Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 188 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Linh Tinh (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Linh Tinh
Tựa đề Chủ đề: Chim Viet Canh Nam Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 21 of 34: Đă gửi: 23 September 2003 lúc 5:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

NẾP PHONG TỤC THUẦN PHÁC CỔ XƯA

Trong những làng xưa chạ cổ cách đây hàng ngh́n năm, chúng ta đă quan sát người Việt cổ qua cách ăn ở, ăn mặc, ăn uống nhiều màu vẻ của họ, chứng tỏ tŕnh độ sinh hoạt và nhu cầu của xă hội Việt cổ đă phát triển đến một mức nhất định. Phong tục tập quán của người Việt cổ, thuần phát nhưng không kém phần đa dạng, những tập tục về sinh đẻ, cưới xin, tang ma, về giao tiếp cộng đồng, cũng cho chúng ta nhiều h́nh ảnh sinh động về một đời sống xă hội phong phú, hài hoà.
ĐÁM HỎI, ĐÁM CƯỚI Ở THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Qua truyền thuyết dân gian và tư liệu dân tộc học so sánh, ví dụ truyền thuyết về đám cưới Mị Nương - Sơn Tinh ( quen gọi là Ông Tản, người anh hùng núi Tản ) con gái và con rể vua Hùng, tư liệu về đám cưới truyền thống của người Mường v.v... ta có thể h́nh dung được phần nào đám cưới và những phong tục cưới xin hàng ngh́n năm trước đây; Sơn Tinh và Mị Nương có thể là h́nh ảnh của những chú rể và cô dâu ở thời đại Hùng Vương.
Hôn nhân thời ấy đă là chế độ hôn nhân một vợ một chồng đánh dấu sự h́nh thành những gia đ́nh cá thể, những lứa đôi gắn bó với nhau một cách ổn định, khác với những h́nh thức hôn nhân lỏng lẻo, tùy tiện và chế độ quân hôn hỗn tạp ở thời nguyên thủy.

Mị Nương, giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, chỉ chọn lấy Sơn Tinh, cũng như trong những lứa đôi khác ở thời Hùng Vương: Tiên Dung một cô con gái khác của vua Hùng chỉ lấy chàng trai nghèo Chử Đồng Tử; người con gái họ Lưu, trong truyện Trầu Cau, chỉ lấy một trong hai anh em Tân và Lang.

Trong những cuộc hôn nhân một chồng một vợ đó, người con gái về nhà chồng : Mị Nương theo Sơn Tinh về núi Ba V́ ( Tản Viên ). Trái với phong tục chàng rể phải về ở với gia tộc bên vợ như ở thời kỳ chế độ quyền mẹ ( mẫu quyền ), tục con gái về nhà chồng đánh dấu sự thắng lợi bước đầu của tổ chức gia đ́nh và xă hội quyền cha ( phụ quyền ).

Nghi lễ cưới xin đă phát triển đến mức độ đáng kể thể hiện qua một số phong tục khác có ư nghĩa đặc sắc.

Trước hết đó là tục thách cưới : Khi Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến xin vua Hùng gả con cho th́ vua Hùng đă thách hai người phải đem nộp " voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao... ".

Thời kỳ mẫu hệ không có tục thách cưới. Tục lệ mới phản ánh sự giảm sút trong thân phận và giá trị người phụ nữ : họ bắt đầu trở thành món hàng để trả giá, bán mua.

Trong nghi lễ hôn nhân Việt cổ đầu tiên có lễ dạm. Vật phẩm dùng trong lễ này là gói đất. Sách Lĩnh Nam chích quái chép : Ở thời Hùng Vương " việc hôn nhân lấy gói đất làm đầu ". Vị trí của đất thật là quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của nhiều tộc người cổ đại. Ở người Việt cũng như nhiều dân tộc như Khmú, Kháng, Mảng, Laha, Xinh - mun... ( vốn có nhiều nét gần gũi với người Việt ), đất là một vật chất và h́nh tượng cao quư, thiêng liệng. Bởi lẽ đất là nguồn sống tuyệt đối của những cư dân nông nghiệp ruộng rẫy; ở những tộc người mà tŕnh độ phát triển càng cao phải dựa nhiều vào đất. Ư nghĩa tượng trưng của đất dùng trong nghi lễ hôn nhân cũng là điều tự nhiên. Nhưng phong tục cưới xin này h́nh như c̣n gắn bó với một tục rất cổ khác của người Việt là tục ăn đất và chế biến đất ăn : Tục này thấy ở người Kháng ( Tây Bắc ), người Bana ( Tây Nguyên ) cũng như ở người Việt cổ truyền các vùng Thái B́nh, Hà Nam, Hà Tây, Phú Thọ. Đất ăn được hun bằng cỏ tế và cây sim trở thành một thứ hương liệu được gọi là " ngói " hay " đá non " và được nhân dân những vùng có tục ăn đất rất ưa thích : người ta mua về làm quà cho nhau, hay đem ra mời khách như mời nhau điếu thuốc miếng trầu. Ở Vĩnh Phú vùng đất tổ Hùng Vương c̣n tục con gái sau khi cưới c̣n ở lại nhà cha mẹ đẻ một thời gian và khi về ở hẳn nhà chồng th́ bố mẹ cho vừa ḅ, vừa lúa, vừa nghề làm đất ăn : gian nhà đất, giếng đất và cả dụng cụ làm " ngói ".

Nếu như trầu cau " miếng trầu là đầu câu chuyện " là lễ vật cổ truyền không thể thiếu của đám cưới, th́ miếng ngói một thứ hương liệu ( đất thơm ) cũng được xem như món quà quư trong lễ dạm, có lẽ đó là giá trị và ư nghĩ thực tiễn của gói đất đặc biệt mà Lĩnh Nam chích quái đă nói đến (1).

Ở những vùng núi và trung du hiếm muối ăn th́ " Việc hôn nhân lấy gói muối làm đầu " (2). Có thễ dễ dàng thấy ư nghĩa vừa tượng trưng vừa thực tiễn của muối : rất cần cho đời sống, thứ gia vị và thực phẩm này có khi là thứ của hiếm và quư; nó biểu hiện sự mặn mà đằm thắm rất hợp với tinh thần của hôn nhân.

Sau lễ dạm th́ đến ngày lễ cưới. Truyền thuyết và sử sách cổ tả lại đám cưới của Sơn Tinh - Mị Nương đều đồng nhất lễ hỏi và lễ cưới. Nghi lễ hôn nhân chỉ gồm có hai bước ( dạm và cưới là một nét độc đáo của phong tục Việt cổ ) khác với phong tục hôn nhân của các tộc người ở phương Bắc, và điều này c̣n được bảo lưu về sau ở nhiều tộc người ở phương nam quanh người Việt cũng ở ngay trong người Việt : nhiều đám cưới người Mường, người Tây Nguyên, người nông dân Việt ( ở các vùng ít chịu ảnh hưởng lễ giáo phong kiến ) ở thời đại vẫn c̣n giữ tục lệ đồng nhất lễ hỏi và lễ cưới.

Sử sách cổ Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh sự khác biệt về chế độ phong tục hôn nhân giữa người Việt và người Hán đầu công nguyên. Bọn xâm lược thống trị phong kiến nhà Hán, trong âm mưu đồng hoá người Việt đă từng đặt cả một chức quan coi về hôn lễ, làm mối gọi là " mối quan ", với ư đồ thủ tiêu phong tục hôn nhân từ thời Hùng Vương để truyền bá điển lễ hôn nhân phong kiến Hán tộc.

Nghi thức hôn lễ Việt cổ có kèm những tṛ vui : người dự dám cưới lấy bùn, đất, hoa quả ném vào chàng rể. Nhiều hội làng cổ truyền vùng Phú Thọ nhắc lại sự tích tống diễn chàng rể Sơn Tinh trong đám cưới Mị Nương, cũng như nhiều đám cưới Mường thời cận đại vẫn c̣n giữ nguyên phong tục cổ kính độc đáo này.

