Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 210 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Kinh Phật đây Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
Toithichhoc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 25 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 157
Msg 21 of 24: Đă gửi: 02 May 2006 lúc 3:22am | Đă lưu IP Trích dẫn Toithichhoc

2. Làm thế nào để khế nhập cảnh giới của Phật
      a. Phàm và Thánh cùng một thể - duy tâm sở hiện, duy thức sở biến.
      Chúng ta tổng hợp hết thảy cách giải thích nguồn gốc đời sống trong vũ trụ của các tôn giáo và các vị thánh hiền xưa nay, trong nước và ngoài nước. Trong Phật pháp nói đến ‘tâm tánh’, y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới, đây là nói hết thảy chúng sanh trong hư không pháp giới'duy tâm sở hiện, duy thức sở biến'. Lịch sử của Ấn Độ giáo cổ kính so với Phật giáo c̣n lâu đời hơn nhiều, Bà La Môn giáo ở Ấn Độ ít nhất cũng có hơn tám ngàn năm lịch sử. Họ nói nguồn gốc của vũ trụ là ‘Phạm’ là ‘Ngă’; chữ Ngă này không phải là Tiểu Ngă mà là chữ Ngă trong ‘Thường, Lạc, Ngă, Tịnh’ của Phật giáo, đây là Chân Ngă. Phần đông các tôn giáo đều nói thế giới này là do Thượng đế sáng tạo ra, sanh mạng cũng là do Thượng Đế tạo nên, là do Chúa tạo nên. Cũng có tôn giáo coi Thượng Đế là Trí Huệ, Phật pháp Đại thừa gọi là ‘Pháp Thân’, đều là nói từ bản thể, sự nhận thức này là đại thánh đại hiền. Làm sao họ biết được?

      Thông qua sự tu học ‘Giới, Định, Huệ’ trong Phật pháp, [người ta có thể] khai mở trí huệ từ trong các mức thiền định thâm sâu, đây là Tam Huệ của Bồ Tát. Từ đó nhận biết, khẳng định, hiểu rơ triệt để chân tướng của vũ trụ nhân sinh. Phạm vi của nó bao lớn? Nhà Phật nói ‘mười pháp giới’, ‘trăm giới ngàn như’ (1), đúng là 'dù lớn cũng không lọt ra ngoài, dẫu nhỏ nhặt đến mấy cũng không có ǵ chẳng thuộc vào đây'. Thánh nhân thế gian, xuất thế gian chẳng ai không hạ thủ công phu từ chỗ này. Sau đó đích thân chứng được cảnh giới ấy, khẳng định việc mà ngày nay người ta gọi là'tinh thần vượt quá kinh nghiệm' đích thực tồn tại. Đây là những ǵ phía trên nói đến:'Tâm Tánh, Phạm Ngă, Thượng Đế, Pháp Thân, Thần', đích thật là tồn tại vĩnh hằng; cái này là cái năng hiện, năng sanh, năng biến (chủ thể tạo nên sự hiện, sự sanh, sự biến). Thế giới của chúng ta có thể chia thành hai bộ phận, một là hiện tượng tinh thần, hai là hiện tượng vật chất, hai thứ này là sở hiện, sở sanh, sở biến (những thứ được hiện, được sanh, được biến). Sở hiện, sở sanh, sở biến th́ vô lượng vô biên, nhưng năng sanh, năng biến chỉ có một thứ. Từ điểm này chúng ta có thể biết tận hư không khắp pháp giới hết thảy chúng sanh là một thể, có cùng chung một sanh mạng.

      Chúng ta thường nghe những người lănh đạo quốc gia nói chuyện với toàn thể dân chúng [bắt đầu bằng]: ‘Đồng bào toàn quốc …’. Từ sự nhận thức của đại thánh nhân chúng ta có thể nói: ‘Đồng bào khắp hư không pháp giới’. Phạm vi này lớn hơn nhiều và đều cùng một nguồn gốc, là một thể có cùng chung một sanh mạng. Chúng ta phải nhận biết điểm này, sau đó quay lại nh́n hết thảy chúng sanh th́ sẽ thấy một số đă nhận biết rơ ràng, một số c̣n mê hoặc điên đảo, hoàn toàn không hiểu chi hết. Trong Phật giáo người đă nhận thức rơ ràng th́ gọi là ‘Phật, Bồ Tát’; người mê hoặc và không nhận thức rơ th́ gọi là ‘phàm phu’. Trong các tôn giáo khác th́ gọi người đă nhận thức rơ ràng bằng ‘Thần’, ‘Tiên Tri’, ‘Thiên sứ’; gọi kẻ không nhận thức rơ ràng là ‘phàm phu’.

