Tác giả |
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2181 of 2534: Đă gửi: 02 October 2009 lúc 8:18pm | Đă lưu IP
|
|
|
TỬ VI TRỌN ĐỜI
NỮ MẠNG - QUƯ HỢI
Sanh năm: 1923, 1983 và 2043 Cung CẤN Mạng ĐẠI HẢI THỦY (nước biển lớn) Xương CON HEO. Tướng tinh CON GÀ
Bà Cửu Thiên Huyền Nữ độ mạng Quư Hợi, cung Cấn số này, Mạng Thủy nước biển chảy tràn vào sông. Số gái sanh thuận Thu Đông, Thanh nhàn sung sướng ít ai sánh bằng. Xuân Hạ th́ lỗi số nàng, Giàu nghèo cũng cực thân nàng thảm thương. Tưởng đâu chết hụt, chết oan, Cũng nhờ mạng lớn khỏi mang tật nguyền. Có chồng cũng kể như không, V́ đâu nên nỗi duyên thừa đắng cay. Anh em xung khắc chẳng ḥa, Ở gần gây gỗ đi xa th́ buồn. Miệng th́ nói dữ ḷng hiền, Biết người phản phúc có tiền cũng đưa. Trung niên tài lộc có thừa, Thế mà hậu vận hưởng phần giàu sang.
CUỘC SỐNG
Cuộc đời tuổi nhỏ nhiều buồn rầu và lo lắng vào trung vận cũng có lắm lo buồn và nghĩ ngợi, cuộc sống luôn luôn bị dồn ép vào hoàn cảnh khó khăn, hậu vận mới được nhiều tốt đẹp và có tài lộc đáng kể.
Tóm lại: Tuổi Quư Hợi chỉ được tốt đẹp vào hậu vận, tiền vận và trung vận nhiều lo nghĩ, buồn phiền.
Tuổi Quư Hợi số hưởng thọ trung b́nh vào khoảng tử 67 đến 75 tuổi là mức tối đa. Nhưng nếu có ăn ở hiền lành phúc đức th́ sẽ được gia tăng niên kỷ, ăn ở gian ác th́ sẽ bị giảm kỷ. T̀NH DUYÊN
Về vấn đề t́nh duyên, tuổi Quư Hợi có ba trường hợp như sau:
Nếu sanh vào những tháng nầy th́ cuộc đời sẽ có ba lần thay đổi về vấn đề t́nh duyên và hạnh phúc, đó là nếu bạn sanh vào những tháng: 4, 9 và 12 Âm lịch. Nhưng nếu bạn sanh nầy th́ cuộc đời bạn sẽ hai lần thay đổi về vấn đề t́nh duyên, đó là nếu bạn sanh vào những tháng: 2, 5, 8 và 10 Âm lịch. Nếu bạn sanh vào những tháng nầy th́ cuộc đời bạn sẽ hoàn toàn được hưởng hạnh phúc, chỉ một vợ một chồng mà thôi, đó là những tháng: 1, 3, 6, 7 và 11 Âm lịch. GIA ĐẠO, CÔNG DANH
Phần gia đạo tiền vận và trung vận có nhiều bê bối, hậu vận mới được an nhàn, sung sướng và hạnh phúc. Phần công danh chỉ ở trong mức độ trung b́nh mà thôi.
Sự nghiệp được vững vàng và chắc chắn. Tiền bạc vào trung vận th́ có nhiều tốt đẹp, có thể gặp nhiều may mắn trong cuộc đời. NHỮNG TUỔI HẠP LÀM ĂN
Sau đây là những tuổi hạp cho sự làm ăn của bạn. Nếu làm ăn hay giao dịch về tiền bạc, bạn cần nên hợp tác hay giao dịch hay làm ăn với những tuổi nầy th́ có phần tốt đẹp, đó là các tuổi: Quư Hợi, Ất Sửu và Đinh Măo. LỰA CHỌN VỢ, CHỒNG
Nếu bạn kết hôn với những tuổi nầy, cuộc đời của bạn có thể sẽ được sống cao sang và giàu có, đó là nếu bạn kết hôn với các tuổi: Quư Hợi, Ất Sửu, Đinh Măo, Kỷ Tỵ, Tân Dậu.
Những tuổi trên đây rất hạp với tuổi bạn về việc t́nh duyên và về cả phần tài lộc, nên dễ tạo được một cuộc sống sang giàu.
Nếu bạn kết hôn với những tuổi sau đây có thể đời bạn chỉ tạo được một cuộc sống trung b́nh mà thôi, đó là nếu bạn kết hôn với các tuổi: Giáp Tư, Mậu Th́n, Canh Ngọ, Nhâm Tuất.
Những tuổi trên đây chỉ hạp với tuổi bạn về đường t́nh duyên. Mà lại không hạp về đường tài lộc, nên chỉ tạo được một cuộc sống trung b́nh mà thôi.
Nếu bạn kết duyên với những tuổi nầy cuộc đời bạn có thể sẽ gặp cảnh nghèo khổ, làm ăn khó khăn, đó là nếu bạn kết hôn với các tuổi: Bính Dần, Mậu Dần.
Hai tuổi trên không hạp với tuổi bạn về đường t́nh duyên cũng như về đường tài lộc, nên chỉ tạo lấy cảnh nghèo khổ mà thôi.
Những năm nầy bạn không nên kết hôn, v́ kết hôn bạn phải gặp cảnh xa vắng triền miên, đó là những năm mà bạn ở vào số tuổi: 20, 26, 28, 32, 38 và 40 tuổi.
Sanh vào những tháng nầy bạn sẽ có số nhiều chồng, đó là nếu bạn sanh vào những tháng: 1, 2, 5 và 7 Âm lịch. NHỮNG TUỔI ĐẠI KỴ
Sau đây là những tuổi đại kỵ trong cuộc đời bạn không nên kết hôn hay hợp tác làm ăn có thể sẽ gặp cảnh biệt ly hay tuyệt mạng giữa cuộc đời, đó là các tuổi: Nhâm Thân và Canh Thân.
Gặp tuổi đại kỵ tronng vấn đề hạnh phúc hôn nhân th́ nên âm thầm không nên làm lễ hôn nhân hay ra mắt bà con thân tộc. Trong việc làm ăn nên tránh việc giao dịch nhiều về tiền bạc. Trong gia đ́nh nên cúng sao, giải hạn cho cả hai tuổi và phải tùy theo sao hạn từng năm của mỗi tuổi mà cúng th́ sẽ được giải hạn. NHỮNG NĂM KHÓ KHĂN NHẤT
Tuổi Quư Hợi có những năm khó khăn nhứt là những năm ở vào số tuổi: 23, 27, 30 và 35 tuổi. Những năm nầy thế nào cũng sẽ có hao tài hay đau bệnh bất ngờ. NGÀY GIỜ XUẤT HÀNH HẠP NHẤT
Tuổi Quư Hợi, xuất hành vào những ngày chẵn, giờ chẵn và tháng chẵn th́ hạp nhứt cho mọi việc làm ăn cũng như về vấn đề phát triển tài lộc, không sợ bị thất bại về tiền bạc cũng như về mọi phương diện khác. NHỮNG DIỄN TIẾN TỪNG NĂM
Từ 18 đến 22 tuổi: Năm 18 tuổi, sẽ có một tin vui về vấn đề công danh như thi đậu hoặc xin được một sở làm tốt. 19 tuổi, đề pḥng những sự lợi dụng về vấn đề t́nh cảm của những người khác phái ở thân cận bạn. Năm nầy tài lộc rất vượng nhưng t́nh cảm lại có nhiều chuyện lộn xộn bực ḿnh. Năm 20 tuổi, bạn sẽ gặp một chuyện thương đau về vấn đề t́nh ái nhưng đó là số phận bắt buộc tuổi bạn phải chịu. Qua năm 21 tuổi, bạn sẽ vẫn c̣n gặp nhiều chuyện buồn phiền chán nản về vấn đề t́nh cảm khiến cho đôi khi bạn không c̣n thiết sống nữa. Nhưng bạn chớ nên quá chán đời, hăy cố gắng phấn đấu v́ trong năm 22 tuổi, t́nh yêu đẹp như một bài thơ sẽ bất ngờ đến với bạn, và bạn sẽ vui cảm thấy yêu đời trở lại vô cùng.
Từ 23 đến 28 tuổi: Đây là những năm đẹp nhất của đời bạn về mọi mặt, bao thương đau, giông tố đă trôi qua, giờ đây bạn có thể nh́n đời với một màu hồng đầy tươi đẹp về mọi mặt. Suốt trong khoảng thời gian nầy bạn sẽ gặp được toàn những chuyện may mắn về mọi phương diện. Những năm hên nhất của đời bạn.
Từ 29 đến 34 tuổi: Năm 29 tuổi kỵ đi xa. Năm 30 tuổi kỵ mùa Đông, tháng 9 và tháng 11 Âm lịch. Năm 30 tuổi, coi chừng bị hao tài, hoặc bị lừa gạt. 31 và 33 tuổi, trong hai năm nầy bạn sẽ bị đau bệnh bất ngờ và rất nặng. Có hao tài tốn của trong hai năm nầy. Năm 32 tuổi, có hoạnh tài vào mùa hè, kỵ chổ đông người. Chỉ có năm 34 tuổi là tốt, năm nầy bạn sẽ có một tin vui bất ngờ và gặp được nhiều may mắn về vấn đề tài lộc.
Từ 35 đến 40 tuổi: Thời gian nầy tài lộc chỉ ở mức trung b́nh, sức khoẻ rất dồi dào, nhưng gia đạo sẽ gặp nhiều chuyện lộn xộn. Bạn sẽ gặp một chuyện nan giải về vấn đề t́nh cảm khiến cho bạn lâm vào hoàn cảnh khó xử. Bạn nên hết sức cẩn thận, coi chừng bị đổ vỡ hạnh phúc v́ những quyết định nông nổi của bạn.
Từ 41 đến 45 tuổi: Thời gian nầy có kết quả về đường tài lộc, hùn hạp, giao dịch hay phát triển về tiền bạc có cơ hội tốt sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc đời, thời gian tài lộc lên đến tột độ, t́nh cảm phát đạt mạnh mẽ.
Từ 46 đến 50 tuổi: Năm 46 tuổi, năm nầy việc làm ăn trung b́nh. Năm 47 và 48 tuổi, hai năm nầy có kết quả về tài chính, phần tài lộc có nhiều tốt đẹp đáng kể. Năm 49 và 50 tuổi, hai năm nầy được khá tốt về t́nh cảm cũng như về cuộc sống.
Từ 51 đến 55 tuổi: Năm 51 tuổi, năm nầy có đại hạn, nên cẩn thận việc tiền bạc, cuộc sống có phần yếu kém về tiền bạc. Năm 52 và 53 tuổi, hai năm nầy tốt đẹp, việc làm ăn phát đạt. Năm 54 và 55 tuổi, hai năm nầy được nhiều kết quả tốt về phần tài chính, gia đ́nh êm ấm.
Từ 56 đến 60 tuổi: Thời gian nầy, phần gia đ́nh và sự nghiệp có nhiều tốt đẹp, nhưng phần bổn mạng th́ suy yếu và không được sáng tỏ cho lắm. Cẩn thận việc giao dịch tiền bạc cũng như về sự làm ăn.
(Hết Phần Nữ Mạng)
Giáo Sư Hiển Linh
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2182 of 2534: Đă gửi: 02 October 2009 lúc 9:07pm | Đă lưu IP
|
|
|
CHUYỆN HUYỀN BÍ MA HỜI RỪNG CẤM
Năm 1402 đời Hồ Quư Ly, tướng Đỗ Mẫn tiến đánh Chiêm Thành, chiếm đất Chiêm Động, phủ Thăng B́nh tỉnh Quảng Nam và chiếm luôn cả đất Cổ Lủy, thuộc mạn Bắc tỉnh Quảng Ngăi. Những trận đánh tắm máu diễn ra liên tục tại tỉnh này, khiến dân chúng Chiêm Thành lúc bấy giờ phải lâm vào cảnh điêu linh tang tóc.
Nhưng cũng chính v́ hoàn cảnh đen tối này, nhiều chuyện kinh hoàng liên tục xảy ra, nhất là những chuyện ma quái huyền hoặc, khiến cư dân trong vùng luôn luôn sống trong cảnh hăi hùng khiếp đảm…
Rừng Cấm, một khu rừng lắm chuyện ma quái, toàn chuyện khó tin, nhiều nhân chứng lúc bấy giờ thuật lại các chuyện có tính huyền hoặc, tương tự như nhau và cho là sự thật. Cánh rừng Cấm không lớn không nhỏ, chu vi lối hai cây số vuông, nằm giữa hai làng Phước Lộc sau đổi lại xă Phước Long và làng Tân Quan.
Nổi tiếng là nơi xuất hiện nhiều hiện tượng huyền bí, mà Ma Hời là một trong những hiện tượng gây nên nổi kinh hoàng, cho dân chúng địa phương và luôn cả cho khách bộ hành, khi phải ngang qua ven khu rừng già này.
Chiêm Thành là một Vương Quốc nằm về phía Đông bán đảo Đông Dương, dọc theo ven miền duyên hải bắt đầu từ Quảng B́nh đến B́nh Thuận, giáp ranh với Nam Phần Việt Nam xuất hiện từ thế kỷ thứ I sau CN, có nền văn hóa riêng, văn tự riêng.
Tôn giáo của Chiêm Thành nguyên thủy là Bà La Môn và Đạo Hồi. Họ thờ các vị thần Brama, thần Isnu hay Siva trong các đền đài, các cổ tháp cũng như trong các miếu vũ, thường gọi là vương miếu hay tôn miếu, được xem là miếu hiệu của ḿnh như Amaruvarti, Sinhapura…
Chiêm Thành có ảnh hưởng phần nào trong văn hóa Phạn ngữ, cũng như lịch cổ Ly Saka xuất hiện từ vương quốc này, kể từ thế kỷ thứ II sau Công Nguyên. Các cổ tháp Chàm được dựng ven theo quốc lộ số I của các tỉnh miền Trung, kể từ địa đầu Thừa Thiên kéo dài đến tỉnh B́nh Thuận.
Có lối kiến trúc đặc biệt Chàm đượm nét của trường phái tôn giáo Menu. Điều này cho thấy quả có sự pha trộn giữa nền văn hóa Chàm với nền văn hóa Ấn Độ. Họ có những vị anh hùng dân tộc như Nữ vương Po Naga, thường tôn xưng là Nữ vương của xứ sở; hai nhà vua Pô Klong Girai và Pô Romê, được xem là minh quân của người Chămp, đem lại cho dân tộc ChiêmThành niềm kiêu hănh, từng oai hùng đánh đuổi quân thù giữ yên được bờ cơi đất nước.
Họ có những vũ điệu có tính nghệ thuật đặc thù riêng biệt Chàm. Tuy nhiên cũng có pha trộn với vũ điệu Ấn Độ, vượt hẳn với các quốc gia Đông Nam Á trong vùng. Ngoài ra họ c̣n biết lợi dụng nghệ thuật vũ nữ thiên thần Apsara, theo huyền thoại Ấn Độ thêm thắt vào những chi tiết đặc biệt của Chămpa, tạo thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo riêng biệt trong nền văn hóa Chiêm Thành.
Tiếng nói của người Chiêm Thành một chừng nào tương tự với tiếng nói người Việt miền Trung và phưởng phất âm hưởng của giọng nói người Miên. Các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu cho thấy, v́ sự biến động của lịch sử như sự hiện diện của Bà La Môn Giáo, Hồi Giáo hoặc các cuộc chiến tranh, hay con đường tơ lụa tại vùng Thái B́nh Dương Nam Á.
Đă du nhập vào Chiêm Thành nhiều ngôn ngữ mới như ngôn ngữ Phạn tức Sanscrit, hay Arabe mà ta gọi là Ả Rập, Khmer, Trung Hoa,Việt Nam, Ấn Độ và luôn cả Tích Lan v.v… Các ngôn ngữ từ mọi phía du nhập vào, dần dà được Chiêm Thành hóa biến thành tiếng nói bản xứ của người Champa.
Theo “Ngữ Chi” trong lịch sử ngôn ngữ thế giới, th́ Chiêm Thành thuộc Phylum, tức thuộc ngữ vựng Mon-Khmer, các nhà ngôn ngữ học Himly và P.W. Schmidt đă nói như vậy. Nhưng sau này một số các nhà ngôn ngữ học mới như Tiến sĩ Kern, Kuhn, Nieman th́ lại cho rằng tiếng của người Chiêm Thành không phải của Mon-Khmer mà là của Malayo-Polynésien… nhưng có điều không thấy các nhà ngôn ngữ học này, đưa ra được chứng minh xác đáng nào.
Nhiều giai thoại về sự xuất hiện của các oan hồn uổng tử, tại khu Rừng Cấm cách phố thị Thu Xà lối 3 cây số, từng một thời có nền kinh tế phồn thịnh nhất và được xem là trung tâm thu mua, cùng phân phối hàng hóa cho các tỉnh Miền Trung Trung Kỳ. (Kể từ phủ Tam Kỳ Quảng Nam đến tỉnh Quảng Ngăi, B́nh Định Phú Yên và một nửa tỉnh thuộc Miền Nam tỉnh Khánh Ḥa)…
Cửa Đại An Chuẩn giáp ranh làng An Mô, sau đổi thành xă Đức Hải thuộc huyện Mộ Đức Quảng Ngăi, chẳng khác Trung Phường một dăi đất thuộc xă Duy Hải của quận Duy Xuyên Quảng Nam, cũng nằm ngay Cửa Đại sông Thu Bồn Quảng Nam, trước kia cũng là con đường tơ lụa của người Chiêm Thành. Năm 1402 theo các già làng xă Phước Long, trong thời gian 1930–1940 cho rằng:
Một cuộc chiến đẫm máu giữa quân Đỗ Mẫn xua quân tiến vào khu Rừng Cấm, nơi trấn giữ phần đất Quảng Ngăi c̣n lại của Chiêm Thành, khiến tàn quân của vua Trà Toàn phải bỏ chạy về thành Đồ Bàn, thuộc lănh thổ tỉnh B́nh Định.
Đây là cuộc tắm máu được xem kinh hoàng nhất trong lịch sử của cuộc chiến, giữa đạo quân của tướng nhà Hồ (Hồ Quư Ly) là Đỗ Mẫn và quân Chiêm. Lúc bấy giờ binh lính Đỗ Mẫn chiếm đất Chiêm Động, tức phủ Thăng B́nh tỉnh Quảng Nam, đồng thời xua quân tiến chiếm cả đất Cổ Lũy, vùng đất nằm về phía Bắc Quảng Ngăi.