Lĩnh Nam chích quái c̣n cho biết thêm : trong đám cưới, người ta giết trâu, dê làm đồ lễ, nấu cơm nếp để cô dâu chú rễ nhập pḥng cùng ăn, sau đó mới thành thân. Tục cùng ăn cơm chung trước khi đôi gái trai chính thức thành vợ chồng, cũng là một nghi lễ quen thuộc trong nhiều đám cưới Mường và Tây Nguyên thời cận hiện đại.

Bên cạnh những phong tục hôn nhân đánh dấu bước phát triển lịch sử xă hội theo hướng quyền cha, vẫn c̣n tồn tại nhiều tàn dư của chế độ quyền mẹ. Người phụ nữ trong các cuộc hôn nhân thời Hùng Vương tỏ ra có một vai tṛ chủ động : nàng Tiên Dung chủ động lấy anh chàng họ Chử ; cô con gái họ Lưu chủ động thử thách và chọn lấy người anh trong cặp anh em Tân, Lang. Sách sử Trung quốc chép Mị Châu con gái vua Thục chủ động yêu Trọng Thủy. Như vậy là người phụ nữ c̣n tương đối tự do phóng khoáng, không chỉ trong hôn nhân mà cả trong việc gái trai yêu đương. Truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian vùng đất Tổ ( Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Giang ) cho biết có những người phụ nữ Việt cổ đă thụ thai " một cách thần bí " ( giẫm vào một dấu chân khổng lồ, nh́n thấy cầu vồng, gặp rắn, rồng... ), khiến cho con cái chỉ biết mẹ mà không biết đến cha. Sử sách Trung Quốc và Việt Nam cho biết vào đầu Công nguyên nhiều làng chạ Việt cổ vẫn giữ tục lệ cũ cho gái trai được tự do gắn bó vào mùa thu, vốn là mùa cưới xin, mùa hồng cốm... Và măi cho đến đời Trần, ở những gia đ́nh nghèo, trai gái vẫn tự do lấy nhau : vào những ngày cuối năm, trước tết Nguyên đán, có tục lễ tháo khoán cho gái trai tự do lấy nhau không cần theo điển lễ phong kiến.

Ở thời Hùng Vương c̣n có tục con gái lấy chồng rồi lại quay về nhà mẹ đẻ ở một thời gian, sau vài mùa cau, mùa lúa mới về ở hẳn bên chồng. Truyền thuyết vùng đất tổ kể rằng Ngọc Hoa con gái vua Hùng ở miền này đi lấy chồng là Sơn Tinh ở núi Tản Viên, cưới xong nàng lại trở về quê cha, lâu không trở lại núi với chồng, thành ra Sơn Tinh phải tới đón về; rời quê cha, ḷng Ngọc Hoa buồn rười rượi, nhân dân các làng chạ làm tṛ vui cho Ngọc Hoa khuây khoả và để tiễn đưa hai vợ chồng. Đó là nguồn gốc của tục lệ rước Chúa Ông Chúa Bà và tṛ Bách nghệ khôi hài ở một số làng quanh vùng núi Hi Cương, nơi có ngôi đền Hùng : hàng năm khi mở hội " vào đám " nhân dân chọn lấy hai thanh niên gái và trai đóng vai Ngọc Hoa và Sơn Tinh cho ngồi trên kiệu rước đi, trước kiệu là một đoàn người ăn mặc sặc sỡ cầm các vật tượng trưng cho gia súc, cờ quạt, lúa, ngô,... vừa đi vừa nhảy múa làm tṛ vui. Sử sách cho biết Trưng Trắc và Thi Sách sau khi lấy nhau vẫn ở riêng mỗi người tại đất bản bộ ( Mê Linh và Chu Diên ) của ḿnh. Nhiều làng ở Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Giang, cho măi đến trước Cách Mạng Tháng Tám, vẫn giữ tục lệ con gái lấy chồng rồi quay về nhà cha mẹ đẻ một thời gian. Ở một số làng thuộc huyện Đan Phượng ( Hà Tây ) các đám cưới cổ truyền được tiến hành theo những nghi thức khá đặc biệt : Ngay vào ngày cưới, cô dâu chỉ về nhà chồng ở lại đấy có một đêm rồi sau đấy lại trở về nhà cha mẹ đẻ. Đêm ở nhà chồng ấy, cô dâu thường có họ hàng hoặc bạn bè của ḿnh ngủ chung gọi là " ngủ bạn ". Sớm hôm sau, ngay từ gà gáy tinh mơ, cô dâu trở về nhà ḿnh. Ngày hôm ấy và mấy ngày hôm sau nữa, nhà trai tiếp tục cho người đi đón cô dâu, và cô dâu cũng chỉ về nhà chồng vào buổi tối, c̣n ban ngày th́ trở về nhà ḿnh. Sau đấy nhà trai tạm ngừng việc đưa đón và cô dâu ở lại hẳn bên nhà mẹ. Sau một thời gian, có thể là từ năm ba tháng đến vài ba năm, nhà trai tổ chức lễ xin về với đầy đủ các nghi thức như dẫn lễ, ăn uống ( có khi c̣n to hơn lễ cưới ). Từ đấy, cô dâu về ở hẳn nhà chồng. Đến đây nghi lễ hôn nhân mới thực sự kết thúc. Sơn Tinh thuở xưa cũng đă tổ chức lễ xin về và sau đó nhân dân địa phương cử hành cuộc rước tiễn " Chúa Ông Chúa Bà "

Cho đến gần thế kỷ XV, Đại Việt sử kư toàn thư cho biết ở một số nơi " tập tục cưới gả phần nhiều không theo nghi lễ, có khi lễ cưới xong c̣n để đến ba bốn năm mới cho rước dâu ".

Như vậy, phong tục hôn nhân thời Hùng Vương với chế độ một vợ một chồng, con gái về nhà chồng, với tục thách cưới và lễ tiết đạm và hỏi cưới đồng nhất là phong tục hôn nhân của xă hội quyền cha, nhưng vẫn c̣n trộn lẫn vào một số tàn dư của phong tục hôn nhân ở thời kỳ quyền mẹ. Ở hệ thống phong tục ấy đă thấy được những biểu hiện sớm về một phong cách dân tộc được kế thừa và bảo lưu lâu dài về sau trong nhiều dân tộc ở Việt Nam.


ĐÁM MA THỜI HÙNG VƯƠNG
Khi có người ĺa đời, tục lệ đầu tiên của người Việt cổ là giă cối. Sách Lĩnh Nam chích quái ghi rơ : Có người chết th́ giă cối làm lệnh, người lân cận nghe tiếng đến cứu. Tiếng chày cối va chạm ở đây coi như những tín hiệu thông tin cho làng chạ biết. Ở người Mường và ở một số vùng người Việt như Phú Thọ, Hà Tây, ngoại thành Hà Nội, tục lệ cổ kính này vẫn c̣n bảo lưu cho măi đến gần đây.

Trước khi đem chôn xác chết, một số nghi lễ được cử hành, phản ánh quan niệm và thái độ của người Việt cổ về cơi chết và cơi sống, sự chết và sự sống. Người ta cầu cúng, tưởng nhớ, tiếc thương người chết bằng khóc than vỗ về khuyên nhủ, nhắc nhở người chết về nguồn gốc, bổn phận và cách sống ở thế giới bên kia bằng những bài hát cầu hồn.

Một nhân vật quan trọng trong lễ tang với vai tṛ tương tự như thầy mo trong các đám ma Mường cận hiện đại, hát lên những bài mo cầu hồn, tiễn hồn dưới h́nh thức ví von vần vè của sử thi, vừa hát vừa làm những cử chỉ bộ điệu tương ứng với nội dung bài mo. Nhân vật thầy mo được coi như có khả năng giao tiếp với thần linh và với linh hồn người chết, đứng ra làm môi giới giữa người sống và hồn ma, dẫn dắt hồn ma đến nơi đến chốn trong cuộc hành tŕnh về cơi chết, cơi bên kia.