Quay trở về đầu Xem Toithichhoc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Toithichhoc
 
Toithichhoc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 25 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 157
Msg 22 of 24: Đă gửi: 02 May 2006 lúc 3:23am | Đă lưu IP Trích dẫn Toithichhoc

b. Chuyển phàm thành thánh -- Hạ thủ công phu từ tâm niệm.
      Các vị đại thánh hiền dạy chúng ta nhận thức chân tướng sự thật bằng phương pháp chuyển biến:'chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh', đây là tổng cương lănh của những phương pháp này. Chúng ta cũng đă học nhưng làm cách nào cũng chuyển không nổi! Đă từng nghe câu'Trồng nhân thiện th́ được quả thiện'nên cũng học theo và làm chuyện thiện; cũng đă làm chẳng ít chuyện thiện nhưng vẫn chưa chuyển ‘nghiệp báo’ được; như vậy là tại sao? Thiệt ra đây cũng giống như câu chuyện ‘Ông Du Tịnh Ư gặp Thần Táo (Ông Táo, Thần Bếp)'ghi ở phần cuối của quyển Liễu Phàm Tứ Huấn, mọi người hăy xem th́ sẽ biết.

      Ông Du Tịnh Ư nghèo khổ, thường chẳng may mắn, gặp đại nạn, vô cùng bất hạnh; ông cũng làm việc thiện hằng ngày, cũng là người có học và hiểu lư. Tại sao ‘chuyển nghiệp’ không được? V́ vậy nên ông cứ oán trời trách người – [tôi] đă làm nhiều chuyện tốt lành như vầy nhưng không có quả báo lành! Thần Táo dạy: ‘Những chuyện thiện mà ông đă làm hoàn toàn ở bề ngoài không hà, chỉ có miệng thiện, thân thiện, nhưng ư chẳng thiện, tâm chẳng thiện, cho nên ông chuyển không nổi!’. Những lời thần Táo giảng giải cho ông như vậy rất đáng cho chúng ta nghiên cứu, đọc tụng, kiểm điểm bản thân chúng ta.

      Các đại đức thời xưa dạy người tu hành phải tu từ căn bản. Căn bản là ǵ? Căn bản là tâm niệm. Chỉ cần tâm của bạn thiện, ư niệm thiện, th́ không có nghiệp báo ǵ chẳng thể chuyển biến được, và không có tai nạn ǵ chẳng thể hoá giải được. Cũng như một cây cổ thụ, tâm là rễ, ư niệm là gốc; thân là cành, miệng là lá, nếu bạn tu sửa trên cành lá nhưng gốc rễ của bạn đă hư hoại th́ không thể nào cứu chữa được. Nếu cứu được gốc rễ [trước] th́ cứu cành lá sẽ rất dễ dàng! Chúng ta thấy rất nhiều người bề ngoài có vẻ làm lành tích đức nhưng nghiệp lực vẫn chuyển không nổi nên thường oán trời trách người, và nói Phật, Bồ Tát không linh, thần không linh, hết thảy đều có lỗi với họ, họ hoàn toàn chẳng khác ông Du Tịnh Ư!. Thế nên ‘chuyển’ phải chuyển từ trong tâm, phải chuyển từ ư niệm, chuyển thành ‘thuần thiện’.

      Thiền Tông Lục Tổ Huệ Năng đại sư dạy rất hay:'Nếu là người tu đạo th́ chẳng nh́n lỗi của thế gian'. Đây mới đúng là chuyển biến từ tâm, từ ư niệm. ‘Chỉ nh́n thấy lỗi của ḿnh, không nh́n thấy lỗi của người’ nên họ có thể ‘chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh’, đạo lư là ở chỗ này. Ngày nay miệng chúng ta thiện, thân cũng thiện nhưng thường nh́n thấy người khác chẳng thiện mà họ lại có quả báo tốt nên trong tâm ḿnh không phục, bất măn! Bạn phải biết thân của bạn thiện, khẩu thiện nhưng gốc rễ của bạn đă hư hết rồi, phải làm một cuộc thay đổi hoàn toàn từ gốc rễ -- trong tâm luôn luôn nghĩ đến chuyện tốt của mọi người, đừng nghĩ về chuyện xấu của người khác; Người ta không có ǵ xấu hết, xấu là nơi gốc rễ của chúng ta xấu. Chúng ta thấy chuyện xấu của người khác th́ liền biết gốc rễ của chúng ta đă hư hoại rồi; tại sao vậy? Phật thấy hết thảy chúng sanh đều là Phật, Bồ Tát thấy hết thảy chúng sanh đều là Bồ Tát. Gốc rễ của họ tốt, chẳng có bịnh tật.

      b. Cảnh giới của thánh nhân (Phật) - Đối xử ḥa mục, đối đăi b́nh đẳng.