Tưởng cũng nên biết theo thư tịch Trung Quốc, th́ Chiêm Thành là tiếng phiên âm từ phạn ngữ Champapuru và kinh đô của nước này đóng tại Đồng Dương, ven theo nhánh sông Thu Bồn Quảng Nam được gọi là Ly Ly, cách Trà Kiệu cố đô Chămpa lối 15 cây số ngàn.
Năm 1930 chính là năm thế giới đang bị lâm vào thời kỳ kinh tế khủng hoảng, khiến đời sống gần như hầu hết bị khớn đốn. So sánh giá trị đồng tiền Đông Dương lúc bấy giờ, một xu tức 1% của một đồng Đông Dương, mua được một lon sữa ḅ gạo, một đấu tức một ang hai mươi cents, một lượng vàng mười đồng Đông Dương.
Đồng Đông Dương vào những năm 1900 đến năm 1930, và luôn cả đến năm 1940, tính ra c̣n ù giá tương đương với đồng Mỹ kim lúc bấy giờ. Giá tiền một mẩu ruộng tính theo mẫu Miền Trung chỉ giá hai trăm đồng.
Năm 1930 cũng lại là năm nhiều lời đồn đăi về hiện tượng ma quá,i loan truyền khắp phố thị Thu Xà cũng như các xă An Mô, Long Phụng, Vạn An v.v…ít nhiều ảnh hưởng về sự xê dịch từ các vùng này với Thu Xà, trên phương diện công việc làm hay giao dịch về thương mải.
Dân chúng tại các xă này hoang mang, sợ hăi không ít, nhất là chuyện Ma Hời xuất hiện ngay giữa ban ngày cũng như ban đêm tại ven khu Rừng Cấm. Thường vào cuối Đông đầu Xuân, người dân địa phương đồn đăi “Ma Hời” xuất hiện thường xuyên bất luận ban ngày hay ban đêm.
Các lời đồn đăi c̣n diễn tả cả cách ăn vận của Ma Hời và họ quả quyết đó là sự thật…(!) Các tin về hiện tượng ma quái này dù có tin hay không, cũng chẳng ai bác bỏ…
Có một thời ngoài đạo Bà La Môn và Hồi giáo, người Chiêm c̣n theo Phật giáo đại thừa và xem như là quốc giáo vào thời đóng đô ở Đồng Dương. Về sau khi thiên đô về Chà Bàn, Phật giáo Đại Thừa không c̣n nữa và họ trở lại với đạo Bà La Môn.
Các di tích đào được các tượng Phật bằng đồng, đỏ có, đen có cùng nhiều bia đá khắc ghi chữ bản xứ tức chữ Chiêm Thành nói lên giáo lư của Phật giáo Sinh, Lăo, Bệnh, Tử…và thuyết Luân Hồi cũng như nói về cảnh Niết Bàn Cực Lạc…chứng minh một thời kỳ sùng đạo Phật của người Chiêm Thành.
Người Chiêm Thành cũng như người Việt hay các quốc gia ở Đông phương, đều tin rằng con người có tiền kiếp, như vậy là có Luân Hồi. Chẳng những dân Chiêm Thành mà hầu hết các quốc gia Đông phương tin rằng, các bóng ma Hời khóc lóc v́ bị bất đắc kỳ tử, khiến oan hồn họ không thể siêu thoát được và như vậy, họ không thể tái sinh, mà phải đời đời kiếp kiếp chịu sống vất vưởng ở giữa thế gian này, mà không có được nơi nương tựa…
Nhiều giai thoại nói về Chợ Ma Hời thường diễn ra vào những đêm Đông tiết trời lạnh lẽo. Có những năm trùng hợp với những đêm áp Giao Thừa, một số quả quyết chính ḿnh đă nh́n thấy, cũng có số người khác quả quyết chính họ đă đến ṭ ṃ xem, hoặc mua sắm những mặt hàng của Ma Hời bày bán, ngay tại khu chợ nằm ngay trung tâm của khu Rừng,Cấm.
Có người tin nhưng cũng không ít người bác bỏ. Có một số c̣n thuật lại chính họ đă mua sắm các món hàng tơ lụa dệt đủ màu sắc, nhưng khi mang về đến nhà chỉ toàn là các lá cây và các loài hoa rừng… Một số tuy bán tín bán nghi vào lời các cụ, song mọi người đều ṭ ṃ lắng nghe các cụ kể chuyện Ma Hời hiện lên nhóm chợ Tết. Gần đây các nhà nghiên cứu vấn đề huyền bí, như theo một cuộc phỏng vấn của Pravda, với một chuyên gia nổi tiếng về hiện tượng ma quái, Leslie Rule, tiết lộ là ḿnh được nghe những tiết lộ về linh hồn, khiến những người muốn biết về chuyện huyền bí cảm thấy một cách vô cùng lư thú.
Ông ta cho rằng một bóng ma có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Nhưng có điều là đối với những người có sự liên hệ mật thiết với người chết, th́ có những trường hợp khác hơn.
Theo Leslie Rule giải thích lúc sinh thời, thường người quá cố hay xuất hiện ở đâu và xuất hiện vào lúc nào, th́ khi chết linh hồn họ xuất hiện cùng vào thời gian và địa điểm đó.
Những nơi mà ta thường nh́n thấy bóng của các linh hồn có quan hệ mật thiết với ḿnh xuất hiện, là ở cầu thang, hay từ cửa sổ hoặc nh́n thấy linh hồn người chết đang ngồi trên một cái ghế, nơi mà lúc sinh thời thường ngồi chẳng hạn…
Có đôi khi c̣n nh́n thấy họ đang nằm trên giường hệt như lúc sinh thời, thỉnh thoảng ta soi mặt trong kiếng nh́n thấy h́nh ảnh của người quá cố ngay trong gương đang mỉm cười nh́n ḿnh v.v…
Theo nhà nghiên cứu này giải thích, bóng ma là một con người chỉ khác với ta là họ không c̣n cái vỏ bọc bên ngoài nữa. Nếu mạnh dạn ta có thể yêu cầu họ làm những điều ǵ ḿnh muốn, nhưng tuyệt đối không nên đ̣i hỏi những điều vượt ra ngoài quyền lực của họ. Tất cả những oan hồn vất vưởng trên trần gian, họ đang chen chúc sống với những người thân hay bạn hữu, chính họ cũng không biết là họ đă chết.
Ví như, những bóng ma này không hiện hẳn lên mà chỉ nghe có tiếng nói, hoặc tiếng động chén dĩa, ghế bàn xê dịch… Những lúc như vậy ta yêu cầu họ xuất hiện ra bên ngoài ánh sáng…Họ sẽ vâng theo lời yêu cầu và thỏa mạng theo lời yêu cầu ngay.
Rơ ràng cũng có các trường hợp, những bà mẹ lúc sinh thời thương con, không muốn con làm việc quá với sức ḿnh, sợ rủi ro sinh ra bệnh hoạn, người mẹ ra lệnh bằng tiếng nói văng vẳng bên tai: “Tối rồi đi nghỉ đi” hoặc “đừng làm ǵ nữa, ngủ đi”! Thỉnh thoảng người mẹ này c̣n hiện lên, cho nh́n thấy h́nh ảnh đứng với khoảng cách không xa lắm, nhưng chỉ chớp nhoáng rồi biến mất ngay sau đó.
Trường hợp gặp những linh hồn hung bạo c̣n nặng nghiệp chướng, xâm nhập vào nhà phá phách, theo nhà nghiên cứu Leslie Rule khuyến cáo, ta không nên xua đuổi bằng những lời lẽ hay bằng hành động bất nhă, chỉ nên lấy lời lẽ nhẹ nhàng xin họ nên lánh xa ḿnh, đồng thời hăy dâng cầu nguyện cho những linh hồn này chóng siêu thoát.
Nên nhớ rằng ma xuất hiện gần như thường xuyên tại ngay nơi họ qua đời bởi bạo lực. Ta thường nghe nhiều lâu đài có ma hiện lên phá phách làm cho người sống phải sợ hăi. Điều dễ hiểu là đa phần những lâu đài xưa nay thường có lịch sử, đă xảy ra những cái chết mờ ám đầy uẩn khúc..khiến các oan hồn đó không thể nào siêu thoát về Cơi Chết nên họ hung tợn, thỉnh thoảng làm những chuyện táo bạo…song chỉ để dọa nạt…
Các hồn ma không phải cấu tạo bằng tế bào, vật chất mà bằng một luồng khí thiêng liêng bí ẩn. Nó có thể xuyên qua tường mà không gặp một trở ngại nào. V́ vậy mà chẳng ai có thể cầm giữ ma được.
Trả lời một câu hỏi phải chăng ta nh́n thấy ma bởi ảo giác? Đối với một người cơ thể khỏe mạnh, không bị chất ma túy xâm nhập vào người, th́ không bao giờ bị ảo giác cả, mà các hiện tượng họ nh́n thấy đó là sự thật.
Linh hồn người mới qua đời, thường đi t́m người bạn đời cùng những người cùng có huyết thống, hoặc bạn bè thân thiết để thăm viếng, mà ta gọi là chiêm bao hoặc cũng có những hiếm hoi, có người sống được nh́n thấy người thân hiện ra trước mắt.
Như trường hợp một đứa bé đang đi rong chơi, khi nghe tin ông nội qua đời, nó vừa chạy trở về nhà vừa tức tưởi khóc, bất giác nh́n thấy h́nh ảnh ông nội nó hiện lên đang đứng ngay giữa một lùm tre bên vệ đường. Đứa bé đó cơ thể mạnh khỏe, nhất định không phải bị ảo giác.
Leslie Rule cho biết đă có hàng triệu người thông báo nh́n thấy thiên thần. Có nhiều người đă được thiên thần cứu cho mạng sống, nhưng họ chỉ cho đó là giấc mơ thiêng liêng. Những thiên thần xuất hiện bằng nhiều dạng khác nhau, nhưng đa phần đều có h́nh dáng con người.
Cũng có một số người nh́n thấy theo như quan niệm truyền thống, là những thiên thần có đôi mắt xanh và mái tóc vàng óng ánh. Với những bệnh nhân nguy kịch thường trông thấy nhiều lần, như nửa hư nửa thực h́nh ảnh một bà áo trắng, mang linh dược đến cho uống…và sau đó người bệnh lành mạnh mau chóng.. Theo nhà nghiên cứu về những điều huyền bí, th́ ông ta được sinh ra trong một ngôi nhà ma. Ngôi nhà này được xây trên một ngôi mộ của một người Mỹ địa phương. Ông cho biết họa hoằn lắm ông mới được nh́n thấy bóng ma, song lại được nghe thấy tiếng động và luôn cả tiếng người nói, cười hay khóc rất rơ ràng.
Tôi từng nghe tiếng khóc tức tưởi của một người phụ nữ, khiến tôi có cảm tưởng người đàn bà đau khổ ấy có một trái tim tan vỡ. Không phải chỉ riêng ḿnh tôi nghe thấy, mà ngay những người hàng xóm cũng bảo như vậy. Dường như là người đàn bà đau khổ ấy đang lửng thửng đi t́m một cái ǵ đó, một thứ ǵ đó mà bà ta đă bị đánh mất.
Cứ theo vào lời tường thuật của Leslie Rule, nhà nghiên cứu linh hồn, th́ quả thật có ma hiện h́nh. Từ hàng bao nhiêu thế kỷ trôi qua, việc ma xuất hiện đều được xác nhận là điều có thật, như trường hợp Ma Hời. Câu chuyện “Đêm Giao Thừa Ăn Tết Với Ma” là một sự thật xảy ra ờ Rừng Cấm…
Nay th́ khu Rừng Cấm không c̣n nữa, nếu có c̣n chăng th́ âu chỉ là một khu nghĩa địa, trong đó có một ngôi cổ mộ, mà người dân địa phương nghi ngờ đó là ngôi mộ của một người trong hoàng tộc Chiêm Thành đầy uy quyền, được chôn cất trước khi đất nước Chiêm Thành chỉ c̣n là một dăi đất vĩnh viễn ch́m sâu vào dĩ văng…
Thinh Quang
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2183 of 2534: Đă gửi: 04 October 2009 lúc 12:45am | Đă lưu IP
|
|
|
MA ĐẤT ĐÊM GIAO THỪA
Câu chuyện xảy ra vào năm 1978, tại mật khu Dương Minh Châu, một địa danh thuộc ranh giới tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, biên giới Cao Miên. Mật khu này, sau khi CS vào, được cải danh thành công trường hồ chứa nước Dầu Tiếng, dưới quyền điều khiển của một cán bộ đảng viên trung kiên, danh xưng là chủ nhiệm công trường.
Đám công nhân ngụy chúng tôi thường gọi người cán bộ này là Chú Chín. Chú Chín, như đă nói, vốn là một cán bộ miền Nam tập kết, có nhiều tuổi đảng, chú là người sinh trưởng ở miền Nam, nên dù đă tập kết và trở thành đảng viên trung kiên của CS, Chú Chín vẫn có phong thái chân chất, ngôn ngữ thật thà và duy tâm như hầu hết những người sanh trưởng ở miền Nam nước Việt.
Tánh t́nh chú Chín nhân ái thâm trầm và có một điều thật là lạ, cho dù chú đă đi tập kết, chiến đấu và sinh hoạt lâu năm như vậy trong hàng ngũ những người CS, Chú vẫn c̣n giữ được tánh nết nhu ḿ, biết thương người và đặc biệt hơn cả, Chú rất thương mến các anh chị em công nhân trong công trường, làm việc dưới quyền điều động của chú.
Địa thế của công trường vốn dĩ là mật khu Dương Minh Châu trong thời chiến, nên nằm sâu tít trong rừng đèo heo hút gió, cây cối um tùm rậm rạp với rừng cỏ tranh che lấp đầu người. Có hai con đường độc đạo, quanh co nhỏ hẹp, nằm khuất trong đám cỏ tranh dành để đi bộ từ công trường ra tới xóm nhà dân, cách khoảng chừng hai cây số, với đầy rẫy những lỗ bom đào sâu dưới đất, miệng rộng như những cái ao khổng lồ.
Người đi bộ nếu lỡ trượt chân rớt xuống, không có người trông thấy để rồi t́m cách thả dây kéo lên th́ xem như chết chắc, v́ khó ḷng một ḿnh người đó có thể t́m cách nắm được các nhúm cỏ tranh trơn tuột, mà leo lên miệng hố cong ṿng như cái ḷng chảo sâu hoắm này.
Đă có ít nhất vài ba lần, các công nhân cơ hữu thuộc đội lao động thanh niên xung phong, vào những buổi chiều chán ngán cơm hẩm cá thiu ở công trường, họ chịu khó đi bộ ra xóm nhà dân bỏ tiền túi ra để có những bữa cơm "cải thiện", thay thế cho những bữa ăn quá đỗi đạm bạc, chỉ có vài bát cơm hẩm trong khẩu phần ẩm thực với vài ba con cá khô mục, hoặc nhúm rau xanh tự trồng với vài muỗng nước muối mặn chát, thay thế cho món ăn mặn hàng ngày.
Các anh chị em công nhân ở đây, phần lớn, là thành phần con cái ngụy được Công Ty Xây Dựng Thủy Lợi 9 tọa lạc ở Thị Nghè, điều lên vùng khỉ ho c̣ gáy này để tham gia lao động công trường. Công việc chung của họ là hàng ngày tiến quân trên một con đường độc đạo khá rộng lớn.
Xe cộ có thể chạy qua lại được để tự khiêng những tảng đá khổng lồ, do nhóm anh em tài xế chúng tôi lái những chiếc xe Liên Sô hiệu MA, xe ZIN ba số 5, lấy đá từ núi đá Biên Ḥa hoặc Châu Thới chở về. Công việc thật là nhàm chán và nặng nhọc dưới ánh nắng thiêu đốt, với từng cơn gió lốc phủ ngập đất đỏ thổi tới, bám lên những thân xác trẻ tuổi đầy hoa mộng c̣m cơi của họ hàng ngày.
Chúng tôi, tuy cũng là công nhân, nhưng có điều may mắn hơn là được điều động đi làm phụ xế trên những chiếc xe Zin 3 con 5, hoặc những chiếc xe MA của Liên Sô vĩ đại, hàng ngày được đi ra khỏi công trường về Châu Thới lấy đá, để chở về đổ trên con đường lớn này, để hoàn thành qui hoạch một con lộ tiêu chuẩn, nối liền công trường với các thị xă xa xôi lân cận.
Nhờ được lái xe có giấy lệnh công tác của công trường do Chú Chín kư nhận, mỗi xe chúng tôi đều có trang bị súng ống cá nhân, có cán bộ chỉ đạo dẫn đầu mỗi lần đi công tác chở đá, nên nhóm anh em tài xế chúng tôi, từ xế chính thường là những cán bộ, bộ đội, cho đến xế phụ là những ngụy quân ngụy quyền có chuyên môn cao như chúng tôi, được tuyển dụng v́ có "tay trong" lo lót.
Ngay từ những ngày đầu ra quân đi chở đá trên các tuyến đường thường lệ, xế chính, xế phụ chúng tôi dù có khác nhau về ư thức hệ hoặc danh xưng trong chế độ mới của VC, cũng đă rất tâm đầu ư hợp trên cả hai phương diện làm tốt công tác do đảng, nhà nước giao phó lẫn những kỳ công thu hoạch lợi nhuận trên các chuyến xe từ công trường đến nơi lấy đá bằng những chuyến buôn lậu có kế sách hẳn ḥi.
Lợi tức thường từ những chuyến xe trống, nhưng với nhiều cách che dấu tinh vi, chúng tôi lùng sục mua rẻ những mặt hàng lấy từ những con buôn từ vùng biên giới gồm nào là thịt, mỡ heo, củi, gạo, đường, sữa, thuốc lá, v.v... Thật là những con số lợi nhuận rất đáng ca ngợi và hoan hỉ đối với cách lái xe lương tháng vài chục bạc èo uột như chúng tôi.
Từng bọc tiền lời kiếm được thường xuyên mỗi ngày, đưa địa vị lao động của nhóm anh em tài xế chở đá chúng tôi đến một giai cấp tiền bạc rủng rỉnh đề huề, dù chỉ ngụy trang dưới một h́nh thức ngấm ngầm, hoàn toàn trái nghịch với bộ dạng lem nhem dầu mỡ, mồ hôi dầm dề trên những bộ quần áo bảo hộ lao động bạc phếch v́ nắng cháy của đám lái xe chúng tôi.
Lúc đă kiếm chác được khá nhiều tiền, chúng tôi cũng biết cách xử lư đúng điệu giang hồ với Chú Chín chủ nhiệm công trường, anh phó chủ nhiệm, ban an ninh, đội bảo vệ... Tóm lại, kẻ nhiều người ít, tùy theo chức năng, tùy theo t́nh h́nh mà chia chác để giữ mối kiếm ăn lâu dài, trong khi cả nước đang dần dần kéo nhau đi vào thời kỳ lang thang đói rách.
Bọn công nhân Ngụy chúng tôi thừa đủ kinh nghiệm khôn ngoan, nên luôn luôn áp dụng cung cách ăn đồng chia đủ với tất cả mọi thành phần cán bộ viên chức thẩm quyền liên hệ, ngay cả các đội kiểm tra kinh tế trên các tuyến đường chúng tôi qua lại hàng ngày, chúng tôi cũng không quên đáp lại xứng đáng thái độ làm ngơ của "các đồng chí" mỗi lần nhận ra đoàn xe chở đá từ công trường hồ chứa nước Dầu Tiếng hàng chục chiếc xe nối đuôi nhau chạy qua...
... Từ lúc có tiền rừng bạc bể trong tay, anh em xế chánh, xế phụ của chúng tôi cũng không quên những đứa em đứa cháu, hiện là những công nhân lao động thuộc nhóm thanh niên tiên tiến của công trường.
Điều mà chúng tôi không bao giờ xao lăng về đám thanh thiếu nữ trẻ này là họ, đa số thuộc con cái ngụy quân ngụy quyền, vốn là những chiến hữu ruột thịt trước đây của chúng tôi. Gặp các em thường xuyên, nh́n các em từng ngày đốt tàn tuổi xuân trên từng viên đá thô nhám trĩu nặng, thân thể mỗi ngày thêm khô héo tàn tạ, trong những mùa mưa nắng khắc nghiệt của công trường.
Ḷng tự ái ngấm ngầm không thể bộc lộ của đám tàn binh thua cuộc, chúng tôi chỉ biết im lặng thương xót ngậm ngùi cho tuổi trẻ các em. Nên chi, chuyện cho các em quá giang xe ra khu xóm dân thị xă, kiếm thêm những bữa cơm cải thiện, hay dúi cho các em dăm ba trăm bạc tiền hồ, các em nữ chút tiền mọn để chi tiêu cho những nhu cầu gương lược, trang điểm của con gái là chuyện không có ǵ cần suy nghĩ, của đám tài xế ngụy quân đội lốt giác ngộ tốt như chúng tôi.
Các em cũng biết thân phận cam chịu những thua thiệt của hàng ngũ con cháu ngụy quân ngụy quyền, bằng cách ngấm ngầm liên kết với nhau, gắn bó và chia xẻ nhau tất cả những tâm tư t́nh cảm tự nhiên nhất của tuổi trẻ. Các em âm thầm chịu đựng những tháng ngày lầm than ở công trường, bên ngoài không hé răng tỏ lộ một lời than van thống trách nhưng bên trong th́ sùng sục lửa căm hờn.
Rất ư hợp tâm đầu, các em tự biết, đám xế phụ chúng tôi tự biết. Chúng tôi kín đáo trao đổi và ngấm ngầm bảo vệ và cảm thông lẫn nhau. Trong số các em, có một cặp nam nữ trẻ tuổi mà tôi biết rơ tông tích, lư lịch. Đứa con trai trên Trần Mạnh Hùng, con của một sĩ quan ngụy cao cấp, thân phụ của Hùng.
Dĩ nhiên đă lên đường đi cải tạo "mười ngày" chưa thấy dạng trở về sau hai năm hai tháng. Đứa con gái chỉ cần nh́n qua dáng dấp, đích thị là một tiểu thư với tấm thân ḿnh hạc xương mai, khuôn mặt bầu bĩnh thông minh đôn hậu như ánh trăng rằm. Bảo Quỳnh là tên đứa con gái, cựu nữ sinh Gia Long học giỏi, đàn dương cầm lại rất hay.
Bảo Quỳnh và Mạnh Hùng là cặp thanh niên trẻ tuổi và thầm lặng nhất của công trường. Họ yêu thương nhau, quấn quít bên nhau như bóng với h́nh đêm ngày sát cạnh, bất chấp những giáo điều lệnh lạc do chỉ thị của đoàn của đảng. Họ sống lủi thủi và lao động bên nhau cho đến một hôm, công trường rộn ră lao xao về sự vắng mặt trong buổi điểm danh sáng của Bảo Quỳnh.
Mạnh Hùng th́ thần sắc như kẻ mất hồn. Em không thể trả lời trước ban chủ nhiệm về sự vắng mặt của cô bạn gái hiền lành xinh đẹp, trong khi mọi người đều xác nhận chiều ngày hôm trước, hai người c̣n dẫn nhau đi bộ ra quán bà Tư Thái ngoài thị xă, ăn cơm với đĩa dưa cải chua với hai cánh gà rồi cùng dẫn nhau trở về công trường vào lúc trời vừa nhá nhem tối, có cơn mưa lất phất đầu mùa.
Đám thanh niên trẻ đều khẳng định chính mắt họ nh́n thấy hai người ra khỏi nhà bà Tư Thái, trở về công trường theo con đường nhỏ quanh co dưới đám cỏ tranh rậm rạp. Lúc bấy giờ, trời c̣n tranh tối tranh sáng, nhưng đă không nh́n rơ bóng người, nếu người đi sau cách người đi trước chỉ trong dăm mười thước ngắn ngủi. Vậy, Bảo Quỳnh đă thất lạc ở đâu? Trong khi Mạnh Quỳnh đă trở về được đến công trường đến sáng hôm nay, tự nhiên hóa thành người không c̣n thần trí?
Đến nước này chú Chín, chủ nhiệm công trường đă không c̣n giữ yên lặng, ông ban hành chung một thông báo, trong đó chú có lập lại những điều như trước đây chú đă từng căn dặn đám thanh niên:
- Bây đi đâu th́ đi tao không ngăn cản. Nhưng phải nhớ trở lại công trường trước khi trời tối. Trong đêm, nếu phải đi vệ sinh th́ phải vào nhà xí, không được đi bừa băi ngoài hàng rào quanh công trường, kẻo ma nó dẫn đi trong đêm th́ ráng chịu, tao không có cách gỡ.
Tưởng chú Chín đem ma ra làm chỉ thị dọa những đứa nhát gan theo lệ thường. Nào dè, cho đến hôm nay, Bảo Quỳnh tự nhiên biến mất, chú Chín mới tiết lộ cho đám tài xế chúng tôi biết như sau:
- Bảo Quỳnh mất tích chắc có lư do. Tao biết rơ lư do đó, nếu tao đoán không sai. Kể từ nay, đội thanh niên phải tuyệt đối chấp hành lệnh công trường, không được đi đứng bậy bạ trong đêm. Vùng đất này, tao đă từng sống trong thời chiến, tao biết quá rơ, ma quỷ lềnh khênh không ngán chi người phàm.
Chuyện bắt người trong đêm tối, dẫn sâu vào rừng sâu cho ăn toàn đất đá, vài ngày sau chỉ c̣n cái xác lạnh là chuyện đă từng xảy ra. Dạo chiến tranh c̣n, thiếu chi bọn lính cái đă xui xẻo bị ma dẫn đi cho ăn toàn đất đá, lúc t́m được đem về th́ đă thành con ma dại, dở tỉnh dở mê không ra cái giống ǵ!
Tao cá với bọn mày con Bảo Quỳnh là một sự tái diễn, nếu ḿnh không phân tán thành nhiều toán đi lùng kiếm, th́ chỉ nội nhật hôm nay nó sẽ trở thành cái xác không hồn.
Nh́n khuôn mặt khắc khổ đầy trang nghiêm của chú Chín, nhóm tài xế chúng tôi bắt buộc phải tin những điều chú vừa nói là sự thật. Nghĩ đến đây, tóc gáy chúng tôi dựng đứng, mặt mũi người nào cũng thất sắc y như bị gặp ma.
Theo lệnh, chúng tôi, đội tài xế gồm mười mấy chiếc xe của công trường chia nhau đi mỗi xe mỗi hướng. Phía sau thùng xe trống là các thanh niên xung phong. Chúng tôi rời công trường trong cái se lạnh của những ngày tháng cuối năm. Mặt trời mới vừa chớm khỏi những ngọn cây cao rải rác đó đây trong rừng, sương đêm c̣n đọng đầy trên từng cành cây bụi lá.
Sau nửa giờ lái xe len lỏi qua những tàn cây cao, che kín bởi đám cỏ tranh và phải lái thật khéo và tinh tế để tránh xe rơi xuống các hố bom sâu, bị che kín bởi lá cây che lấp lâu ngày, xe chúng tôi ra khỏi đám cây cao um tùm ẩm thấp, nh́n thấy cả một cánh đồng cỏ hoang dưới nắng cháy của những ngày cuối năm.
Trước mắt chúng tôi hiện ra một h́nh ảnh kinh hoàng không phải trong đêm thâu u tối, mà ngay giữa thanh niên bạch nhật có hàng chục con mắt chứng kiến: thân xác của Bảo Quỳnh nằm bất động trong một vũng nước lầy, quần áo tả tơi với mảnh lưng trần trắng xanh như màu bạch ngọc đang ngả sang màu tái của xác chết không hồn. Chúng tôi thận trọng cầm súng xuống xe, từng bước tiến đến chỗ Bảo Quỳnh đang nằm bất động.
Chú Chín đă đoán không sai. Bảo Quỳnh đă bị ma đất trong rừng dẫn đi trong đêm tối, nó dẫn cô gái đáng thương này đi ngay trong cơn khiếp sợ mê sảng của Mạnh Hùng, nên cho dù hai người có đang cùng đi chung, bị tách ra, Mạnh Hùng vẫn không c̣n tỉnh táo để chống lại ư muốn của loài ma rừng độc địa, ḥng cứu lấy cô bạn gái đáng thương.
Ma rừng sai khiến bước chân không hồn của cô gái đi càng sâu vào rừng bao nhiêu càng tốt, sau đó, ma đất xúi bẩy cô gái tự cào đất nhét kín vào mồm và nuốt vào cổ họng giống như người ăn xôi bắp, cho đến khi đất ướt dẻo đọng kín cổ họng, không thở được nữa th́ tự ngừng thở, chết luôn.
Nhưng sự độc địa của loài ma rừng này không phải chỉ có vậy. Trước cái chết kinh dị của người nữ công nhân vắn số và trẻ tuổi này, nàng sẽ trở thành một loại hồn ma linh thiêng và cực kỳ tàn nhẫn. Có nghĩa là hồn ma Bảo Quỳnh sẽ có ngày hiện về để gieo rắc thêm những cái chết khác.
Nếu hồn ma c̣n vương vấn duyên nợ ân t́nh với bất cứ ai khi c̣n sống, hồn ma c̣n nặng nghĩa ân t́nh. Vậy ai sẽ là người phải nhận chịu số phận xui rủi này nếu không phải là Mạnh Hùng, vốn là người khi c̣n sống, Bảo Quỳnh đă tin yêu và vô cùng thương nhớ?
Chú Chín chủ nhiệm công trường, dù là một cán bộ trung kiên vô thần của đảng CS cũng lộ vẻ thất kinh, khi nhận báo cáo đầu tiên của nhóm t́m kiếm báo về cái chết của Bảo Quỳnh. Việc đầu tiên chú quyết định là, ngay lập tức, xin lệnh để điều Mạnh Hùng về công tác ở thành phố để ḥng cứu lấy sinh mạng của em, v́ chú dám đoan chắc hồn ma Bảo Quỳnh, sẽ có lúc trở về để lấy mạng của Mạnh Hùng, phải chết chung như số phận của Bảo Quỳnh.
Hôm đó là ngày 29 tháng chạp. Những công nhân được hưởng đặc ân về nhà ăn tết đă được cấp giấy phép và được đội vận chuyển chở ra quốc lộ đón xe về vui xuân với gia đ́nh. Công trường chỉ c̣n lại số ít cán bộ công nhân phải ở lại, chờ đợt đi phép thứ hai, sau tết.
Nhưng, chú cũng không thể chờ đợi lâu hơn. Một mặt chú cho báo tin khẩn cấp cho thân nhân Bảo Quỳnh lên công trường nhận xác, mặt khác chú điện khẩn cấp về trung ương, để xin quyết định cho Mạnh Hùng được sớm rời khỏi công trường.
Nhưng trời không chiều ḷng người. Thủ Trưởng ở trung ương của công ty xây dựng thủy lợi 9 đă về quê tận Quảng Ninh ăn tết, nên đề nghị của chủ nhiệm công trường hồ chứa nước Dầu Tiếng, đành phải đợi đến ngày ông thủ trưởng lớn hơn trở lại nhiệm sở, mới có thể giải quyết. V́ vậy, Mạnh Hùng, dù chỉ cần đợi cho qua mấy ngày tết ngắn ngủi, cũng phải ở lại đón xuân hiu quạnh ở công trường với tâm trạng buồn đau thương nhớ cô bạn gái khi xưa.
Buổi chiều cuối năm nơi công trường đèo heo hút gió thật quạnh quẽ thê lương. Chú Chín ở miết trong pḥng với vợ con nghe đài phát những bài hát đón xuân buồn thê thiết. Dưới hai dăy nhà ở của công nhân cũng lặng lẽ không một bóng người. Đội vận tải, với những chiếc xe ZIN, xe MA đă được bảo quản, lau chùi sạch sẽ nằm thẳng lớp im ĺm, đám công nhân tài xế, phần đi phép, phần lẻn ra xóm nhà dân vui xuân nên công trường cũng chẳng có bóng dáng một ai.
Tôi và xế chính Nguyễn Văn Sinh làm sao chịu thấu cái quạnh quẽ của những giây phút giao mùa, bèn rủ nhau cuốc bộ ra nhà bà Tư Thái làm một bữa chén cuối năm say bí tỉ cần câu.
Hai chúng tôi, một cách mạng trái mùa, một tên ngụy thua trận, khoác lấy tay nhau, ngả nghiêng bước, ch́m khuất trong đám cỏ tranh tối tăm tịch mịch, trở lại công trường với những cảm xúc hư không trống rỗng, không nghĩ ǵ tới những giờ phút c̣n lại của lúc giao mùa. Bỗng nhiên, Sinh nghêu ngao cất cao một bài hát ngụy ....Nếu mai không nở, tao đâu biết xuân về hay chưa... Phải vậy không mày? Rồi Sinh phá ra cười trong đêm tối, giữa cái rùng rợn của đêm trừ tịch giữa đám cỏ tranh.
Quá nửa khuya, tức đă quá giao thừa, chúng tôi đang say ngủ, bỗng bàng hoàng thức giấc sau những tiếng la thất thanh vọng đến từ dăy nhà công nhân. Những cái đèn màu vàng ệch được bật sáng khắp nơi. Chúng tôi vội vă chạy về phía có tiếng thét gào ban năy. Mạnh Hùng nằm chết tự lúc nào, xác vắt ngang ngưỡng cửa, tay chân mồm miệng dính đầy đất cát giống hệt như kiểu chết oan khiên của Bảo Quỳnh.
Thế là những kinh nghiệm ghê gớm về loại ma rừng của Chú Chín, cùng những ǵ chú dự liệu đă xảy ra đúng như lời chú nói. Chỉ có điều là chú không thể chạy kịp được với thời gian để cố cứu mạng cho Mạnh Hùng. Phải chăng, đó là tại số mệnh. Số mệnh oan nghiệt của hai người trẻ tuổi thua cuộc v́ trận chiến cha ông, v́ họ đă yêu nhau đến chết cũng phải chịu chung nỗi ngậm ngùi?
Chú Chín buồn bă nh́n xác Mạnh Hùng, miệng lẩm bẩm:
- Mẹ! Đă biết mà không làm ǵ kịp.
Rơ ràng Bảo Quỳnh đă hóa thành loại ma đất, trở về công trường để biến thành con ma nữ đêm giao thừa, để bắt hồn Mạnh Hùng phải cùng đi với em sang bên kia thế giới cho trọn nghĩa yêu đương, theo như thói quen của loài ma đất.
Tâm Linh
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2184 of 2534: Đă gửi: 04 October 2009 lúc 1:49pm | Đă lưu IP
|
|
|
V̀ SAO NGÀY 09 - 09- 09 LẠI
QUÁ ĐẶC BIỆT
Mọi người, từ cô dâu và chú rể đến các rạp chiếu phim... đang đón chào ngày đặc biệt 09-09-09 theo cách riêng của họ. Tại Florida Mỹ, ít nhất một văn pḥng đăng kư kết hôn đă khuyến mại một đám cưới đặc biệt với 99,99 USD.
Một ngày hiếm thấy như 09-09 cũng trở nên có ư nghĩa với các nhà sáng tạo ra chiếc máy nghe nhạc iPod. Hăng Apple đă dời thời điểm ra mắt sản phẩm mới iPod vào thứ ba truyền thống, sang thứ tư để tận dụng ngày đặc biệt.
Hăng phim Focus Features sẽ ra mắt một bộ phim hoạt h́nh có tựa đề "9" nói về một con búp bê cũ rách tên 9 vào ngày 09-09.
Ngày 09-09 không chỉ tốt trong lĩnh vực khuyến măi tiếp thị, mà nó c̣n đại diện cho bộ ba số đơn lẻ, lặp lại cuối cùng trong thập kỷ này. Bộ ba số lặp lại mới nhất sẽ xuất hiện vào ngày 01-01-2101.
Mặc dù về mặt ngữ nghĩa th́ ngày 09-09-09 không có ǵ đặc biệt, nhưng một số người lại liên hệ tới lịch sử và ư nghĩa các con số với bộ số này.
Đối với những nền văn hoá coi số 9 là số may mắn, th́ ngày 09-09 luôn được chào đón, nhưng một số nền văn hoá khác có thể lại xem ngày này là một điềm gở.
MA THUẬT TOÁN HỌC
Các nhà thần số học hiện đại tin rằng, mỗi một con số từ 1 đến 9 đều mang một ư nghĩa thần bí nào đó, và sự kết hợp khác nhau của các con số, có thể cho ra những kết quả hữu h́nh trong cuộc sống, phụ thuộc vào sự kết hợp của chúng.
Là con số cuối cùng trong dăy số có một chữ số, số 9 nắm giữ một vị trí đặc biệt. Theo các nhà thần số học, ở mặt tích cực, nó gắn liền với sự khoan dung, ḷng trắc ẩn và sự thành công, nhưng ở mặt tiêu cực là tính kiêu ngạo và tự cho ḿnh là đúng.
Mặc dù những ư nghĩa trên thường bị xem là không có thật, nhưng các nhà thần số học lại có một người tiền nhiệm rất nổi tiếng để so sánh. Pythagoras, nhà toán học người Hi Lạp và cha đẻ của số, từng nổi tiếng khi phổ biến thần số học trong thời cổ đại.
"Pythagoras đă thúc đẩy nghiên cứu liên quan tới các con số và so sánh mọi thứ với số", Aristoxenus, nhà sử học Hi Lạp cổ đại, viết vào thế kỷ thứ bốn trước Công nguyên.
Bị ám ảnh một phần bởi các con số cả về mặt toán học và sự linh thiêng, cũng giống như nhiều nhà toán học trước đó và từ đó tới nay, Pythagoras cho rằng số 9 có nhiều đặc điểm rất riêng.
Khi nhân số 9 với bất kỳ số nào đó từ 1-9 đều cho ra kết quả, mà khi cộng hai số với nhau lại được số 9.
Ví dụ: 9x3=27. 2+7=9.
Khi nhân số 9 với bất kỳ số có hai, ba hoặc bốn chữ số, tổng của những số này cộng lại, cũng cho ra số 9.
Ví dụ: 9x62 = 558. 5+5+8=18. 1+8=9.
Ngày 09-09 năm nay là ngày thứ 252 của năm,
2+5+2=9.
SỐ 9: YÊU VÀ GHÉT
Trong văn hoá Trung Quốc và Nhật Bản, số 9 đều có ư nghĩa. Tuy nhiên, những ư nghĩa của số 9 lại đối lập nhau.
Người Trung Quốc coi số 8 là con số may mắn và năm ngoái đă chọn thời điểm 8 giờ, ngày 08-08-08 để khai Olympics Bắc Kinh.
Điều mà nhiều người có thể không nhận thấy là số 9 đứng thứ hai, trong danh sách những con số may mắn của người Trung Quốc. Họ xem số 9 đi liền với từ sống thọ, v́ nó phát âm giống với từ "trường cửu" trong tiếng Trung. Số 8 đọc giống từ "thịnh vượng.
Về phương diện lịch sử, các hoàng đế cổ đại của Trung Quốc có sự liên hệ chặt chẽ với con số 9, mà dễ nhận thấy nhất là trong lĩnh vực kiến trúc và trang phục của hoàng tộc, vốn thường có h́nh 9 con rồng.
Các triều đại uy quyền cũng tin vào sức mạnh của con số 9, đến nỗi cung điện ở Tử Cấm Thành tại thủ đô Bắc Kinh được cho là có 9.999 pḥng.
Đối lập với Trung Quốc, các hoàng đế của Nhật Bản không bao giờ mặc bộ trang phục có 9 con rồng. Trong tiếng Nhật, số 9 phát âm giống từ "sự đau khổ", v́ thế con số này được coi là rất không may mắn, chỉ sau số bốn có phát âm giống từ "chết chóc".
Nhiều người Nhật thậm chí c̣n tránh số pḥng có số 9, tại các khách sạn hay bệnh viện nếu những người xây dựng toà nhà, không loại bỏ số 9 khi kết hợp các con số.
An B́nh
LiveScience
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2185 of 2534: Đă gửi: 04 October 2009 lúc 3:21pm | Đă lưu IP
|
|
|
AI ĐĂ TỪNG CHỨNG KIẾN
MA ĂN CỖ?
Chuyện chẳng có ǵ mới khi nh́n thấy ma ăn, uống. Quả thật chẳng có ǵ lạ khi một người nam giới cường tráng ăn hết hàng chục tô cơm to tướng, uống rựơu cả chai mà chưa biết chán, hút cả vài điếu thuốc mà chưa hết thèm.
Nhưng thật lạ khi người đó lại là một người con gái bé nhỏ, gầy nhom ốm yếu lại như một cái túi đựng được một lượng thực phẩm khổng lồ và tiêu đi đường nào chẳng ai hay.
Đó chính là người bị "vong ma đói" nhập. Với người b́nh thường có ăn giỏi lắm khi thật sự đói, chắc cũng được vài tô cơm hay phở. Nếu quán cơm phở nào mà vô phúc được một ông thầy phù thủy nuôi âm binh vào mở hàng buổi sáng th́.. ôi thôi.. rồi.
Nếu ai đă từng tham gia cúng dường âm binh, vong hồn ở những nghĩa trang, nghĩa địa, cúng xá tội vong nhân rằm tháng bảy...nói chung là cúng cho vong linh người âm, th́ phần thực phẩm sau đó sẽ bị phân hủy rất nhanh, sinh ra thiu, bở.
Người trần có đem sử dụng cũng chẳng ra ǵ và thường đem theo những nguồn năng lượng xấu gây bệnh rất vô h́nh. Ma ăn cỗ th́ chắc chỉ có các thầy, bà có nghiệp lực cao, có giác quan thứ sáu phát triển, hoặc các nhà ngoại cảm mới có khả năng nh́n, cảm nhận thấy.
Và khi nh́n thấy th́ họ rất là sợ phải ăn lại của ma. Đó là lư do v́ sao một số thầy bà không bao giờ dùng đồ ăn sau khi cúng. Nếu họ miễn cưỡng phải nhận th́ cũng đem cho hoặc là bỏ đi thôi.
C̣n đồ lễ Phật, Thánh bề trên, gọi là lộc Thánh th́ chẳng ai dám bỏ đi cả, mà có khi c̣n tranh cướp nhau bất chấp sự ngăn cản.. ví dụ như lễ hô Thần tại chùa Bái Đính Ninh B́nh, mà có mấy bài báo đă nêu.
Vậy ta phải hiểu biết về việc này ra sao? Đúc kết qua những sự việc, hiện tượng trên như sau:
- Khi một người già cả đau yếu bệnh tật hiểm nghèo, từ giă cơi trần tục, họ đem theo cả những niềm vui, nỗi buồn, đau đớn bệnh tật về bên kia thế giới. Khi ta cúng dường, gọi vong hồn người đó về cơi ta bà này, th́ họ trở về bằng những nguồn năng lượng vô h́nh.
Trong đó có cả những nguồn năng lượng xấu, của những bệnh tật hiểm nghèo...rất dễ ảnh hưởng đến những thực phẩm, hoa quả cúng dường đó.
- Khi ta vào nơi đền miếu chùa chiền linh thiêng, nơi có nguồn năng lượng cao của địa linh, những nguồn năng lượng của các bậc Thánh hiền tu hành đắc đạo từ cơi Thiên trở về, được coi là lộc Thánh, khi người trần tục hưởng lại, sẽ cho nguồn năng lượng cao hơn.
Đây là một trong những quan điểm, của một số người dân và thầy bà đang hành nghề trong cơi ta bà.
ST
.
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2186 of 2534: Đă gửi: 04 October 2009 lúc 3:42pm | Đă lưu IP
|
|
|
MỘT NGÀY ĐI LÀM ĐÁM CƯỚI CHO MA
- Số cháu lấy vợ tuổi này là không hợp, vợ cháu cao số lắm, không hoá giải kịp th́ trước sau cháu cũng chết yểu... Thôi, thương con thầy sẽ làm lễ giải hạn. Đă vào tay thầy là xong tuốt. Cứ đưa đây hai triệu, thầy lo chu đáo hết.
Anh Thành sinh tuổi Quư Hợi, gặp vợ tuối Bính Dần. Theo quan niệm của bố mẹ th́ hai đứa không hợp. Dù biết vậy nhưng Thành vẫn phải cắn răng mà ép bố mẹ v́ vợ tuơng lai đang chờ ngày nổ. T́m đủ cách cuối cùng bà Châu, mẹ Thành cầu kiến đến thầy bói nhờ hoá giải.
Thầy Đ. quê xă Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Mấy năm nay nổi lên như cồn. Mỗi ngày có hàng trăm người khắp nơi ùn ùn kéo đến cầu xin phước lộc. Khẩu hiệu của thầy được truyền dụ:
- Đă ra tay th́ hạn nặng đến mấy cũng hoá giải được tuốt.
Nghe qua câu chuyện bà Châu, thầy phán xanh rờn:
- Nếu không hoá giải sớm th́ cậu quư tử nhà bà sẽ chết non. Mất người nối dơi tông đường như chơi. Tốt nhất cứ cưới âm cho cháu.
Bà Châu tái mặt khẩn khoản nhờ thầy ra tay cứu sinh độ thế. Thầy không quên dặn ḍ bà Châu phải chuẩn bị lễ giải hạn.
Hỏi bao nhiêu, miệng thầy buông gọn:
- Hạn cháu nặng lắm, sắm nhiều lễ. Cứ đưa đây hai triệu, thầy lo chu đáo hết. Gặp thầy là…đứt điện liền. Nếu làm th́ trước khi cưới, thầy làm chung luôn cùng mấy đứa nữa. Gớm! Giờ lớp trẻ có cấm mấy nó vẫn yêu. May cho bà là sớm gặp tay thầy đấy.
Cuối tháng 8-2009, thầy hành hương về Đền Cờn, xă Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Theo sau là đám đệ tử tay kèn, tay trống. Từ sáng sớm, hàng chục người đă háo hức có mặt, đi kèm là những cặp uyên ương đến chùa diện kiến.
Chuẩn bị vào đại lễ, thầy búng tay dặn ḍ:
- Các con ai có nhu cầu “gửi t́nh yêu vào đất” th́ giải quyết luôn đi, vào rồi cấm được ra, mất linh.
Tám giờ sáng, không khí đang ồn ào bỗng tĩnh lặng. Gian đền chính có hàng chục người ngồi chen chúc, hai tay chắp lạy, nét mặt tôn nghiêm. Một lúc dàn nhạc đồng thanh vang lên chói tai, khiến nhiều người nhăn nhó.
Quan sát xung quanh gian đền chính, chúng tôi thấy hàng chục “đôi uyên ương” được làm bằng giấy, trong trang phục áo cưới màu hồng, vàng, tay nắm tay, được xếp vào góc. Cạnh bên những khay đựng tiền lễ được đặt trước mặt của đám cầu sinh.
Sau khi ghi họ tên khách vào sổ, thầy bắt đầu gơ mơ cốc cốc, thưa bẩm huyên thuyên, gọi tên đủ các thần linh trên đời. Rồi thầy bắt đầu ḥ hét, cả thân h́nh và cái đầu được trùm dưới tấm khăn choàng đỏ bắt đầu lắc lư.
Thầy rùng ḿnh đứng dậy, miệng hô vang:
- Hôm nay ta thấu t́nh tâm nguyện, về đây giúp, các con có mưu cầu ǵ cứ nói.
Đám hầu sinh cúi rạp người, miệng đồng thanh:
- Con lạy thầy!
Thầy bắt đầu ứng nghiệm. Trong những pha nhập vai “cô Tám, cô Chín, ông Hoàng Mười…” mỗi kiểu thầy hóa thân đều được hai hầu đồng theo sau tự bố trí, trang điểm. Trên khuôn mặt thầy son phấn bôi ḷe loẹt, hàng lông mày được kẻ đậm. Mấy người đi cùng tiết lộ: Thầy là pê đê đấy.
Tại gian chính của ngôi đền, với những vai nhập hồn, thầy cứ xúng xính trong bộ váy nhảy nhót loạn xạ. Vừa nhảy tay thầy vừa cầm thuốc lá đốt liên hoàn. Nhưng dù có nhập vai, dù có lên đồng th́ thầy đều biểu diễn đúng một chiêu bài: Hai chân nhảy ṿng quanh, chân nam đá chân chiêu, tay cầm quạt phe phẩy.
Đối với những vị thần linh nữ như “cô Tám, cô Chín”, thầy diễn điệu đà hơn một chút. Đối với những thần linh nam, thầy dùng kiếm gỗ, múa ngang lượn dọc, khiến đám hầu sinh tái mặt mỗi khi thầy vung…kiếm.
Vừa diễn xong tiết mục cậu nhỏ lên núi, thầy bảo tạm dừng cho các con kiếm cái ǵ lót dạ. Ngó xuống đồng hồ, đă điểm sang hai giờ chiều.
Thầy vừa dứt lời, đám hầu sinh không kịp kiêng lễ phép nơi chốn linh thiêng, tháo chạy ồ ạt t́m nơi “giải quyết nhu cầu. Mấy đứa bé đi cùng do đă có lệnh cấm của thầy khi được phép ra ngoài, nh́n xuống đă thấy đủng quần ướt mèm, hóa ra các cháu giải quyết tâm sự luôn tại trận.
Sau ba mươi phút tạm nghỉ, vở diễn của thầy bắt đầu lên đến đỉnh điểm. Không ai bảo ai, những đám hầu sinh trên tay cầm sẵn từng xấp tiền từ 1.000 đến 10.000 đồng, thậm chí cả loại tiền mệnh giá 50.000-100.000 đồng.
Mấy đồng tiền lẽ được thầy ném về đám hầu sinh. Đứa con ba tuổi của thầy thấy tiền chạy tứ phía thu gom, khiến người khác phải canh chừng
Màn kịch cũ tái diễn. Thầy lại nhảy nhưng phương án tiếp cận với đám hầu sinh thân thiện hơn. Giờ, sau mỗi lần lên đồng, miệng thầy hô vang:
- Các con ai thành tâm cứ đặt tiền vào lễ, rồi muốn xin bao nhiêu lộc cũng được. Âm duyên dù có chia ĺa ngăn cách, ta sẽ xem xét ra tay trị hạn.
Lần lượt, số tiền được đặt vào lễ tăng dần. Thầy lấy xấp tiền mệnh giá 200 và 500 đồng rải khắp, ném tứ phía cho đám hầu sinh. Tuy nhiên những người nào đặt lễ nhiều và thân quen th́ thầy tập trung ném tiền về phía đó. Đám hầu sinh hầu cạnh cũng hưởng xái phần lộc nhiều hơn.
Nhẩm tính sơ sơ, số tiền thầy vứt ra khoảng 500.000 đồng. C̣n số tiền của đám hầu sinh đặt vào bàn lễ nhẩm sơ sơ cũng tới gần chục triệu.
Vợ con thầy theo cạnh. Đứa bé chừng ba tuổi, con thầy bất chấp bố đang lên đồng, cứ thấy tiền là ngó nghiêng, chạy bên này, bên kia, lấy tiền nhét vào túi. Đám hầu sinh cười:
- Chắc nó cũng lên đồng rồi đấy! Con thầy có khác, khôn đáo đễ.
Kết thúc buổi hành lễ, kéo dài gần 12 tiếng đồng hồ, trên khuôn mặt đám hầu sinh ủ rủ, mệt nhoài. Y lệnh thầy, lần lượt những “đôi uyên ương” được đem ra phía góc sau gian chùa chính hỏa táng.
Ngoài trời mưa đổ tầm tă, sấm chớp nh́ nhoằng. Thầy trấn an:
- Ta đă bảo mà, cầu được ước thấy. Mưa là lộc đấy!
Nói xong, thầy lên xe ô tô khuất bóng.
KH.ĐS
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2187 of 2534: Đă gửi: 05 October 2009 lúc 6:26pm | Đă lưu IP
|
|
|
NHỮNG CHUYỆN HUYỀN BÍ
Cách đây vài ngày tôi đọc được một câu chuyện thật như sau: Có một người đàn bà, hôm đó là ngày để thăm viếng mồ của người bà con. Trước khi đi, bà thay đồ và mặc một bộ đồ khác may theo kiểu thể thao cho thoải mái nhưng không có túi.
Vă lại không muốn mang theo bóp, cho nên bà mới bỏ bằng lái xe vào một phong thư nhỏ và dán lại; sau đó bà mới để vào bên trong áo lót của ḿnh và lái xe đến nghĩa địa cách đó không xa. Khi đến nghĩa địa bà đặt bó hoa lên ngôi mộ khấn vái nói vài lời với người chết xong th́ đi về.
Trở về nhà được vài tiếng th́ điện thoại reo, bà bắt lên nghe giọng của một người đàn ông hỏi bà:
- Có phải bà tên là S... và họ là M. không?
Bà trả lời:
- Đúng rồi nhưng ông hỏi để làm ǵ?
Người đàn ông bên đường dây kia mới nói rằng:
- Tôi là cảnh sát. Trên tay tôi đang cầm cái bằng lái xe của bà..
Ông chưa nói dứt câu th́ bà ta cắt ngang:
- Xin lỗi ông tôi không có làm mất bằng lái xe. Có lẽ ông lầm rồi đó.
Nhưng ông cảnh sát lại lập lại câu hỏi như lần trước và c̣n hỏi thêm rằng:
- Có phải bà đang ở địa chỉ này không...?
Th́ bà ta trả lời:
- Đúng rồi nhưng tôi đâu có làm mất bằng lái.
Ông ta hỏi tiếp:
- Vậy bằng lái của bà, bà để ở đâu?
Bà ta kêu ông cảnh sát chờ ḿnh một chút, rồi bà đi vào pḥng ngủ lấy phong thư để trên bàn phấn và xé ra để lấy bằng lái xe của ḿnh, nhưng bà ta không thấy bằng lái của ḿnh đâu hết, nó đă biến mất tự bao giờ.
Bà ta quá đỗi ngạc nhiên, vội vă nhấc điện thoại lên và hỏi ông cảnh sát:
- Ông đă thấy bằng lái xe của tôi ở đâu?
Ông trả lời:
- Tôi đă lượm được gần nghĩa địa trên đường...
Bà ta rất lấy làm ngạc nhiên tại sao ḿnh bỏ bằng lái vào phong b́ và dán lại, làm sao mà nó có thể rớt ra ngoài được; hay là...khi nghĩ đến đây, cả người bà như có một luồng điện lành lạnh chạy khắp toàn thân.
Khi đọc câu chuyện thật này th́ thấy nó rất giống câu chuyện của T, để T. kể cho các bạn nghe:
Ngày xưa khi đi học má ít khi nào cho tiền lắm, nhưng hôm đó có lẽ gần Tết, nên má cầm một xấp tiền mới và đưa cho T. một tấm giấy 20 đồng tiền Cộng Ḥa, màu trắng hồng có vẽ những lằn đỏ.
Được má đưa cho tờ 20 đồng mới tinh, c̣n thơm phức mùi giấy mới, T. vui mừng lắm xếp nó lại làm ba, rồi bỏ vào túi quần tây và tự nói với ḿnh rằng, sẽ để dành tiền mới này, nếu gặp cái ǵ ở trong trường, cho dù có thích cũng không mua.
Khi bỏ tiền vào túi xong, cầm cái cặp táp T. đi nhanh đến trường. Trường nằm cách nhà hơi xa T. phải đi bộ cả nửa tiếng đồng hồ mới đến. Có hai con đường dẫn đến trường, tụi học tṛ thường gọi là ngơ trong và ngơ ngoài.
Hai ngơ này dài bằng nhau, nhưng ngơ trong mát hơn ngỏ ngoài, v́ ngơ ngoài có đường tráng nhựa cho xe cộ chạy, nhưng lại không mát bằng ngơ trong. Quí vị cũng biết thời tiết bên Việt Nam rất là nóng, nên T. thích đi ngơ trong hơn, mặc dù ngơ trong hơi vắng vẻ.
Hai bên đường toàn là những cây hoa dại và cây nhăn ḷng mọc um tùm, rồi giữa đường c̣n có một cái nghĩa địa nhỏ, có khoảng mười mấy hai chục ngôi mộ, ở trong góc của nghĩa địa đó có một cây đa già thật lớn, dưới gốc cây đa có một ngôi miếu nhỏ, mỗi lần đi ngang đây là T. bước thật nhanh.
Không phải v́ mấy ngôi mộ của người chết, mà là cây đa và cái miếu, nó làm cho T. sợ mỗi khi nh́n, nếu trời mà âm u là T. sẽ không dám đi ngơ trong, nhưng hôm đó trời nắng cho nên đi ngơ trong đi cho mát.
Trên đường đi đến trường T. lúc nào cũng sờ vào túi quần của ḿnh, xem tiền c̣n nằm trong túi không, khi tới trường cũng vậy cứ sờ vào túi quần của ḿnh hoài. Khi tan trường ra về th́ T. cũng theo ngơ trong mà về và T. đă sờ vào túi quần của ḿnh lần chót, xem tiền có rớt ra ngoài khi ḿnh chạy nhảy ở trường không, th́ T. vẫn c̣n thấy tờ giấy tiền nằm ở đó nên cũng yên tâm.
Về đến nhà T. thọt tay vào túi quần để lấy tiền cất vào tủ, nhưng tiền đâu không thấy mà chỉ thấy trên tay ḿnh một bao nhựa màu trắng nhỏ, trong đó có một cục kẹo và một đôi bông tai, làm bằng nhựa h́nh chiếc lá màu hồng.
Lúc đó T. ngạc nhiên đến sững sờ, không biết tại sao món này lại nằm trong túi ḿnh, ḿnh đâu có mua nó... chắc có lẽ ai móc túi ḿnh lấy tiền rồi...nhưng mà sao họ lại để cái này vào đây để làm ǵ...
Nhưng trên đường về ḿnh đâu có gặp ai? Lúc đó T. bực ḿnh v́ tờ giấy mới 20 đồng của ḿnh bỗng dưng bay đâu mất, cả ngày T. cứ găi đầu suy nghĩ măi nhưng không t́m được câu trả lời.
Câu chuyện này cho đến nay vẫn là một điều huyền bí đối với T.
ST
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2188 of 2534: Đă gửi: 07 October 2009 lúc 9:08am | Đă lưu IP
|
|
|
BÓNG MA HIỆN H̀NH TRONG CÁC BỨC ẢNH
Nhiều người rất sửng sốt khi xem lại ảnh và phát hiện ra những h́nh thù kỳ lạ đứng sau cửa sổ, trên gương hay đứng ngay phía sau họ, mặc dù khi chụp hoàn toàn không có. Dưới đây là một số bức ảnh có "bóng ma" xuất hiện.
1. Bóng Ma Mờ Mịt
Bobbi luôn nghĩ cô có một thiên thần hộ mệnh. Niềm tin của cô càng được khẳng định hơn, khi cô chụp bức ảnh trong kỳ nghỉ trên núi. Bức ảnh có h́nh người bằng hơi nước đứng cạnh bồn tắm nóng, cùng Bobbi và các chị gái cô.

2. Bóng Ma Từ Nghĩa Địa
Bức ảnh chụp sau khi cả gia đ́nh đến thăm nghĩa địa. Khi xem ảnh, họ phát hiện ra một h́nh thù đáng sợ đứng ngoài cửa sổ, phía sau em bé.

3. Bóng Ma Già
Người bán hàng chụp ảnh ngôi nhà của một người già, sau khi công ty anh lắp đặt cửa sổ mới tại đây. Người này rất sửng sốt v́ nh́n thấy h́nh một cụ già phía sau cửa sổ, với vẻ mặt hăm dọa.

4. Búp Bê Hóa Già Một Cách Bí Ẩn
H́nh ảnh giống như một xác ướp Ai Cập, nhưng đây từng là một con búp bê b́nh thường của một em bé. Búp bê này được mua trong t́nh trạng rất tốt, nhưng sau một thời gian, nó bắt đầu lăo hóa.
Quá sợ hăi, gia đ́nh này liền cất nó trong tầng thượng, chỉ t́nh cờ nh́n thấy lại sau 11 năm. Họ rất sốc v́ búp bê đă héo quắt lại, hom hem và đầy nếp nhăn. Con búp bê này đă được bán trên eBay với một số tiền lớn, nhưng bí ẩn quanh nó vẫn chưa được giải đáp.

5. Người Khách Không Được Mời
Raul Juarez chụp một bức ảnh trong pḥng trọ ở khách sạn Comstock Lodge tại Mỹ. Sau khi rửa ảnh, anh nh́n thấy bóng một người đàn ông đứng cạnh giường.

6. Người Phụ Nữ Che Mạng Trong Gương
Dan Macdonald, 6 tuổi, chụp bức ảnh này vào năm 1983. Đó là ngày đầu tiên cậu trở lại trường học sau 3 tháng nghỉ ở nhà v́ bệnh viêm phổi. Bức ảnh có bóng một người che mạng hiện trên gương, phía sau cậu bé.
Trong lúc ốm, cậu khẳng định là đă có một phụ nữ che mạng đến thăm vào một đêm. Thật ngạc nhiên, ngày hôm sau cậu đă khỏi bệnh. Cậu bé tin người phụ nữ ấy xuất hiện trong bức ảnh này.

7. Thiên Thần Trên Nước
Bức ảnh được Ron và Linda Martinez chụp, khi họ đi nghỉ ở Cancun, Mexico. Khi trở về nhà và rửa ảnh, họ mới phát hiện ra bóng một người đàn ông mặc áo trắng hiện lên rơ ràng. H́nh ảnh "thiên thần" đến giờ vẫn chưa được lư giải.

8. Bóng Ma Trên Cửa Sổ
Bức ảnh chụp cảnh gia đ́nh đang chuẩn bị bữa tối ngoài trời. Nhưng sau đó, một người bạn của gia đ́nh nhận thấy có một khuôn mặt ma quái trong cửa sổ.

The Sun
Hoài Vũ
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2189 of 2534: Đă gửi: 07 October 2009 lúc 10:05am | Đă lưu IP
|
|
|
KỲ BÍ MIẾU "ĐÁ NỔI RONG CH̀M"
Mỗi năm miếu Đá Nổi Rong Ch́m tọa lạc tại ấp Phú Tây, xă Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cúng hai lần, thu hút hàng ngàn người đến dự đó là ngày 10 Tháng Ba âm lịch, lễ Vua Hùng, cúng trăm quan đại thần và các ngày 21-22.
Tháng Sáu âm lịch cúng Bà Chúa Nguyên Nhung. Được khá nhiều người biết là vậy, nhưng miếu Đá Nổi Rong Ch́m c̣n nhiều điều kỳ bí.
Bí ẩn
Đá Nổi Rong Ch́m là tên gọi dân gian, nhưng tên chữ của nó là Thạch Phù Miếu, trên tấm bảng treo sát nóc miếu. Đá Nổi Rong Ch́m là câu nói có tính đối lập của vật chất, hễ đá nổi th́ rong ch́m. Nhưng đá làm sao nổi? Đó là điều kỳ bí của một ngôi miếu nằm ở nơi hoang vắng đến nao ḷng này.
Con đường ngay trước cửa miếu nhỏ khoảng bốn tấc, lởm chởm đất đá rất khó chạy xe gắn máy vào, dù không phải ngày mưa. Khách lạ lầm tưởng đây là đường chính, nhưng đó chỉ là bờ mẫu ngăn hai miếng ruộng sâu hun hút bên dưới. Để vào miếu người ta chạy xe thẳng tới xóm nhà bên hông phải của miếu.
Miếu Đá Nổi Rong Ch́m do ông Văng Công Năng sáu mươi lăm tuổi, quản lư khoảng ba mươi năm qua và ông Lương Văn Lực bốn mươi tuổi, làm từ. Chúng tôi đến miếu chỉ gặp ông Văng Hồng bốn mươi ba tuổi, cháu kêu ông Năng bằng chú.
Ông Hồng nói:
- Chú tôi đi Ô Môn (Cần Thơ) chiều mới về, muốn biết ǵ về ngôi miếu này cứ hỏi tôi. Dù nhà ở thành phố Long Xuyên (An Giang) nhưng tôi hầu như có mặt thường trực ở đây.
Rồi ông đưa chúng tôi đi một ṿng bên trong miếu. Ông nói:
- Miếu trước kia tọa lạc trên mảnh đất rộng tới năm công, nay c̣n chừng bốn công.
Miếu xây tường, mái tôn đỏ, khang trang. Ở giữa gian giữa có chiếc ngai to lớn bóng lộn, chạm khắc khá đẹp, thờ Hội Đồng Trăm Quan c̣n gọi các quan Đàng Cựu. Ông Hồng không biết chiếc ngai gỗ này có từ khi nào.
Ở sát tường, gian giữa thờ Cửu Huyền Thất Tổ trăm họ, bên trái thờ cụ Nguyễn Trung Trực, bên phải thờ cốt Thánh Mẫu Nương Nương. Đây không phải chùa Phật Bắc Tông, lại không phải đ́nh, và không hiểu sao nơi thờ tự theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương này lại gọi là miếu?
Ngày thường, lúc nào miếu cũng có khách thập phương cúng viếng, có khi ở lại. Khi chúng tôi đến, có khoảng năm, sáu khách hành hương đang nằm vơng nghỉ ngơi với ly nước bên quán phía phải miếu. Người ở Giồng Riềng, G̣ Quau Kiên Giang; kẻ ở Ba Chúc Tri Tôn, Tịnh Biên, đều của tỉnh An Giang...
Bà Lê Thị Kỉnh sáu mươi tám tuổi, ngụ phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên đang lui cui đốt nhang khấn vái trước ngai thờ Hội Đồng Trăm Quan, cho biết:
"Miếu có mặt khoảng bốn mươi năm trước. Hồi nhỏ bà ở Lấp Ṿ Đồng Tháp, năm 1969 cha bà đưa cả gia đ́nh về đây cư ngụ. Bà nhớ lại lúc ấy ngày nào bà cũng đi hái bông súng, rau dừa, rau muống mọc hoang và bắt cá tép ở quanh đây đem về làm món ăn cho gia đ́nh.
Bấy giờ, đây chỉ là ngôi miếu nhỏ giữa một vùng đồng không mông quạnh, sau, vợ chồng ông Bảy không biết họ tên, ở Láng Linh, Châu Phú, An Giang về tu. Qua bao năm tháng, từ gian miếu dừng và lợp lá xé, miếu lần hồi có diện mạo khang trang như ngày nay và có tên Đá Nổi Rong Ch́m.
Miếu thu hút bà con khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là bà con khu vực Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp đến cúng viếng, do sự kỳ bí của nó.
Cổ vật dưới ḷng đất và lời giải
Sự kỳ bí đó là sự tích của những viên đá, cây cột cùng nhiều hiện vật có mặt bên trong và bên ngoài miếu. Ông Văng Hồng đưa chúng tôi ra sân miếu trên con đường lót gạch bông, hai bên là khoảng sân đất rộng thoáng.
Cuối con đường là ḥn non bộ với những viên đá to xếp chồng lên nhau, trên cùng là hai tượng Phật đứng có lọng che. Phía trước tượng Phật là một mảnh đá dẹp và to; hai bên là hai cây gỗ đầu nhọn đưa lên trời, thân gỗ sần sùi hang lỗ. Ông Văng Hồng nói mảnh đá dẹp và to ấy được bà con gọi "Thạch Đao". C̣n hai cây gỗ là số ít trong rất nhiều cây gỗ khác c̣n giữ tại miếu.
Bên trong miếu có mấy khúc gỗ giống như vậy, ngắn hơn. Ông từ Lương Văn Lực vừa chỉ vào một khúc gỗ vừa băn khoăn:
- Hổng biết nó là cái giống ǵ?
Đó là khúc gỗ bóng loáng, một đầu nhọn, có đường ṿng từ trên xuống dưới, với nhiều hang hốc, giống khúc trầm hương. Rồi ông Lực lần lượt đem ra từ ngăn tủ kính nhiều hiện vật, như: cái trống bằng đất nung, sơn xanh; những viên đá giống san hô; một rổ đầy những viên đá và đất nung không c̣n nguyên vẹn, một vài mảnh vỡ có rảnh giống miệng cối xay bột... Hàng bao nhiêu thứ dù được cất giữ trong tủ kính, dù nằm bên ngoài đều phủ bụi.
Ông Lực mới về miếu chừng năm nay, nên chỉ nghe người ta kể những câu chuyện kỳ bí của miếu. Trên đường hỏi thăm miếu, chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Hai tám mươi ba tuổi. Ông kể hồi mười bảy, mười tám tuổi ông đă thấy đá nổi vào ban đêm.
Đá có đường kính 7x8m. Người ta đào vàng non được nhiều lắm. Riêng ông Văng Hồng là một người có học tương đối cao nên biết một số vấn đề, có thể giải mă về sự kỳ bí của miếu. Ông nói những ḥn đá làm ḥn non bộ, “Thạch đao”, hai cây gỗ ngoài miếu đều “nổi” lên khoảng năm 1980, vào mùa nước nổi.
Chúng cùng các cổ vật khác “nổi” cả một vùng rộng khoảng một, hai ngàn công đất. Năm 1990, khi xáng múc, chúng lại “nổi” thêm lần nữa. Cùng với chúng, người ta c̣n t́m thấy vàng. Chính v́ vậy mà lúc bấy giờ người dân xung quanh đổ xô đến đây t́m vàng để đổi đời, giống như trước đó người ta đổ xô đi đăi vàng ở di chỉ Óc Eo.
Ông Văng Hồng kể những ǵ ḿnh tận mắt chứng kiến:
- Người ta tới khai thác vàng, đăi lấy mạt. Tôi thấy người ta đào được đồ trang sức bằng vàng và bạch kim. Có người đào được một sợi vàng xoắn giống như dây ch́, người khác có được những hột vàng nhỏ như trứng cá..
Khi đó những nhà khảo cứu đă đến đây và cho biết những di vật này có niên đại 1001-1003. Ông Văng Hồng đoán:
- Có lẽ đây là cổ vật thời Óc Eo.
Điều này có lẽ, bởi miếu Đá Nổi Rong Ch́m tọa lạc tại ấp Phú Tây, xă Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, rất gần với di tích Óc Eo.
Theo tài liệu, Óc Eo là tên gọi của một nền văn hóa xa xưa do nhà khảo cổ L. Malleret đặt sau khi khai quật di tích Óc Eo, Ba Thê, Thoại Sơn, An Giang vào năm 1944 và công bố trong bộ sách “L' Archeologie du delta du Mekong” (Khảo cổ học ở đồng bằng sông Cửu Long), xuất bản từ năm 1959-1964.
Theo L. Malleret, nền văn hóa Óc Eo có phạm vi phân bổ chủ yếu ở vùng trũng miền Tây sông Hậu, gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu... và một phần đất miền Đông Nam Cambodia.
Văn hóa Óc Eo phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI sau Công Nguyên, trên vùng đồng bằng sông Cửu Long, là một nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất Đông Nam Á vào thời cổ đại. Óc Eo là thương cảng sầm uất, kinh tế rất phát triển, là trung tâm thương nghiệp phồn thịnh, giao thương với các quốc gia: Trung Hoa, Ấn Độ, Ba Tư và vùng Địa Trung Hải.
Óc Eo có một nền văn hóa tâm linh của hai tôn giáo: Bà La Môn và Ấn Độ. Chính v́ vậy mà ta có thể đoán những hiện vật có mặt tại miếu Đá Nổi Rong Ch́m, là những cổ vật của nền văn hóa này. Những mảnh vỡ có rănh là một phần của yoni, những viên đá h́nh thon là linga, những khúc gỗ là cột nhà...
Theo ông Mai Văn Nám nhà ở Lung Cột Cầu:
- "Bưng Đá Nổi" một di tích văn hóa Óc Eo ở xă Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền Cần Thơ, th́ tên Bưng Đá Nổi là do từ rất lâu, nơi đây đă xuất hiện một đống đá cổ, mỗi ḥn lớn cỡ một ṿng tay ôm, "nổi" lên mặt đất.
- Có lẽ người Khmer xưa gom về định dùng cất chùa.
Ông Nám đoán. C̣n Lung Cột Cầu xuất phát từ hàng trăm cây cột lớn nhỏ, được xếp thành hai hàng, hầu hết đều là gỗ căm xe, tự nhiên từ ḷng đất nhô dần lên, tựa những trụ cầu. Theo ông Nguyễn Văn Tời ở gần đó, th́ có thể đó là dấu tích của người thời Óc Eo, đă từng xây nhà, dựng cột... tại mảnh đất này.
Nhưng đó chỉ là suy đoán v́ các nhà khoa học, khảo cổ sẽ đến miếu Đá Nổi Rong Ch́m lần nữa, để khai quật t́m hiểu sâu hơn. Bởi, dưới nền miếu hiện nay c̣n rất nhiều cổ vật, và xung quanh khu vực này lâu lâu lại thấy “nổi” lên khi th́ viên đá, lúc khúc gỗ...
- Việc khai quật chính yếu sẽ do công ty Thiên Trúc ở Sài G̣n đảm nhiệm. Công ty này đang khai quật di tích G̣ Tháp, Tân Kiều, Tháp Mười Đồng Tháp, t́m hiểu nền văn hóa Óc Eo xưa tại đây. Ông Văng Hồng cho biết.
Sự kỳ bí của miếu “Đá Nổi Rong Ch́m” sẽ được giải mă trong nay mai, để khẳng định “Thạch (đá) Phù (nổi) miếu” đúng là nơi “đá nổi” như tên đặt của miếu.
Cát Tường
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2190 of 2534: Đă gửi: 07 October 2009 lúc 10:43am | Đă lưu IP
|
|
|
NHỮNG CHIẾC MẶT NẠ
Lời giới thiệu của dịch giả: Hwang Sunwon sinh năm 1915 tại Taedong, thuộc tỉnh B́nh Nhưỡng, Đại Hàn. Cha ông bị giam 18 tháng v́ chống chính sách đô hộ của Nhật và tham gia phong trào đ̣i độc lập năm 1919. Hồi trẻ ông học tại trường Nhật, tốt nghiệp đại học Waseda (Tokyo) môn Văn chương Anh năm 1939.
Tập truyện ngắn đầu tiên của ông xuất bản năm 1940 sau khi ông về nước. Trong Thế chiến thứ hai, ông sáng tác lén lút v́ chính quyền Nhật cấm viết bằng tiếng Hàn. Sau thế chiến, Nga và Mỹ chia cắt Triều Tiên ở vĩ tuyến 38. Trong cuộc chiến tranh 1950-53, ông bỏ nhà lánh về phía nam.
Truyện của ông thường tả cảnh cốt nhục tương tàn và nỗi đau đớn sau khi chấm dứt chiến tranh ở hai bên Khu phi quân sự ngăn đôi đất nước.
Những chiếc mặt nạ (Masks) trích trong tập truyện ngắn The Book of Masks, do J. Martin Holman tuyển chọn và dịch sang Anh ngữ, Readers International xuất bản năm 1989 tại Luân Đôn.
Bị thương v́ một viên đạn nơi chân, người lính ngă xuống. Khi cố vực ḿnh lên, một lưỡi lê đâm xuyên qua ngực anh. Đúng lúc anh mất ư thức, khuôn mặt kẻ tấn công in hằn trên đôi mắt anh như đóng bằng sắt nung. Máu từ ngực người lính chảy vào mảnh đất vàng của băi chiến trường hoang tàn này. Nơi đó là chân đồi cách xa quê anh, nhưng giống như vùng đất chung quanh làng anh.
Máu anh thấm vào đất và biến thành đất. Người lính tử trận đă từng là nông dân, và với anh, đất chính là sự sống. Thoạt đầu chỗ đất này đậm hơn chung quanh, nhưng dần dà trở thành đồng màu.
Rễ một cây cỏ tranh tím âm thầm uống cuộc đời anh lính, và anh biến thành cỏ tranh.
Một đám giày trận chà đạp lên cỏ tranh và tiếp tục đi. Vào mùa đông, giày ống nặng hơn trước giẫm lên cỏ tranh tuyết phủ. Ngày lại qua ngày, giày ống đạp lên cỏ tranh rồi bỏ đi, nhưng cỏ tranh không chết. Sau khi giày ống đă đi qua, cỏ tranh được thoảng nhẹ trong gió xuân, tắm dưới ánh mặt trời, gội trong mưa và sương, phủ trong tuyết, và lại được thoảng nhẹ trong gió xuân. Đến cuối xuân, cỏ tranh được chiếc phảng nhà nông cắt xuống và mang vào chuồng ḅ.
Nơi đây cỏ tranh biến thành con ḅ đực. Giống như người lính tử trận đă làm khi c̣n là nông dân, người chủ ḅ săn sóc nó như phần tử quan trọng nhất trong gia đ́nh. Giờ đây, anh lính làm việc cần cù bên cạnh nhà nông. Anh làm việc đến lúc sưng bầm da, nhưng giữ cho ruộng đất sống năm này sang năm khác không phải dễ dàng.
Rồi một trận lụt quét sạch cánh đồng, và một đêm thu đó, người nông dân nén tiếng khóc của ḿnh khi ông đập vào gáy anh lính. Anh lính đi qua chợ, rồi lên xe lửa đến ḷ sát sinh. Người ta treo anh lên trong quầy thịt ở thành phố, thịt xẻ từ xác anh ra bán. Ở đó anh gặp người anh biết, người đă đâm lưỡi lê qua ngực anh tại chân đồi. Hắn đang xin ăn. Hắn ăn mẩu thịt vụn xin ở nhà hàng, và anh lính nhập vào hắn.
Người đàn ông ném chậu ăn xin trống rỗng và tự vực ḿnh lên, một cánh tay áo lao động sờn cũ lủng lẳng chỗ tay cụt. Hắn đi đến ḷ đúc sắt, nơi hắn đă từng làm công nhân máy tiện trước khi chiến tranh tước mất cánh tay của hắn. Hắn xoải bước vào trong, đi về phía người chủ cũ của ḿnh.
- Chào ông.
Khuôn mặt ông chủ ḷ đúc lộ vẻ không bằng ḷng. Ông dùng mũi giầy dập điếu thuốc.
- Đừng lo, thưa ông, tôi không đến đây để quấy rầy ông. Tôi đến đây để làm việc như ngày trước.
Ông chủ liếc nhanh cánh tay áo cụt một cách bực bội.
- Ông nh́n ǵ?
Người đàn ông nh́n thẳng ông chủ và nói tiếp:
- Tôi bị thương ở chân v́ một viên đạn, nhưng thế nghĩa là tôi không điều khiển được máy tiện sao?
Người đàn ông cử động thân ḿnh trong khi nói, cánh tay áo rỗng của hắn đung đưa bên cạnh.
Hwang Sunwon
Phạm Văn
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2191 of 2534: Đă gửi: 07 October 2009 lúc 9:14pm | Đă lưu IP
|
|
|
CẦU VỒNG H̀NH TR̉N
Hành khách trên một chuyến bay của Thái Lan vừa được chiêm ngưỡng h́nh ảnh cầu vồng lạ mắt. Một vùng sáng nhiều màu h́nh tṛn xuất hiện trên nền đám mây.
Qua cửa sổ máy bay, hành khách có thể nh́n trực diện trung tâm của ṿng tṛn đa sắc này, với màu sắc giảm dần từ xanh da trời thành đỏ.
Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của ánh sáng mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua những giọt nước mưa. Thông thường, chúng ta nh́n thấy cầu vồng h́nh bán nguyệt là do bị đường chân trời giới hạn. Nếu đứng quan sát từ trên đỉnh núi cao và đặc biệt là từ máy bay, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng ṿng tṛn đầy đủ.
Theo Telegraph, cầu vồng từ xa xưa đă xuất hiện trong thần thoại và các tôn giáo. Trước khi có sự giải thích của khoa học, chúng được miêu tả như là biểu tượng của Thượng đế, đặt lên bầu trời để hứa với Noah một người sống rất tốt, được Ngài báo trước về nạn đại hồng thủy, rằng loài người sẽ không bao giờ bị hủy diệt nữa.

|
Cầu vồng tṛn trên nền đám mây, được
chụp từ máy bay. Ảnh: EPA.
Hoài Vũ
|
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2192 of 2534: Đă gửi: 07 October 2009 lúc 10:05pm | Đă lưu IP
|
|
|
QUẦNG MẶT TRỜI LẠ Ở VŨNG TÀU
Mười hai giờ trưa nay, hàng ngh́n người dân ở Vũng Tàu thích thú, khi được chiêm ngưỡng cảnh quầng mặt trời lạ.
Theo một chuyên gia vật lư, đây là hiện tượng khúc xạ gần giống như cầu vồng. Hiện tượng này hiếm gặp ở Việt Nam.
 |
Những bức ảnh chụp được tại KCN G̣ Dầu
Long Thành, Đồng Nai. Ảnh: Thái B́nh.
VnEpress
|
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2193 of 2534: Đă gửi: 07 October 2009 lúc 10:30pm | Đă lưu IP
|
|
|
MÀN SƯƠNG KỲ ẢO Ở TRUNG QUỐC
Ḍng sông Xiaodongjiang chảy qua thành phố Zixing, tỉnh Hồ Nam được bao phủ bởi sương từ tháng tư tới tháng mười hàng năm.
Thu hút rất nhiều khách du lịch và nhiếp ảnh gia. Dưới đây là những bức ảnh tuyệt đẹp.
Minh Long
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2194 of 2534: Đă gửi: 09 October 2009 lúc 11:18am | Đă lưu IP
|
|
|
MÀN CHINH PHỤC VÁCH ĐÁ DỰNG ĐỨNG
Beat Kammerlander đă trở thành người đầu tiên, chinh phục thành công vách đá dựng đứng, nổi tiếng Principle Hope tại Áo.
Kammerlander năm mươi tuổi, mất chín tháng để lên kế hoạch tỉ mỉ cho cuộc chinh phục vách đá cao 40m. Kammerlander biết rơ từng chỗ nhô ra, chỗ lơm vào trên vách đá, mà ông dự định sẽ bám vào đó để trèo lên.
Kammerlander đă mất vài giờ để hoàn thành thử thách lớn, mà không cần sự trợ giúp của bất kỳ ai.
Cứ cách vài mét, Kammerlander lại neo một thiết bị bảo vệ leo núi vào trong vách đá và móc chúng với chiếc dây thừng, buộc lấy người ông để bảo vệ trong trường hợp ông không làm chủ được ḿnh.
Được biết, đây là lần đầu tiên một người leo núi chinh phục thành công, vách đá dựng đứng Principle Hope với cách trèo tự do. Những người chinh phục thành công vách đá này, trước đó phải sử dụng những chiếc bu-long khoan trước dọc theo đường đi đă được định sẵn trên vách đá.
Kammerlander, cũng là một người Áo, nói:
- Cuộc chinh phục này rất khó. Tôi phải sử dụng những gờ đá và chỗ để chân nhỏ trên vách đá. Nếu bạn trèo lên đó thường xuyên, tay bạn có thể bị chảy máu. Đó là địa ngục của một cuộc chiến.
Principle Hope là một phần của vách đá Burs Plate nh́n xuống thị trấn Vorarlberg ở Áo. Kammerlander cho hay, cuộc chinh phục Principle Hope là sự kiện đáng nhớ nhất, kể từ khi ông bắt đầu môn thể thao năm 1997.


Theo TG
Ninh Nhi
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2195 of 2534: Đă gửi: 09 October 2009 lúc 11:29am | Đă lưu IP
|
|
|
NĂM TUỔI ĐOẠT ĐAI ĐEN KARATE
Cô bé năm tuổi Varsha Vinod, từ Allappuzha, Ấn Độ đă trở thành nữ vơ sĩ nhỏ tuổi nhất thế giới, đạt đai đen môn Karate.
Varsha, người được Guinness chính thức công nhận hồi tháng năm, mới đây đă tới xứ sở sương mù để thi đấu giao hữu với nhà vô địch người Anh Juan Moreno, người hơn cô ba mươi mốt tuổi.
Ông bố hai con Juan ba mươi sáu tuổi, thừa nhận anh đă bị sốc, khi tận mắt chứng kiến những miếng vơ của đối thủ nhí.
- Cô bé là vơ sĩ Karate tuyệt vời. Thật khó tin là cô bé mới chỉ năm tuổi. Các kỹ năng và sự tập trung cao độ của Varsha, khiến mọi người rất ngạc nhiên. Đó là thành tích phi thường khi cô bé mới ít tuổi như vậy.
Tài năng của cô bé năm tuổi, đă khiến các hăng sản xuất game máy tính rất ngạc nhiên. Eidos, nhà sản xuất của ḍng game Lara Croft Tomb Raider, đă để mắt tới Varsha. Các kỹ năng của Varsha đă được tái hiện trong game máy tính mới nhất, mang tên Mini Ninjas của Eidos hồi tháng này.
Varsha bắt đầu tập luyện Karate từ năm hai tuổi và đến nay đă thành thạo mười lăm bài quyền, cũng như các kỹ năng khác. Varsha, vơ sinh tại Học viện vơ thuật KoInChi tại Allappuzha, Ấn Độ, trung b́nh luyện tập hai tiếng rưỡi mỗi ngày.
Varsha c̣n tham gia học tập tại một ngôi trường tiếng Anh địa phương, khi không luyện tập Karate. Cô bé cho biết cô rất tự hào về chiếc đai đen của ḿnh.
- Cháu rất vui khi được nhận đai đen. Cháu rất thích môn Karate. Những bạn nhỏ khác cũng tự hào về cháu và cháu không nghĩ các bạn ấy lại sợ cháu.
Andy Kirby, huấn luyện viên Karate của Anh, nói:
- Cô bé là một tài năng đặc biệt. Varsha có kỹ thuật và trí nhớ rất tốt. Trước đây, tôi chưa từng nghe nói đến một nữ vơ sĩ đai đen năm tuổi nào.
Varsha đă được ghi danh vào cuốn sách các kỷ lục Guinness thế giới và sách kỷ lục Limica của Ấn Độ.

Cô bé Varsha Vinod được ghi danh
trong sách các kỷ lục Guinness.
Theo Times
Ninh Nhi
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2196 of 2534: Đă gửi: 09 October 2009 lúc 11:40am | Đă lưu IP
|
|
|
QUẢ LÊ H̀NH ĐỨC PHẬT
Sau sáu năm, cuối cùng một nông dân ở Trung Quốc đă “ra ḷ” được vụ mùa đầu tiên, với những quả lê có h́nh giống hệt đức Phật đang ngồi thiền.
Người nông dân kiên tŕ và đầy sáng tạo trên, là Hao Xianzhang ở huyện Weixian Hà Bắc. Anh đă mất sáu năm dày công nghiên cứu, để hoàn thiện quá tŕnh trồng lê đức Phật. Để có những quả lê có h́nh thù độc đáo này, anh đă phải gắn khuôn nhựa vào quả lê, khi chúng c̣n nhỏ trong một thời gian nhất định.
Mẻ sản phẩm đầu tiên đă được trưng bày ở Hà Bắc vào ngày 10-9 vừa qua. Lê đức Phật đă trở thành sản phẩm săn lùng của người dân nơi đây. Mỗi một quả có giá lên tới bảy USD.
Anh Hao Xianzhang dự định sẽ cho “ra ḷ” mùa vụ thứ hai với mười ngàn quả lê đức Phật và sẽ xuất khẩu chúng sang châu Âu.
Tuy nhiên, những quả lê đức Phật này không thơm ngon như những quả lê b́nh thường. Ngoài ra nhiều người dự đoán, cứ với đà này, nông dân Trung Quốc không chỉ trồng được lê h́nh đức Phật, mà c̣n trồng được những loại quả khác với đủ các h́nh thù, thậm chí là cả h́nh xe BMW.
Vườn lê có quả h́nh đức Phật ở Hà Bắc.
Theo Reuters
Phan Anh
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2197 of 2534: Đă gửi: 09 October 2009 lúc 12:03pm | Đă lưu IP
|
|
|
THÂN Y THỔI TRẦU CHỮA GĂY XƯƠNG
Chỉ cần nhai một miếng trầu rồi thổi vào chỗ bị găy xương, người bệnh đă cảm thấy rất dễ chịu và sau vài lần thổi, vết găy tự liền. Đă bốn đời nay, gia đ́nh mế Quyết ở xóm Mỏ, xă Hợp Thành Kỳ Sơn, Hoà B́nh, dùng bài thuốc trầu cau gia truyền đó chữa bệnh cứu người.
"Mằn" miếng trầu
Ngôi nhà mái bằng ba gian rộng răi của mế Quyết nằm lấp ló dưới tán cây rừng. Năm nay đă ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mế c̣n rất nhanh nhẹn. Mế khẳng định c̣n khoẻ và minh mẫn đến tận tuổi đó, là nhờ các bài thuốc Nam. Mẹ chồng mế là cụ Bùi Thị È, người chữa bệnh bằng thuốc Nam nổi tiếng khắp xứ Mường.
Từ ngày về làm dâu, mế đă được chứng kiến mẹ chồng chữa bệnh gẫy xương bằng cách thổi trầu rất hiệu nghiệm. Ngày nào nhà mế cũng có hai mâm cơm khách, v́ người dân ở khắp nơi bị gẫy chân, gẫy tay hay sai khớp đều đến nhà mế chữa bệnh. Họ đến rồi ăn ở luôn ở nhà mế, đến khi khỏi bệnh mới về.
Người đến đông là vậy nhưng chưa bao giờ cụ È lấy của ai một đồng nào. Người Mường quan niệm, chữa bệnh là để cứu người chứ không lấy đó làm phương thức sống. Khi hỏi cách chữa bệnh bằng thổi trầu, mế không giấu giếm.
Mế mang chiếc tráp nhỏ đựng trầu và cau ra. Mế bổ cau, têm trầu, rồi lấy vôi giống hệt các cụ ở dưới xuôi ăn trầu, chỉ có khác là trước khi ăn, mế "mằn" (giống như niệm thần chú) vào miếng cau. Rồi mế nhai một lúc cho ngấm miếng trầu. Tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của vết thương mà mế thổi.
Theo mế, khi thổi trầu, người mế như mất đi một nguồn năng lượng đáng kể. Hôm nào mà chữa cho nhiều người là mế cảm thấy mệt mỏi lắm. Người được thổi đang đau sẽ cảm thấy dịu ngay.
Nặng, mất một tuần trăng
Mế Quyết đang kể dở câu chuyện th́ bà Kư, người cùng xă của mế sang nhờ mế thổi trầu. Bà Kư bị găy cổ tay trái cách đây mấy hôm.
Gia đ́nh đă đưa bà đến bệnh viện băng bó, nhưng các bác sĩ bảo, ở tuổi bà chẳng hy vọng xương liền được. Tay đau nhức khiến bà ăn ngủ không yên. Cách đây mấy bữa, cánh tay trái của bà Kư c̣n sưng to như cái bánh ḿ. Vậy mà sau ba ngày nhờ mế Quyết thổi trầu đă xẹp hẳn.
Mế vừa chữa cho bà Kư xong th́ ông Sơn, người cùng xóm đến. Ông Sơn bị ḅ húc rạn xương sườn. Suốt cả tuần, ông chẳng ăn uống ǵ được mấy, chỉ kêu đau. Đến khi gặp mế Quyết thổi cho vài miếng trầu th́ ông đỡ đau hẳn. Theo ông Sơn, gia đ́nh ông vốn khó khăn, nên không có tiền để đưa ông đi chữa trị, may mà gặp được mế Quyết.
Tiếng lành đồn xa, người dân ở khắp nơi t́m về nhờ mế Quyết chữa trị. Có những ngày cả chục người phải xếp hàng từ sáng đến chiều mới đến lượt. Một trường hợp nặng nhất mà mế nhớ là anh Thành ở Hà Đông Hà Nội, bị găy xương bả vai và xương đùi. Người nhà của bệnh nhân phải cáng anh đến nhà mế.
Khi đến, anh Thành ở trong t́nh trạng hôn mê nặng. Mế xem qua rồi động viên gia đ́nh:
- Cứ yên tâm ở với mế hết một tuần trăng. Bệnh t́nh của cháu sẽ khỏi.
Hàng ngày mế liên tục thổi trầu vào chỗ đau của nạn nhân. Sau hai mươi ngày th́ chân và tay của anh Thành đă lành lặn. Khi khỏi bệnh, Thành sờ vào chân tay ḿnh mà không tin nổi đó là sự thực. Anh quỳ sụp xuống lạy:
- Không có mế chắc đời con không có được ngày hôm nay.
Truyền nhân chỉ là phụ nữ
Ngày nào, mế cũng phải tiếp cả chục người đến nhờ chữa bệnh. Người th́ gẫy tay, người găy chân, người bị bong gân, có người bị găy cả xương bả vai...nói chung đủ các loại bệnh về xương.
Suốt mấy chục năm qua, mế Quyết cũng không nhớ là ḿnh đă chữa khỏi bệnh cho bao nhiêu người. Chỉ biết rằng mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân bị găy xương đến nhờ mế chữa. Ai đến cũng được mế chữa tận t́nh.
Cũng như mẹ chồng trước đây, chưa bao giờ mế yêu cầu bệnh nhân đến chữa phải trả tiền. Không ít trường hợp gia cảnh khó khăn đến, mế c̣n phải lo chỗ ăn, chỗ ở miễn phí cho họ.
Nhà mế c̣n nghèo lắm, nhưng chưa bao giờ các thành viên trong gia đ́nh phàn nàn về chuyện này. Triết lư sống của mế là cứu được ai là cứu, người ta có bệnh nên mới t́m đến ḿnh. Nhiều hôm mế mệt lắm, nhưng vẫn cố gượng dậy để cứu giúp họ.
Nhiều đêm mưa gió băo bùng, có người t́m đến mế, mế vẫn sẵn sàng dậy chữa. "Làm nghề thầy lang phải mở rộng ṿng tay cứu độ chúng sinh", mế tâm niệm.
Năm nay đă ở cái tuổi gần đất xa trời, nên mế cũng tính chuyện phải truyền lại nghề cho con cháu. Trong số sáu người con của mế, chỉ có ḿnh cô con gái đầu là học được. Việc truyền nghề cũng rất đặc biệt, hậu duệ của bài thuốc này chỉ toàn là phụ nữ, chưa có một người con trai nào học được.
Con gái của mế Quyết là chị Hoà năm nay cũng đă gần năm mươi tuổi. Chị Hoà kể, bài thuốc này chị học vào đêm giao thừa. Chị nằm bên mẹ rồi nghe mẹ giảng giải và truyền nghề. Giờ chị Hoà cũng có thể chữa được bệnh cho nhiều người. Cũng noi gương mẹ, chị chưa bao giờ đ̣i hỏi người bệnh phải trả một đồng xu nào.
Quỳnh Ngọc
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2198 of 2534: Đă gửi: 09 October 2009 lúc 12:22pm | Đă lưu IP
|
|
|
CHỮA BÁCH BỆNH BẰNG NƯỚC THÁNH?
Về xă Hồng Quang huyện Ứng Ḥa, Hà Nội, hỏi thăm nhà “thánh nữ” Nguyễn Thị Điền, người dân trong xă ai cũng lắc đầu, xua tay: “Lại chữa bệnh chứ ǵ, theo rồi tiền mất tật mang”
Từ khi bị lật tẩy chiêu dùng “nước thánh” chữa bách bệnh, bà Nguyễn Thị Điền sinh 1959, trú tại xă Hồng Quang, chuyển sang chữa bệnh bằng tâm linh. Việc thâm nhập vào điện của “thánh nữ” khó khăn hơn v́ “tai mắt” của bà Điền rất cảnh giác. Cổng ngôi nhà hai tầng ở thôn Bài Hạ xă Hồng Quang, luôn cửa đóng then cài.
Vừa đặt chân vào khuôn viên nhà “thánh nữ”, một thanh niên nh́n người lạ với ánh mắt thăm ḍ và hỏi:
- Chị đến đây có việc ǵ?
- Tôi mắc bệnh viêm xoang nên đến nhờ “thánh nữ” chữa bệnh.
Nghe phóng viên nói vậy, người đàn ông này dẫn chúng tôi lên điện Hoàng Thiên Long ở tầng hai.
Việc đầu tiên “con bệnh” phải làm là khai lư lịch trích ngang vào tờ "phiếu khảo sát những người đến Hoàng Thiên Long". Chỉ thấy bốn “đệ tử” của “thánh nữ” ngồi tiếp khách, phóng viên muốn gặp bà Điền, th́ một người phụ nữ đứng tuổi trong số họ cho hay, “thầy” c̣n bận đi giảng kinh, muốn thỉnh giáo ngày lễ mới gặp được.
Nói rồi người này đưa quyển sổ có dán ảnh hoạt động của “thánh nữ” kèm những trang chữ phô trương thanh thế của điện Hoàng Thiên Long và cuốn “kinh” “Đại pháp đoàn tràng tu gia” do bà Điền viết cho các “con bệnh” tham khảo.
Thấy “tín đồ” đọc đi đọc lại cuốn “kinh” với vẻ mặt “ngẩn ṭ te”, họ hướng dẫn, chỉ cần đọc những ḍng chữ đậm. Th́ ra, cuốn “kinh” mấy chục trang nhưng điểm lại có khoảng hơn mười ḍng chữ đậm, với ư tứ không đâu ra đâu.
Nh́n bộ “sưu tập” những người chữa khỏi bệnh bằng tâm linh tại điện Hoàng Thiên Long, th́ bà Điền đúng là có thể chữa bách bệnh: Thận, tâm thần, dạ dày, bong vơng mạc, nghiện ma túy, viêm xoang, viêm họng, ung thư...
Nếu như trước đây, “con bệnh” phải “cúng” 500 ngh́n đồng mới có thể bắt đầu việc chữa trị, nay (sau khi bị phanh phui), “thánh nữ” chữa bệnh bằng tâm linh mà không thu một đồng nào. Nhưng có điều, “tín đồ” phải theo “đạo” của “thánh nữ”. Tức là, phải gộp bát hương thờ cúng tổ tiên ở nhà ḿnh với bát hương thờ “thánh” làm một. Hoàn tất khâu này, “thánh nữ” sẽ làm cho một cái lễ quy chính tại điện Hoàng Thiên Long.
Sau đó, hàng ngày, “con bệnh” cúng và tụng kinh “Đại pháp đoàn tràng tu gia” tại nhà. Theo lời bà Điền, nếu làm đúng như vậy, mọi bệnh tật ắt khỏi. C̣n cúng không đến nơi đến chốn, bệnh sẽ càng trầm trọng.
Phóng viên ngỏ ư xin “nước thánh” chữa bệnh, các “đệ tử” của “thánh nữ” nổi giận. Họ quả quyết, ở đây chưa bao giờ chữa bệnh bằng thứ thuốc đó; có chăng chỉ là nước uống thường các “con bệnh” xin của “thầy” rồi tự nói là “nước thánh” (?).
Về con đường h́nh thành “đạo” của ḿnh, bà Điền bộc bạch:
- Năm 1994-1996, tôi ốm nặng do bệnh u buồng trứng, viêm gai ba đốt cột sống, đau đầu, viêm xoang… chữa chạy nhiều nơi nhưng không khỏi. Gia đ́nh phải đi cúng lễ tốn kém mà bệnh t́nh ngày càng nặng thêm.
-Ngày 12-6-2000, tự nhiên bản thân khóc nhiều, trong đầu như có tiếng thơ và rồi tự lấy bút cứ thế ghi ra nhiều bài thơ trên đủ thứ giấy.
Tự nhiên ngày 18-10-2001, tôi nh́n thấy một ánh hào quang và dấu giáp lai. Thế là trong đầu lại thúc giục tôi phải ghi chép lại những bài thơ mà tôi đă đốt. Cho đến nay, tôi đă viết và ghi lại được bốn mươi mốt quyển kinh sách các loại và bốn quyển kinh tu tại gia.
“Thánh nữ” khoe, ḿnh được thánh phong là “nữ thần giao liên” và truyền lệnh viết thành kinh sách, thay trời hành đạo để cứu nhân độ thế (!?) và rất nhiều người bệnh nhẹ dạ ở các tỉnh đă tin, mê muội.
Tỏ ra bức xúc trước việc làm của bà Điền, ông Nguyễn Văn Thành, trưởng CA xă Hồng Quang cho biết, bà Điền lập điện từ năm 2001. Lúc đầu, bà chỉ phục vụ bản thân sau th́ tự viết “kinh”, photo và tuyên truyền ra bên ngoài kết hợp với chữa bệnh tâm thần và các bệnh hiểm nghèo khác.
Bà Điền c̣n lập ra “hội đồng thu gia điện Hoàng Thiên Long” gồm ba mươi mốt người và cử ông Phạm Văn Cao bảy mươi mốt tuổi, trú ở huyện Gia Lâm Hà Nội làm trưởng ban.
Hội đồng này có nhiệm vụ tiếp các “tín đồ”, hướng dẫn làm các thủ tục để “quy” theo đạo của “thánh nữ”. Năm 2003, UBND xă Hồng Quang đă lập ba biên bản nghiêm cấm việc bà Điền chữa bệnh không có căn cứ, dùng các h́nh thức chữa bệnh mê tín dị đoan.
Tiếp đó lực lượng chức năng huyện Ứng Ḥa cũng lập biên bản về những sai phạm, trong lĩnh vực hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của bà Điền... Nhưng những động thái trên chưa đủ mạnh, nên bà Điền vẫn vô tư truyền “đạo”.
Trong một buổi lễ đầu tháng 9-2009, số người đến thắp hương và nghe “thánh nữ” giảng “đạo” lên đến hơn một ngàn người.
Pháp Luật
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2199 of 2534: Đă gửi: 09 October 2009 lúc 12:49pm | Đă lưu IP
|
|
|
HỒN MA ĐÔ ĐỐC
Truyện kể rằng, buổi chiều cử hành tang lễ đô đốc Chu Du của nước Ngô, có một vị khách không mời mà tới, là quân sư Gia Cát Lượng của nước Thục.
Tang lễ được tổ chức vô cùng trọng thể. Bên trong, bàn thờ Chu Du sắp xếp nghiêm trang, khói hương nghi ngút. Gia Cát Lượng đang bày tṛ khóc lóc um sùm, Tôn Quyền th́ thút thít c̣n mẹ con Tiểu Kiều (vợ Chu Du) gào thét khan cả cổ.
Đại khái, những điều này, bạn nào đă đọc Tam Quốc Chí chắc đều biết. Bên ngoài, ngoài những cờ quạt và các nghi lễ ma chay dành cho đô đốc, th́ trên mái nhà, c̣n có hai tên lính cầm vải trắng, vừa đứng vẫy vừa khóc lóc, la hét:
- Đô đốc xin hăy quay về...
Nước mắt nước mũi hai tên chảy thành ḍng, tóc tai rũ rượi, mặt mũi bơ phờ thất thần đến mức người ngoài nh́n vào hẳn phải nghĩ bọn chúng yêu quư Chu Du lắm. Giá mà Chu Du sống lại hay thậm chí cả hồn ma ông hiện về, dễ bọn chúng phải lao tới ôm chầm lấy ông.
Bỗng từ xa, trên nền trời xanh xuất hiện một đốm trắng khiến hai tên lính chú ư. Đốm trắng ngày càng lớn dần. Rơ ràng là nó đang bay về phía lễ tang. Khi đốm trắng lại đủ lớn để phân biệt được đấy là cái ǵ, hai tên lính điếng hồn.
Ḱa, chẳng phải là đô đốc Chu Du trong bộ đồ khâm liệm màu trắng đang bay vù vù về phía chúng đó sao? Ông giơ hai tay ra phía trước, cười rất tươi khoe hàm răng trắng bóng và bay nhanh như gió về phía ngôi nhà cử hành tang lễ.
Những t́nh cảm thương nhớ, luyến tiếc của mọi người đă đánh động tấm ḷng Chu Du, tiếp thêm sức mạnh tâm linh, giúp ông đủ sức để t́m cách về lại với mọi người, với mong muốn tiếp tục sự nghiệp pḥ vua giúp nước c̣n dang dở.
Từ xa, nh́n thấy cảnh mọi người khóc lóc, thấy không khí tang tóc đau buồn u ám, Chu Du cảm thấy ḷng ḿnh vui sướng lạ thường. "Mọi người yêu quư ta biết bao. Hẳn là thấy ta, họ sẽ vui mừng lắm đây"
Ông thầm nghĩ. Rồi ông giơ hai bàn tay ra, nói oang oang trong không khí:
- Ta về với mọi người đây.
Ngờ đâu, ngay khi vừa nhận ra dáng h́nh đô đốc, hai tên lính trên mái nhà quẳng vải, nhảy xuống đất như có vơ rồi vừa chạy vừa la:
- Ma! Có ma, bớ người ta.
Đội lính cầm cờ trắng đứng dưới nghe vậy, cũng ngước lên trời xem cái ǵ làm hai tên kia dám to gan bỏ vị trí chạy trối chết như thế. Khi thấy đô đốc lơ lửng trên nền trời, cả bọn vứt cờ vứt quạt, cong đuôi chạy.
Chu Du lấy làm lạ lắm. Ông lẩm bẩm:
- Cái bọn chết nhát này, mà thôi, kệ nó, bọn chúng có phải thân thích ǵ của ta đâu, ta hẵng vào nhà gặp lại đức vua cùng gia quyến đă.
Nghĩ đoạn, ông lướt trên không khí, xuyên tường đi thẳng vào nhà. Chưa vội xuất hiện, ông đứng nép vào một góc kín xem mọi người đang làm ǵ. Những ǵ ông nh́n thấy khiến đôi mắt Chu Du rưng rưng nước v́ cảm động.
Giữa cử tọa, là Gia Cát Lượng đang quỳ dưới đất, giở từng bức tranh phác họa h́nh ảnh ông, bên dưới có những bài thơ kể lại sự nghiệp oanh liệt hào hùng của ông lúc sinh thời. Mắt Gia Cát Lượng đẫm nước. Hắn vừa nói vừa khóc, bàn tay run run vuốt trên những bức h́nh một cách nâng niu.
Phía bên phải, người vợ hiền Tiểu Kiều và các con ông ôm nhau gào thét. Bên trái, vua Tôn Quyền đang lấy tay áo lau nước mắt. Các quan trong triều cũng ôm nhau thút thít. "Không kiềm chế nổi mất, mọi người yêu quư ta biết bao."
Nghĩ rồi Chu Du "bay" thẳng ra giữa pḥng, ông nói to át tất cả tiếng khóc:
- Mọi người đừng khóc nữa, ta về rồi đây!
Đầu tiên là vua Tôn Quyền, ngài nhảy qua đầu Gia Cát Lượng, rồi nhanh như một con sóc, ngài vừa chạy vừa la:
- Có ma, có ma. Quân bay đâu...
Tiếp đến là các quan trong triều, giày xéo lên nhau mà chạy. Gia Cát Lượng sợ quá không đứng dậy nổi, hắn ḅ ra phía cửa cũng nhanh chả kém người ta chạy.
Chu Du buồn bă đứng nh́n Tiểu Kiều cùng các con đang cố vứt bộ quần áo xô gai ra khỏi người để chạy cho nhanh. Một nỗi đau quặn thắt dấy lên trong ḷng. Ông thầm nghĩ:
"Ta bây giờ hay ta lúc c̣n sống mà chẳng là ta? Lẽ nào các người sợ ta v́ ta bây giờ không c̣n giống các người? Ta với các người giờ đây, là hai loài khác nhau? Các người sợ ma, nhưng các người có hiểu v́ sao các người sợ không?
Bởi v́ đối với các người, ma là h́nh ảnh gắn liền với cái chết, mà các người th́ không ai là không sợ chết cả. Thêm nữa, các người không biết ma là ǵ, ma tồn tại ra sao v́ vậy các người sợ. Cái sợ đấy, đúng hơn là sợ sự thiếu hiểu biết của các người, chứ không phải sợ ma. Nếu các người biết, một hồn ma như ta chẳng thể hại được ai, hẳn các người đă không sợ."
Nghĩ đến đấy, bất chợt từ ngoài cửa, có đến năm, bảy tên lính cầm những xô chất lỏng hất về phía ông. Nh́n cái màu đỏ đang tung tóe khắp pḥng, Chu Du biết ngay đấy là cái ǵ: "Máu chó à, thực sự các người muốn xua đuổi ta ư? Vậy th́ ta c̣n vương vấn ǵ nữa mà phải đứng măi nơi đây." Nói rồi Chu Du tan biến đi như một làn khói.
Bên ngoài, rất nhiều thầy cúng đang bấm độn, bắt quẻ... Tiểu Kiều cùng đàn con th́ đứng từ xa lạy như tế sao:
- Lạy chàng, lạy chàng, chàng sống khôn chết thiêng th́ phù hộ cho vợ con thiếp chứ đừng hiện về hù dọa mọi người như vậy. Lạy chàng...
ST
|
Quay trở về đầu |
|
|
hiendde Hội viên


Đă tham gia: 07 November 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2516
|
Msg 2200 of 2534: Đă gửi: 10 October 2009 lúc 10:43am | Đă lưu IP
|
|
|
JEFF PETERS NHÀ THÔI MIÊN
Ở Charleston có bao nhiêu cách nấu cơm, th́ Jeff Peters cũng đă nghĩ ra bấy nhiêu phép để làm tiền.
Tôi thú nhất là được nghe anh ta kể về thời buổi đầu, khi anh c̣n bán thuốc cao và thuốc ho ở các ngă ba ngă tư, sống lần hồi bữa sớm lo bữa tối, chan ḥa với dân chúng, phó mặc đến đồng xu cuối cùng cho may rủi.
- Tớ đến vùng Fisher Hill ở bang Arkansas. Anh ta nói:
- Ḿnh mặc quần áo da nai, chân đi giày da hươu, để tóc dài và tay đeo một chiếc nhẫn kim cương ba mươi carat, vốn là của một tay diễn viên ở Texarkana. Tớ không biết hắn đă làm được những ǵ với con dao díp, mà tớ đă đổi cho hắn để lấy cái nhẫn ấy.
Tớ lấy tên là Bác sĩ Waugh-hoo, ông thầy thuốc trứ danh người Da đỏ. Khi đó tớ chỉ mang theo có cái món tuyệt kỹ của tớ là Rượu hồi sinh. Rượu này chế bằng các thứ thảo mộc cực bổ do Ta-qua-la, người vợ xinh đẹp của vị tù trưởng dân tộc Choctaw, t́nh cờ t́m ra trong lúc đang đi kiếm rau cỏ, cho một đĩa thịt chó luộc nhân hội múa mùa ngô hàng năm.
Công việc làm ăn ở thành phố chẳng ra ǵ nên tớ chỉ c̣n có năm đô la trong túi. Tớ đến nhà lăo bán thuốc ở Fisher Hill và lăo đă bán chịu cho tớ sáu tá chai loại tám ounce kèm cả nút.
Tớ đă có sẵn nhăn hiệu và vật liệu chế biến trong va li, c̣n thừa lại từ thành phố trước. Đời bắt đầu tươi hồng trở lại sau khi tớ trở về pḥng khách sạn, có nước chảy ở ṿi ra, và thế là Rượu Hồi sinh xếp hàng dăy từng tá một trên mặt bàn.
Giả mạo ư? Không đâu ạ, thưa ngài. Trong sáu tá Rượu Hồi sinh đó có hai đô la nước tinh bột cinchona và một xu aniline. Sau này tớ đă qua nhiều thành phố, người ta vẫn c̣n hỏi mua đấy.
Ngay tối hôm ấy tớ thuê một chiếc xe ḅ rồi ra bán rượu ở Phố chính, Fisher Hill là một thành phố địa thế trũng, có bệnh sốt rét; và một thứ rượu pha chế được coi như là bổ phổi, bổ tim, chống phù thủng đúng là cái mà tớ chẩn đoán là dân ở đây rất cần.
Rượu bán nhanh veo veo chẳng khác ǵ tôm tươi. Tớ bán được hai tá giá năm mươi xu một chai, th́ bỗng có ai giật đuôi áo tớ. Tớ hiểu ngay như thế có nghĩa là ǵ rồi, nên tớ trèo xuống và giúi một tờ năm đô la, vào tay một người đeo ngôi sao bạc kiểu Đức ở ve áo.
- Đêm nay thật là đẹp, thầy đội nhỉ. Tớ nói.
- Anh có giấy phép của thành phố. Viên cảnh sát hỏi:
- Để bán cái thứ dầu “con tườu” bất hợp pháp này mà anh tâng bốc lên gọi là thuốc ấy không?
- Không ạ, thưa thầy đội. Tôi không biết là các ông có một thành phố ở đây. Nếu ngày mai, mà tôi t́m ra được cái thành phố đó, tôi sẽ xin phép nếu cần.
- Tôi phải bắt anh đóng cửa bán hàng cho đến khi anh xin được giấy phép. Viên cảnh sát nói.
Tớ ngừng bán và quay về khách sạn. Tớ kể chuyện lại cho người chủ khách sạn nghe.
- Ồ, ông không làm ăn được ǵ ở Fisher Hill đâu. Ông ta nói:
– Bác sĩ Hoskins, người thầy thuốc độc nhất ở đây, là anh rể của ông thị trưởng và họ không cho phép một bác sĩ giả mạo nào hành nghề ở thành phố này.
- Nào tôi có chữa bệnh ǵ đâu. Tớ nói:
- Tôi đă được giấy của bang cho phép đi bán rong rồi, c̣n đến thành phố nào đ̣i có phép riêng, th́ tôi lại xin một cái giấy nữa của thành phố ấy.
Sáng hôm sau tớ đến văn pḥng của ông thị trưởng, nhưng người ta bảo ông ta chưa đến. Mà cũng không biết bao giờ ông ta đến. Thế là bác sĩ Waugh-hoo đành quay về ngồi thu lu trên ghế ở khách sạn, châm một điếu x́ gà cuốn bằng lá cây độc dược và đợi.
Được một lát, anh thanh niên đeo ca vát xanh sà vào cái ghế bên cạnh tớ và hỏi giờ.
- Mười rưỡi. Tớ nói:
- Và anh là Andy Tucker chứ ǵ? Tôi đă được thấy anh hoạt động. Có phải chính anh đă chế ra cái gói hàng hỗn hợp mang nhăn hiệu “thần ái t́nh” ở các bang miền Nam, có phải không? Xem nào có một chiếc nhẫn hứa hôn bằng kim cương Chi-lê này, một chiếc nhẫn cưới này, một cái máy nghiền khoai, một lọ xi rô thuốc ho và ảnh Dorothy Vernon, tất cả giá năm mươi.
Andy rất thích thú thấy tớ c̣n nhớ anh ta. Anh ta là một tay bán hàng rong cừ và c̣n hơn thế nữa, anh ta trọng nghề nghiệp của ḿnh và chỉ cần lăi 300 phần trăm là đă lấy làm hài ḷng rồi. Biết bao nơi đă mời anh ta tham gia công việc làm ăn buôn thuốc và hạt giống bất hợp pháp, nhưng anh ta không bao giờ bị cám dỗ đi khỏi con đường ngay thẳng.
Tớ đang cần người cộng tác, v́ vậy tớ và Andy thỏa thuận sẽ cùng làm ăn với nhau. Tớ kể cho anh ta nghe về hoàn cảnh ở Fisher Hill và t́nh h́nh tài chính suy kém như thế nào do sự cấu kết giữa chính trị và thuốc tẩy ở địa phương này.
Andy vừa chân ướt chân ráo ở tàu xuống đây sáng nay. Anh cũng xơ xác lắm và đang định đi vận động dân chúng trong thành phố quyên góp tiền để đóng một chiến hạm mới ở Eureka Springs, để kiếm chác vài đô la. Chúng tớ bèn ra ngồi ngoài cổng để bàn bạc..
Mười một giờ sáng hôm sau, tớ đang ngồi một ḿnh ở đó th́ một chú Tom lê gót bước vào khách sạn, mời ông bác sĩ hăy đến thăm ông Banks, h́nh như ông này là thị trưởng và đang ốm nặng.
- Tôi không phải là bác sĩ. Tớ nói:
– Sao không đi mời bác sĩ?
- Thưa ông chủ. Anh chàng Tom nói:
– Bác sĩ Hoskins đă đi về nông thôn cách đây hai mươi dặm để thăm mấy người ốm. Ông ấy là bác sĩ độc nhất trong thành phố này, c̣n ông Banks tôi th́ đang ốm nặng lắm, ông tôi sai tôi đến đây mời ông vui ḷng giúp cho.
- Thôi được, tôi cũng nghĩ đến t́nh con người với nhau mà đến thăm ông ấy vậy.
Thế là tớ bỏ một chai rượu Hồi sinh vào túi và leo lên đồi đến nhà ông thị trưởng, ngôi nhà này đẹp nhất thành phố, có hai mái và hai con chó đúc bằng gang đặt trên băi cỏ.
Ông thị trưởng Banks đang nằm trên giường, chỉ hở ra có bộ râu quai nón và hai bàn chân. Bụng ông ta kêu ục ục, mọi người ở San Francisco mà nghe thấy th́ đến phải bỏ nhà ra công viên tuốt. Một anh chàng trẻ tuổi đang đứng bên giường tay cầm một chén nước.
- Bác sĩ ơi! Ông thị trưởng nói:
- Tôi đang ốm lắm. Tôi chết mất. Ông có giúp tôi được ǵ không?
- Thưa ông thị trưởng. Tớ nói:
– Tôi không phải là môn đồ chính tông của S.Q.Lapius. Tôi chưa hề theo học một trường thuốc nào. Tôi đến đây chỉ là với tư cách một người đồng loại để xem có thể giúp đỡ được ǵ không thế thôi.
- Tôi xin cảm ơn ông vô cùng. Ông thị trưởng nói:
– Bác sĩ Waugh-hoo ạ, đây là cháu tôi, ông Biddle, cháu nó cũng đă cố gắng làm mọi cách cho tôi đỡ đau nhưng chẳng ăn thua ǵ cả. Ôi, lạy Chúa! Ôi! Ôi! Ôi. Ông ta rền rĩ kêu lên.
Tớ bèn gật đầu chào ông Biddle và ngồi xuống bên cạnh giường, bắt mạch ông thị trưởng.
- Cho tôi xem gan, à quên, cho tôi xem lưỡi ông nào.
Rồi tớ vạch mi mắt ông ta lên ghé sát lại nh́n vào tận con ngươi.
- Ông ốm đă bao lâu rồi?. Tớ hỏi.
- Tôi bị quỵ… Ối! Ối!... Từ đêm qua. Ông thị trưởng nói:
– Cho tôi cái ǵ trị bệnh đi, ông bác sĩ ơi.
- Này ông Fiddle. Tớ bảo:
- Phiền ông kéo màn cửa sổ lên cao chút, được chứ?
Biddle anh chàng trẻ tuổi nói:
– Chú James ơi, chú thấy có ăn được trứng giăm bông không?
- Ông thị trưởng ạ.
Tớ nói, sau khi đă áp tai vào bả vai bên phải để nghe.
- Ông bị ác chứng viêm cấp tính xương đồn clavicle bên phải đấy.
- Ôi, lạy Chúa! Ông ta rên lên:
– Ông có cái ǵ bôi lên đó hay nắn lại, hay làm ǵ khác được không?
Tớ cầm lấy mũ, đi ra cửa.
- Ông bác sĩ ơi, ông đi đấy ư? Ông thị trưởng gào lên:
– Ông định đi thẳng, bỏ tôi chết với cái ấy… cái đ̣n gánh đấy hay sao?
- Bác sĩ Whoa-ha này. Ông Biddle nói:
– Ḷng nhân đạo thông thường không cho phép ông được bỏ trốn trước một đồng loại đang đau khổ.
- Bác sĩ Waugh-hoo, không phải Whoa-ha. Bao giờ anh hết cau có th́ tôi sẽ không bỏ đi. Tớ nói.
Rồi tớ quay trở lại bên giường, hất món tóc dài của tớ ra đằng sau.
- Thưa ông thị trưởng. Tớ nói:
- Chỉ c̣n một hy vọng duy nhất này mà thôi. Thuốc men đối với ông không c̣n tác dụng ǵ nữa. Nhưng c̣n có một sức mạnh hiệu quả hơn thuốc, tuy rằng thuốc đă là khá cao lắm rồi.
- Nó là cái ǵ thế hả ông? Ông thị trưởng hỏi.
- Chứng minh của khoa học. Tớ nói:
- Thắng lợi của tinh thần đối với thổ phục linh. Sự tin tưởng rằng không có đau đớn bệnh tật nào hết, ngoài cái đă sinh ra khi ta không khỏe. Ông hăy tự nhận ḿnh lạc hậu đi. Chứng minh đi.
- Bác sĩ ơi,ông nói cái ǵ mà rối rắm lung tung thế? Ông thị trưởng hỏi:
– Có phải ông là người theo chủ nghĩa xă hội không thế?
- Tôi đang nói đến học thuyết vĩ đại về kho quản lư tài chính tâm thần, một môn phái sáng suốt trị bệnh từ xa và bằng tiềm thức, chữa những chứng ảo giác và đau màng óc, môn thể dục trong nhà kỳ diệu gọi là thôi miên học.
- Thế bác sĩ có làm được không? Ông thị trưởng hỏi.
- Tôi là một trong những Sanhedrim Duy nhất và Hoopla Bên Ngoài của Nội đàn. Tớ nói:
– Tôi làm phép th́ người què nói được và người mù ngó được. Tôi là một ông đồng, một nhà thôi miên bằng màu sắc và một giám đốc tinh thần. Chỉ nhờ có tôi mà trong những buổi gọi hồn vừa qua ở Ann Arbor, ông cố giám đốc Công ty Rượu đă trở về thăm được trái đất và liên hệ với em gái là bà Jane.
Ông thấy tôi vẫn bán thuốc rong ở ngoài phố cho người nghèo. Tôi không dùng phép thôi miên với họ. Tôi không hạ thấp cái thuật của tôi xuống đất bụi. Tớ nói:
- V́ họ không có tiền.
- Ông có đồng ư chữa cho tôi không? Ông thị trưởng hỏi.
- Ông nghe đây. Tớ nói:
– Tôi đến đâu cũng bị các hội y học làm rầy rà rất nhiều. Tôi không hành nghề y. Nhưng để cứu mạng ông, tôi sẽ điều trị cho ông bằng phương pháp tâm thần, nếu với tư cách thị trưởng, ông đồng ư là không nêu vấn đề giấy phép ra.
- Nhất định là thế rồi. Ông ta nói:
– Giờ th́ ông bắt đầu đi, cơn đau của tôi nó lại đang kéo đến đấy.
- Tiền thù lao của tôi là 250 đô la, bảo đảm chữa khỏi sau hai lần trị liệu.
- Được. Ông thị trưởng nói:
– Tôi sẽ trả. Hẳn là mạng tôi phải đáng giá ngần ấy chứ.
Tớ ngồi xuống cạnh giường và nh́n thẳng vào mắt ông ta.
- Bây giờ. Tớ nói:
- Ông hăy đừng nghĩ ǵ đến bệnh nữa. Ông không ốm. Ông không hề có tim, hoặc xương đ̣n, hoặc xương khuỷu, hoặc óc, hoặc bất cứ cái ǵ hết. Ông không đau ǵ cả. Hăy nhận sai lầm đi. Giờ th́ ông cảm thấy cái đau đớn mà ông không có đó đang biến dần, có phải không nào?
- Quả là tôi có cảm thấy khá hơn trước một chút thưa bác sĩ. Ông thị trưởng nói:
- Tôi nói dối tôi chết. Giờ th́ ông hăy nói dối cho tôi nghe là, tôi có cái ǵ sưng lên ở sườn bên trái tôi đây, có lẽ tôi sẽ khỏe ra và ăn được một ít xúc xích với bánh kiều mạch ấy.
Tớ giơ tay lên làm phép vài cái.
- Giờ th́ cái chứng viêm ấy hết rồi. Thùy bên phải của cận nhật điểm đă xẹp xuống. Ông đang buồn ngủ. Ông không thể giương mắt lên được nữa. Vào lúc này chứng bệnh đă bị chặn lại. Bây giờ th́ ông đang ngủ rồi.
Ông thị trưởng từ từ nhắm mắt lại và bắt đầu ngáy.
- Ông Tiddle, ông đă được chứng kiến những cái kỳ diệu của khoa học hiện đại.
- Biddle chứ không phải Tiddle. Anh ta nói:
– Bác sĩ Pooh-pooh, bao giờ th́ ông lại đến chữa nốt cho chú tôi?
- Waugh-hoo chứ không phải Pooh-pooh. Ngày mai mười một giờ tôi sẽ lại đến. Khi nào chú ông tỉnh dậy, ông hăy cho ông ấy tám giọt dầu thông và ba pound thịt ḅ nhé. Chào ông.
Sáng hôm sau, đúng giờ hẹn tớ quay trở lại.
- Thế nào ông Riddle. Tớ nói, khi anh ta mở cửa pḥng ngủ:
- Sáng nay chú ông ra sao?
- Chú tôi h́nh như đă đỡ nhiều. Anh chàng trẻ tuổi nói.
Nước da và mạch ông thị trưởng đều tốt. Tớ làm phép chữa bệnh một lần nữa và ông ta tuyên bố là đă hoàn toàn hết đau.
- Giờ th́. Tớ nói:
- Ông nên nằm nghỉ một hai ngày là khỏe hẳn. Thật may mà tôi lại đến Fisher Hill, ông thị trưởng ạ, v́ tất cả những thứ thuốc có trong cẩm nang của y phái chính thống, vẫn dùng đều không cứu nổi mạng ông.
Bây giờ nhầm lẫn đă tiêu tan, đau đớn đă tỏ ra chỉ là một kẻ dối trá, ta hăy nhắc đến một vấn đề vui vẻ hơn tức là số tiền thù lao 250 đô la. Xin ông đừng cho “séc”, tôi rất ghét phải ghi tên tôi vào mặt sau, cũng như vào mặt trước của một tờ “séc”.
- Tôi có sẵn tiền đây rồi.
Ông thị trưởng vừa nói vừa kéo ở dưới gối ra một cái ví. Ông ta đếm lấy năm tờ năm mươi đô la và cầm trong tay.
- Đem biên lai lại đây. Ông ta bảo Biddle.
Tớ kư biên lai và ông thị trưởng trao tiền cho tớ. Tớ đút tiền cẩn thận vào túi áo trong.
- Giờ th́ ông hăy làm phận sự đi, ông thám tử.
Ông thị trưởng vừa nói vừa mỉm cười , chẳng có vẻ ǵ là ốm cả. Biddle đặt bàn tay lên cánh tay tớ.
- Bác sĩ Waugh-hoo, tức Peters, ông bị bắt rồi. Anh ta nói:
– V́ đă chữa bệnh không có giấy phép theo luật lệ của bang.
- Ông là ai? Tớ hỏi.
- Tôi sẽ nói cho anh biết ông ấy là ai. Ông thị trưởng nói:
– Ông ấy là thám tử của Hội y học của bang. Ông ấy đă theo dơi anh qua năm quận. Hôm qua ông ấy đến t́m tôi và chúng tôi đă đặt ra kế này để bắt anh. Tôi tin rằng anh sẽ không c̣n chữa bệnh ở quanh đây nữa, ngài Đại Bịp ạ. Anh bảo tôi mắc chứng ǵ nhỉ, ngài bác sĩ?
Ông thị trưởng cười:
– Hợp chất… dẫu sao th́ cái đó cũng không hề làm suy yếu bộ năo, chắc chắn là như vậy.
- Một thám tử. Tớ nói.
- Đúng. Biddle nói:
– Tôi sẽ phải đem nộp anh cho ông cảnh sát trưởng.
- Cứ thử xem.
Tớ nói rồi túm lấy cổ Biddle và đă đẩy được hẳn một nửa người ra ngoài cửa sổ, nhưng hắn rút súng ra, dí vào cằm tớ, thế là tớ phải đứng yên. Rồi hắn xích tay tớ lại, lấy số tiền ở túi áo tớ ra.
- Thưa ông Banks. Hắn nói:
- Tôi xin làm chứng rằng đây đúng là những tờ giấy bạc, mà ông với tôi đă đánh dấu. Tôi sẽ đem trao tất cả cho ông cảnh sát trưởng, ở bàn giấy của ông ta và ông cảnh sát trưởng sẽ gửi biên lai lại cho ông. Cần có số tiền này để làm tang vật.
- Được, ông Biddle ạ. Ông thị trưởng nói:
– C̣n bây giờ th́, ngài bác sĩ Waugh-hoo. Ông ta nói tiếp:
- Sao ngài không giở phép thuật ra? Sao ngài không dùng răng mà mở nút cái phép thôi miên của ngài ra, niệm thần chú cho bung xích tay đi?
- Đi thôi, ông thám tử. Tớ đĩnh đạc nói:
– Cũng đành vậy.
Rồi tớ quay lại phía lăo Banks, khua xích tay loảng xoảng.
- Ông thị trưởng ạ. Tớ nói:
- Chẳng bao lâu đâu, có ngày ông sẽ phải tin rằng thuật thôi miên cá nhân rất có hiệu quả. Và rồi ông sẽ phải tin rằng, nó cũng đă có hiệu quả ngay cả trong trường hợp này nữa.
Mà đúng là có hiệu quả thật, chứ ǵ nữa. Khi chúng tớ ra gần đến cổng, tớ bảo:
- Giờ th́ chúng ta rất dễ gặp phải một người nào đó, Andy ạ. Tớ tính cậu nên tháo xích tay ra cho tớ th́ hơn và…
Sao? Ồ tất nhiên đấy chính là Andy Tucker. Chính đó là mưu kế của anh ta. Và chúng tớ đă kiếm được vốn để cùng nhau bước vào kinh doanh như thế đấy.
O. Henry
Ngô Vĩnh Viễn
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|