Sau khi thầy mo đă hát múa cầu hồn, tiễn hồn xong người ta chia của cho người chết để mang sang thế giới bên kia : đó là những vật quư, đồ trang sức, vũ khí, công cụ, đồ dùng hằng ngày dưới dạng vật thật hay vật tượng trưng ( làm thu nhỏ lại, cũng bằng chất liệu và với h́nh dáng vật thật ). Trong chiếc quan tài ở ngôi mộ Việt Khê có chôn theo đến 107 hiện vật gồm đồ đồng, đồ đá, đồ gỗ, đồ đan, vải sơn ( không có đồ gốm ): b́nh, thạp, thố, đỉnh, khay, chuông, trống đồng, hộp sơn bằng gỗ, giáo cán dài, dao găm, kiếm và cả một cái bơi chèo bằng gỗ. Đây ắt hẳn là mộ của một nhân vật quyền quư, giàu sang.

Sau bước chia của đến bước chôn cất th́ ở đây phong tục tang ma của người Việt cổ đă phát triển rất đa dạng phong phú.

Ở đầu thời Hùng Vương đă có tục chôn người dưới huyệt đất : nhiều huyệt đất được đào công phu thành tầng cấp sâu rộng; đến thiên niên kỷ I trước Công nguyên phổ biến những huyệt h́nh hộp chữ nhật như ngày nay. Ở thời đó, cũng có nơi người ta chôn xác chết trong tiểu gốm ở nghĩa địa sát địa điểm cư trú. Ở nơi khác xác chết được chôn trong những chiếc quan tài bằng thân cây khoét rỗng h́nh thuyền độc mộc ở xa nơi cư trú, như phong tục của người Mường cận đại. Xác chết có lót hoặc bao chiếu cói đặt nằm giữa quan tài và xung quanh là những của cải mang theo. Ở nơi khác nữa, có tục hoả táng : người chết được đốt cùng với thứ mặc và đồ trang sức trên người, sau đó than tro và xương răng cháy vụn được bỏ vào những đồ đựng lớn và quư như thạp đồng, trống đồng ( lật ngửa ) cùng với tài sản được chia rồi đem chôn sâu ở nơi xa nơi cư trú, như phong tục người Thái, người Tày - Nùng cổ cận đại. Cũng có trường hợp vật tuỳ táng được đặt ở bên ngoài, xung quanh đồ đựng than tro của người chết. Có một vài h́nh thức chôn cất khá lạ : chôn người - chủ yếu là trẻ con - trong những đôi nồi lớn úp miệng; chôn đầu người trong những đồ đựng bằng đồng nhỏ như thạp nhỏ và thố.

Qua hệ thống phong tục tang ma, qua quan niệm và thái độ đối với người chết, sự chết và cơi chết, có thể thấy được phần nào sự phát triển lịch sử - xă hội và t́nh cảm - tư duy. Sự săn sóc, ân cần chu đáo thể hiện qua khóc than, hát mo, chia của, chôn cất, xuất phát từ t́nh người là chủ yếu chứ không phải là v́ lo ngại, sợ hăi như ở thời nguyên thủy. Cũng có thể người Việt cổ quan niệm rằng người chết vẫn c̣n tiếp tục tham gia vào sinh hoạt của người sống, hoặc làm lợi hoặc làm hại cho họ bằng những phương tiện thần bí, do đó họ có thể hiện ḷng kính trọng và sự quan tâm săn sóc của ḿnh đối với người thân đă khuất bằng những nghi lễ chôn cất có tính chất ma thuật nhằm bảo đảm cho ḿnh được nhiều ảnh hưởng tốt, ngăn ngừa những ảnh hưởng có hại. Chắc chắn là người Việt cổ quan niệm người chết vẫn rất gần gũi với người sống, hơn nữa họ muốn tạo ra sự gần gũi đó bằng cách chôn người thân sát địa điểm cư trú, những trường hợp đem chôn sâu ở xa nơi cư trú không phải là phổ biến. Người sống hi vọng rằng người thân đă chết sẽ c̣n lẫn quất đâu đó và phù hộ cho ḿnh.

Qua những nghi thức chôn cất cũng thấy rơ sự phân hoá của cải và địa vị xă hội được phản ánh qua quy mô và mức độ giàu có chênh lệch rơ ràng giữa các ngôi mộ, nhất là trong khoảng thiên niên kỷ I : có ngôi mộ chôn theo hơn 100 hiện vật ( có thể là mộ của thủ lĩnh bộ lạc ), có ngôi mộ không có hiện vật nào ( mộ của người nô lệ ? ).

Sự bảo lưu kế thừa các phong tục chôn cất nhiều màu vẻ của thời Hùng vương ở những dân tộc khác nhau về sau này, chẳng hạn như bảo lưu h́nh thức chôn người dưới huyệt đất hay trong tiểu gốm ở người Việt, h́nh thức chôn người trong quan tài bằng thân cây khoét rỗng ở người Mường, h́nh thức hoả táng ở người Thái, người Tày - Nùng, cho thấy rằng đó là dấu hiệu của những đặc trưng dân tộc ở các thành phần cư dân khác nhau thời Hùng Vương cùng sống xen kẽ và hoà hợp trong thời đại dựng nước.

* * *

Từ khi sanh ra đến khi trưởng thành, " thành đinh ", chắn chắn người thời Hùng Vương có những phong tục phong phú độc đáo mà chúng ta chưa biết hết.

Tuy nhiên, căn cứ vào Lĩnh Nam chích quái có thể thấy ít nhất là một tục lệ áp dụng cho trẻ sơ sinh là lót ổ bằng lá chuối cho nằm. Sách nói trên chép : Đẻ con ra lấy lá chuối lót cho nằm. Đồng bào Mường gần đây vẫn c̣n giữ tục lệ đẻ con xong đem đặt lên trên một cái mẹt - tiếng Mường gọi là " cúm " - lót một tàu lá chuối tươi; bà đỡ hát nựng đứa bé và cử hành một số nghi lễ tượng trưng thần bí nhằm cầu phúc cho nó rồi mới ẵm dậy.



TRƯỚC NGƯỠNG CỬA TUỔI TRƯỞNG THÀNH : THỬ THÁCH VÀ CÔNG NHẬN

Khi cậu thiếu niên Việt cổ bước vào tuổi lao động có hiệu qủa, và sắp trở nên một thành viên trẻ trưởng thành của làng chạ, cậu phải trải qua một hệ thống thủ tục gọi là lễ công nhận, c̣n gọi là lễ thành đinh hay lễ gia nhập. Đó là những nghi lễ thử thách, thi tài mà những thanh niên mới vào đời phải tŕnh diễn trước công chúng, chứng tỏ là đă có tập luyện công phu. Trong các xă hội quyền cha đă ổn định sau thời Hùng Vương, chỉ đối với con trai đến tuổi 15, 16 hoặc 18, tuỳ nơi, mới cần dự lễ này, và thường là theo cách giản dị, chỉ cần một thủ tục có tính chất tŕnh diện. Nhưng ở thời Hùng Vương, thời kỳ chế độ quyền mẹ quá độ sang chế độ quyền cha, những thủ tục của lễ thành đinh khá phức tạp và áp dụng cho cả gái lẫn trai, bao gồm đủ các tính chất : rèn luyện, thử thách, kiểm tra, công nhận. Đó là những cuộc thi long trọng để cá nhân biểu diễn tài sản xuất và chiến đấu, tỏ ra am hiểu tục lệ làng chạ và lịch sử ṇi giống, đồng thời bày tỏ ḷng dũng cảm, tài tháo vát, sự mưu trí... Sau đó người ta xăm ḿnh cho các thanh niên hay thanh niên tự xăm ḿnh làm dấu hiệu chứng nhận đă thông qua lễ thành đinh. Dấu hiệu được xăm là h́nh chim hay h́nh thuồng luồng, h́nh rùa hay h́nh gà, di tích vật tổ xưa của cộng đồng bộ lạc. Trong xă hội cổ đại nói chung, người ta quan tâm đến việc giáo dục tập luyện cho thế hệ trẻ mà làng chạ hay bộ lạc có trách nhiệm trực tiếp. Lễ thành đinh có thể được tổ chức trong khuôn khổ của hội làng mùa thu.
Lễ thành đinh thời Hùng Vương đă để lại tàn dư, biến tướng khá rơ nét trong các dân tộc ở Việt Nam các thời kỳ về sau. Ở các làng xă người Việt thời cận đại, trong những ngày hội mùa xuân, hội mùa thu, người ta thường tổ chức những cuộc thi vật, thi chạy, đánh phết, đua thuyền, thi hát ( hát quan họ, hát trống quân ...) v.v... Ngoài ra c̣n có thi kéo lửa nấu cơm, thi dệt vải, làm bánh, dọn cỗ, thi cày, cấy, thi chọi gà, chọi chim v.v... Sự khác nhau ở hội làng người Việt sau này và lễ thành đinh Việt cổ là ở chỗ ngày xưa người ta tổ chức những cuộc thi cho những thành viên trẻ của làng chạ phải dự một lần trong đời để được xă hội công nhận c̣n sau này th́ mở hội cho mọi người cùng dự để củng cố tinh thần tập thể cộng đồng, nuôi dưỡng truyền thống thượng vơ, rèn luyện kỹ năng, khuyến khích sự tháo vát, nhanh nhẹn, tài trí... và để mua vui cho dân địa phương. Hội đâm trâu ở các dân tộc Tây Nguyên, hội mùa xuân ở các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc như hội gầu tào ( Mèo ), hội lồng tồng, hội múa sư tử ( Tày - Nùng ), lễ xiên cha ( Thái, Xá ) v.v... cũng là những tàn dư của lễ thành đinh cổ xưa.

Tục xăm ḿnh, vốn là một nghi thức của lễ thành đinh, một tập tục phổ biến ở người Việt cổ, vẫn c̣n tồn tại trong xă hội Việt Nam trung đại đến thế kỷ thứ XIII. Thời cận đại ở Lào, ai xâm ḿnh th́ được coi là người can đảm, được vào ở chùa.

KẾT CHẠ ĂN THỀ ĐỜI ĐỜI GẮN BÓ VỚI NHAU

Giữa các làng chạ với nhau, nhất là đối với các chạ mà sự phát triển lớn mạnh đă dẫn tới việc tách ra làm hai, chắn chắn là có những phong tục xung quanh việc hợp tác tương trợ, việc liên kết cộng đồng và t́nh cảm. Truyền thống hợp tác tương tợ giữa các thành viên cùng làng chạ hay giữa hai chạ (" chạ anh, chạ em ") là một truyền thống được ǵn giữ lâu dài cho đến sau này. Giữa hai chạ người ta tổ chức lễ kết nghĩa ăn thề, quy định thành tục lệ những trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các chạ anh, chạ em, làng anh, làng em như sau này trong tục " đi nước nghĩa " của các làng người Việt vùng Phú Thọ, tục kết chạ, ăn giải của các làng vùng Bắc Ninh, đời đời giao hiếu gắn bó với nhau.

Trong làng hay giữa các làng, trong các công việc làm ăn, kết bạn có những phong tục chung quanh việc gặp gỡ, trao đổi, giao thiệp. Người ta mời nhau ăn trầu: " Miếng trầu là đầu câu chuyện ", người ta trao đổi tặng phẩm... Gần với tục ăn trầu có tục nhuộm răng cũng là một tập tục cổ c̣n giữ lại trong xă hội người Việt đến đầu thế kỷ 20. Trong những ngày hội đón khách buôn, khách đến thăm, khách hát múa của các làng miền xuôi, miền núi như hội Lim ở tỉnh Bắc Ninh, hội hoa ban ở Tây Bắc, hội hai, hội lồng tồng ở Việt Bắc... c̣n có thể thấy được h́nh ảnh đậm nhạt của sinh hoạt giao du, vui chơi, hội hè ở thời Hùng Vương.

_______________________
(1) - Lê Thị Nhâm Tuyết, Về chế độ và phong tục hôn nhân thời Hùng Vương dựng nước tập III, trang 267-71
(2) - Một số di bản của Lĩnh Nam chích quái là gói muối thay cho gói đất. Đinh Gia Khánh khi làm chú giải sách này có gợi ư "Kể ra hai cách đều có thể được cả".

Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 22 of 34: Đă gửi: 23 September 2003 lúc 5:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

Tài liệu trên là 10 chương đầu trích lại trong sách của tác giả Lê Văn Hảo . Mời các Bác đọc tham khảo và thảo luận .


Bác Thiên sứ ơi,,,,,
Bác có phải là giáo sư không mà lại đặt câu hỏi khó båt con trả lời ? Bác cho con thời gian nghiên cứu lại nhe....Nếu Nina trả lời không được, xin níu áo câu cứu các anh, các bạn .....