      Chúng ta tổng kết mục đích của sự tu học [th́ thấy mục đích này] vô cùng hiện thực, chỉ có hai chữ ‘hoà b́nh’. Hết thảy chúng sanh trong hư không pháp giới chẳng phân biệt chủng tộc quốc gia, chẳng phân biệt tôn giáo tín ngưỡng, mười phương vô lượng vô biên cơi nước chư Phật, thế giới của chư thiên đều có thể ‘đối xử ḥa mục, đối đăi b́nh đẳng’. Chúng ta thấy trong kinh Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm đích thực là văn hóa đa nguyên mà người ngày nay thường đề cập, chúng ta không thể tưởng tượng nổi số lượng to lớn này – trong cảnh giới không thể nghĩ bàn ấy mọi người đều đối xử ḥa mục, đối đăi b́nh đẳng, tôn trọng, kính mến, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, chỉ có kiến thiết mà không có phá hoại.

      Chúng ta thấy Hoa Tạng thế giới, Cực Lạc thế giới, thế giới của chư thiên, đời sống của họ hạnh phúc mỹ măn, thiệt là đời sống đầy đủ ‘chân thiện mỹ huệ’! Chúng ta ngưỡng mộ, mong mỏi hết mấy ngàn năm, mấy vạn năm nhưng vẫn không thể thực hiện nổi trên trái đất này; nguyên nhân là ǵ? V́ chúng ta chẳng ‘ḥa’ -- chẳng thể đối xử ḥa đồng, không thể đối đăi một cách b́nh đẳng với tất cả chúng sanh. Ngày nay chúng ta đề xướng giáo dục Phật Đà, đề xướng giáo dục tôn giáo, mục đích của chúng ta là mong mỏi và hy vọng hết thảy chúng sanh, hết thảy thế gian đều có thể ‘đối xử ḥa mục, đối đăi b́nh đẳng’. Muốn đạt đến mục đích này th́ phải đánh thức chánh giác của chúng sanh. Muốn đánh thức chánh giác của chúng sanh th́ ngoài giáo dục ra chẳng có phương pháp nào khác.

      d. Giáo dục tôn giáo, cứu văn thế giới:

      Cổ thánh tiên hiền ngày xưa ở Trung Quốc coi trọng giáo dục, coi giáo dục là việc quan trọng nhất của đời người. Sách ‘Lễ Kư’ nói:'Xây dựng đất nước, cai trị dân chúng, việc giáo dục đứng hàng đầu'. Sau khi truyền đến Trung Quốc, Phật pháp liền trở thành động cơ chính hướng dẫn nền văn hóa Trung Quốc, cả hai trở nên gắn bó, không thể tách rời lẫn nhau. Nền giáo dục Phật Đà được nhà vua đích thân chủ tŕ, giáo học của Nho gia th́ giao cho quan tể tướng chấp hành; giáo dục thánh hiền trong thế gian, xuất thế gian cùng lúc phát triển trên mảnh đất này, đây là điều may mắn của dân tộc Trung Quốc, có thể sáng tạo nên nền văn minh Trung Quốc, làm cho văn hóa Trung Quốc càng thêm phong phú. Nhưng trong thời gian cận đại, kể từ khoảng giữa đời nhà Thanh trở về sau, thiệt là bất hạnh, chúng ta đă mất đi ḷng tự tin dân tộc nên phải chịu đựng đại nạn trong ṿng hai trăm năm nay! Chúng ta có nhiều kinh nghiệm đau khổ, từ những bài học kinh nghiệm này đă thức tỉnh và nh́n thấy văn minh khoa học kỹ thuật [có thể] đem lại ảnh hưởng xấu cho người đời, suy đi nghĩ lại vẫn phải nương nhờ vào giáo dục tôn giáo mới có thể cứu văn thế giới. Chỉ có đẩy mạnh giáo dục tôn giáo rộng răi mới có thể dạy cho mọi người hiểu rơ: ‘Chúng ta có cùng chung một sanh mạng, là một thể có cùng chung một sanh mạng’, hơn nữa sanh mạng này vĩnh hằng, (hễ là tín đồ tôn giáo đều khẳng định) có đời quá khứ, và đời tương lai. Thời gian trong đời này rất ngắn, đời tương lai sẽ dài hơn, nhất định phải dứt làm việc ác, chuyên làm việc thiện, chuyển mê thành ngộ! Chúng ta phải theo đuổi hạnh phúc vĩnh hằng, phải hối lỗi, phải sám hối, bồi dưỡng tâm niệm thiện, ư niệm thiện, hành vi thiện của ḿnh. Nếu chúng ta làm hết ḷng th́ dù không thể hoàn toàn tránh khỏi thiên tai nhân họa trước mắt, chúng ta khẳng định tai nạn có thể giảm bớt và tŕ hoăn, phạm vi của tai nạn có thể giảm nhẹ, có thể đem lại hạnh phúc chân thật cho chúng sanh cư trú trên địa cầu của ḿnh, hy vọng là mọi người sẽ hết ḷng nỗ lực đi làm.

Quay trở về đầu Xem Toithichhoc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Toithichhoc
 
Toithichhoc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 25 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 157
Msg 23 of 24: Đă gửi: 02 May 2006 lúc 7:17am | Đă lưu IP Trích dẫn Toithichhoc

3 . Uống nước nhớ nguồn, bàn về ân đức
     
      a. Niệm Phật, Pháp môn hạng nhất của nền giáo dục Phật Đà. Văn Thù, Phổ Hiền, Thiện Tài đều tu pháp này.

    Tại sao tôi nghĩ đến hai vị Bồ Tát trong hội kinh Hoa Nghiêm, Văn Thù và Phổ Hiền. V́ Bồ Tát Văn Thù đă từng là thầy của bảy vị Phật, nghĩa là trong số học tṛ của Ngài có bảy người đă thành Phật. Bản thân của Ngài có thể nói là cổ Phật tái lai ứng hóa, Ngài đă thành Phật từ một kiếp xa xôi về trước, bây giờ thị hiện ở thế giới Sa Bà, làm người trợ giúp cho Phật Tỳ Lô Giá Na, thị hiện là Đẳng Giác Bồ Tát. Tôi đặc biệt để ư hai vị Bồ Tát này, họ tu pháp môn ǵ? Kết quả là từ kinh Hoa Nghiêm thấy được cả hai vị đều niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh Độ, việc này làm cho tôi rất kinh ngạc!

      Sau đó quan sát kỹ Thiện Tài đồng tử, người thị hiện làm học tṛ đắc ư, đệ tử của Bồ Tát Văn Thù, Ngài học pháp môn ǵ? Th́ ra Ngài cũng niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ nữa. Cho nên năm mươi ba lần tham học [của Thiện Tài đồng tử] dạy cho chúng ta biết: đối với hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian một người niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ phải nên tu học như thế nào. Điều này dạy cho chúng ta một chuyện rất quan trọng, nói theo ngôn ngữ hiện nay tức là một người đệ tử chân chánh của Di Đà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ phải sanh hoạt như thế nào? Nên làm việc như thế nào? Nên tiếp xúc với mọi người như thế nào? Đây đều là vấn đề vô cùng thiết thực đối với chúng ta, hơn nữa đều là những vấn đề chẳng thể không biết, câu trả lời nằm trọn trong kinh Hoa Nghiêm. Điều này cũng nói rơ kinh Hoa Nghiêm là một bộ kinh mà người học Phật chẳng thể không đọc.

      Nhưng kinh Hoa Nghiêm quá dài, nếu dùng kinh nghiệm giảng kinh của tôi mà xét, giảng từ đầu đến cuối cũng mất khoảng ba ngàn giờ đồng hồ. Trong xă hội hiện nay có ai nhẫn nại như vậy, ai chịu dùng ba ngàn giờ đồng hồ để học một bộ kinh? Và cũng có thể nói người đời nay nghiệp chướng nặng hơn người thời xưa, người xưa có khả năng, có cơ duyên học bộ kinh này; hiện nay bước vào xă hội công nghiệp, thế kỷ sau này (thế kỷ hai mươi mốt) nhất định sẽ c̣n khẩn trương hơn bây giờ; bất kể là áp lực đời sống, áp lực công việc nhất định sẽ nhiều hơn bây giờ, nói một cách khác thời gian ngày càng ít. Cho nên không thể không t́m cầu bộ kinh khác. Rất may mắn chúng ta t́m được một bộ kinh cũng thù thắng, viên măn giống kinh Hoa Nghiêm nhưng lại ngắn hơn nhiều, hết sức thích hợp cho người đời nay tu học, đó tức là kinh Vô Lượng Thọ.

      Các đại đức thời xưa nói: 'Kinh Vô Lượng Thọ là trung bổn Hoa Nghiêm, kinh A Di Đà là tiểu bổn Hoa Nghiêm'. Kinh văn có dài, ngắn khác nhau, Bát Thập Hoa Nghiêm rất dài, kinh A Di Đà rất ngắn, nhưng nghĩa lư và cảnh giới trong đó chẳng có sai khác; đây là lời của cư sĩ Bành Tế Thanh nói vào những năm đầu triều vua Càn Long. Bành Tế Thanh có một tác phẩm rất xuất sắc là ‘Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận’, quyển này tuy không dài nhưng nội dung vô cùng phong phú. Gần đây lăo cư sĩ Hoàng Niệm Tổ đă giảng quyển sách này một lần ở Bắc Kinh, có lưu lại băng thâu âm, từ băng ghi âm chép ra thành giảng kư, hiện nay đă được xuất bản, rất dễ kiếm, quyển này nói rơ kinh Hoa Nghiêm rất quan trọng trong pháp môn niệm Phật Chúng ta hăy xem lời răn dạy, lời nhắc nhở của Văn Thù Bồ Tát cho Thiện Tài, hết thảy đều là dạy về tâm lư và thái độ để thân cận thiện tri thức. Những lời dạy này vô cùng quư báu và hết sức quan trọng. Vị thứ nhất mà Thiện Tài tham phỏng là tỳ kheo Kiết Tường Vân, vị thiện tri thức này tiêu biểu cho Viên Giáo Sơ Trụ Bồ Tát, bốn mươi mốt vị Pháp thân đại sĩ trong hội kinh Hoa Nghiêm. Tại sao lại xưng Pháp thân đại sĩ bằng danh từ tỳ kheo? Ư nghĩa của tỳ kheo này chẳng giống với ư nghĩa trong các kinh khác; tỳ kheo là người xuất gia, ngài xuất cái nhà nào? Không phải xuất cái nhà ruộng vườn, cái nhà vợ con thê thiếp, ngài xuất cái nhà thập pháp giới; vượt thoát thập pháp giới mới là thực sự xuất gia. Vượt thoát ra khỏi thập pháp giới rồi đi đến đâu? Đến Nhất Chân pháp giới. Hoa Tạng thế giới là Nhất Chân pháp giới, Cực Lạc thế giới cũng là Nhất Chân thế giới, tỳ kheo ở đây tượng trưng cho ư nghĩa này.

      Thập pháp giới là nhà, lục đạo là nhà, cái nhà này rất phiền phức! Pháp môn trong Phật pháp rất nhiều, kinh luận rất nhiều, tám vạn bốn ngàn pháp môn, vô lượng pháp môn. Trên lư luận th́ bất cứ pháp môn nào cũng có thể giúp bạn vượt thoát khỏi sáu nẻo luân hồi, vượt thoát thập pháp giới, chứng được Nhất Chân pháp giới, tức là thành Phật. Lư luận chẳng sai nhưng thực sự căn tánh chúng sanh chúng ta chẳng giống nhau, trong kinh thường chia ra ba loại căn tánh: thượng, trung, hạ. Thượng căn lợi trí th́ không có ǵ để nói, chẳng có vấn đề ǵ hết. Nhưng chúng sanh có căn tánh trung, hạ th́ chẳng dễ, rất nhiều pháp môn chúng ta chẳng có cách ǵ học được, tuy chúng ta y theo lư luận, phương pháp để tu nhưng cũng không thể thành tựu. Tại sao không thể thành tựu? V́ không thể đoạn dứt phiền năo, không thể đoạn dứt tập khí. Tu học Phật pháp có thể thành tựu hay không là ở tại chỗ này, chứ chẳng phải mỗi ngày đọc bao nhiêu quyển kinh, tĩnh tọa bao nhiêu giờ đồng hồ, niệm bao nhiêu vạn câu Phật hiệu. Những thứ này không quan trọng, quan trọng là đoạn phiền năo, giảm bớt vọng niệm, đó gọi là công phu!

Quay trở về đầu Xem Toithichhoc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Toithichhoc
 
Thien_Phuoc
Học Viên Lớp Dịch Lư
Học Viên Lớp Dịch Lư
Biểu tượng

Đă tham gia: 09 January 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 91
Msg 24 of 24: Đă gửi: 02 May 2006 lúc 10:41pm | Đă lưu IP Trích dẫn Thien_Phuoc

Rất cảm ơn ban Toithichhoc đă cho chúng tôi biết một "địa chỉ" rất hay về Phật giáo để mọi người "đến" t́m hiểu,tu tập...
Mong cho bạn và mọi người được vui vẻ,tiến bộ.
Quay trở về đầu Xem Thien_Phuoc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Thien_Phuoc
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

<< Trước Trang of 2
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.4180 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO