==hựu viết:nhị hầu Thể mâu ni tứ hầu hữu diệu dụng, lụa hầu biệt Thần công.
tiết trước nói hai hầu sanh và hầu sản. C̣n đây gọi là hai hầu, là hầu thể thủ và hầu phong cố. tu sĩ họa phật cần cần nên hiểu rơ, chẳng có một khái luận, như trong Pháp luân lụa hầu đồ đă nói minh bạch rồi.
C̣n ở đây hai hầu là: lúc Chân chủng sản thể quy Lư là một hầu. Lư trung phong cố là một hầu, cộng lại là hai hầu.
Linh vật đă quy Lư rồi th́ phải thăng giáng. Thăng là một hầu, giámh là một hầu.
Công với hai hầu Mộc dục Mẹo dậu,là 6 hầu.
Tứ hầu hữu hiệu dụn g là: thăng giáng và hai giờ Mộc dục.
Lục hầu biệt thần công là tổng số hầu.
==lục Tổ viết: văng Bắc tiếp độ.
Văng: là dùng Chân ư mà đi đến.
Bắc;Là thận mạng, là Cốc thần.
Tiếp: Là dùng Chân ư mà tiếp thu linh vật.
Độ: là thăng giánh văng lai.
==tịch VôThiền sư viết: Thể thủ dĩ thăng giáng. Tùng đốc Mạch thượng đảnh nê hườn. Tùng nhâm mạch giáng hạ Đơn diền.
Nhâm và Dốc hai mạch là Đạo lộ của pháp luân văng lai.
Nhâm mạch khởi hành từ huyệt hội âm đi lên đến thừa tướng rồi vào đường trong mà trở về.
Đốc mạch khởi hành từ Ngân xỉ lên Thiên môn, ra Ngọc chẩm, xuống Giáp tích, xuống Trường cuờng rồi theo con đường trong mà về.
Đó là quy luật vận chuyển âm dương hậu thiên tợ như kim đồng hồ, Tiên gia gọi: huận chuyển hà xa.
Thuận chuyển hà xa th́ sanh người sanh vật.
Nghịch chuyển hà xa th́ tác phật tác Tiên.
Nghịch chu xa, Tiên gia gọi Châu thiên vận, Thiền gia gọi pháp luân thường chuyển, nho gia gọi hành đ́nh.
Châu thiên vận mục đích để điều ḥa nội duợc để khai thông đạo lộ chờ ngày quá quan để dạt trường sanh ất lăo.
Lúc hai mạch n ày thông th́ trăm mạch cũng đều thông.
==dịch kinh viết: Hạp hô vị chi khôn
tịch hộ vị chi Càn. Nhất hạp nhất tịch vị chi biến, văng lai bất cùng vị chi thông=.
Đây là sở dụng cơ tiêu tức đối với hai khí để chuyển Pháp luân.
Phần kinh văn nói về sự tu luyện cuủa Thích tạng, Tiền bối cũng nói như vậy. Lại là công phu đầu Tiên của kinh lăng nghiêm và kinh Pháp hoa.
C̣n Nho gia lại lấy kinh Dịch làm thủ vụ. Thái ấp, chùa hải hội, Phương trượng Long Giang hỏi: Tây phương phạn ngữ, chưa thấy chỗ nào nói đến Dịch nay lại chép ra đây, là điều chẳng hạp với Thích giáo chăng?
Đáp: nếu chấp ở một th́ chẳng minh ở hai. Chỗ tu học của nhà ngươi chỉ là bàng môn mà thôi!
Caí đạo của Thích Ca không phải như vậy. Trăm ngàn đời về trước, trăm ngàn đời về sau đối với người đời: Tam giáo hà có hai đường sao?
Thù bất tri, nguyên đầu của Dịch là của Tổ, của Đạo.
Lại hỏi: Đă là Đơn Kinh, mà ngày nay Nho lấy Dịch làm sách bói toán, chưa từng nghe họ nói đó là sách tu luyện, là tại sao vậy?
Đáp: thời văn bốc phệ là của tục Nho, chẳng phải là bậc xuất chúng của Nho chánh thống.
Lại hỏi: Kinh ấy dạy tu luyện như thế nào?
Đáp: Đạo dụng Tiên Thiên, và mượn khí Hậu Thiên để chuyển Pháp luân. Hạp lộ tức là pháp cơ. Hấp cơ văng hạ nên gọi không.
Tịch hô tức hô cơ. Hô cơ văng thượng nên gọi Càng. Đó là cái lư nhất biên của Hậu Thiên.
Biến là cơ Tiêu tức của hai quẻ Càn khôn.
Thí dụ như chiếc xe. Càn khôn là hai bánh xe biến thành trục xe. Trục xe vốn không chuyển động. chỉ nhờ ở hai đầu trục. Hai đầu trục lại nhờ ở hai bành. Hai bánh lài nhở ở hạp tích thổi thúc.
Xe chờ trục mà chuyển động. Trục lại chờ bánh mà vận triền. Bánh xe lại chờ hạp tịch mà thôi bức. Th́ sở dụng của xe mới hoàn toàn.
Nếu như chưa thấu hiểu th́ tham khảo nơi Lục hầu đồ. Chẳng c̣n ǵ kỳ diệu bằng.
Văng lai bất cùng: là cơ Tiêu tức của hai khí Tiên thiên và Hậu thiên vận chuyển.
Thông: là thông đạt đươc Huyền Quan Tổ khiếu, và cơ Càn Khôn công vận.
Nếu dùng hô hấp của miệng mũi và gọi một hô một hấp là văng lai bất cùng, th́ cách xa với Tiên Thiên Đại Đạo.
Ḥi: Như vậy th́ phải dụng công như thế nào?
Đáp: Lấy Hậu thiên phàm tức chế hoá ra Tiên Thiên Chân tức. Hô cơ vi tịch vi Càn hấp cơ vi hạp vi Khôn.
Càn Khôn là định vị của Thiên Địa.
Ngôi đầu của con ngưiời gọi là Càn, phần bụng gọi là Khôn.
Cơ biến thuộc chủ thể của Càn Khôn, là Chân ư của ta, chủ sử cho hai khí vận chuyển. Lúc lên lúc xuống, lên xuống măi măi nên gọi: Văng lai bất cùng.
Lúc thăng giáng, Chân ư tuy là chủ tể ở Cốc Thần mà Thần lại chú trọng cùng với Tiên Thiên Chân tức đồng hành, chẳng qua cũng là mượn cơ hạp tịch của Hậu thiên để vận chuyển Tiên Thiên khí vậy.
Hỏi: Đệ tử ngu muội, mong cdầ lăo su Chân truyền chí lư dụng.
Chỉ thiệt là điều có lỗi mà nói ra đây, Đức thế Tôn cónói: Độ tận chúng sanh, rồi mới tu độ th́ dâu có lỗi. Huống chi Thiền giáo ngày nay lại không có Songtu.
Đáp: Đây là bí cơ chuyển Pháp luân, ngàn đời chẳng khứn minh ngôn, tâm Tổ không lời chỉ phá. Trong diệu lại diệu, trong vi lại vi. Chẳng phải phàm phu mới có thể nghe. Chẳng có túc duyên Thiện căn, làm sao nghe được.
Lại nói: đệ tử khẩn cầu Ḥa thượng thùy ân.
Đáp:Hạp hấp tuy là hạ Khôn, mà Nguyên khí ở nơi Khôn lại thăng lên Càn.
Tịch hô tuy là lên Càn, mà Nbguyên khí nơ càn lại giáng xuống khôn, mà mhuyên khí nơi Cànlại giámg xuống Khôn.
Đều do hai khí thăng giág nơi đường Đạo lộ. Cộng với Cốc trụ của càn Kôn, thông với Tiêu tức của Nguyên quan mà chủ tể tại nơi Chân ư.
Vận hành đều ở nơi Thần, một hấp một thăng, một hộ một giáng,chẳng được sai một mảy lông, tuân theo qui tắc, hành đúng độ số. Cũng không đựơc thái quá. Càn cửu Khôn, tứ điệp thành chương, hiệp hồ Tạo hóa, đồng với chuyển luân. Chẳng thiên, chẳng ỷ, chánh chánh đường đường,nưng theo Tam gíao. Tất cả đều do ở đây.
==hựu viết ; càn hào dụng cửu,Khôn hào dụng lục.
Tiết này nói về quy tắc và hạn số của Pháp luân.
Càn dụng cửu là; 4x9:36.
Khôn dụng lục là : 4x6: 24.
Từ xưa Cổ nhân goí: Từ thất qui đến lục quy gọi là thăng. Thăng để hiệp với Càn, nên dùng Càn hào, càn sach.
Càn hào dụng cửu, mà tứ điệp là 36. Cho nên Pháp luân thăng cũng dụng cửu, đồng với Tứ điệp củq Càn sách. Tổng cộng Lụa hào tứ điệp là 216. Cho nên về thăng tổng cộng ở lụa quy cũng 216, gọi là thăng.
Theo nhưng trước đă nói: Từ nhất qui đến lục quy gọi là Giáng. Giáng để hiệp với Khôn, nên dùng Khôn hào Khôn sách.
Khôn hào dụng lục, kịp với 71 điệp là 24. Cho nên Pháp luân Giáng cũng dụng lục, đồng vơi tứ điệp của Khôn sách. Tổng cộng với lục hào tứ điệp là 144. Cho nên Giáng tổng cộng ở lục quy cũng là 144, goị là Giáng. Cộng chung lại là 360 tức hoàn toàn độ số của chuyển pháp luân.
Trong đó có Mộc dục 2 quy, nếu chẳng dùng Cửu lục tứ điệp , th́ không đủ 360.
C̣n có số nhuận dư Châu Thiên 24 mới gọi là Viên măn Châu Thiên hạp với 384 hào của Dịch lư.
Số nhuận dư Châu Thiêm 24, là số gia vào 2 giờ,Mộc dục b́nh quân.
==Hoa nghiêm kinh viết:Cư Phật định năng hơn thời chuyển diệu Pháp luân.
Đây là pháp thí dụ về Mộc dục nhị quy.
Đ5nh năng ứngthoời:Là hai giới Địa Mộc dục, Nho gọi là hai thời Mẹo Dậu,Thích cũng gọi là Thời. Nếu chẳng nói thời th́ nhân duyên nào có ứng thời.
Định: là gọi hai thời chẳng vận hành hô hấp. Thần với Khí nương nhau giữ nhau, định rồi lại vận chuyển. Nho gọi hai giờ đó là phương sanh sát, hại đức, tương phản, chẳng nên hữu sự, hay định giữ việc không đâu.
Lúc vận hành Pháp luân, trong từnmg mỗi quy đều có pháp Mộc dục.
Có kẻ hỏi: Chỉ nghe Đông Tây có Mộc dục nhưng chưa được nghe từng mỗi quy đều có Mộc dục, cầu xin Lăo sư khải thị?
Hoa Dương nói: lúc chuyển Pháp luân, th́ cái khí của hô hập tợ như xe nước bờ sông cứ một bậc là có một miếng ván, một tấm vận lên, một tấm vận xuống.Nếu như công phu mà chẳng có từng quy, th́ lấy ǵ mà vận cho tới Càn thiên. Cho dù có vận cũng chẳng hiệp với cốt tuỷ của Pháp luân, và chẳng thành bộ vị của pháp cứ luyện hỗn loạn như vậy th́ không thành.
Lại hỏi : Đệ tử ngu muội nên khó ngộ nhập, xin cầu thỉnh vấn.
Đáp: lúc vận hành Pháp luân , th́ cái khí hô hấp có cơ hồi chuyển. Cứ tới chỗ hồi chuyển là có Mộc dục.
Lại hỏi: Sao gọi là Mộc dục?
Đáp: Hô hấp thồi là Mộc dục , hô hấp tấn cũng là Mộc dục. Là do sự chia ra trước sau.
-== Khích gia phổ Thế Tôn viết:nhập tŕ Mộc dục.
Tŕ: là ao phía Đông phiá Tây. THẾ Tôn sau khi thất ḿnh minh tinh lập tức vào hai sao mà Mộc dục và huân chưn.
Pháp này từ Hán đến nay, những người đắc được đều giấu kín , chỉ có Tịch vô Tổ sư mới lộ.
== Hoa Nghiêm Kinh viết: Vi tiển Như Lai sở hành chi Đạo, bất tŕ bất tấp, sát đế kinh thành.
Đạo: Là đạo lộ là đường Nhâm Đốc.
Bất tŕ bất tốc: Chẳng chậm chẳng nhanh, lấy hô hấp mà định pháp tắc.
Sát đế kinh hành: Phàm vận hành pháp luân, Thần với Khí tấồng hành đồng trụ. Nếu đi lạc đường khác, mịt mờ chẳng theo đúng đạo lộ mà vận hành th́ không thể nào thành Xá lợi.
== Như Lai viết: Bất đắc cần, bất đắc đải.
Phàm vận hành Pháp luân phải hiệp với tự nhiên, đồng với Đại Đạo. nếu siêng năng đến độ tháiquá, th́ Phong hỏa Pháp luân chẳng được vận chuyển và Lửa hừng lên không chế phục.
C̣n giải đải th́ bất cập, tức gió yếu luốc làm sao có công trưởng vượng và biến hóa được.
== Nhiên Đăng Phật viết: thường chuyển Pháp luân.
Pháp luân là tiếng Phạn ngữ của Tây phương. Trung Hoa gọi là tấn thối, thăng giáng. Tiê gia gọi Châu Thiên vận. là nói về cơ vận hành Chân khí theo đường Đạo lộ Nhâm Đốc.
Các giờ công pu , lúc Thể Chân dược quy Lư, đề chyển Pháp luân.
Lúc Chân dược phát sinh, nếu không dụng công chuyển Pháp luân th́ Chân dược sẽ bị tán thất,lậu tận không thành, Xa lợi không kết.
==Thế Tôn viết: Thường chuyển như thị diệu Pháp luân.
Diệu; là huyền diệu,là mầu nhiệm, không thề dùng ngôn từ diễn tả h́nh dung được, cho nên noí: diệu. C̣n nếu không hậu học làm sao ngộ hập được. Chỉ có hai lẽ là đắc Sư với không đắc Sư. Đại Đạo quá huyền diệu. Nên có vị nào dám toàn tiết đâu.
Ta thất trong đời chẳng có ngừi nào Song tu, nên đặc biệt chỉ có xuất ra, để cho họa tấn thấu đến chỗ tinh vi.
Diệu ở đây là nói về cơ Tiêu tức. Biết rơ được th́ thấy rất giản, rất dị.chẳng hiểu rơ th́ thật khó, thật khó! Thí dụ tự đánh vào chuông tiếng vang, tức la pháp luân. Thiên địa tạo hóa đều quy vào pgáp luân. Chúng ta có thể xem cái cối xay kia, củng như cái chuông th́ hiểu đuợc pháp luân.
Có kẻ hói: chuông với cối xay, sao ví lá Đạo?
Đáp:Chông có tiếng vang là thí dụ hô hấp. Lúc đánh chuông th́ trong ḷng chuông ǵ có một chủng tử xoay tṛn , tức là Nguyên khí.
C̣n cối xay kia cũng thí dụ về hô hấp. Cối lúc vận chuyển tương tợ như Chân khí vận chuyẻn theo đường Đạo lộ. Cơ hạp tịch Tiêu tức cũng như vật.
Cối xay th́ thất tấn mà không thấy được thối, nhưng thực trong đó có một luồng không khí thối.
C̣n chuơng, lúc đámh th́ trong ḷng có một luồng loang tử, là có thuận chuyển gọi là tấn, và có nghịch chuyển gọi là thối.
==lục Tổ viết: Ngô hữu Nhất vật thượng trụ thiên ,hạ trụ địa.
Vật: Nho gọi Nguyên khí.
Trụ thiên:Tức từ dưới thăng lên Càn đảnh.
Trụ địa:tức từ Càn đảnh giáng xuống Khôn phúc.
==thích Gia Phổ viết: Hải thủy quán Thái tử đảnh.
Hải: là Đơn điền. Thủy là Đơn khí.
Thích gia thí dụ là Tào khê thủy, động thủy động, Tây giang thủy.
Quán đảnh: là thượng thăng.
Thái tử: là Đ71c Thích ca.
==thế Tôn viết: hỏa hỏa dĩ hậu, thâu thủ Xá lợi.
Lờ nói này là nói về lú Xá lợi gần thành. Hỏa là Thần.Xá lợi c̣n đắc hỏa này mớ thành công.Sự thành công này tức làhiệu nghiệm, chẳng phải không hư mà không biết. Lúc Xá lợi thành th́ nhà trống, lúc ban đêm được sáng trắng, Đơn điền nóng, Qui túc, th́ lập tức dùng pháp Quá quan phục thực, đưa về Trung đ́nh để lo công phu thập ngoạt hoài thai, gọi là Thâu tgủ.
=Hoa Nghiêm kinh viết: Cụ trượng phu h́nh, thành tựu Như Lai, mă âm tàng tướng.
Mả âm tàng tướng , thí dụ như con rùa rúc đầu vào mai,nên Tiên gia gọi quy túc.
Lúc nào ngoại Thân xem như không c̣n tông tích là Xá lợi đă thành. Nếu chỉ c̣n một mảy vi động cũng chưa thành. Tất phải c̣n luân, c̣n luyện. Nếu cghẳng vận chẳng luyện th́ Chân dược phải c̣n non, sức c̣n vi nhược, khó mà xung quan. Lúc nào có cảnh hiệu nghiệm đến phải lập tực Chỉ hỏa. Nếu chẳng biết mà cứ măi vong hành, dù Xá lợi đă thành cũng bị vọng hành dù Xá lợi đă thành cũng bị hỏa bức lậu , có khác nào phàm phu!.
C̣n những vị Lăo thành hoặc người đă liệt dương nên ngoại Thận không hề dấy lên mà cũng gọi là đă thành công, là điều lầm lỗi!
Có những người do tinh khí quá yuế nên tinh khiếu không cử ộng, tức phải gia công tu luyện cho chuyên cần th́ tinh khiếu ắt động và có hy vọng.
==Thế Tôn viết: Năng bất từ A La Hán.
Bất tử là không chết, tức là Chân tánh mạng Tiên Thiên không bao giờ chết. Là nói về nhữbng ngưiời tu luyện đă được kết Xá Lợi th́ đạt bất tử như đức Phật.
Đệ tử của Đức Thích Ca là Ca Diếp trụ thế 700 năm, sau nhờ đức Thế tôn truyền pháp được lên ngôi Nhị tổ. Bửu Chưởng Hoà Thượng trụ thế 1712 năm. sau gặp Đạt Ma Tổ sư truyền pháp Quá quan mới thành Chánh quả.
==Thử dĩ thượng gia ngôn chuyển Pháp luân thành Xá Lợi chi công, nhi Huệ mạng chi đạo tận tại tư dư.
Tiết nay tổng kết thượng văn về pháp tu kuyện thành Xá lợi bất tử.
== dư viết: thành Xá lợi chi đạo, công pháp thanh đa, viết Chơn Thần, viết Chân ư, viết Chân khí , viết Hô hấp, viết Chủ tể, viết Vận hành, nang dĩ bị kư.
phàm lâm cơ chuyển Pháp luân chi tế, nhất ư ngự nhị khí, nhi vận hành chi pháp, hựu hộ thần hiệp giữ Chân khí nhi đồng hành, bất khả khỉ vu tha./
kiến u thập nhị quy, toàn trựng hô hấp thôi bức.Dĩ tức số định kỳ pháp tắc tự thể, dĩ chí ư quy căn bất khả, tu du li dả. Lị tắc đoạn nhi bất tục, bất thành Xá lợi hỉ==
công pháp luyện thành Xá lợi tuiy có nhiều mà thiệt rất giản dị. Lúc mới công phu th́ khó, nhưng khi đă tuần thục thỉ dễ. Thí dụ như người dệt vải. Lúc mới bắt đầu vào việc, tay Chân đầu mắt, rên dưới tả hữu đều chiếu tiếp trợ. Sơ họa sơ tu cũng vậy. Lúc chuyển Pháp luân,Chân ư chủ tại Đơn điền mà làm luân tâm, Thần vận Cjhân kmhí mà làm luân qua, hô hấp thôi bức là làm luân cảo.m Cũng đều cơ Tiêu tức tự nhiên như nhiên mà ra, có ǵ là khó.
Tâm không hề ngĩ đến việc khác, ngoài công phu vận chuyển Pháp luân. Rong dứt tư Lự, ngoài trừ tai mắt. Cỉ có một điểm Chơn tyhầnđiều lănhChân khí tuần hườn. Nếu có một mảy tự niệm th́ Chân khí sẽ bị tán thất nơi đường biệt lộ, hóa ra không chuyển luốn thành vô ích.
Về độ số th́ mỗi bộ có tứ điệp. Thăng lên là dương, dương là càn.Càn dụng cửu, 4x9:36.
Càn số tổng cộng tứ điệp của sáu hào là 2 216.
Giáng là âm, âm là Khôn. Khôn dụng lục, 4x6:24. Khôn sách th́ tổng cộng tứ điệp của sáu hào lă. Cộng thành 360 là độ số của cơ vận chuyển Pháp luân bộ hạn.Chẳng có một mày sai lầm về qui tắc th́ có huyền diệu,.Nếu chẳng dụng công giống y như vậy th́ vạn vô nhất thành. Pháp này từ nhà Hán đến nay bí mật không truyền.Chỉ trong Phật tương ấn., Tổ Tổ khẩu truyền. Ta nay toàn bị tiết tận, mong người có chí sớm thành Đại Đạo.
Về độ số 360, thiệt ra chẳng phải là 360 mà chỉ là con số thí dụ mà thôi. Thí dụ nhưn cái bánh xe có 24 cây chống,nhưng nếu trước sau vận chyển một hồi t́ thành ra 48 cây tăm, gọi là nhât hồi Pháp luân, mà luân của ngoại luân là 360 số, thiệt không sai thất. Cho nên gọi 360 số vậy.
==bất văn Thế Tôn dử Ca Diếp chi ngôn hồ: Chánh pháp nhản tạnh.
Đây là bí pháp thiên cơ thể Xá lợi nên gọi là Chánh pháp. Nhản là conmắt,, là nơi Thần nương tại Con mắt đến đâu th́ thần đến đó.
==hựu dử A Nan viết: Nhược bất tri Tâm mục sỡ tại, tắc bất năng hàng phục trần lao.
Đây là diệu chỉ của Lăng nghiêm, và là bí cơ Thể thủ, Xá lợi. Nếu chẳng dùng tâm mục mà Thể thủ th́ Xá lợi làm sao quy Lư. Cũng như không biết chỗ sở tại của Tâm m ụcth́ Xá lợi quy về đâu.Sở tại ở đây là Chánh pháp nhản tạng, như tiết trênđă nói.
Công phu Thể thủ thiệt có cái lạ: Thể thủ liên tục, vào khoản bảy ngày, th́ Đơn điền lần lần ôn noăn, kết thành Xá lợi, h́nh dáng ơ như hỏa châu, hiệu nghiệm lần lần đến cảnh huyền diệu, chẳng khá ví kịp.
Lúc Thể thủ, Thần dung chuyên thị Đơn diền, không được giây phút gián đoạn chia ĺa, nếu xa ĺa th́ Lửa lạnh lkhí tán, chẳng thành Xá lợi. cho nên mới nói: Thất(7) nhất tư duy, há có thể xem thường sao. Nếu chẳng dùng pháp này th́ Xá lợi vạn vô sở kết và cũng không đạt được kết quả Trường sinh.
==pháp Hoa kinh viết: Ngă kim vị như bảo nhiệm thử sư, kinh ất hư dả. Nhử đương cẩn Tâm tinh tấn, hành thử tam muội, Ư thất nhật trung, tư duy như thị sự.
sự ở đây là tên riêng của Thích giáo, là Cân khí của Nho gia.
Chân khí nhở pháp được pháp Phong hỏa mà thành Xá lợi, cho nên gọi: Bất hư. Lại c̣n ngày đêm không dứt, niệm tư tại tư nên gọi:Cần tâm tinh tấn, muôn điều tư Lự thảy đếu không, một điểm Linh quang chăm chăm Xá lợi, nên nói: Tư duy như thị sự.
Thất nhật là tổng quyết thể Xá lợi, tức Nho gia gọi: Thất nhật, phục kiến Thiên Địa chi tâm.
Lại nói: Thất nhật nhất duơng lai phục.
C̣n công phu Thể thủ Chân dược vốn không có kỳ hạn, hoặc 5 ngày, hoặc 7 ngày, không định hạn.
=thế Tôn viết: lục chủng chấn động.
đây là nói cái cảnh Xá lợi sở sản.
Lục chủng là nói về 6 nơi rong thân ta, chẳng phải là 6 nơi của thế giới bên ngoài.
Co mắt có kim quang, lỗ tai có tiếng gío, lỗ mũi có khí rúc, sau năo có tiếng chi thứu kêu, toàn thân có dũng Lự dộng, Đơn điền có hỏa châu. Đó là lục củng phát động.
=Hựu viết: mo gian thường phóng Bạch hào quang
đây là lúc Xá lợi thành.
Thường: là nói về ám thất thường thấy bạch hào quang phát hện, hoặc một lần hoặc hai lần, bón lấn . năm lần, nếu thể thủ th́ được.
Thích đạo diệu dụng chính là lúc này.
Lúc Xá lợi gần xuất Lư, th́ tiừ sơn căm đến đơn điền có một luồng bạch quang, sáng tợ ánh Trăng.
Lúc bấy giờ th́ ngoại than tợ như Quy túc.
==thế Tôn viết: Lô nha Xuyên tấc.
Lô nha xuyên tấc là xảo dụ về pháp Quá quan, là xuyên quá Tam quan, là dùng Châ ư dẫn đại dược, vượt qua 3 ải: Vỹ Lư, Giáp Tích,và Ngọc chẩm, rồi Thiên môn, rồi xuống Trung diền và trụ ở đây.
Trong đó có Thiên cơ,phải nhờ Chân sư chỉ truyền, không nen tự dụng. Đây là bí quyết chí yếu của ngàn Phật muôn Tổ, phải nên khẩn thiết cầu sư sau đó mới cóhy vọng.
==đạt ma sư Tổ viết: chiết lô độ giang.
Chiết lô độ giang cũng là ví dụ về pháp quá quan phục thực,phàm tăng không biết cho là Tổ sư bẻ lá lau làm thuyền qua sông để đến Chân núi Lũng sơn. Tổ sư giáng simh nơi nước Thiên Trúc,đă đắc pháp muốn qua đông độ để độ người. rước Tiên gặp Lương Vơ để bất thành. Sau gặp Thần Quang mới trao Chân truyền.
Chiết: là Thể thủ. Lô: là Xá lợi.
Độ: là vận hành. Giang: là đạo lộ Nhâm Đốc.
==tế Tôn viết: nhất tiễn xạ thấu cửu trùng Thiết cổ.
Tiễn : Là Đại dược, là Xá lợi/.
Cửu trùng: Thân con người có đường Đốc mạch, đường này có 3 quan: Vỹ Lư, Giáp tích và Ngọc chẩm, mỗi quan ải có ba khiếu, nên gọi cửu trùng, Tiên gia gọi Cửu khúc Minh Châu, Nho gia gọi Cửu Thiên khai hóa.
Quá quan phục thực phải theo con đường này, nếu theo con điường khác th́ vạn vô nhất thành,, uổng phí tiền công.
==hựu viết: Thiền diệt vi thực.
Thiền duyệt: là sự vui đẹp ở công phu Thiền định.
Thực: là aăn, là thí dụ đưa Xá lợi quá Tam quan trờ về trung điền nuôin dưỡng 10 tháng.
Con đường phục thực, Tổ sư c̣n gọi là đuờng Tào khê, khúc khuất nguy hiểm, cần phải đề pḥng. trước Tiên có hạ Thước kiều. Trên hết có Thương Thước kiều. Hai thước kiều này là mơi nguy hiểm, nếu chẳng biết pḥng nguy Lự hiểm, th́ Xá lợi phải bị rơi xuống Thước kiều, tiền công tậnphế.
=hựu viết: Pháp hỉ sung măn.
Công phu Thiền định đạt đến tột gọi là Pháp hỉ sung mă. Lúc này Chân khí trong người được sung măn, lần lần không c̣n muốn ăn,rồi không muốn uống,cũng không muốn ngủ. Là do định Lực thiền công được chuyên chú. Chân khí sung măn th́ Chơn thần dịnh, tự niên chẳng c̣n ăn uống. Là diều rất vui mừng.
==thế Tôn bản hành kinh viết: nhược khí Hằng hà thủy, Nam ngạn yên ổn, trụ dịnh như Tu di.
Thủy: là nước, là thí dụ Xá lợi.
Nam ngạn: Là nói về trung điền.
Xá lợi đă vềt tRung điền th́ Thần với Khí tợ như đa nam châm và sắt hút nhau, hai thàn phàm này không c̣n ĺa nhau như truớc.. Chân khí và Chơn thần đều an trụ nơi Trung điền, không c̣n vọng tŕ, an ổn tự tại, Nho gia gọi: Doăn chấp khuyết tRung. Thức tánh lần lần tiêu ma. Chân tánh lần lần linh giác. Chẳng c̣n vọng niệm.Chánh niệm tự tồn, Hoa nghiêm kinh gọi: Yến tọa tịnh thất.
==lăng nghiêm kinh viết:, hàh dử Phật, đồng thọ Pgha phân, như trung âm thân, tư cầu phụ mẫu, âm tín min thông, nhập Như Lai chủng, dan sinh quư trụ.
Hành: là dụnmg hành nội công, chẳng phải là hành lộ, hành sự mà là tu dưỡng Tánh thai. Xá lợi đă về Trung cung,th́ Thần được thọ tiếp Phật khí va đuợc chế phục, nên không c̣n buông ruỗi ra ngoài. Thần đắc khí mà định Khí đắc Thần mà trụ. Tương thân tương luyến, dung hóa hiệp làm một. Nên gọi: Hành dử Phật, dồng thọ Phật khí.
Phân tánh tức thuộc âm, nên gọi âm thân.Phật khí tức là cha, khí hô hấp tức là mẹ.
Công phu đến đay không c̣n gọi là khô tịch. Phật khí có cái lư sinh hoạt. Hô hấp có cáo cơ tu dưỡng. Nên cần phảin dủng Chân ư mà cầu lấy sư hoàn bị của hai khí.
Lúc Phật khí sinh, phải khiến cho nó quy nguyên, để trợ Thánh thai viên măn.C̣n cơ hô hấp miên miên là để trợ cơ hóa dục cho Thánh thai. Nên gọi: Tự cầu phụ mẫu. Lại không đuợc chấp nhất mà mê ở nhị.
Công phu đến đây th́ có ,một luồng Chân khí từ minh đường lại, rồi quy về Trung cung.Chân ư liền cổ động cơ hch, khiến quy nập vào Châu thân, trục khử toàn bộ âm khí trong châu thân hay cón gơi là huân hóa âm khí trong Châu thân thành duơng khí,và thành Thuần dương Chân khí. 360 đốt xuơng, tám vạn bốn ngàn mao khiếu, thảy ều thông đạt, nên gọi: Aâm tín minh thông.
Lúc này xem như Xác phàm đă được quên, Thánh thai tự c̣n mộyt mạch Thiên Chân, Phật thể, gọi là Như lai chủng.
Tuy là c̣n ở rạng thái Đạo thai vô h́nh, vô tuợng, nhưng định Huệ viên minh, nên gọi Sanh quư trụ.
==thế Tôn viết: Ư dục, Sắc thiên nhị giới, Trung gian hó thất bửu pḥng, như Tam thiên , Đại Tiên thế giới, thuyết thậm thâm Phật pháp, Linh pháp cửu trụ.
Dục giới, sắc giới, là danh từ của hai cơi do Thích giáo mệnh danh. Trung Hoa gơi là Trung điền và Hạ điền. Sách chỉ quán gọi: Tây phạn ưu đà na.
Hóa :Thần cơ diệu dụng, là pháp dưỡng Thánh thai.
Hai cơi này hiệp lại thành một cơi hư không.
Nếu Chân ư chấp trụ ở Trung diền, th́ Thánh thai sẽ bị trẽnại, chẳng phải là thất bửu pḥng.
Tam thiên Đai thiên thế giới; lá lúc Xá lợi thành, Chân ư trụ từng nơi Tam điền, mỗi điền dụng một nàn thuyết pháp,. Tục Tăng gọi Tam thiên là quá khư mọt ngàn, hiẹn tại một ngàn , vị lai một ngàn há chẳng ;lầm sao.
Lúnc dưỡng Thánh thai, Chân ư trụ nơi Tring điền có công phu mười thánh nên gọi: Lâm pháp môn cửu tụ. Cũng gọi là Nhât thiên thuyết pháp.
Lúc xuất Thần hiển hóa, Chân ư trụ nơi thương đơn điền , có công phu Tam niên nhủ bộ, cũng gọi là Nhật thiên thuyết pháp.
Thời gian nhập đại định, Chân ư cũng trụ nơi thượng điền có công phu Cửu niên diện bích, cũng gọi là nhất thiên thuyết pháp.
==Hoa Nghiêm kinh viết: Dĩ định phục tâm, cứu cảnh vô dư.
Định: Chẳng phải là ngột tọa khô thiền, ngoan không cưỡng chế mà được định. 5 thiết có cơ Tịnh định tự nhiên.
Xá lợi đă quy về trung cung th́ Thức tánh chết, Chân thánh sống, pháp đưlợc vui mừng, Thần được đẹp ḷng, Chân an diệu lạc, vô nội vô ngoại, hồn nhiên một khối. Thiền định này phàm tăng không sao sánh kịp.
Thiền định này, lúc hiệu nghiệm th́ rực sáng tợ như trăng thu, dunh hoà khắp Châu thân tợ như say khói, Tâm mục nội quán, Xá lợi huân chưn, cả xương thịt như tắm như gội, Tâm và Tánh rổng như Thái hư, đạt đến vô vi và an lạc, lục căn tịnh chiếu, tám thức đều không,ngũ uẩn tuy c̣n có tuần hoàn, nhưng Chân tánh an nhiên vô dư.
==Thế Tôn viết: Như lư Như lai, Như lư nhi khứ.
Tiết văn trên về sự chứng nghiêm của Xá Lợi.
Tiết này nói về tu pháp lúc mới thành Thánh thai.
Lai và khứ là thí dụ về khí hô hấp, là khải thị cho tusĩ lúc dương Thánh thai, phải nương theo hơi thở của ḿnh là Chân tức, sau đó mới được xuất ly trầ đạt đến Tịch diết, nên gọi: Như lư nhi lai, như lư nhi khứ.
Có một Thiền sư nói:
Vị đáo thủy cùng sơn tận xứ.
Thả tương tác bạn quá thời quang.
Con người lúc mới rời khỏi bụng mẹ chỉ dùng khí hô hấp hậu thiên mà sống, cón Tiên thiên Chân khí th́ tán phát ra ngoài. cứ như thế mà ngày ngày thường dụng, Đơn điền n không có một Chân tức nào đượcv trọn vẹn. Chỉ như có Thần ngưng mà Chân khí mới tụ, Chân khí tụ đến sung măng mới thành Xá lợi và khí hô hấp cũng quy vế đây.
Chân khí là nguồn gốc kết nên Thánh thai, cón khí hô hấp cũng là nguồn tư dưỡng Thánh thai.
Tu sĩ cần phải dùnh Chân ư làm chủ tể mà định Chân tức.
Lúc Chân tức chưa địnhy Chân ư để điều.
Chân tức chẳng điều th́ chẳng định và không chứng quả.
Lúc mới nhập thai, không thể thiếu pháp điều Chân tức được.
Như lư nhi lai, như lư nhi khứ, cũng là ư nghiă điều Chân tức. Cho nên Phó Đại Sĩ nói:
Lục niên tuyết lănh vi hà đồ.
Chí dịnh điều ̣a Khí dử Thần.
Nhất bá khắc trung độ nhất Tức.
Phưong tri đại đạo hiểntam thừa.
==như lai viết:Hữu dư Niết bàn.
Hữu; là có, là có Chân tức.
Lúc mới nhập Thánh thai, Chân ư phải ương theo Chân tức. Cân ư là tâm. Tâm noi theo tức. Tức tuỳ theo Tâm. Chẳng gấp chẳng buông, lóng nghe ở tự nhiên. Lại cũng chẳng nên theo hướng mênh mông trôi nổi. Chẳng biết Chân tức nơi rong là vốn có chaân tức của Thánh thai, mà tợ như không có Chân tức. Chẳng phải quả không có mà tiệt có. Cho nên Kinh kim Cang có giải thích:
Bât trị thùy giải cưỡng an bài.
Niết tụ y nhiên hựu phóng khai.
Mạc vi Như lai thành đoạn diệt.
Nhất thinh hườn tục nhất thinh lkhai.
Niết ; là nắn lại, nắn lại. Gom lại.
Lời nói trên là nói về tâm tức tưong y.
==phạn duong giới kinh viết: Như như nhất đế nhi hành, ư vô sinh không, Nhất thiết Phật hiền Thánh, giai đồng vô sinh hông.
Như như nhất đế nhi hành: Là Tiên hiên khí và hậu Thiên tưng khí tương kiệm tương liêm, là cơ khí nhân khí ôn tư bổ cho Thai nguyên. Chẳng gấp, chẳng buông, thung dung vận hành.
Như ngày nay phàm tămg đả thất tham thiền cũng gọi là nhất đế nhi hành, há chẳng lầm sao.
Cho nên kinh Hoa nghiêm nói: cái đạo của Như lai của Đại Tiên rất vi diệu, khó có thể biết được.
Chính lúc khí hân khí ôn, là hai khí Tien Thiên phát sinh, th́ Thần với khí hỗn hợp, thân người tợ như tắm tợ như say, xương với thịt tợ như doanh nghiệp ḥa, Chơn thần như đứng giữa hai cơi dục giới và Sắc giới, chẳng thấp chẳng trệ, không không lồng lộng, cho nên nói: vô sanh không.
==thế Tôn viết: Chi không bất không, Như lai tạng.
Tiết trên nói: Vô sinh không, lại sợ người theo đó mà dứt sự kến tri, nên tiết này nóI: không bất không. Sở dĩ không nhi bất không là tịch nhi thường chiếu.
==Nhiên Đăng phật viết: Sanh diệt diệt dĩ.
Sanh diệt diệt dĩ là: Chân tức trong thai chưa tột tịnh dịnh, nhưng c̣n có cái lư khuất thân ( co duỗi), cho nên nói: sanh diệt phải phải giữ đế tận không, là không c̣n co, c̣n duỗi nữa, nên nói: Diệt dĩ. Chỉ biết có thần, mà chẳng biết có khí trong thai, gọi là: vạn pháp quy nhất.
Cái pháp luyện cho tâm được chọn vẹn, phải nương nơi thai mà trụ.c̣n gọi qui vu pháp, là qui ở đây.
Nếu như chưa có Linh thai, mà thân ư cưỡng Há lợi, hay Thân nguyên khí tụ, và gọi là diệt dĩ, là chứng Đạo, tức là sai quấy vậy.
==kim cang kinh viết: Bồ Tác đản ưng như sở giáo trục.
Bồ Tác tu Phật tâm, tất nên ưng như sở giáo trụ, mà sau mới chứng Phật. Cho nên lời kinh có nói: Bồ Tác muốn tu Phật, th́ Tâm phải ứng theo như lời phật đă dạy. Trụ giáo: Tức là Linh thai.
C̣n muốn đắc Linh thai và trụ định viên măn, là trước trụ cái tâm. Trọng yếu của trụ tâm, điều tất yếu là nương Thân tức Tam muội mà tịnh định, th́ chằng bị đọa vào lục trần, và chạy theo nẽo mê hoặc.
Được như vậy gọi là Chánh định và thành chánh giác, tức Hoa nghiêm kinh gọi:Sơ thiền niệm thụ, Nhị thiền Tức trụ. Là như vậy.
==Lăng nghiêm kinh viết: Kư qui Đạo thai, thân phụng giác ứng...
__________________ Chốn hư không Trời vô ngôn quán đảnh, Pháp hiện tiền vi tiếu một cành hoa
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên

Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 56 of 63: Đă gửi: 31 July 2004 lúc 9:34am | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn huynh Daoky và bạn CDMT
Kính !
Pháp Vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
DaoTran Hội viên


Đă tham gia: 30 June 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 102
|
Msg 57 of 63: Đă gửi: 02 August 2004 lúc 10:46am | Đă lưu IP
|
|
|
THÔNG ĐIỆP CỦA NHỮNG NGƯỜI ANH
Alan Ereira – Nguyên Phong dịch
Lời dịch giả:
-Tháng 10-1993 vừa qua, đài BBC tại Luân Đôn và PBS tại Hoa Kỳ đă cho phát h́nh một tài liệu đặc biệt ghi nhận nếp sống của một bộ lạc thiểu số tại Nam Mỹ. Cuốn phim nầy đă gây chấn động dư luận thế giới và hiện là một đề tài được bàn căi rất nhiều trong giới khảo cổ, môi sinh và nhân chủng học. Lần đầu tiên được tŕnh chiếu trong kỳ đại hội Tôn Giáo hoàn cầu tổ chức tại Chicago, nó đă gây một xúc động lớn cho toàn thể cử tọa. Chúng tôi ghi nhận lại đây bài thuyết tŕnh “Elder Brother's Warning” của kư giả Alan Ereira để bạn đọc cùng suy gẫm.
____________
Từ ngàn xưa, nhân loại đă có những nền văn minh lớn. Những nền văn minh đă tạo ra các kiến trúc vĩ đại như Kim Tự Tháp, Vườn treo Babylon, Vạn Lư Trường Thành v.v... Tuy nhiên dù phát triển đến đâu chăng nữa, nền văn minh nào cũng chịu sự chi phối của luật vô thường, nay c̣n mai mất, cái ǵ cực thịnh th́ cũng có lúc suy tàn. Lịch sử đă chứng minh điều đó một cách hiển nhiên v́ ngày nay không mấy ai nhắc nhở ǵ đến những nền văn minh cổ xưa đó nữa ngoại trừ những giai thoại rời rạc, pha trộn nhiều hư cấu, khó tin.
Nói đến Kim Tự Tháp, người ta thường nghĩ đến những Kim Tự Tháp Ai Cập, chứ ít ai nhắc đến những Kim Tự Tháp Nam Mỹ, mặc dù tại đây số Kim Tự Tháp c̣n nhiều hơn, đặc biệt hơn và bao trùm nhiều bí mật kỳ dị hơn. Có lẽ v́ phần lớn Kim Tự Tháp tại Nam Mỹ bị bao phủ bởi rừng rậm, không thuận tiện cho việc nghiên cứu, khảo sát.
Columbia là một quốc gia nằm ở phía Nam Mỹ Châu. Phần lớn lănh thổ xứ nầy được bao phủ bởi những khu rừng rậm rạp chưa được khai phá, đặc biệt là các khu rừng quanh rặng Sierra th́ gần như c̣n nguyên vẹn từ mấy ngàn năm nay, không mấy ai đặt chân đến. Đối với dân xứ này th́ rặng Sierra vẫn được coi là một nơi chốn linh thiêng chứa đựng nhiều bí mật. Huyền thoại xứ này nói rằng đó là chỗ ở của những bậc Thần linh, có nhiệm vụ che chở cho nhân loại. V́ đỉnh núi lúc nào cũng bị che phủ bởi những đám mây mù, thêm vào đó khí hậu ẩm ướt quanh năm nên cây cối mọc chằng chịt, khó ai có thể vượt rừng đến đó được. Năm 1974, một phi công bay lạc vào phía Đông Bắc của rặng Sierra và phát hiện một Kim Tự Tháp rất lớn tọa lạc giữa rừng. Việc khám phá ra Kim Tự Tháp này đă thúc đẩy nhiều phái đoàn khảo cổ của các quốc gia khác nhau kéo đến đây nghiên cứu. Họ kết luận rằng chiếc Kim Tự Tháp xây bằng đá rất công phu này có những đường nét kiến trúc khác hẳn những Kim Tự Tháp khác tại Nam Mỹ, do đó nó thuộc một nền văn minh riêng biệt nào khác chứ không phải nền văn minh Incas hay Maya. Quanh Kim Tự Tháp là một thành phố bỏ hoang với những hệ thống đường xá được lót bằng đá hết sức công phu. Đặc biệt hơn nữa, quanh thành phố c̣n có một hệ thống ống cống thoát nước rất hữu hiệu, chứng tỏ người xưa đă hiểu biết rành rọt về vấn đề vệ sinh. Theo các nhà khảo cổ th́ thành phố này đă được xây cất trên bảy ngàn năm trước khi nền văn minh Incas và Maya phát triển, và có lẽ là một trong những nền văn minh cổ nhất ở Nam Mỹ. Nếu thế, lịch sử nền văn minh này như thế nào? Chủng tộc nào đă sống tại đây? Tại sao họ lại biến mất, không để lại một dấu tích ǵ trừ chiếc Kim Tự Tháp và hệ thống đường xá tinh vi kia?
Các nhà nghiên cứu nhận xét rằng dù đă trải qua bảy tám ngàn năm mà hệ thống đường xá vẫn c̣n rất tốt, không bị hư hại, trong khi hệ thống xa lộ tối tân nhất tại Hoa Kỳ ngày nay nếu không được tu sửa, bảo tŕ th́ chỉ vài chục năm đă hư hại chứ đừng nói đến trăm hay ngàn năm. Dọc theo những con đường lót bằng đá là những thửa ruộng trồng lúa và khoai, chứng tỏ nền văn minh này chú trọng nhiều về nông nghiệp. Một điểm đặc biệt là mỗi ngă tư đường lại có những tảng đá lớn, khắc ghi những kư hiệu lạ lùng trông như một tấm bản đồ. Bản đồ đường xá hay bản đồ chỉ dẫn điều ǵ vẫn c̣n là một câu hỏi lớn. Thông thường các nền văn minh cổ thường để lại nhiều dấu tích hay tài liệu ghi khắc về lịch sử, phong tục, tập quán, nhưng không hiểu sao tại đây họ không hề t́m thấy một dấu tích đặc biệt ǵ về nền văn minh này ngoài các tấm bản đồ kỳ lạ kia.
Cách đó không xa ở gần đỉnh núi có một bộ lạc người thiểu số gọi là Kogi sống biệt lập, không giao thiệp với ai. Các nhà khảo cổ đoán rằng có lẽ giống dân Kogi là con cháu của những người đă xây dựng lên Kim Tự Tháp và thành phố với đường xá xây bằng đá này, nhưng họ vẫn không biết v́ sao một nền văn minh như vậy lại suy tàn và biến mất, không để lại dấu tích nào? V́ người Kogi sống biệt lập trên đỉnh Sierra, không tiếp xúc và giao thiệp với ai nên rất ít người biết đến họ. Trong khi những bộ lạc quanh vùng thường giao dịch, trao đổi hàng hóa với những người tỉnh thành, th́ người Kogi rất thận trọng và kín đáo, rút lên những vùng núi cao, không tiếp xúc với ai hoặc chỉ giới hạn việc giao thiệp với một vài bộ lạc lân cận mà thôi.
Đầu năm nay (1993), kư giả Alan Ereira, phóng viên của đài BBC tại Columbia, nhận được tin bộ lạc Kogi từ lâu không tiếp xúc với ai, đă chấp thuận cho anh được phỏng vấn với điều kiện là anh phải đến tham dự buổi đại hội Tôn Giáo thế giới tổ chức tại Chicago vào tháng 9 năm 1993 và công bố một thông điệp của họ. Kư giả Ereira đă viết: “Đây là một biến cố đặc biệt. Tại sao bao năm nay không giao thiệp tiếp xúc với ai mà tự nhiên họ lại cho phép tôi được đến phỏng vấn, quay phim? Họ muốn ǵ đây? Tại sao một bộ lạc sống biệt lập trong vùng rừng sâu núi thẳm, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, lại biết có một đại hội Tôn Giáo nhóm họp tại Hoa Kỳ để gửi một thông điệp? Một điều may mắn là tuy người Kogi không liên lạc với ai, rất ít người biết đến ngôn ngữ của họ, nhưng v́ họ tiếp xúc giới hạn với vài bộ lạc gần đó, nên chúng tôi đă t́m được một người dân bộ lạc này có thể nói được tiếng Kogi để làm công việc thông dịch”.
Phái đoàn của kư giả Ereira gồm 6 người, 2 kư giả, 1 nhân viên y tế và 3 nhân viên thu h́nh đă lên đường vào đầu năm 1993. Trải qua nhiều ngày tháng trèo đèo, lội suối, họ đă đến vùng đất của người Kogi nằm sâu trên đỉnh Sierra. Đường vào đây phải vượt qua một vực thẳm rất sâu, chỉ có độc một cây cầu treo bện bằng dây thừng bắt ngang qua bờ vực. Được thông báo trước, một phái đoàn Kogi đă ra đón tiếp trước bờ vực.
Khác với những bộ lạc thiểu số sống trong vùng thường ít mặc quần áo, tất cả những người Kogi đều mặc quần áo dệt bằng sợi màu trắng với tay áo thụng như cánh bướm. Một người lớn tuổi đă bắt đầu bằng một bài diễn văn ngắn:
- Chúng tôi là những trưởng lăo của dân Kogi, chúng tôi chấp thuận cho phép các ông được đặt chân vào đây trong ba ngày. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên và có lẽ cũng là lần cuối các ông được phép đến đây. Hiển nhiên việc này đă được Hội Đồng Trưởng Lăo thảo luận rất kỹ và đồng ư. Chúng tôi là con cháu của một giống dân cổ, một giống dân đă có mặt trên trái đất này từ lâu lắm rồi, trước khi tổ tiên của các ông ra đời. V́ chúng tôi có mặt từ trước, chúng tôi tự coi ḿnh là những người anh lớn trong đại gia đ́nh nhân loại, do đó chúng tôi là anh và các ông là em. Theo lệ thường trong gia đ́nh, người anh thay mặt Mẹ Cha để giáo dục, dạy dỗ các em; nhưng chúng tôi biết rằng các em c̣n trẻ quá, c̣n hung hăng quá, c̣n cứng đầu, cứng cổ, ngang bướng quá, chưa thể học hỏi được ǵ, nên trải qua mấy ngàn năm nay, chúng tôi, những người anh, đă quyết định giữ thái độ im lặng. Chúng tôi hy vọng theo thời gian, các em sẽ hiểu biết hơn, trưởng thành hơn và học hỏi được qua những lỗi lầm đă tạo. Tiếc thay thời gian qua nhanh, trải qua bao thế hệ mà các em không những chẳng học hỏi được ǵ lại c̣n tiếp tục phá hoại gia tài Mẹ Cha để lại, do đó những người anh lớn bắt buộc phải lên tiếng. Trước khi đi vào chi tiết, chúng tôi cho phép các ông được quan sát nếp sống của chúng tôi, một nếp sống truyền thống đă tiếp diễn mấy ngàn năm không thay đổi. Các ông được tự do nghiên cứu, ghi nhận, quay phim, chụp h́nh và làm tất cả những ǵ cần thiết, và sau đó chúng tôi có một thông điệp muốn gởi cho thế giới bên ngoài.
Kư giả Ereira ghi nhận: “Thật không thể tưởng tượng được cảm giác lạ lùng của chúng tôi khi vượt qua chiếc cầu treo lơ lửng trên miệng vực thẳm đó để bước chân vào vùng đất của người Kogi. Chúng tôi có cảm tưởng rằng thời gian đă dừng lại hoặc chúng tôi đă đi ngược thời gian để trở về một thời điểm nào đó của lịch sử. Mặc dù thời gian chỉ vỏn vẹn có ba ngày nhưng phái đoàn của chúng tôi đă làm việc không ngừng. Mọi người tùy theo khả năng chuyên môn đă tận dụng thời gian để khảo cứu, ghi nhận. Chuyên viên thu h́nh đă làm việc không nghỉ, ghi nhận được hơn hai mươi giờ phim ảnh tài liệu. Chuyên viên y tế đă khám hơn một trăm người và hoàn tất hồ sơ đầy đủ chi tiết về t́nh trạng sức khỏe của những người dân tại đây. Điều đặc biệt là tuy sống trong một t́nh trạng có thể tạm gọi là “thiếu tiêu chuẩn vệ sinh” theo quan niệm của những người “văn minh” như chúng ta nhưng chuyên viên y tế không hề t́m thấy một dấu hiệu nào về bệnh tật cả. Hàm răng của họ rất tốt, ngay cả triệu chứng sâu răng thường thấy tại các bộ lạc khác cũng không hề có tại đây. Tôi xin xác nhận rằng tất cả những ǵ chúng tôi ghi nhận đều được kiểm chứng cẩn thận để bảo đảm tính cách trung thực của nó. V́ thời gian quá ít, chúng tôi chỉ làm được những ǵ có thể làm và chắc chắn có nhiều thiếu sót. Tôi được biết có đến hơn hai mươi làng mạc rải rác trên đỉnh Sierra, nhưng chúng tôi chỉ được đến thăm một làng duy nhất mà thôi. Chắc hẳn người Kogi đă có một lư do riêng nào đó nên không muốn chúng tôi đi thăm những nơi khác, nhưng chúng tôi cũng không muốn ṭ ṃ t́m hiểu thêm làm ǵ. Các Trưởng Lăo xác nhận rằng họ không giấu giếm chúng tôi điều ǵ nhưng cũng không muốn sự có mặt của chúng tôi gây xáo trộn cho đời sống yên lành của những người dân trong vùng.
Điều đặc biệt đầu tiên mà chúng tôi thấy là những người dân Kogi thường sinh hoạt chung. Mỗi khi cần làm việc ǵ th́ mọi người kéo nhau ra làm việc đó một cách rất tự nhiên. Chúng tôi đă chứng kiến việc toàn thể dân chúng trong làng kéo nhau đắp lại con đường bằng đá dẫn vào làng. Họ tự động phân chia ra nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm làm một phần mà không cần phải có người hướng dẫn hay chỉ huy. V́ con đường này nối liền hai làng nên dân cả hai làng kéo nhau ra làm việc một cách hết sức trật tự.
Chúng tôi được biết mỗi làng có một Hội Đồng Trưởng Lăo. Những người này thường cầm một chiếc ống nhỏ bằng gỗ, bên trong đựng vôi. Họ cầm một chiếc que xoay qua xoay lại để tán những mảnh đá vôi ra thành bột, thỉnh thoảng lại đưa lên miệng chấm một chút vôi vào đầu lưỡi. Một Trưởng Lăo cho biết: chiếc ống vôi tượng trưng cho đời sống. Họ luôn tay xoay chiếc ống vôi đó v́ đời sống luôn luôn thay đổi, tiếp diễn không ngừng. Đá vôi tượng trưng cho chất liệu của đời sống. Sở dĩ họ nghiền nát những miếng vôi rồi đưa lên miệng v́ hành động đó làm cho đời sống trở nên ư nghĩa hơn. Tôi không hiểu rơ nghĩa của câu đó nên yêu cầu ông giải thích thêm. Vị Trưởng Lăo đă nói: ”Đời sống là một sự mầu nhiệm. Nếu con người biết mài dũa thân và tâm để ư thức đời sống một cách trọn vẹn th́ người ta sẽ ư thức được những việc khác phi thường hơn”.
Kư giả Ereira kết luận: “Tôi đă quan sát việc này rất lâu mà không thể giải thích ǵ hơn. Theo tôi th́ có lẽ đây là một phương pháp tĩnh tâm, ư thức hành động của ḿnh, một phương pháp giống như cách thực hành thiền định của người Á Châu. Việc mài dũa tâm và thân qua hành động xoay xoay chiếc ống vôi nhỏ trên tay là một điều lạ lùng rất khó giải thích”.
Chính giữa làng có một căn nhà rất lớn cất bằng lá cây. Đây là nơi hội họp của dân làng mỗi khi có việc quan trọng. Khác hẳn với những bộ lạc khác, chúng tôi không hề nh́n thấy các biểu tượng tôn giáo, tín ngưỡng ǵ cả. Căn nhà hoàn toàn trống trơn và rất sạch sẽ. Một vị Trưởng Lăo cho biết đây là trung tâm sinh hoạt của làng, mọi việc quan trọng như cưới hỏi, chôn cất, trồng trọt, cày cấy, tiên đoán thời tiết đều được mang ra thảo luận tại đây để lấy quyết định chung. Tất cả mọi người đều có quyền phát biểu ư kiến, không có Tù Trưởng hay một ai nắm quyền hành cả. Kư giả Ereira ghi nhận: “Thật là một điều lạ lùng chưa từng thấy. Một bộ lạc không có Tù Trưởng, không có người lănh đạo, mọi quyết định đều là quyết định chung. Phải chăng đây là một h́nh thức dân chủ thô sơ nhất và chân chính nhất đă có từ ngàn xưa? Theo chỗ chúng tôi ḍ hỏi th́ không có một điều ǵ được làm nếu không có sự đồng ư chung, nhưng quyết định chung ở đây không có nghĩa là đa số trên thiểu số mà là quyết định của toàn thể mọi người (Concensus). Thật khó có thể tưởng tượng một bộ lạc sống biệt lập lại có một truyền thống dân chủ đặc biệt như vậy! Phải chăng nền văn minh cổ xưa ngày trước là một nền văn minh dựa trên căn bản dân chủ?”
Đơn vị nhỏ nhất của xă hội Kogi là đơn vị gia đ́nh. Trung b́nh một gia đ́nh gồm Cha Mẹ và các con nhỏ. Khi trẻ em c̣n nhỏ chúng được nuôi dưỡng bởi Cha Mẹ, phần lớn là người Mẹ trực tiếp nuôi nấng con cái. Nếu có bệnh tật th́ các em được đưa đến cho các Trưởng Lăo chữa bệnh. Đôi khi các Trưởng Lăo cũng bó tay và em nhỏ không thể sống nhưng Cha Mẹ chúng chấp nhận, cho rằng đó là luật thiên nhiên. Nếu sống được đến lúc trưởng thành th́ người Kogi có tuổi thọ rất cao, tuổi trung b́nh của họ là khoảng một trăm hay hơn thế nữa. Một Trưởng Lăo cho biết: “Theo quan niệm của chúng tôi th́ sống thuận theo thiên nhiên không thể có bệnh. Bệnh tật chỉ là hậu quả của những ǵ trái với thiên nhiên. Ngoài ra sự tương giao giữa con người với thiên nhiên hết sức mật thiết và khi thiên nhiên bị phá hoại, chắc chắn con người sẽ bị ảnh hưởng theo, do đó con người phải biết t́m môi trường thích hợp để sống. Chính v́ sống trái với các định luật thiên nhiên mà có đủ thứ bệnh kỳ lạ xảy ra, đây là bằng chứng hiển nhiên rằng con người chịu ảnh hưởng nhiều về môi trường và cách thức mà họ sinh sống”. Khi đứa nhỏ được khoảng bảy tuổi th́ chúng bắt đầu rời Cha Mẹ để sống với Ông Bà Nội, Ông Bà Ngoại ở cách đó không xa để được giáo dục thêm về cách sống tự lập. Khi được hai mươi mốt th́ đứa nhỏ đi theo các bậc Trưởng Lăo học hỏi và khi gần ba mươi mới bắt đầu khởi sự lập gia đ́nh riêng.
Người Kogi sống bằng cách canh tác và hái trái cây trong rừng, một lối sống hết sức thô sơ thường được gán cho các dân tộc c̣n man dă. Phương pháp trồng trọt của họ cũng rất giản dị. Họ dùng một cây nhọn để xắn đất, thảy vào đó vài hạt đậu rồi lấp lại. Việc trồng trọt hay gieo hạt được dành cho phái nữ v́ người nữ “mát tay” hơn người nam. Một Trưởng Lăo cho biết: “Chúng tôi vẫn biết có những phương pháp trồng trọt, canh tác khác có thể làm hoa mầu nảy sinh rất nhiều, nhưng có nhiều để làm ǵ? Gia đ́nh nào th́ cũng chỉ ăn ngày ba bữa. Có nhiều sẽ tạo nên t́nh trạng tham lam, tạo ra phiền toái vô ích. Thiên nhiên đă lo liệu chu toàn th́ cứ theo đó mà sống. Các ông hăy nh́n kia, chim chóc không gieo hạt mà thiên nhiên có để cho chúng chết đói đâu? Các thú rừng khác cũng thế, chả loài nào thiếu ăn cả, vậy tại sao con người phải lo tàng trữ, gia tăng thu hoạch thực phẩm? Có dư làm rối loạn trật tự thiên nhiên, có nhiều hơn cái ḿnh cần là lấy đi mất phần của người khác hay sinh vật khác, và như thế là vi phạm một định luật căn bản của thiên nhiên và truyền thống sẵn có của dân Kogi. Các ông nên biết người Kogi chỉ sống vừa đủ, hoàn toàn không có ǵ dư thừa và do đó tại đây không hề có trộm cướp hay các tệ nạn như các bộ lạc khác”.
Một điểm rất đặc biệt là người Kogi không hề ăn thịt cá. Khác hẳn với những bộ lạc khác, họ không hề săn bắn hay có vơ khí. Truyền thống của họ không hề có vấn đề giết hại bất cứ một sinh vật nào, dù lớn hay nhỏ. Đây là một chi tiết đang làm nhức đầu nhiều nhà nhân chủng học và xă hội học. Từ trước đến nay, các lư thuyết đều cho rằng những bộ lạc dă man đều sinh sống bằng săn bắn và ăn cây trái trong rừng. Việc một bộ lạc không hề có tập tục ăn thịt cá là một sự kiện độc đáo, lạ lùng hiếm có và khó giải thích. Người Kogi cho rằng giết hại sinh vật là trái với luật thiên nhiên. Có lẽ v́ lư do đó trong thời gian quay phim, phái đoàn đài BBC đă thấy rất nhiều hươu, nai, thỏ rừng, chồn cáo đi qua đi lại trong làng như những gia súc mà không hề sợ hăi. V́ chỉ sống bằng rau cỏ thiên nhiên nên việc học hỏi, nghiên cứu các lá cây có dược tính là một môn học được giảng dạy rất kỹ lưỡng tại đây. Người Kogi cho biết họ có thể sống từ ngày này qua ngày khác bằng cách ngậm một vài lá cây mà thôi, có lẽ v́ chỉ ăn rau trái mà họ sống lâu như vậy!
Phái đoàn đă ghi nhận việc một Trưởng Lăo dạy dỗ một thanh niên cách ăn uống như sau: “Khi ăn phải nhai thật từ từ, thong thả, phải ư thức từng chút một và tuyệt đối chú tâm vào việc ăn chứ không được nghĩa ǵ khác”. Cách ăn uống, làm chủ vị giác là bài học vỡ ḷng đầu tiên trong phương pháp giáo dục của họ. Truyền thống tại đây không có trường học mà chỉ có cách dạy dỗ khẩu truyền từ Cha Mẹ, Ông Bà cho con cháu, và từ các bậc Trưởng Lăo cho những thanh niên. Cách giáo dục thanh niên tại đây cũng hết sức lạ lùng, có một không hai. Khi được khoảng hai mươi tuổi, thanh niên được gửi đến học hỏi với các bậc Trưởng Lăo trong những túp lều đơn sơ hay một hang đá. Tại đây họ sẽ tập ngồi yên quay mặt vào vách tường trong bảy đến chín năm liền. Họ chỉ nhai một ít lá cây, uống một chút nước và chú tâm suy gẫm về những điều được giảng dạy. Mỗi ngày vào giờ giấc nhất định, các bậc Trưởng Lăo có nhiệm vụ hướng dẫn sẽ bước vào trao cho họ một đề tài chi đó để suy gẫm.
Kư giả Ereira đă ghi nhận buổi giảng dạy trong một hang đá như sau: Thanh niên ngồi quay mặt vào vách, vị Trưởng Lăo bước vào ngồi ở phía sau quan sát thanh niên kia một lúc rồi mới đưa chiếc ống đựng vôi cho thanh niên sử dụng. Ông nói: “Ngươi hăy xoay chiếc ống thật từ từ, thong thả, ư thức từng hành động và biết rằng mọi vật trong thiên nhiên lúc nào cũng thay đổi như chiếc ống đang xoay trong tay ngươi vậy. Ngươi phải biết rằng đời sống vốn quư báu như vôi đựng trong ống, phải biết quư trọng đời sống của ḿnh cũng như của mọi sinh vật. Tất cả hiện diện nơi đây v́ một ư nghĩa nhất định chứ không phải t́nh cờ”.
Trong một hang đá khác, một Trưởng Lăo giảng dạy về cách canh tác: “Ngươi phải biết tôn trọng từng gốc cây, từng ngọn cỏ v́ cây cỏ cũng có đời sống riêng của nó. Đừng bao giờ nghĩ đến việc chặt một cây mà không nghĩ đến hậu quả mà ngươi sẽ gây ra. Cây cối cho ngươi trái ăn, cho ngươi bóng mát và che chở ngươi khi cần thiết, vậy ngươi phải biết tôn trọng cây cối. Ngươi phải biết vạn vật liên quan với nhau chặt chẽ và ngươi phải ư thức rơ rệt về sự tương quan mật thiết này. Phá hoại trật tự này là phá hoại đời sống và phá hoại đời sống chính là tự hủy đó”.
Kư giả Alan Ereira kết luận: “Trong suốt chín năm ngồi quán xét sự liên hệ giữa các sinh vật với nhau, về mối liên quan giữa con người và con người, người và thú vật, người và rừng cây, người và con suối, mà họ biết tôn trọng thiên nhiên, không giết hại, không ăn thịt cá. Họ biết ư thức sự sống tràn đầy trong thiên nhiên, từ đỉnh núi cao xa to lớn cho đến những côn trùng bé nhỏ, từ những trận mưa đầu mùa đổ nước xuống các gịng suối tươi mát cho đến những hoa thơm cỏ lạ mọc trong các thung lũng. Tâm thức họ tràn đầy các h́nh ảnh tuyệt vời của thiên nhiên qua các điệu nhạc mà chim chóc ḥa tấu, thưởng thức hương thơm của cỏ hoa, rung động với các thay đổi của thời tiết... Chắc chắn điều này phải có một kết quả lạ lùng nào đó v́ khi trưởng thành, bước ra khỏi hang đá, con người đó phải là một con người ư thức rất sâu xa về ḿnh và sự tương quan giữa ḿnh và mọi vật. Khi đó họ trở nên một con người mà theo tập tục của xă hội Kogi là người đă trưởng thành, có thể lập gia đ́nh, có bổn phận với xă hội hoặc tiếp tục đi theo các bậc Trưởng Lăo để học hỏi thêm và trở nên một trong những người này. Danh từ “Trưởng Lăo” của người Kogi không hề có nghĩa là người chỉ huy mà chỉ có nghĩa là một người khôn ngoan (wise man) mà thôi”.
Muốn đi theo con đường của các bậc Trưởng Lăo, một thanh niên c̣n phải học hỏi trong nhiều năm. Một trong những phương pháp quan trọng là việc tĩnh tâm để “giao cảm với tâm thức vũ trụ”, nhờ đó họ có thể biết được nhiều việc xảy ra trên thế giới mặc dù không rời khỏi phạm vi của đỉnh Sierra. Đa số các Trưởng Lăo thường bỏ ra nhiều giờ mỗi ngày để ngồi yên lặng, giao cảm với thiên nhiên, v́ đối với họ việc tĩnh tâm là mục đích chính của đời sống. Các nhu cầu như ăn uống chỉ là phụ thuộc. Người ta chỉ bỏ ra vài giờ vào rừng hái trái cây, uống nước suối là đủ rồi, nhưng người ta không thể sống mà thiếu ư thức về ḿnh được.
Một vị Trưởng Lăo cho biết: “Vũ trụ là một tấm gương lớn, phản ảnh tất cả mọi việc xảy ra trong đó. Biết rung động với vũ trụ là biết quán xét tấm gương kia, do đó người ta đâu cần phải đi đâu xa mà cũng biết được những điều cần thiết. Việc ngồi chín năm trong động đá đâu phải chỉ ngồi đó nhai vài lá cây, suy nghĩ vài câu nói, mà đ̣i hỏi người ta phải nổ lực t́m hiểu về ḿnh, v́ biết ḿnh chính là biết được vũ trụ và biết được vũ trụ th́ tất hiểu được các định luật thiên nhiên. Đă hiểu được các định luật này một cách sâu xa th́ làm sao có thể làm trái với nó được? Sở dĩ con người làm việc sai quấy v́ họ không biết ḿnh, chỉ sống hời hợt, quay cuồng và dựa trên những giá trị có tính cách giả tạo, những giá trị do tập đoàn tạo ra chứ không phải phát xuất từ những công phu suy gẫm sâu xa. Sống như thế không thể gọi là sống. Đó là sống mà như chết, thân thể tuy sống mà đầu óc đă chết từ lâu rồi!”
Đối với người Kogi, việc chết cũng rất giản dị. Khi cảm thấy đă đến lúc phải ra đi, một người già thường t́m vào một hang đá sâu và ngồi yên trong đó chờ chết. Họ không làm đám tang, gia đ́nh than khóc như những bộ lạc khác, mà họ cho rằng đó là một việc b́nh thường, không có ǵ đáng quan tâm. Một điểm hết sức đặc biệt nữa của người Kogi là họ không hề có một tín ngưỡng thờ thần linh hay vật tổ như các bộ lạc khác. Truyền thống nơi đây chú trọng trên căn bản tĩnh tâm suy gẫm nên họ đă có những quan niệm hết sức đặc biệt, khác hẳn với những nền văn minh khác tại Nam Mỹ. Theo quan niệm của người Kogi truyền từ đời này qua đời khác th́ thuở ban sơ, vũ trụ hoàn toàn trống rỗng, không có mặt trời, mặt trăng, tinh tú hay bất cứ một cái ǵ và chính cái trống rỗng uyên nguyên đó được gọi là “Mẹ Vũ Trụ” hay Kaluna. Danh từ “Mẹ Vũ Trụ” không phải một đấng Hóa Công (Creator) mà chỉ là một tâm thức (Mind), một trạng thái tuyệt đối hoàn hảo của tâm thức.
Một Trưởng Lăo đă nói: “Các quan niệm như tinh tú, mặt trời, mặt trăng, đất nước gió lửa từ đâu đến? Phải chăng từ tâm thức này sinh ra? Chính tâm thức đó phát sinh ra tư tưởng và khi tư tưởng vận hành, giống như cuộn chỉ xoay từ sợi, mà tất cả mọi vật đều phát sinh. Tóm lại, tất cả đều do Tâm tạo. Có tất cả chín thế giới phát sinh từ tâm thức vũ trụ cũng như một người Mẹ sinh ra chín đứa con. Một đứa con có một đặc tính hay sắc thái tiêu biểu bằng các màu sắc khác nhau. Thế giới thứ chín chính là cái thế giới mà hiện nay chúng ta đang sống. Tất cả mọi thế giới đều tuân theo những quy luật nhất định liên quan đến việc sinh ra, lớn lên, phát triển rồi chết đi. Đó là định luật thiên nhiên không thể thay đổi. Ư thức rơ rệt các định luật này rất quan trọng v́ nó là cây cầu tâm thức nối liền chúng ta và các cảnh giới khác và sau cùng với Mẹ Vũ Trụ (Kaluna). Chính v́ ư thức mà người ta biết rằng trái đất này không phải tạo ra riêng cho loài người mà cho tất cả mọi sinh vật khác nữa”.
Kư giả Ereira đă đặt câu hỏi về Kim Tự Tháp và thành phố bỏ hoang với Trưởng Lăo người Kogi nhưng họ lắc đầu từ chối không tiết lộ ǵ về lịch sử của thành phố đó. Mặc dù họ tự nhận là con cháu của những người đă xây cất ra thành phố đó nhưng họ cho biết: “Tại sao các ông cứ quan tâm đến những kư hiệu lạ lùng, những tấm bản đồ bằng đá kia làm chi? Các ông sẽ không thể hiểu nổi những ẩn nghĩa đó khi tâm các ông c̣n xáo trộn. Các tâm hồn non dại, chưa trưởng thành, chưa biết làm chủ ḿnh thường chỉ thích ṭ ṃ chạy theo những ǵ kỳ lạ, những hăo huyền bên ngoài chứ không biết quay vào bên trong để hiểu chính ḿnh. Chỉ khi biết ḿnh th́ mới biết được những điều mà Kim Tự Tháp kia được xây cất vào việc ǵ và những tảng đá ghi khắc các kư hiệu kia để chỉ dẫn những ǵ. Khi xưa tổ tiên của chúng tôi đă biết rơ những điều này nhưng khi con người trở nên tham lam, ích kỷ, giết hại, ăn thịt cá, phá hoại trật tự của thiên nhiên th́ tổ tiên chúng tôi biết không thể thay đổi ǵ được. Họ rút vào rừng sâu núi thẳm, chờ đợi những người em sẽ rút tỉa những bài học mà họ phải học, những lỗi lầm mà họ đă gây ra, nhưng tiếc thay đă bao lâu nay h́nh như chẳng mấy ai học hỏi được điều ǵ hết!”
Sau ba ngày ghi nhận, tiếp xúc và quay phim, buổi tối hôm ấy, mọi người quây quần trong căn nhà chính để nghe một Trưởng Lăo tuyên bố về thông điệp mà họ muốn gửi cho thế giới. Đó là một ông lăo lớn tuổi nhưng c̣n khỏe. Nh́n hàm răng c̣n nguyên vẹn, mọi người nghĩ ông lăo chỉ vào khoảng sáu mươi là nhiều nhưng về sau kư giả Ereira được biết vị Trưởng Lăo này đă sống trên một trăm năm rồi. Hầu như vị Trưởng Lăo nào cũng đều trên một trăm tuổi trở lên cả. Chúng tôi không nh́n thấy những dấu vết già yếu, bệnh tật trên thân thể họ như vẫn thường thấy ở các bộ lạc khác.
Vị Trưởng Lăo lên tiếng: “Chúng tôi đă thảo luận rất kỹ về điều chúng tôi muốn nói. Chúng tôi muốn gửi một thông điệp cho các em trong gia đ́nh nhân loại. Chúng tôi nói bằng trái tim, những lời nói chân thành nhất rằng hiện nay nhân loại sắp bước vào một thảm họa rất lớn mà từ trước đến nay chưa hề xảy ra.
Thứ nhất, nhân loại cần biết rằng tất cả chúng ta đều là anh em một nhà, đều là con cùng một Mẹ. Dù chúng ta có màu da khác nhau, mặc quần áo khác nhau, có những truyền thống khác nhau, tuân theo những quan niệm khác nhau, sống trong những điều kiện khác nhau nhưng tất cả chỉ là bề ngoài mà thôi. Bên trong chúng ta đâu hề khác biệt. Khi đói chúng ta đều đói như nhau, lúc khát chúng ta đều khát như nhau, chúng ta đều có cảm giác vui buồn như nhau. Hiển nhiên phải như vậy rồi v́ chúng ta đều là con cùng một Mẹ, nhưng tiếc là các em đă không chú ư đến điều này v́ các em đă quên mất nguồn gốc thiêng liêng của các em rồi!
Sống xa Mẹ đă lâu, các em đă quên hẳn người Mẹ sinh ra các em, săn sóc, che chở, nuôi dưỡng các em. V́ thiếu ư thức, các em đă phá nát gia tài Mẹ Cha để lại, phá hoại một cách không thương tiếc, không một mảy may thương tiếc! Các anh đây sinh trước, gần Cha Mẹ hơn nên hiểu được ḷng Mẹ Cha đang tan nát, đau khổ. Mẹ đă buồn v́ các con sinh sau nở muộn đă không biết thương yêu nhau mà trái lại cứ chém giết, hận thù nhau, làm hại lẫn nhau khiến Mẹ Cha khổ sở vô cùng. Không những thế, các em c̣n dày xéo lên thân thể Mẹ Cha mà không biết rằng các em đang giết hại chính đấng đă sinh ra các em. Các anh biết rơ việc này nên chỉ muốn khuyên các em hăy dừng lại, quan sát và ư thức việc làm hiện nay của các em v́ giết hại đấng sinh thành ra ḿnh chính là giết hại chính ḿnh đó.
Mẹ của các em là ai? Chính là trái đất này. Ḷng Mẹ chính là biển cả và trái tim của Mẹ chính là những dăy núi cao có mặt khắp nơi. Này các em! đốt rừng, phá núi, đổ đồ ô uế xuống biển chính là chà đạp lên thân thể của Mẹ đó. Mẹ là nguồn sống chung và con người không thể sống mà không có Mẹ. Nếu trái đất bị hủy hoại th́ chúng ta sẽ sống ở đâu? Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và cần xét đoán một cách nghiêm chỉnh. Các anh không biết trong ṿng vài năm nữa thế giới sẽ biến đổi như thế nào? Chắc không lấy ǵ tốt đẹp lắm đâu nếu các em cứ tiếp tục phá hoại mà không biết bảo tŕ môi trường sinh sống. Tại sao được thừa hưởng một gia tài tốt đẹp như thế mà chúng ta lại phá hoại nó đi vậy? Tại sao các em không nghĩ rằng trải qua mấy ngàn năm nay, thế hệ trước đă giữ ǵn cẩn thận, đă trân trọng từng tấc đất, từng ngọn suối, từng khóm cây, ngọn cỏ mà ngày nay các em lại phá nát không hề thương tiếc? Làm sao các em có thể tự hào rằng ḿnh “văn minh” khi nhân loại và mọi sinh vật mỗi ngày một khổ đau nhiều hơn xưa? Làm sao có thể nói rằng nhân loại đă “tiến bộ” khi con người ngày càng gia tăng thù hận, chỉ thích gây chiến tranh khắp nơi? Các anh biết vậy nhưng phải làm sao đây? Làm sao có thể nói cho các em biết rằng vũ trụ có những định luật vô cùng lớn lao, không thể vi phạm được? Ḷng các anh vô cùng đau đớn v́ các anh thấy rằng trái đất đă khô kiệt rồi, mọi sự sống đang lâm nguy và thảm họa diệt vong chỉ c̣n trong giây lát. Do đó các anh muốn kêu gọi khẩn thiết rằng hăy thức tỉnh, ngưng ngay những việc có tính cách phá hoại đó lại, nếu không th́ trễ quá mất rồi!”
Kư giả Ereira ghi nhận: “Thật khó có thể tin rằng những người Kogi lại biết rơ t́nh trạng phá hoại môi sinh và chiến tranh đang xảy ra trên thế giới hiện nay khi họ không rời khỏi phạm vi của đỉnh Sierra. Tuy nhiên điều này có lẽ cũng không sai v́ có nhiều bằng chứng rằng môi trường sinh sống của nhân loại đang bước vào một giai đoạn nguy kịch rơ rệt. Một bằng chứng hiển nhiên là lớp tuyết trên đỉnh Sierra trước kia vẫn đóng rất dày mà nay chỉ c̣n trơ lại một vài mảng mà thôi. Gần đỉnh núi có một hồ nước rất lớn, vốn là nơi lưu trữ nước khi tuyết tan vào mùa hè. Hồ nước này sẽ đổ xuống các sông ng̣i, chảy qua những đồng bằng trước khi chảy ra biển. Hiện nay hồ nước này cũng đă gần cạn khô, mực nước tại sông ng̣i quanh vùng đều xuống rất thấp và dân chúng ở vùng đồng bằng đă than là suốt mấy năm nay, nạn hạn hán đă hoành hành dữ dội, số lượng thóc lúa thu hoạch được càng ngày càng xuống rất thấp. Khắp nơi trên thế giới, người ta nói về t́nh trạng nhiệt độ gia tăng (Global Warming) gây ra bởi nạn đốt rừng, phá núi, xẻ đường và hậu quả của những ô nhiễm kỹ nghệ. Thêm vào đó biển cả cũng gặp nhiều khó khăn bởi việc các chất cặn bă gia tăng, giết hại các vi sinh vật, căn bản của đời sống các loài thủy tộc. Thêm vào đó, việc phát triển các kỹ thuật đánh cá tối tân bằng các tấm lưới khổng lồ như lưới vét (Drift Net) của các quốc gia tân tiến đă làm nhiều dân tộc sống ở ven biển gặp nhiều khó khăn về thực phẩm v́ chẳng c̣n có cá để ăn”.
Người ta đă tiên đoán rằng chỉ vài năm nữa thế giới sẽ lâm vào t́nh trạng suy kiệt dinh dưỡng. Nạn đói kém sẽ xảy ra khắp nơi, và những quốc gia làm chủ được thực phẩm sẽ là những quốc gia có quyền lực mạnh nhất. Biết rơ nguy nan này, các quốc gia tân tiến đang phát động những căn bản kinh tế, kỹ nghệ mới đặt trên vấn đề môi sinh mà nạn nhân đầu tiên sẽ là các quốc gia kém mở mang, chậm tiến. Chính những quốc gia này sẽ trở thành miếng mồi ngon để các quốc gia tân tiến kéo đến mở mang kỹ nghệ, phóng uế bừa băi các chất cặn bă, và phá hoại môi sinh. Nhân danh khoa học kỹ thuật, các quốc gia tân tiến đang cho thuyên chuyển những nhà máy, kỹ nghệ từ xứ họ qua những quốc gia khác dưới những danh nghĩa rất tốt đẹp như hợp tác, phát triển kỹ thuật. Hiển nhiên họ đă ư thức t́nh trạng phá hoại môi sinh và hậu quả của nó trong quốc gia của họ và quyết định nếu kỹ nghệ là cần thiết th́ hậu quả của nó phải xảy ra một nơi nào khác chứ không phải trên lănh thổ của họ.
Nói một cách khác, chính sách “thực dân mới” sẽ không xây dựng trên t́nh trạng chiếm đất, nhưng sẽ đặt trên căn bản phá hoại môi sinh tại những nơi khác, v́ đây là một sự phá hoại có tính cách vĩnh viễn, không thể phục hồi. Những quốc gia mà môi sinh bị phá hoại sẽ không bao giờ ngóc đầu lên được khi t́nh trạng thực phẩm thiếu sót v́ đất mầu bị phá hoại, rừng rậm bị phá hủy, biển cả và đất đai chứa đựng toàn những chất ô nhiễm. Dĩ nhiên dân chúng sẽ bị những bệnh tật kỳ dị không thể chữa, những thứ bệnh có thể gây tổn thương đến yếu tố di truyền và hoàn toàn suy kiệt nhân lực (Oligarchy) bởi các hóa chất kỹ nghệ.
Thế giới ngày nay đang bước vào một khúc quanh lịch sử mà trong đó t́nh trạng môi sinh sẽ đóng một vai tṛ thiết yếu, quan trọng. Khi phái đoàn kư giả đài BBC rời rặng Sierra vào tháng hai năm 1993, những người Kogi đă ân cần nhắn nhủ: “Xin các ông hăy mang thông điệp này ra gửi cho thế giới bên ngoài để nhân loại biết rằng t́nh trạng đă thực sự nguy kịch lắm rồi! Nếu họ không chịu thức tỉnh th́ đợi đến bao giờ nữa đây?”
__________________ Đường Trần thong thả dạo mà chơi.
Học lấy đau thương để biết
đời!
Mỗi cuộc vô thư
|
Quay trở về đầu |
|
|
daoky Hội viên


Đă tham gia: 06 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 502
|
Msg 58 of 63: Đă gửi: 03 August 2004 lúc 10:46am | Đă lưu IP
|
|
|
CHUYỆN TÁI SINH CỦA JENNY
Thuật lại từ theo tài liệu của chương tŕnh ABC (American Broadcasting Corporation)
********
Vào mùa xuân năm 1993, một bà mẹ người Anh 40 tuổi đang sinh sống với chồng và hai con ở thành phố Northamptonshire Anh quốc đă đoàn tụ với năm người con của bà ở đời sống trước tại Malahide, một thị trấn nhỏ ở miền bắc nước Aí Nhĩ Lan. Mùa xuân năm nay 1994, Bob Brown và nhóm phóng viên truyền h́nh của chương tŕnh 20/20 ABC Hoa Kỳ đă đến tận nơi đây làm phóng sự về sự tái sinh của bà mẹ này cùng hội họp với những người con của kiếp sống trước của bà. Đây là câu chuyện tái sinh có thực đă xảy ra vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này. Một câu chuyện đầy thương tâm và nước mắt, một câu chuyện đi t́m con vượt biên cương và trải dài qua nhiều kiếp người của một bà mẹ.
Bà tên là Jenny và lúc nào cũng biết và nhớ là ḿnh đă có một đời sống ở kiếp trước nơi một ngôi làng nhỏ bên bờ biển xứ Ái Nhĩ Lan với tên là Mary. Mary, một người đàn bà trẻ, tầm vóc trung b́nh đă từ trần 21 năm trước khi Jenny được sinh ra ở Anh Cát Lợi.
Một trong những giấc mơ và luôn luôn hiển hiện trong trí nhớ của Jenny là giây phút ĺa đời của Mary trong nỗi đơn độc đau khổ của ḿnh và lo âu về tương lai đầy bơ vơ của các con bà mà thằng lớn nhất mới có 13 tuổi. Nỗi lo âu và đau khổ này đă ám ảnh bà, đă hiển hiện thường trực trong tâm trí nàng từ lúc c̣n nhỏ. Nàng nghĩ rằng ḿnh đă có lỗi khi phải từ bỏ các con bơ vơ nơi cơi trần và nàng quyết định phải đi t́m con cho bằng được.
Ngay từ lúc c̣n rất nhỏ, khi mới bắt đầu cầm được viết, Jenny đă vẽ bản đồ làng với những con đường dẫn đến một căn nhà mái tranh nơi Mary ở, đến nhà thờ, ga xe lửa, các cửa hàng bách hóa... và sau này so sánh với bản đồ Ái Nhĩ Lan ở trường học, Jenny đă khám phá ra rằng bản đồ mà nàng đă vẽ từ trong trí nhớ, và trong những giấc mơ tiền kiếp đă thật giống với bản đồ một làng nhỏ nằm ở phía bắc thành phố Dublin Ái Nhĩ Lan, có tên gọi là Malahide.
Theo năm tháng, Jenny lớn dần cùng với h́nh ảnh căn nhà mái tranh, với từng căn pḥng, góc bếp, với h́nh ảnh nhà thờ quán chợ nơi thị trấn hiền ḥa Malahide. Trong tâm tưởng, nàng vẫn cảm thấy có lỗi với các con khi bỏ chúng lại bơ vơ nơi cơi trần nên nàng quyết định đi t́m con.
Jenny sắp đặt kế hoạch nhưng lại không đủ khả năng tài chánh cho chuyến đi qua xứ Ái Nhĩ Lan nên đành hoăn lại và t́nh nguyện làm một người thôi miên cho một thôi miên gia chuyên môn t́m hiểu quá khứ. Ông này đă giúp Jenny nhớ lại thật nhiều h́nh ảnh chi tiết của Mary và ngôi làng của cô ở vào năm 1919, cách thức ăn mặc, đi đứng nằm ngồi và nấu nướng của Mary hồi ấy. Qua thôi miên Jenny đă mô tả chi tiết căn nhà, từng bức h́nh treo trên tường, kể cả một tấm h́nh của Mary. Jenny cũng mô tả và vẽ ra h́nh nhà thờ. Tuy nhiên có một điều thất vọng là Jenny vẫn chưa nhớ ra được tên họ tức last name của Mary là ǵ, điều này đă gây ra rất nhiều trở ngại cho việc kiếm t́m các con của nàng sau này.
Cuối cùng Jenny đă để dành đủ tiền để thực hiện một chuyến du hành qua Ái Nhĩ Lan đi t́m những dấu tích của căn nhà mái tranh, của những con đường xưa lối cũ. Đến nơi đó, nàng đă đứng lặng trước một căn nhà mà bên kia là ngă ba đường dẫn về thành phố. Nàng thấy sao h́nh ảnh này quen thuộc quá, giống như trong trí tưởng, giống như bản đồ nàng đă vẽ. Nàng nhủ thầm rằng Malahide đây chính là ch́a khóa mở cửa vén lên bức màn về sự thật của kiếp sống trước của nàng, là bước chân khởi đầu trên con đường t́m con.
Sau chuyến đi, Jenny trở về Anh quốc và bắt đầu thực hiện kế hoạch t́m con. Nàng viết thư cho tất cả các báo ở Ái Nhĩ Lan, các tổ chức sử học, các văn pḥng hộ tịch, các chủ phố, và dân làng Malahide để yêu cầu giúp đỡ về tin tức của một người đàn bà tên Mary chết vào năm 1930 cùng với những người con của bà này.
Một thời gian lâu sau đó, Jenny nhận được thư của một chủ đất ở Malahide cho biết ở đó có một gia đ́nh mà người mẹ tên là Mary đă chết sau một thời gian ngắn khi sanh đe,? để lại sáu đứa con c̣n sống. Last name của người đàn bà bất hạnh đó là Sutton và sau khi bà Sutton qua đời, các đứa con đă được gửi vào các cô nhi viện.
Đúng như trong trí tưởng và trong các giấc mơ về nỗi lo âu của Mary khi ĺa đời, các con của bà đă thực sự bơ vơ đi vào các trại mồ côi. Jenny cảm thấy nỗi đau khổ trùng trùng. Nàng biên thư cho tất cả các viện mồ côi ở Ái Nhĩ Lan để ḍ hỏi tin tức và sung sướng thay, Jenny được tin tức từ một vị giáo sĩ ở một nhà thờ thành phố Dublin. Sau khi thư từ qua lại với các sở họ đạo và cả với bộ giáo dục Ái Nhĩ Lan, vị giáo sĩ này cho tên của tất cả sáu người con của bà và nói rằng sáu đứa trẻ này đă trở thành Ki Tô hữu tại nhà thờ Thiên Chúa Giáo Saint Syvester ở Malahide. Lá thư của vị giáo sĩ không dài lắm nhưng đă mang lại niềm tin và hy vọng lớn lao cho Jenny.
Sau đó, qua niên giám điện thoại Jenny đă gửi thư đến tất cả những ai mang họ Sutton tại Aí Nhĩ Lan. Nàng cũng nhận được một bản sao giấy khai tử của Mary và hai bản sao giấy khai sinh của hai người con, nhưng vẫn không t́m ra tung tích. Một lần nữa Jenny lại gửi thư cho tất cả các báo ở Dublin và thư cho giáo sư Tiến sĩ Stevenson một chuyên gia nghiên cứu về các hiện tượng ở đời sống quá khứ để nhờ giúp đỡ. Stevenson giới thiệu Jenny với Gitti Coast một nhà nghiên cứu thuộc cơ quan truyền thông Anh quốc BBC.
Một thời gian khá lâu sau đó, Jenny nhận được điện thoại từ người con thứ hai ở Ái Nhĩ Lan. Cuộc nói chuyện hết sức khó khăn với nhiều t́nh cảm lẫn lộn nhưng nói chung có những dấu hiệu tốt đẹp. Jenny hứa sẽ gửi toàn bộ hồ sơ lưu trữ từ nhiều năm qua. Tư tưởng của nàng lúc này cũng lộn xộn. Mặc dầu biết là các con của Mary bây giờ đều đă ở vào lứa tuổi 50 và 60 nhưng Jenny vẫn có cảm giác mạnh mẽ về t́nh mẫu tử đối với các con của nàng, vẫn có cảm giác mạnh là mẹ của họ.
Mary và các con của nàng hay là các con của Jenny ở kiếp sống trước đang dần dần trở nên một thực thể, tâm tư của nàng bây giờ thật xáo trộn: Nàng thuộc về đâu? thuộc về đời sống hiện tại hay thuộc về đời sống quá khứ với các con nàng t́m ra? Có lẽ không trông mong một điều ǵ là tốt hơn cả. Nàng nhủ thầm như vậy và hăy để thời gian trả lời.
Jenny đang bước vào giai đoạn cuối cùng của công cuộc t́m kiếm, nàng thông báo đầy đủ diễn tiến mới cho Gitti Coast của đài BBC. Đài BBC muốn dự án t́m con của Jenny trở thành một tài liệu sống của sở nghiên cứu của đài nên đă thương lượng với Jenny. Phần Jenny, nàng chỉ yêu cầu có một điều duy nhất là đặt sự phúc lợi và niềm an b́nh hạnh phúc của gia đ́nh lên trên hết.
Chờ măi không thấy sự hồi âm của đứa con thứ hai mà Jenny đă nói chuyện qua điện thoại. Nàng quyết định liên lạc với Sonny, hiện đang ở thành phố Leeds Anh quốc. Sonny là người con đầu của Mary Sutton, khi Mary qua đời cậu mới 13 tuổi và bây giờ vào ngày thứ ba 15 tháng 5 năm 1990 Sonny đă 71 tuổi. Qua cuộc điện đàm Jenny mô tả cho Sonny biết về quá khứ của cậu, về h́nh ảnh căn nhà mái tranh, về tính nết của cậu, về những lời nói hay câu mắng của Mary với cậu hồi đó. Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và khó có thể ngờ được người đầu dây bên kia lại chính là mẹ ḿnh. Sonny ngỏ ư muốn được gặp Jenny ngay.
Như đă thỏa hiệp với đài BBC, Jenny thông báo những biến chuyển mới. Đài BBC muốn phỏng vấn Sonny trước và trong thời gian này hai người không được liên lạc với nhau. Họ muốn nghiên cứu tường tận về Sonny rồi phân tích và so sánh với những dữ kiện mà họ đă có về Jenny. Cũng trong thời gian này họ đă phỏng vấn thêm Jenny về những điểm chưa sáng tỏ.
Cuộc điều tra của đài BBC kéo dài 4 tháng và cuối cùng Jenny đă đích thân lái xe đưa cả gia đ́nh của nàng đến thành phố Leeds hội ngộ cùng Sonny. Cuộc đoàn tụ đă diễn ra thật cảm động; Giấc mơ đi t́m con của Jenny đă trở thành sự thực, hai mẹ con, mẹ trẻ con già đă ôm nhau với những gịng nước mắt tuôn trào. Sonny cũng như Jenny đều đă nhận được bảng phân tích và so sánh dữ kiện của đài BBC trước đó. Các chuyên gia đài BBC đều không thể ngờ được một khái niệm về trí tưởng lại có thể đúng một cách chính xác với thực tế như vậy. Họ cũng không ngờ rằng có một đời sống sau khi chết đang hiển hiện rơ ràng.
Với sự giúp đỡ của Sonny, công cuộc kiếm t́m các con của Mary được tiếp tục suốt những năm tháng dài sau đó và cuối cùng vào năm 1993 Jenny đă hội ngộ đoàn tụ với tất cả 5 người con c̣n sống. Hơn 60 năm từ khi mẹ chúng qua đời anh em mới được đoàn tụ với nhau và đặc biệt hơn cả là đoàn tụ với người mẹ trẻ đă tái sinh ra trong kiếp này để đi t́m chúng.
Năm nay 1994 Bob Brown và nhóm phóng viên truyền h́nh chương tŕnh 20/20 ABC Hoa Kỳ đă một lần nữa mang Jenny và 5 người con trở về thị trấn Malahide đoàn tụ với nhau nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 75 của Sonny. Trong dịp này Jenny đă được cậu con cả, nay đă 75 tuổi dẫn đến thăm mộ phần của nàng kiếp trước. Nàng đă nói trước ống kính thu h́nh và trước phần mộ nàng rằng: "mộ phần này không có ǵ cả, không có ai ở đây bây giờ. Có thể c̣n trong đó là những nắm xương khô. Thực sự không có ǵ cả, phần năng lực tinh thần hiện đang ở trong tôi."
Quả vậy, kiếp sống con người trùng trùng duyên khởi, không có bắt đầu và cũng không có kết thúc. Chúng ta đă bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đă bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đă theo nghiệp sinh nơi này nơi khác. Trong gịng đời vô tận ấy, chúng ta đă liên hệ với biết bao nhiêu người, giầu nghèo sang hèn xấu đẹp và biết đâu họ chẳng là cha mẹ, là ông bà, là anh em, là những người thân của của chúng ta và ngày nay nhờ có những máy điện toán tối tân, các nhà toán học và nhân chủng học đă cho chúng ta biết rằng mỗi chúng ta có tới 68 tỷ cha mẹ ông bà từ quá khứ đến hiện tại và tất cả nhân loại đều là anh em họ hàng của chúng ta. Nhận được sự liên hệ ấy, chúng ta cảm thấy dễ thương, dễ hiền ḥa và dễ tha thứ trong sự giao thiệp hàng ngày với mọi người.
__________________ Chốn hư không Trời vô ngôn quán đảnh, Pháp hiện tiền vi tiếu một cành hoa
|
Quay trở về đầu |
|
|
laxanhxanh Hội viên

Bị treo Nick
Đă tham gia: 23 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 224
|
Msg 59 of 63: Đă gửi: 21 June 2005 lúc 7:01am | Đă lưu IP
|
|
|
Huynh Daoky, Huynh bảo muội t́m trong bài này, nhưng muội không t́m thấy nó nằm chỗ nào 7
|
Quay trở về đầu |
|
|
gilmis Hội viên


Đă tham gia: 02 April 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 5
|
Msg 60 of 63: Đă gửi: 21 June 2005 lúc 10:49am | Đă lưu IP
|
|
|
Đọc bài của anh daoky gilmis thay sự phân tích của anh rất hay nhưng từ xưa giờ gilmis cũng có t́m hiểu về phật giáo, và có vấn đền thắc mắc xin anh giải đáp cho v́ nếu thật sự anh tu đă có ấn chứng th́ có lẽ anh sẽ giải thích được:
thứ nhất các kinh sách phần nhiều truyền tụng tới giờ có thực sự mang tư tưởng của đức thích ca không??? v́ nếu theo tư tưởng thích ca th́ tu để thoát khỏi hồng trần đầy đau khổ để đến được niết bàn -> có nghĩa là từ bỏ đau khổ t́m 1 chốn an vui hơn ??? mà tư tưởng phật lại bảo làm sao đưa tâm về không -> tức là không dựa vào 1 cái ǵ hết , phẳng lặng , không ham muốn ǵ hết ??? -> nhưng lại muốn đến niết bàn để tâm hồn vui vẻ hơn ???
tư tưởng phật là từ bi hỷ xả, không tham , sân, si -> nhưng trong các kinh sách lại bảo cố gắng tu đi , thiền đi rồi khi đạt quả sẽ có phật có tiên nữ đến chục tụng ???? có trái ngược không.
nói tóm lại gilmis thấy trong tư tưởng của phật giáo rất mâu thuẫn với cách tu hành.
chỉ có 1 điều là gilmis tâm đắc nhất khi nghiên cứu về phật giáo -> trước lúc nhập niết bàn phật có nói:"từ đó giờ ta chưa hề nói ǵ hết"(không nhớ được nguyên văn chỉ nhớ đại ư)
vài ḍng góp vui và đàm đạo mong anh cho ư kiến.
Nếu muốn nh́n chân núi. Bạn hăy leo lên đỉnh núi
Nếu muốn nh́n đỉnh núi . Bạn hăy vươn tới trời xanh
Nhưng nếu muốn hiểu được trời xanh. Bạn hăy nhắm mắt lại và suy tư.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|