Thân ái

__________________
tu là cỏi phúc, t́nh là dây oan
Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 23 of 34: Đă gửi: 23 September 2003 lúc 5:57pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bạn Ni Na thân mến!
Những tư liệu bạn giới thiệu trên diễn đàn đă chứng tỏ bạn là người có nghiên cứu t́m về cội nguồn dân tộc; nên đă có công lao sưu tầm và giới thiệu. Nhưng những tư liệu đó chỉ là những chứng tích khảo cố ở vùng đồng bằng Bắc bộ và bắc trung bộ. Nó bị cắt xén (cũng thấy khó hiểu) khi không hề thấy nhắc tới những chứng tích khảo cổ ở miền nam Trung Quốc và biên giới các quốc gia lân bang từ thời cổ sử (Nước Văn Lang Bắc giáp Đông Đ́nh Hồ; Đông giáp Đông Hải; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba Thục)là Thái Lan và Lào. C̣n sự khảo sát các phong tục tập quán từ đó dẫn đến các suy luận của các nhà nghiên cứu chỉ mang tính giải thích hiện tượng; rất thiếu tính khách quan. Thí dụ:
Truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh chỉ nói đến người con gái duy nhất là Mỵ Nương. Chính v́ tính duy nhất đó làm nên nội dung câu chuyên. C̣n công chúa Ngọc Hoa th́ lại là tên vợ của Ngài Tản Viên Sơn Thánh nằm trong một truyền thuyết khác là Sự tích thánh Tản Viên.C̣n nàng công chúa lấy người nghèo mà NI NA nhắc tới là Tiên Dung trong một truyền thuyết khác nữa là Chử Đồng Tử. Cả ba truyền thuyết này đều có ghi nhận vào thời Hùng Vương thứ 18 và có nội dung không liên quan ǵ với nhau. Nếu cói thời Hùng Vương thứ 18 chỉ là một đời vua th́ sẽ là một cách gián tiếp phủ nhận nội dung truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh => do câu truyện khẳng định: Chỉ có một người con gái duy nhất là Mỵ nương.NINA cũng nói đến đàn ông thời Hùng Vương có nhiều kiểu đóng khố khác nhau. Nhưng không thấy tư liệu cũa NINA nói đến các kiểu quần áo khác của phái nam. Phải chăng đây chính là cơ sở để dẫn đến một kết luận đang phổ biến hiện nay là:
"Thời Hùng Vương chỉ là một liên minh bộ lạc; hoặc chỉ là một nhà nước sơ khai h́nh thành vào thế kỷ thứ V đến thứ VII trước CN"?
Rất hy vọng sự quan tâm của NINA.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 24 of 34: Đă gửi: 24 September 2003 lúc 3:13am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Ni Na thân mến!
Tôi không phải là giáo sư mà thực t́nh chỉ là một thợ máy nổ có nghề đă hưu trí;nhưng ham thích nghiên cứu sách cổ Đông phương từ nhỏ.
Từ mối nhân duyên này tôi được biết đến những v/d rắc rối quanh cội nguồn dân tộc Việt Nam => Hiện nay có rất nhiều người nghiên cứu lịch sử có danh trong và ngoài nước đang xúm xít đem cái tri thưc hạn hẹp của họ lật lại truyền thống lịch sử của dân tộc Việt. Họ khẳng định rằng:
"Thời Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai; nhưng thực chất chỉ là một liên minh bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố". Quan điểm này của họ nhân danh khoa học thực chất phủ nhận những giá trị truyền thống của dân tộc Việt. Cô nhắc đến Giáo sư Lê Văn Hảo tôi thấy quen quen; Nếu không trùng tên mà tôi nhớ không nhầm h́nh như ông ta có tên trong ban lănh đạo "liên minh các lực lương dân chủ v́ hoà b́nh" do luật sư Trịnh Đ́nh Thảo đứng đầu. Nếu ông ta viết bài như cô đă tường nhân danh một nhà hoạt động chính trị th́ tôi sẽ không có ư kiến ǵ. V́ diễn đàn này cấm tất cả những v/d liên quan đến chính trị. Nhưng nếu ông ta nhân danh khoa học th́ xin cô giúp tôi nhắn gửi lời của tôi đến với ông ta (V́ tôi không đăng nhập được vào website "Chim Việt Cành Nam"):
Những bằng chứng khảo cổ mà ông đưa ra không đủ sức thuyết phục để chứng minh cho dân tộc Việt có gần 5000 văn hiến. Ngược lại=> nó có tác dụng phủ nhận những giá trị truyền thống của dân tộc Việt. Tôi hy vọng với đề nghị ông ta sẽ trả lờ́ những câu hỏi sau đây:
* Quan điểm của ông về thời điểm lập quốc của người Việt. Căn cứ vào đâu để ông có quan điểm này?
* Những di vật khảo cổ có phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sủ không? Tại sao trong những tư liệu mà ông ta công bố không hề thấy nói đến các hiện tượng lịch sử liên quan đến địa bàn cư trú của người Việt cổ mà cổ sử nhắc tới.
* Ông có ư kiến ǵ về tính khoa học của quan điểm mới về cội nguồn dân tộc Việt; "Thời Hùng Vương chỉ xúất hiên vào thế kỷ thú V hay VII trc CN và là một liên minh bộ lạc".
* Theo ông như thế nào th́ một luân thuyết được coi là khoa học?
Cội nguồn lịch sử dân tộc Việt là một v/d cực kỳ quan trong đối với tiền đồ của cả dân tộc. Nếu quả thực ông ta là người nghiên cứu lịch sử nghiêm túc và có một tinh thần cấu chân lư; hy vọn ông ta sẽ quan tâm đến những v/d tôi hỏi.
Cảm ơn cô NINA quan tâm và giúp đỡ.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 25 of 34: Đă gửi: 24 September 2003 lúc 10:26am | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

Kinh gui Bac Thiên Su,
Con không biêt nhiêu dâu, hiên gio con dang nghi phép 1 thang (congé de maladie), nên moi ranh dôi chut dê hoc hoi thêm tiêng viet và kiên cuu vê tu vi, kinh dich.
San thây diên dan dang thao luân vê lich su vietnam, nên con mao muôi trich vai bai tai tâp san CVCN cho Bac va moi nguoi doc va thao luân.
Con khong biêt ông Lê Van Hao, chi thây ghi la hôi vien hôi A châu Paris,và cung la nguoi trong ban biên tâp CVCN. Nhung theo con nghi bai viet cua ông chi don thuân la y kiên riêng cua minh sau nhiêu nam nghien cuu chu khong phai là chinh tri vi tap san con dang doc chi la tâp san vê van hoa, co rât nhieu bai viêt van hoc, tiêu luân, lich su, hôi hoa, tho nhac,......
Con khong biêt lam sao liên lac voi ông LCH, nhung con thây co dia chi email cua chim viet canh nam, con dua cho bac dê bac lien lac thang voi ho, hy vong ho se chuyen lai thac mac cua bac dên ông LVH. Va co thê ho co cach chi Bac cach dang nhâp vao web nay....
chimviet2000@yahoo.fr
Bac lam con hêt hôn, con tuong bac lam nghê nhà giáo, nên méo mó nghê nghiep, muôn con tra bài sau khi trích xong bài viet này...........
Vai ḍng gui Bác,
Kinh
NINA
Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 26 of 34: Đă gửi: 24 September 2003 lúc 11:23am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

NI Na thân mến!
Không có ǵ đâu Ni Na ạ! Thực ra th́ tôi rất buồn về ảnh hưởng của quan điểm mới về cội nguồn văn hoá và lịch sử dân tộc.tất nhiên những người khởi xướng điều này phải là những người có danh và địa vị trong học thuật.Tất nhiên không phải bé Ni NA rùi.
Cảm ơn Ni Na đă hướng dẫn. Chắc tôi sẽ liên hệ với họ. Nếu họ ở Pháp th́ rất tiện. V́ tôi cũng ở gần họ.
Chúc Ni Na b́nh yên và đạt mọi điều mơ ước trong cuộc đời.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
NINA
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 11 June 2003
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 544
Msg 27 of 34: Đă gửi: 14 April 2004 lúc 12:18pm | Đă lưu IP Trích dẫn NINA

Bác Thiên sứ,

Không biết Bác đă ghé thăm được web site này chưa ?!, con vừa mới đọc 1 bài thấy hay hay nên gửi đến bác đọc cho vui

--------------

CÁI VÁY, CÁI QUẦN CỦA CÁC BÀ





Thuở c̣n mài đũng quần trên ghế nhà trường, được học bài Hai bà Trưng:

Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên
...
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành ...
Nghe thầy giảng lúc ra trận hai bà mặc hồng quần, nghĩa là quần đỏ.

Cả lớp khoái chí, cười khúc khích.
Sau này đọc sách thấy nhiều học giả đồng ư với thầy.
Hồng quần: quần chính nghĩa là cái váy, cái xiêm, phụ nữ xưa mặc quần đỏ. (Đinh Xuân Lâm và Chu Thiên , Đại Nam quốc sử diễn ca, Văn Học, 1966, tr. 87 ).
Hồng quần: đàn bà (xưa mặc quần đỏ). (Hoàng Xuân Hăn, tập 2, Giáo Dục, 1998, tr. 77).
Hồng quần: quần đỏ (tức con gái). (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển).
H́nh ảnh hai bà Trưng mặc quần đỏ dẹp giặc đẹp quá!
Đẹp quá hoá ra ... đáng ngờ!

Theo truyền thuyết th́ thời Hùng Vương, đàn ông Việt Nam đóng khố, đàn bà mặc váy kín (váy chui) hoặc váy mở (váy quấn). (Thời đại Hùng Vương, Khoa Học Xă Hội, 1976, tr.177).

Sử nước ta lại cho biết thêm:
Năm 1414, nhà Minh cấm con trai con gái không được cắt tóc; đàn bà con gái th́ mặc áo ngắn quần dài, hoá theo phong tục phương Bắc. (Đại Việt sử kí toàn thư).
Nhà Minh muốn đồng hóa dân ta, cấm đàn bà con gái nước ta mặc váy, bắt phải mặc quần như người Tàu.
Năm 1428 Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh, giành lại độc lập cho đất nước.

Sử không cho biết cách ăn mặc của dân ta dưới thời Lê Thái Tổ và mấy triều vua kế tiếp.
Thời tự chủ, với ư quyết xoá bỏ hết tàn tích nô lệ về y phục, vua Lê Thần Tông niên hiệu Thịnh Đức năm đầu (1653) định phép ăn mặc cho quan dân. Vua Lê Huyền Tông niên hiệu Cảnh Trị thứ ba (1665) cấm đàn bà con gái không được mặc áo có thắt lưng và mặc quần có ống chân (nghĩa là bắt buộc phải mặc váy). (Nhất Thanh, Đất lề quê thói, Đại Nam, tr. 206).
Vào khoảng năm 1744 chúa Vơ Vương ở phương nam bắt dân gian cải cách y phục. Theo giáo sĩ Koffler th́ chúa bắt bỏ lối quần áo thô bỉ của người đường ngoài, mà châm chước theo lối quần áo của người Tàu. (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Bốn Phương, 1961, tr. 173).
Chúa Vơ Vương muốn "Triều đ́nh riêng một góc trời, gồm hai văn vơ, rạch đôi sơn hà" (Kiều), độc lập đối với vua Lê chúa Trịnh đàng ngoài nên ra lệnh bắt đàn bà đàng trong phải ăn mặc như Tàu. V́ chúa muốn "Thà làm tôi thằng hủi hơn chịu tủi anh em", mà các bà đàng trong phải mặc quần.

Vua Minh Mạng đi xa thêm một bước nữa:

Tháng tám (có chỗ hát tháng chín) có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hăi hùng
Không đi th́ chợ không đông
Đi th́ bóc lột quần chồng sao đang.

Thật ra th́ chưa chắc đă là tháng tám hay tháng chín v́ sử nhà Nguyễn chép: tháng 10 năm 1828, truyền đổi cách ăn mặc từ sông Gianh trở ra Bắc. (Quốc triều chính biên toát yếu, Thuận Hoá, 1998, tr. 188).
Quần không đáy, "vừa bằng cái thúng mà thủng hai đầu, bên ta th́ có bên Tàu th́ không", tức là cái váy. Minh Mạng bắt cả đàn bà đàng ngoài mặc quần, cấm mặc váy.
Trên lí thuyết th́ từ năm 1828 đàn bà cả nước ta đều phải mặc quần theo ư muốn của nhà vua.
Nhưng thực tế th́ ra sao?

Thực tế th́ "phép vua thua lệ làng". Đằng sau luỹ tre xanh, mọi chuyện trong nhà ngoài xóm đều được dàn xếp theo bộ luật bất thành văn "lệnh ông không bằng cồng bà". Vua nói vua nghe, váy bà bà mặc. Minh Mạng làm sao mà đụng được vào cái váy của các bà nhà quê đàng ngoài! Trong lúc tỉnh thành xôn xao kháo nhau cởi váy mặc quần th́ thôn quê miền Bắc vẫn khư khư giữ cái váy. Cho măi đến những năm 1940 vẫn c̣n cảnh:

Quanh bếp ấm nồi bánh chưng sùng sục
Thằng cu con dụi mắt cố chờ ăn
Đĩ nhớn mơ chiếc váy sồi đen rức
Bà lăo nằm tính tuổi sắp thêm năm
(Anh Thơ, Đêm ba mươi tết, 1941)

Cái váy của ta cứ âm thầm "Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi"(Phạm Duy). Nhiều phen được vua yêu, lắm lúc bị chúa ghét! Cái váy cứ nhẫn nhục bám lấy các bà mà tồn tại.
Thế mà hai bà Trưng đă tung ra mốt mặc quần từ những năm 40-43, nghĩa là gần 14 thế kỉ trước khi nhà Minh ra lệnh bắt đàn bà nước ta mặc quần, gần 18 thế kỉ trước khi vua Minh Mạng cấm mặc váy!
Đầu thế kỉ 20, đàn bà nước ta "quần phần nhiều mặc quần sồi, lĩnh thâm, đôi khi cũng có người mặc quần nhiễu đỏ; ở Nam kỳ và Trung kỳ th́ người phong lưu mặc quần nhiễu trắng, chốn quê mặc quần vải xanh". (Phan Kế Bính, Việt Nam phong tục, Tổng hợp Đồng Tháp,1990, tr. 330).
Đến khoảng 1938, dân ta "quần th́ chỉ dùng sắc trắng và nâu. Những người già cả mà giàu sang th́ ngày hội hè tết nhất mới dùng quần đỏ". (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, sđd, tr. 173).
Hai bà Trưng nh́n xa, đi trước thiên hạ hay cái quần của hai bà ... có vấn đề?
Bàn về quần, trước hết phải đặt câu hỏi quần là cái ǵ? Chết thật! Ngần này tuổi đầu mà không biết quần là cái ǵ à?
Quần (chữ hán, bộ y) được Huỳnh Tịnh Của và Đào Duy Anh định nghĩa là đồ để che phần dưới thân thể.
Tự điển Génibrel dịch chữ quần là pantalon (quần dài), culotte (quần đùi), jupe (váy đàn bà), vêtement descendant depuis les reins jusqu'aux pieds (đồ mặc che từ eo xuống đến chân).
Quần được Thiều Chửu dịch là cái quần, cái xiêm.
Đang t́m hiểu cái quần lại bị vướng vào cái xiêm. Vậy xiêm là cái ǵ?

Xiêm là áo choàng che trước ngực (Thiều Chửu), áo che đàng trước (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển), cái váy (Đào Duy Anh, Từ điển truyện Kiều), đồ bận dưới, cái củn (củn là đồ bận trên), cái váy (Huỳnh Tịnh Của), jupe (váy dài), jupon (váy ngắn), vêtement inférieur (đồ mặc che phần dưới) (Génibrel), manteau (áo choàng) (Gustave Hue).

Đúc kết các định nghĩa trên, chúng ta hiểu rằng xiêm là cái áo choàng, áo mặc ngoài. Xiêm ngắn, chỉ che phần trên thân thể, th́ chỉ có một tên gọi là xiêm. Xiêm dài (che cả phần dưới thân thể) th́ ngoài tên xiêm, c̣n được gọi là quần, hay váy.

Quần là chữ dùng để chỉ đồ mặc che phần dưới thân thể. Quần được dùng cho cả đàn ông và đàn bà. Quần có thể là cái sa rông của người Miên, cái kilt của người Ecosse ... Đàn ông và đàn bà Tàu đều mặc quần hai ống, cho nên quần đàn ông hay quần đàn bà Tàu đều là ... quần (như cách hiểu ngày nay).

Chỉ có cái quần đàn bà Việt Nam mới lận đận, rắc rối.
Ngày xưa (tạm cho là trước thời thuộc Minh) đàn bà nước ta không mặc quần. Thế à? Các bà không mặc quần hai ống như ngày nay mà chỉ mặc váy thôi.
Chữ quần (hán), chỉ đồ mặc để che phần dưới thân thể của đàn bà Việt Nam ngày xưa, phải được hiểu và phải được dịch nôm là cái váy để khỏi nhầm lẫn với cái quần đàn ông.
Điều này đă được tranh dân gian Oger (1909) chứng minh rơ ràng hơn qua một tấm vẽ đàn bà mặc váy. Tranh được ghi chú bằng chữ hán nôm "dă phụ y thử quần, tục danh quần đùm" (váy của đàn bà nhà quê, tục gọi là váy đùm). Người đàn bà trong tranh mặc váy, do đó chữ quần (hán) phải được dịch (nôm) là váy. Váy đùm là váy buộc túm cạp lại.
Dường như chỉ có văn học mới dùng hồng quần hay quần hồng để chỉ cái váy.

Bốn cột lang, nha cắm để chồng
Ả th́ đánh cái, ả c̣n ngong
Tế hậu thổ khom khom cật,
Vái hoàng thiên ngửa ngửa ḷng
Tám bức quần hồng bay phới phới,
Hai hàng chân ngọc đứng song song.
Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,
Cột nhổ đem về để lỗ không.
     (Cây đánh đu, Hồng Đức quốc âm thi tập)

Hai cô gái đánh đu, khoe "tám bức quần hồng". Vậy là mỗi cô có "bốn bức quần hồng". Hồ Xuân Hương cũng đưa ra "bốn mảnh quần hồng" trong bài Đánh đu:
( ...)
Trai du gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng cong ngửa ngửa ḷng
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song ...

Bốn bức hay bốn mảnh quần hồng ở đây là cái ǵ? Nếu chỉ là cái quần hai ống th́ mỗi ống phải xẻ hai. Ta không có kiểu quần tân ḱ như thế. Cũng không phải là một ḿnh cái váy v́ không có váy nào lại xẻ tư như vậy. Chỉ c̣n cái áo tứ thân (áo tứ thân có 2 vạt đằng trước, 1 vạt đằng sau) cộng với cái váy mới hợp thành bốn mảnh quần hồng. Cái áo tứ thân (cái xiêm của ta) đă được các tác giả gọi là cái quần. Chúng ta hiểu v́ sao Thiều Chửu đă định nghĩa quần là cái xiêm, và Huỳnh Tịnh Của lại định nghĩa cái xiêm là đồ bận dưới, tức là cái quần.

Trong bài Chỗ lội làng Ngang Nguyễn Khuyến có nói đến cái quần đàn bà:
Đầu làng Ngang có một chỗ lội
Có đền ông Cuội cao ṿi vọi
Đàn bà đến đấy vén quần lên
Chỗ th́ đến háng chỗ đến gối
Ông Cuội ngồi trên mỉm mép cười
Cái ǵ trăng trắng như con cúi
Đàn bà khép nép đứng liền thưa
Con trót hớ hênh ông xá tội ...
Đàn bà vén quần, hớ hênh, để lộ cả cái ǵ trăng trắng như con cúi. Các nhà quan sát có thẩm quyền kết luận rằng người đàn bà trong câu chuyện mặc váy. Quần hai ống vén đến gối hay đến háng th́ vẫn c̣n kín đáo, chưa để lộ bí mật.

Nguyễn Khuyến đă dùng chữ quần theo nghĩa chữ hán, để chỉ cái váy của các bà.
H́nh ảnh vén váy để hở cả cơ đồ c̣n được thấy qua tấm tranh dân gian Hứng dừa dí dỏm.

Qua vài thí dụ kể trên th́ thấy rằng từ thế kỉ 15 (Hồng Đức quốc âm thi tập) đến đầu thế kỉ 20 (Nguyễn Khuyến) chữ quần đă được văn học Việt Nam dùng theo nghĩa của chữ hán, để chỉ đồ che nửa dưới thân thể. Quần của đàn bà (miền Bắc) Việt Nam ngày xưa là cái váy, cái áo dài (xiêm), chứ chưa phải là cái quần hai ống ngày nay.
Hồng quần của hai bà Trưng phải được hiểu là cái váy màu đỏ.

Từ ngày người Pháp cai trị nước ta th́ các bà nhà quê miền Bắc mới dần dần mặc quần hai ống như các ông. Một số bà tân thời ở tỉnh thành mặc màu trắng. Dân quê chỉ dùng màu đen hay màu nâu. Ngày nay, cả hai phái nước ta, phái mạnh và phái đè đầu phái mạnh, đều mặc quần hai ống, nhiều màu sắc, kể cả màu hồng, màu đỏ.

Cái váy, cái quần không những đă ám ảnh vua chúa mà c̣n đè nặng lên đời sống của đám dân đen.
Người xưa có phương thuật "chữa mắt hột bằng gấu quần đàn bà".
Quần nào chả là quần, tại sao không dùng quần đàn ông mà phải dùng quần đàn bà? Chẳng nam nữ b́nh quyền tí nào cả! Nam nhi thua thiệt quá!
Thật ra th́ phương thuật dùng gấu váy, sau này váy hiếm, khó kiếm người ta mới thay váy bằng quần, dĩ nhiên phải là quần đàn bà.

Chữ váy, ngoài nghĩa thông dụng là cái váy đàn bà, c̣n có nghĩa khác là nạo vét, lau chùi (curer, nettoyer, tự điển Génibrel). Váy là dùng vật ǵ mà vặn xáy (xoáy) hoặc móc ra. Váy tai nghĩa là móc cứt ráy trong lỗ tai ( Huỳnh Tịnh Của).
Váy (đồ mặc) đồng âm với váy (lau chùi, xoáy móc). Do đó, giới b́nh dân đă dùng cái váy để tượng trưng cho động tác lau chùi. Ai bị đau mắt hột th́ lật mí mắt lên, lấy gấu váy dí nhẹ vào mí là tất cả các hột sẽ được đánh sạch.
Từ ngày các bà không mặc váy nữa th́ người ta dùng gấu quần. Đứng về mặt chữ nghĩa th́ cái quần không giải thích được ư nghĩa của phương thuật. Phải thông qua cái váy mới rơ nghĩa.
Quần đàn ông không dính dáng ǵ đến váy cho nên không chữa được mắt hột! Quần của các ông thua quần các bà chứ không phải các bà ḱ thị các ông!
Xưa kia, "thợ may và thợ giặt không nhận may váy, giặt váy cho các bà". Pierre Huard và Maurice Durand (Connaissance du Vietnam, EFEO, Paris, 1954, tr. 178) cho rằng ta bắt chước tục Tàu. Người Tàu kiêng để lẫn lộn quần áo vợ chồng c̣n trẻ, dưới 70 tuổi.
Thuyết âm dương của Tàu e rằng cao siêu quá, vượt quá xa cái triết lí b́nh dân của cái váy của ta:

Sáng trăng em tưởng tối trời
Em ngồi em để sự đời em ra
Sự đời bằng cái lá đa
Đen như mơm chó, chém cha sự đời.

Bọn thợ may, thợ giặt sợ cái váy có lẽ chỉ v́ họ tin rằng váy có ma thuật nạo vét của cải, làm hao tài, sạt nghiệp mà thôi.
Giới trí thức cũng bị váy, quần làm cho vướng mắc lùng bùng ...
Ngày xưa, "thư sinh, nhà nho kiêng không sờ vào váy, vào quần đàn bà giữa ban ngày".
Không biết cụ Khổng lúc bé có phải giặt giũ, phơi quần áo giúp mẹ không?
Nhiều người cho rằng v́ váy, quần đàn bà là vật ô uế nên nhà nho không đụng đến. Giải thích như vậy nghe không ổn. Cho dù váy, quần của các bà có ô uế thật đi nữa th́ cũng chỉ ô uế vài ngày lúc các bà có tháng thôi. C̣n những ngày b́nh thường th́ quần đàn ông hay váy đàn bà đă chắc ǵ cái nào sạch hơn cái nào? Không riêng ǵ nhà nho, đến người mù chữ cũng chẳng ai muốn đụng đến những đồ ô uế.

Nhà nho là người dùi mài kinh sử chuyên nghiệp. Ông nào cũng đầy một bụng chữ thánh hiền. Ban ngày ban mặt, nhỡ mà đụng vào cái váy hấp dẫn kia th́ c̣n đâu là chữ nghĩa nữa! Cái váy sẽ cạo vét, lau chùi sạch sành sanh cái bụng chữ th́ làm sao mà mở mày mở mặt với thiên hạ được! Có muốn sờ th́ chờ lúc nhá nhem hăy sờ."Tối lửa tắt đèn, nhà ngói cũng như nhà tranh", mèo nào cũng xám như nhau. Tranh tối tranh sáng th́ ... có mắt cũng như không, c̣n thấy đường nào mà cạo với vét!

Dân gian có một giai thoại về cái váy.
Chuyện kể rằng ông lí làng kia mới tậu được cái ô đen. Ông rất hănh diện, đi đâu cũng che ô để khoe với dân làng. Một hôm ông vênh vang đi qua chỗ có mấy cô gái đang làm cỏ ruộng. Một cô hát:
Hôm qua tôi mất xống thâm
Hôm nay tôi gặp người cầm ô đen.
Một cô phụ hoạ thêm:
-Nói thế th́ ra người ta ăn cắp cái xống thâm, cái váy đen của chị về may ô à? Em nhớ là xống thâm của chị tươi đẹp hơn ô đen kia cơ mà. Để em lên mượn, chúng ḿnh xem cho kĩ nhé.
Ông lí bầm gan tím ruột định mắng mấy con "vén váy không nên" kia, nhưng ông chợt nghĩ nhỡ đụng phải bọn "xắn váy quai cồng" th́ thật là nan giải. Nghĩ vậy, ông lí vội cụp ô, chuồn cho nhanh.

Hải Pḥng cũng có một giai thoại tương tự.
Trong một cuộc hát đúm, cô gái tấn công trước:
Hôm qua em mất cái váy thâm
Hôm nay em thấy anh cầm một chiếc ô đen.
Cô gái chanh chua vừa dứt lời, liền được chàng trai nhă nhặn đáp lễ:
Em nói thế là em cũng nhầm
Hôm qua anh thấy ông đội khăn thâm ra đ́nh
Trong lúc các bà nhà quê phải mất nhiều năm mới bỏ được cái váy sồi, váy đùm, váy đụp, th́ mấy cô ở thành thị lại hớn hở tung hô cái váy xoè, váy chẽn, váy cụt của phương Tây.
Thú phô trương ao ước bấy lâu nay! Giờ mới được mân mê cái váy hiện đại, hiện sinh ... hiện h́nh!
Khách bên đường sững sờ liếc trộm cái của lạ muôn màu, muôn vẻ ... Muôn năm!
Thấy mà chóng cả mặt, chỉ ... muốn nằm!
Nguyễn Dư
(Lyon, 8/2003)



Sửa lại bởi NINA : 14 April 2004 lúc 12:38pm


__________________
tu là cỏi phúc, t́nh là dây oan
Quay trở về đầu Xem NINA's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NINA lần thăm NINA's Homepage
 
thanggu
Khách
 Khách


Đă tham gia: 17 March 2005
Hiện giờ: Trực tuyến
Bài gửi: 52
Msg 28 of 34: Đă gửi: 15 April 2004 lúc 2:01am | Đă lưu IP Trích dẫn thanggu

Thang gù tôi thu âm va coppy het các bai viết của bạn về nhà dể nằm nghe và học thêm kiến thức .
Bây giờ th́ uống một ly cà fê cái đă...
Quay trở về đầu Xem thanggu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thanggu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 29 of 34: Đă gửi: 15 April 2004 lúc 8:21pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Trong suy nghĩ của tôi th́ "Dân tộc Việt có gần 5000 năm văn hiến" là hoàn toàn có sở cứ khoa học.
Một quốc gia văn hiến th́ không thể những người dân ở trần đóng khố. Mà phải là những y phục tiêu biểu của thời đại. Các bạn có thể tham khảo phần chứng minh trong:
"Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". website vanhienlacviet.com /lien kêt nhanh tuvilyso.com
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
daoky
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 06 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 502
Msg 30 of 34: Đă gửi: 19 April 2004 lúc 9:28pm | Đă lưu IP Trích dẫn daoky

Hi all!
Daoky viết bài thơ tặng các bạn ...

Lạc bước quê xưa lạc bước đời,
Lối về xóm nhỏ lối chơi vơi,
Hàng Cau thẳm lá vàng xanh lá,
Vẳng tiếng chim kêu vẳng nắng ngời.
Nhớ Mẹ ru hời con vơng ngủ,
Thương Cha đầu bạc trắng mây trời.
về thăm vườn cũ trông người cũ,
Cảnh vẫn c̣n đây cảnh nhớ người
Thân mến. Daoky.

__________________
Chốn hư không Trời vô ngôn quán đảnh, Pháp hiện tiền vi tiếu một cành hoa
Quay trở về đầu Xem daoky's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi daoky
 
Thanggu
Khách
 Khách


Đă tham gia: 17 March 2005
Hiện giờ: Trực tuyến
Bài gửi: 52
Msg 31 of 34: Đă gửi: 20 April 2004 lúc 3:50am | Đă lưu IP Trích dẫn Thanggu

Ninja!
Nói về cái chết th́ thử nh́n xem một góc sinh hoạt của người Việt , hiện giờ vẫn c̣n Thổ Táng .
....Đi ngang qua những đồng ruộng thẳng cánh c̣ bay .bên cạnh bức tranh lao động đầy sin h khí của người nông dân , những mùi lúa đồng thơm ngát vào buổi chiều thu trong cái man mác của đất trời đó , không thể thiếu những ngôi mộ đứng đó như đang trông coi , nhắc nhở và
như là đang bồi bổ âm chất cho những ngọn lúa non trổ cành vươn lên kia....
Vâng cái độc đáo là ngôi mộ ông bà tổ tiên , sau khi mất rồi vẫn c̣n đứng bên cạnh con cháu ở những cánh đồng như muốn bảo bọc con cái họ trong lao động , như một bài học muôn đời ...
Quay trở về đầu Xem Thanggu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Thanggu
 
guest
Khách
 Khách


Đă tham gia: 17 March 2005
Hiện giờ: Trực tuyến
Bài gửi: 52
Msg 32 of 34: Đă gửi: 20 April 2004 lúc 4:05am | Đă lưu IP Trích dẫn guest


Nhớ ngày xưa viết văn tả Cánh đồng lúa chín rộng thẳng cánh cò bay, nhưng bây giờ chẳng còn cò lẫn đồng lúa hic hic
Quay trở về đầu Xem guest's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi guest
 
sao Tho
Khách
 Khách


Đă tham gia: 17 March 2005
Hiện giờ: Trực tuyến
Bài gửi: 52
Msg 33 of 34: Đă gửi: 20 April 2004 lúc 5:26am | Đă lưu IP Trích dẫn sao Tho

Chào NINA!
Người Việt chúng ta khi sống th́ có cái nhà (nh́n mặt trời mọc phương Đông), khi chết có cái mồ(quay đầu về núi). Điều này nói lên tính minh triết của cuộc sống người Việt Cổ, cha ông ta quan niệm con người là đứng giửa Trời Đất thuộc tính và liên quan lẫn nhau nên khi chọn cuộc đất để cất nhà hay táng tử thi làm sao đừng bị tách rời nguồn sinh khí, khi sống hội tụ hoà lẫn công đồng khi chết trở về nguồn cội tức là "Hồn thiêng sông núi". Nên từ đây mới có thuật Phong Thuỷ là nền tảng xây dựng thế giới hửu sinh đến chân thiện mỹ.
vài hàng chia sẻ. chúc các bạn một ngày vui vẻ trên diển đàn
thân mến.
SaoTho
Quay trở về đầu Xem sao Tho's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi sao Tho
 
Thang Gu
Khách
 Khách


Đă tham gia: 17 March 2005
Hiện giờ: Trực tuyến
Bài gửi: 52
Msg 34 of 34: Đă gửi: 27 April 2004 lúc 1:15pm | Đă lưu IP Trích dẫn Thang Gu

Nhân nói về việc kỵ những vật dụng dùng hàng ngày của phụ nữ ,kiêng kỵ ô uế ....tôi có chuyện vui sau :
Một ông đồ chạy ngang 1 thữa ruộng thấy một chi nông dân đang khom người cấy lúa ...ông ta cất tiếng ngâm:
     - Cô kia tôinợ ǵ đâu
      Cớ sao cô chổng ...phao câu lên trời !!
Người phụ nữ đang vă mồ hôi ra v́ lao động khẽ ngâm nga :

     - Ông kia ông chẳng nợ ǵ .
       Tôi mà không chổng... lấy ǵ ông ăn !!!
Thế mới biết co nhửng cái tưởng là ô uế hoá ra ngược lại ..quả là trong dương có âm , trong xấu có tốt ...
người xưa quả có thâm ư sâu xa vậy....
Quay trở về đầu Xem Thang Gu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Thang Gu
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

<< Trước Trang of 2
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 3.3984 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO